Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019 - Trường THPT Lê Lợi lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
63 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hai điện tích đẩy nhau một lực F khi đặt cách nhau 8cm. Khi đưa chúng về cách 2cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là
Phương pháp:
• Sử dụng công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm
Lời giải:
+ Công thức tính lực tương tác giữa hai điện tích điểm \(F = \frac{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
+ Như vậy, F tỉ lệ nghịch với r2 nên khi r giảm 4 lần thì F tăng 16 lần
Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là:
Vì hai dao động cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp được tính theo công thức A1 + A2.
Trong dao động điều hòa của một chất điểm
Phương pháp:
• Sử dụng lí thuyết về dao động điều hòa: li độ, vận tốc, gia tốc.
Lời giải:
+ Trong dao động điều hòa của một chât điểm, khi chât điểm chuyển động từ vị trí biên âm về vị trí biên dương
thì gia tốc giảm.
Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng là:
Lời giải:
+ Thời gian rơi của vật được tính theo công thức \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} = \sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}} = 3\left( s \right)\)
+ Quãng đường vật đi được trong 2s cuối cùng được tính theo công thức
\(\Delta s = h - \frac{1}{2}g{\left( {t - 2} \right)^2} = 45 - 5 = 40\left( m \right)\)
Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động
Phương pháp:
• Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức
Lời giải:
+ Một vật đang dao động cơ dưới tác dụng của một ngoại lực tuần hoàn, khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động với tần số bằng tần số riêng.
Một vật chuyển động với gia tốc 0,2m/s2 dưới tác dụng của một lực 40N. Vật đó sẽ chuyển động với gia tốc bao nhiêu nếu lực tác dụng là 60N ?
+ Áp dụng biểu thức của định luật II Newton ta có: \(a = \frac{F}{m} \Rightarrow m = \frac{F}{a}\)
+ Thay số vào bài ta được: \(\frac{{{F_1}}}{{{a_2}}} = \frac{{{F_2}}}{{{a_2}}} \Rightarrow {a_2} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}{a_1} = \frac{{60}}{{40}}.0,2 = 0,3\left( {m/{s^2}} \right)\)
Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít, áp suất khí tăng thêm 0,6 at. Áp suất ban đầu của khí là
Vì quá trình đẳng nhiệt nên ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + 6} \right){V_2} \Leftrightarrow \left( {{p_1} + 6} \right).4 \Rightarrow {p_1} = 4\left( {at} \right)\)
Một viên bi khối lượng m1= 500g đang chuyển động với vận tốc v1= 4m/s đến chạm vào bi thứ hai đang nằm yên có khối lượng m2= 300g. Sau va chạm chúng dính lại chuyển động cùng vận tốc(Bỏ qua ma sát).Vận tốc của hai bi sau va chạm là
+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng đối với hệ vật trước và sau khi va chạm ta có:
\({m_1}{v_1} = \left( {{m_1} + {m_2}v} \right) \Rightarrow v = \frac{{{m_1}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}} = \frac{{500.4}}{{500 + 300}} = 2,5\left( {m/s} \right)\)
Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài ℓ1 và ℓ2 dao động điều hoà với tần số tương ứng f1 và f2. Tỉ số \(\frac{{{f_1}}}{{{f_2}}}\) bằng
+ Vì \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{\ell }} \Rightarrow \frac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = \sqrt {\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}} \)
Năng lượng vật dao động điều hòa
+ Năng lượng vật dao động điều hòa bằng với thế năng của vật khi vật có li độ cực đại.
Vật dao động điều hoà với biên độ A = 5cm, tần số f = 4Hz. Tốc độ của vật khi có li độ x = 3cm là:
+ Ta có: \(v = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = 2\pi f\sqrt {{A^2} - {x^2}} = 8\pi \sqrt {{5^2} - {3^2}} = 32\pi \left( {cm/s} \right)\)
Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục các tật của mắt là không đúng?
+ Phát biểu sai: Mắt viên đeo kính hội tụ để nhĩn rõ vật ở xa.
+ Sửa lại: Mắt viễn đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa mà không phải điều tiết.
Con lắc lò xo dao động điều hoà khi gia tốc a của con lắc là:
+ Gia tốc được tính theo công thức \(a = - {\omega ^2}x\)
+ Do đó, biểu thức gia tốc chỉ có thể là a = - 4x
Dòng điện trong cuộn cảm giảm từ 16 A đến 0 A trong 0,01 s, suất điện động tự cảm trong cuộn đó có độ lớn 64 V, độ tự cảm có giá trị:
+ Ta có: \({e_{tc}} = L\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| \Rightarrow L = \frac{{{e_{tc}}}}{{\left| {\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|}} = \frac{{64}}{{\frac{{16}}{{0,01}}}} = 0,04\left( H \right)\)
Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng
Phương pháp:
• Sử dụng định nghĩa về hai nguồn sóng kết hợp.
Lời giải:
+ Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo
thời gian.
Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 0,5 W mắc với mạch ngoài có hai điện trở R1 = 20 W và R2 = 30 W mắc song song. Công suất của mạch ngoài là
+ Điện trở tương đương của mạch ngoài được tính theo công thức: \({R_N} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} = \frac{{20.30}}{{20 + 30}} = 12\left( \Omega \right)\)
+ Cường độ dòng điện trong mạch: \(I = \frac{E}{{{R_N} + r}} = \frac{{15}}{{12 + 0,5}} = 1,2\left( A \right)\)
+ Công suất của mạch ngoài: \({P_N} = {I^2}{R_N} = 1,{2^2}.12 = 17,28W\)
Một sóng ngang được mô tả bởi phương trình u = Acosπ(0,02x – 2t) (trong đó x, u được đo bằng cm và t đo bằng s). Bước sóng là
\(0,02\pi x = \frac{{2\pi x}}{\lambda } \Rightarrow \lambda = 100cm\)
Một con lắc lò xo gồm viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng:
Phương pháp:
+ Sử dụng lí thuyết về dao động cưỡng bức
Lời giải:
+ Khi = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại:
\({\omega _0} = \sqrt {\frac{k}{m}} = {\omega _F} \Rightarrow m = \frac{k}{{\omega _F^2}} = \frac{{10}}{{{{10}^2}}} = 0,1kg = 100g\)
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có
+ Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.
Hai nguồn điểm phát sóng trên mặt nước có cùng bước sóng λ, cùng pha, cùng biên độ, đặt cách nhau một khoảng D = 2,5λ. Số đường dao động với biên độ mạnh nhất là
+ Số đường dao động với biên độ cực đại là số giá trị nguyên của k thỏa mãn:
\( - 2,5 \le k \le 2,5 \Rightarrow \) k: 0;±1;±2
Một quan sát viên khí tượng quan sát mặt biển. Nếu trên mặt mặt biển người quan sát thấy được 10 ngọn sóng trước mắt và cách nhau 90m. Hãy xác định bước sóng của sóng trên mặt biển?
+ Khoảng cách giữa 10 ngọn sóng là 9λ =90 cm
+ Do đó, bước sóng là 10 cm
Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là
+ Lực Lo-ren-xơ được tính theo công thức f = \(\left| q \right|vB\sin \alpha \) 10.10-6.105.1.sin900 = 1N
Khi một vật dao động điều hòa thì
Khi một vật dao động điều hòa thì vận tốc của vật có độ lớn cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
Chọn nhận xét sai về quá trình truyền sóng
+ Nhận xét sai: Quá trình truyền sóng hà quá trình lan truyền phần tử vật chất trong môi trường truyền sóng theo thời gian
+ Sửa lại: Trong quá trình làn truyền sóng, phần từ vật chất của môi trường dao động tại chỗ chứ không truyền đi theo sóng.
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A đúng
B sai vì cơ năng giảm dần theo thời gian
C sai vì lực cản môi trường sinh công âm
D sai vì dao động tắt dần còn chịu tác dụng của ngoại lực
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m và vật có khối lượng m = 100g, dao động trên mặt phẳng ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là μ = 0,02. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Quãng đường vật đi được từ khi bắt đầu dao động đến khi dừng có giá trị gần bằng
+ Quãng đường của vật đi được cho đến khi dừng lại là: \(s = \frac{{k{A^2}}}{{2\mu mg}} = \frac{{100.0,{1^2}}}{{2.0,02.0,1.10}} = 25cm\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 50 N/m và vật nặng có khối lượng m = 500 g treo thẳng đứng. Từ vị trí cân bằng, đưa vật dọc theo trục lò xo đến vị trí lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa. Tính từ lúc buông vật, thời điểm đầu tiên lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng nửa giá trị cực đại và đang giảm là:
Chu kì dao động của con lắc lò xo: \(T = 2\pi \sqrt {{m \over k}} = 2\pi \sqrt {{{0,5} \over {50}}} = {\pi \over 5}s\)
Độ dãn của lò xo ở VTCB: \(\Delta {l_0} = {{mg} \over k} = {{0,5.10} \over {50}} = 0,1m = 10cm\)
Vì ban đầu ta đưa vật dọc theo trục lò xo đến vị trí lò xo không biến dạng rồi buông nhẹ cho vật dao động điều hòa => biên độ dao động A = 10 cm
Lực đàn hồi cuẩ lò xo có độ lớn cực đại ở vị trí biên dương và lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng nửa giá trị cực đại và đang giảm khi vật ở x = 0 và đang đi theo chiều âm.
Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ suy ra t = T/2 + T/4 = 0,47s
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, dao động 1 có biên độ A1= 10 cm, pha ban đầu π/6 và dao động 2 có biên độ A2, pha ban đầu -π/2. Biên độ A2 thay đổi được. Biên độ dao động tổng hợp A có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?
A min khi biên độ dao động tổng hợp A trùng với OM.
\(A = {A_1}\cos \frac{\pi }{6} = 10.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 5\sqrt 3 cm\)