Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Du lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Du lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hai con lắc đơn treo vật cùng khối lượng, dao động điều hòa cùng cơ năng với biên độ dao động lần lượt là A1, A2. Biểu thức đúng về mối liên hệ giữa biên độ dao động và chiều dài dây là
\({W_1} = {W_2} \Leftrightarrow \frac{1}{2}mg{\ell _1}A_1^2 = \frac{1}{2}mg{\ell _2}A_2^2 \Leftrightarrow {\ell _1}A_1^2 = {\ell _2}A_2^2 \Rightarrow {A_2} = {A_1}\sqrt {\frac{{{\ell _1}}}{{{\ell _2}}}} \)
Một chất điểm dao động điều hòa với phưong trình: x = Acos(t + φ) cm. Tỉ số giữa động năng và thế năng khi vật có li độ x (x ≠ 0) là
+ Động năng và thế năng của chất điểm: \(\left\{ \begin{array}{l}
{W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\\
{W_d} = \frac{1}{2}k\left( {{A^2} - {x^2}} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{{{W_d}}}{{{W_t}}} = \frac{{{A^2} - {x^2}}}{{{x^2}}} = {\left( {\frac{A}{x}} \right)^2} - 1\)
238U sau một loạt phóng xạ biến đổi thành chì, hạt sơ cấp và hạt anpha. Phương trình biểu diễn biến đổi trên là
+ Phương trình phản ứng: \(_{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + x\alpha + y_{ - 1}^0e\)
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích:
\(\left\{ \begin{array}{l}
238 = 206 + 4x + 0y\\
92 = 82 + 2.x + \left( { - 1} \right)y
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 8\\
y = 6
\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow _{92}^{238}U \to _{82}^{206}Pb + 6\alpha + 2_{ - 1}^0e\)
Khi freo vật m vào lò xo k thì lò xo dãn ra 2,5 cm, kích thích cho m dao động. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kỳ dao động tự do của vật là
Ta có : \(T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta \ell }}{g}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,025}}{{10}}} = \frac{\pi }{{10}}\left( s \right)\)
Trong quang phổ vạch của Hiđrô (quang phổ của Hiđrô), bước sóng của vạch thứ nhất trong dãy Laiman ứng với sự chuyển của électron (électron) từ quỹ đạo L về quỹ đạo K là 0,1217 μm, vạch thứ nhất của dãy Banme ứng với sự chuyển M → L là 0,6563 μm. Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Laiman ứng với sự chuyển M → K bằng
+ \(\begin{array}{l}
\varepsilon = {\varepsilon _1} + {\varepsilon _2} \Rightarrow \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{hc}}{{{\lambda _1}}} + \frac{{hc}}{{{\lambda _2}}}\\
\Rightarrow \frac{1}{\lambda } = \frac{1}{{{\lambda _1}}} + \frac{1}{{{\lambda _2}}} = \frac{1}{{0,1217}} + \frac{1}{{0,6563}} = 9,7474
\end{array}\)
\( \Rightarrow \lambda = \frac{1}{{9,7474}} = 0,1027\mu m\)
Một dây đàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát trên dây đàn ta thấy có 3 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.
+ Số bụng sóng: Nb = k = 3
+ Điều kiện để có sóng dừng trên dây đàn: \(\ell = k.\frac{\lambda }{2} = k.\frac{v}{{2f}}\)
\( \Rightarrow v = \frac{{2\ell f}}{k} = \frac{{2.60.100}}{3}\) = 4000cm/s
Gọi N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp, N2 là số vòng dây cuộn thứ cấp và N1 < N2. Máy biến thế này có tác dụng
\(\begin{array}{l}
\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\\
{N_1} < {N_2} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{U_1} < {U_2}\\
{I_1} > {I_2}
\end{array} \right.
\end{array}\)
Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318 mH và điện trở thuần 100Ω . Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20 V, 50 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
\(\begin{array}{l}
+ \,Z = \sqrt {Z_L^2 + {R^2}} = \sqrt {{{\left( {100\pi {{.318.10}^{ - 3}}} \right)}^2} + {{100}^2}} = 141,35\left( \Omega \right)\\
+ \,I = \frac{U}{Z} = \frac{{20}}{{141,35}} = 0,14\left( A \right)
\end{array}\)
Lần lượt chiếu vào một tấm kim loại có công thoát là 2eV các ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5μm và λ2 = 0,55 μm. Ánh sáng đơn sắc nào có thể làm các électron trong kim loại bứt ra ngoài?
