Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018 - Trường THPT Lê Quý Đôn
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
47 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Khi một vật dao động điều hòa thì
+ Khi một vật dao động điều hòa thì vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng.
Chiết suất n của chất làm lăng kính thay đổi theo
+ Chiết suất của chất làm lăng kính là khác nhau với các ánh sáng khác nhau khi truyền qua lăng kính.
Một người bị tật cận thị có cực viễn cách mắt 50 cm và cực cận cách mắt 10 cm. Để người này nhìn được vật ở xa mà không cần điều tiết cần đeo sát mắt thấu kính
+ Để người này có thể quan sát được các vật ở xa phải đeo thấu kính phân kì có tiêu cự \(f = - {C_v} = - 50\) cm.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,42 μm . Biết khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,6 m và khoảng cách giữa ba vân sáng kế tiếp là 2,24 mm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là
+ Khoảng cách giữa ba vân sáng liên tiếp là \(2i = 2,24mm \to i = 1,12\) cm
→ Khoảng cách giữa hai khe \(a = \frac{{D\lambda }}{i} = \frac{{1,6.0,{{42.10}^{ - 6}}}}{{1,{{12.10}^{ - 3}}}} = 0,6\) mm.
Trong chân không, xét các tia: tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X và tia đơn sắc lục. Tia có bước sóng nhỏ nhất là
+ Tia X có bước sóng nhỏ nhất
Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào dưới đây?
+ Chỉ có sóng điện từ lan truyền được trong môi trường chân không.
Dải quang phổ liên tục thu được trong thí nghiệm về hiện tượng tán sắc có được là do
+ Dải quang phổ thu được từ hiện tượng tán sắc ánh sáng là do lăng kính đã tách các màu có sẵn trong ánh sáng thành các thành phần đơn sắc.
Phôtôn của một bức xạ có năng lượng 6,625.10-19 J. Bức xạ này thuộc miền
+ Bước sóng của bức xạ \(\lambda = \frac{{hc}}{\varepsilon } = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{6,{{625.10}^{ - 19}}}} = 0,3\mu m \to \) bức xạ này thuộc miền tử ngoại.
Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích
+ Thuyết lượng tử ánh sáng không thể giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây là đúng?
+ Hệ thức đúng là \(\lambda = \frac{{ia}}{D}\)
Hiện tượng chiếu ánh sáng vào kim loại làm electron từ kim loại bật ra là hiện tượng
+ Hiện tượng chiếu ánh sáng vào kim loại làm electron bật ra khỏi kim loại là hiện tượng quang điện ngoài.
Trong các tia: Hồng ngoại, tử ngoại, Rơnghen và tia ánh sáng tím thì tia có năng lượng phôtôn nhỏ nhất là tia
+ Tia hồng ngoại có năng lượng nhỏ nhất
Sóng vô tuyến trong chân không có bước sóng dài 0,2 m là sóng
+ Trong chân không, sóng vô tuyến có bước sóng là 0,2 m là sóng cực ngắn.
Công thức định luật Cu – lông là:
+ Công thức của định luật Culong là \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{R^2}}}\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m, vật nặng có khối lượng m = 100 g, lấy π2 = 10. Số dao động con lắc thực hiện được trong 1 s là
+ Tần số dao động của con lắc là \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{k}{m}} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{100}}{{0,1}}} = 5\).
Điện tích q > 0 dịch chuyển trong điện trường đều \(\overrightarrow E \) sẽ chịu tác dụng của lực điện
+ Lực điện tác dụng vào điện tích q đặt trong điện trường E là \(F = qE\)
Điện tích q > 0 dịch chuyển trong điện trường đều \(\overrightarrow E \) giữa hai điểm có hiệu điện thế U thì công của lực điện thực hiện là
+ Công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển điện tích q giữa hai điểm có hiệu điện thế U là \(A = qU.\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 100 V vào hai đầu mạch gồm điện trở R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở là 80 V. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là
+ Điện áp giữa hai đầu tụ điện \({U_C} = \sqrt {{U^2} - U_R^2} = \sqrt {{{100}^2} - {{80}^2}} = 60\) V.
Một vật dao động điều hòa có đồ thị biểu diễn của li độ theo thời gian như hình vẽ. Chu kỳ dao động của vật bằng
+ Chu kì dao động của vật T=3s.
Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\,V\) vào hai đầu một điện trở thuần R = 110 Ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có giá trị 2 A. Giá trị của U bằng
+ Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch \(U = IR = 2.110 = 220\) V.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
+ Tia tử ngoại thường được dùng để khử trùng nước, các thiết bị y tế.
Quan sát ánh sáng phản xạ trên các váng dầu, mỡ hoặc bong bóng xà phòng, ta thấy những vầng màu sặc sỡ. Nguyên nhân chủ yếu là do hiện tượng
+ Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là giao thoa ánh sáng
Hạt mang điện cơ bản trong bán dẫn tinh khiết là
+ Hạt mang điện trong bán dẫn tinh khiết là electron và lỗ trống.
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 220 V và tần số thay đổi được. Biết điện trở có giá trị R = 200 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L = \frac{2}{\pi }H\) . Thay đổi giá trị của tần số để mạch xảy ra cộng hưởng. Công suất tiêu thụ của mạch lúc này là
+ Công suất tiêu thụ của mạch khi xảy ra cộng hưởng \(P = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{{220}^2}}}{{200}} = 242\) W.
Xét mạch có diện tích S đặt trong vùng có từ trường đều \(\overrightarrow B \) , \(\overrightarrow B \) hợp với vectơ pháp tuyến \(\overrightarrow n \) góc α. Từ thông gửi qua mạch là:
+ Từ thông gởi qua mạch \(\Phi = BS\cos \alpha \)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 480 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,8 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trường giao thoa có bề rộng L = 20 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là
Khoảng vân giao thoa: \(i = \frac{{D\lambda }}{a} = \frac{{{{2.480.10}^{ - 9}}}}{{0,{{8.10}^{ - 3}}}} = 1,2mm\)
Số vân sáng quan sát được: \(\begin{array}{l}
i = \frac{{D\lambda }}{a} = \frac{{{{2.480.10}^{ - 9}}}}{{0,{{8.10}^{ - 3}}}} = 1,2mm\\
{N_s} = 2\left[ {\frac{L}{{2i}}} \right] + 1 = 2\left[ {\frac{{20}}{{2.1,2}}} \right] + 1 = 17
\end{array}\)
Trong mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ tự do thì năng lượng
+ Trong mạch dao động LC lí tưởng thì năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng?
+ Tia X có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia tử ngoại
Cuộn dây độ tự cảm L có dòng điện qua cuộn dây là i thì từ thông trong cuộn dây là
+ Từ thông qua cuộn dây \(\Phi = Li\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm. Xét chuyển động theo một chiều từ vị trí cân bằng ra biên. Khi đó, tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ x0 bằng với tốc độ trung bình khi vật đi từ vị trí x0 đến biên và bằng 40 cm/s. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kỳ là
Theo giả thuyết bài toán, ta có \(\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{{x_0}}}{{{t_1}}} = \frac{{A - {x_0}}}{{{t_2}}} = 40\\
{t_1} + {t_2} = \frac{T}{4}
\end{array} \right.\)
→ Áp dụng tính chất của dãy số bằng nhau \(\frac{{{x_0} + A - {x_0}}}{{{t_1} + {t_2}}} = 40 \leftrightarrow \frac{{4A}}{T} = 40 \to {v_{tb}} = 40cm/s\)
Vào thời điểm ban đầu (t = 0), điện tích ở một bản tụ điện của mạch dao động LC có giá trị cực đại \(q = {Q_0} = {4.10^{ - 6}}C\) . Đến thời điểm \(t = \frac{T}{3}\) (T là chu kỳ dao động của mạch) thì điện tích của bản tụ này có giá trị là
+ Tại thời điểm t=0 thì \(q = {Q_0} \to \) đến thời điểm \(t = \frac{T}{3}\) thì \(q = - \frac{{{Q_0}}}{2} = - {2.10^{ - 6}}C\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp (cuộn dây thuần cảm), trong đó L thay đổi được. Khi L = L0 thì công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại và bằng 200 W và khi đó UL = 2U . Sau đó thay đổi giá trị L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị lớn nhất. Công suất tiêu thụ của mạch lúc này là
+ Khi L=L0 công suất tiêu thụ của mạch là cực đại → mạch xảy ra cộng hưởng ZL=ZC
→ Khi đó \({U_L} = \frac{{U{Z_L}}}{R} = 2U \to {Z_L} = {Z_C} = 2R\). Chuẩn hóa \(R = 1 \to {Z_C} = 2\)
+ Thay đổi L để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm là cực đại
→ \({Z_L} = \frac{{{R^2} + {Z_C}^2}}{{{Z_C}}} = \frac{{{1^2} + {2^2}}}{2} = 2,5\)
→ Công suất tiêu thụ của mạch \(P = {P_{\max }}{\cos ^2}\varphi = 200\frac{{{1^2}}}{{{1^2} + {{\left( {2,5 - 2} \right)}^2}}} = 160W\)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu sáng bằng hai bức xạ đơn sắc đỏ 690 nm và lục 510 nm. Trên màn ta quan sát giữa hai vân sáng có màu cùng màu với vân sáng trung tâm ta quan sát được số vân sáng đơn sắc là
Điều kiện để 2 vân sáng trùng nhau \(\frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{510}}{{690}} = \frac{{17}}{{23}}\)
→ Giữa 2 vân sáng cúng màu với vân trung tâm có 16 vân sáng của bức xạ \({{\lambda _2}}\) và 22 vân sáng của bức xạ \({{\lambda _1}}\)
→ Vậy có 38 vân sáng
Mạch dao động LC lý tưởng dao động với chu kỳ riêng T = 10-4 s, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0 = 10V, cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây là I0 = 0,02 A. Điện dung của tụ điện bằng
+ Điện dung của tụ điện \(C = \frac{T}{{2\pi }}\frac{{{I_0}}}{{{U_o}}} = 32\) nF.
Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(4πat + φ) V (a > 0) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L H. Cảm kháng của cuộn dây có giá trị là
+ Cảm kháng của cuộn dây \({Z_L} = L4\pi a.\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe sáng được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng (0,38 μm ≤ λ ≤ 0,76 μm). Khoảng cách giữa hai khe là 0,3 mm khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn hứng ảnh là 90 cm. Điểm M cách vân trung tâm 0,6 cm bức xạ cho vân sáng có bước sóng ngắn nhất bằng
Điều kiện để M là vân sáng \({x_M} = ki = k\frac{{D\lambda }}{a} \to \lambda \frac{{{x_M}a}}{{kD}} = \frac{{0,{{16.10}^{ - 2}}.0,{{3.10}^{ - 3}}}}{{k{{.90.10}^{ - 2}}}} = \frac{2}{k}\mu m\)
Với khoảng giá trị của bước sóng: \(0,38\mu m \le \lambda \le 0,76\mu m\)
Kết hợp với chức năng Mode → 7 ta tìm được \({\lambda _{\min }} = 0,4\)