+ Giới hạn quang điện của kim loại: \({\lambda _0} = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{1,242}}{2} = 0,624\mu m\)
→ Cả hai bức xạ đều gây ra hiện tượng quang điện
Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100Ω; C = 10-4/2π F ; L là cuôn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm L có giá trị
+ Ta có \({U_C} = I{Z_C};{Z_C}\) không đổi, UC đạt giá trị cực đại khi I đạt giá trị cực đại
+ Mà \(I = \frac{U}{Z} = \frac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
+ \(\begin{array}{l}
I = {I_{\max }} \Rightarrow Z = {Z_{\min }} \Leftrightarrow LC{\omega ^2} = 1\\
\Rightarrow L = \frac{1}{{C{\omega ^2}}} = \frac{1}{{\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}{{100}^2}{\pi ^2}}} = 0,637H
\end{array}\)
Quang phổ vạch phát xạ
Quang phổ vạch phát xạ là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.
Trong các nguồn bức xạ đang hoạt động: hồ quang điện, màn hình máy vô tuyến, lò sưởi điện, lò vi sóng; nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất là
Hồ quang điện là nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh nhất
Một điện trường đều E = 300 V/m. Tính công của lực điện trường trên di chuyển điện tích q = 10 nC trên quỹ đạo ABC với ABC là tam giác đều cạnh a = 10 cm như hình vẽ:
+ Công của lực điện trường không phụ thuộc vào dạng đường đi nên khi tính công của lực điện trường khi q di chuyển trên cạnh ABC ta chỉ cần tính trên AC (điểm đầu, điểm cuối)
\(A = qE.\cos \left( {{{60}^0}} \right)a = {10^{ - 8}}.300.0,5.0,1 = {15.10^{ - 8}}\left( J \right)\)
Vật ảo AB cách thấu kính hội tụ đoạn 12 cm, tiêu cự thấu kính bằng 12 cm. Xác định tính chất, vị trí của ảnh.
+ Vật ảo nên d = - 12 cm Áp dụng công thức thấu kính: \({d^/} = \frac{{df}}{{d - f}} = \frac{{ - 12.12}}{{ - 12 - 12}}\) = 6cm > 0 > d
→ Ảnh là ảnh thật cách thấu kính 6 cm
Một con lắc lò xo nằm ngang có vật nhỏ khối lượng m1 , dao động điều hoà với biên độ 5cm. Khi vật đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng thì một vật khác m2 = m1 rơi thẳng đứng và dính chặt vào vật m1 thì khi đó 2 vật tiếp tục dao động điều hoà với biên độ gần bằng
+ \(\begin{array}{l}
n = 3 \Rightarrow x = \frac{A}{{\sqrt {n + 1} }} = \frac{A}{2}\\
\Rightarrow v = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = \frac{{\omega \sqrt 3 A}}{2}
\end{array}\)
+ Sau va chạm, hai vật dính vào nhau nên: \({v_1} = \frac{{{m_1}}}{{{m_1} + {m_2}}}v = \frac{v}{2} = \frac{{\omega \sqrt 3 A}}{4}\)
+ Biên độ của hệ sau va chạm: \({A_1} = \sqrt {x_1^2 + \frac{{v_1^2}}{{\omega _1^2}}} = \sqrt {{{\left( {\frac{A}{2}} \right)}^2} + {{\left( {\frac{\omega }{{{\omega _1}}}} \right)}^2}.{{\left( {\frac{{A\sqrt 3 }}{4}} \right)}^2}} \)
\( = \frac{{\sqrt 5 }}{{2\sqrt 2 }}A = 3,95cm\)
Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone Iphone 6 Plus. Thông số kỹ thuật của AI 385 và pin của Iphone 6 Plus được mô tả bằng bảng sau:
+ Dung lượng thực cần sạc cho pin: \(P = \frac{{2915}}{{0,75}} = 3,887mAh = 3,887Ah\)
+ Ta lại có: \(P = It \Rightarrow t = \frac{P}{I} = \frac{{3,887}}{1} = 3,887Ah = \) 3h 53 phút
Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω. mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là
+ Bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhỏm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω.
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là E = 2,7 V, r = 0,18 Ω.
+ Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở R = 205 Ω mắc vào hai cực của bộ nguồn.
Cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là: \(I = \frac{E}{{R + r}} = 0,0132A\)
+ Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là:
\(m = \frac{1}{F}.\frac{A}{n}It = 0,013\left( g \right)\)