Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Tất Thành lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
58 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kim nam châm của la bàn đặt trên mặt đất chỉ hướng Bắc - Nam địa lí vì
Sóng cơ có tần số 80 Hz lan truyền trong một môi trường với tốc độ 4 m/s. Dao động của các phần tử vật chất tại hai điểm trên một phương truyền sóng cách nguồn sóng những đoạn lần lượt 31 cm và 33,5 cm, lệch pha nhau góc
\(\Delta \varphi = \frac{{2\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda } = \frac{{2\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)f}}{v} = \pi \)
Ở mặt nước, có hai nguồn kêt hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = 2cos20πt (mm). Tốc độ truyền sóng là 30 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi sóng truyền đi. Phần tử M ở mặt nước cách hai nguồn lần lượt là 10,5 cm và 13,5 cm có biên độ dao động là
\(A = 2a\left| {\cos \frac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda }} \right| = 4\left| {\cos \frac{{\pi \left( {13,5 - 10,5} \right)f}}{v}} \right| = 4mm\)
Đặt điện áp u = U0cos(ωt + π/2) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, cường độ dòng điện trong mạch là i = I0sin(ωt + 2π/3). Biết U0, I0 và w không đổi. Hệ thức đúng là
- \(i = {I_0}{\rm{cos}}\left( {\omega t + \frac{{2\pi }}{3} - \frac{\pi }{2}} \right)\)
- \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{\pi }{3}\)
- \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L}}}{R} = \sqrt 3 \to \omega L = \sqrt 3 R\)
Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là H. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây. Nếu công suất truyền tải giảm k lần so với ban đầu và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là
+ Lúc đầu: \(H = \frac{{P - {P_{hp}}}}{P} = 1 - \frac{{{P_{hp}}}}{P} = 1 - R.\frac{P}{{{U^2}.co{s^2}\varphi }}\)
+ Lúc sau: \(H' = 1 - R.\frac{P}{{k.{U^2}.c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}\varphi }} = 1 - \frac{{1 - H}}{k}\)
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với ba bức xạ đơn sắc thì khoảng vân lần lượt là: 0,48 (mm); 0,54 (mm) và 0,64 (mm). Bề rộng trường giao thoa trên màn là 35 mm. Số vạch sáng cùng màu với vạch sáng trung tâm (kể cả vạch sáng trung tâm) là
+ Vị trí 3 bức xạ trùng nhau thỏa: k1i1 = k2i2 = k3i3 Û 24k1 = 27k2 = 32k3 (1)
+ Xét trên trường giao thoa với bức xạ của l1 ta có: -17,5 £ k1i1 £ 17,5
→ -36,5 £ k1 £ 36,5
+ Chỉ có 2 giá trị của k1 là k1 = 36 và k1 = -36 là thỏa mãn với phương trình (1).
→ Có 3 vạch sáng cùng màu vân trung tâm (tính cả vân trung tâm).
Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm cuộn dây có điện trở thuần 40 (Ω), độ tự cảm L = 0,7/π (H), tụ điện có điện dung 0,1/π (mF) và một biến trở R. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch ổn định 120 V – 50 Hz. Khi thay đổi R thì công suất toả nhiệt trên biến trở đạt giá trị cực đại là
+ Với f = 50 Hz → ZL = 70 W, ZC = 100 W.
+ Công suất tỏa nhiệt trên biến trở là:
\(P = {I^2}R = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}.R = \frac{{{U^2}.R}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{R + 2r + \frac{{{r^2}}}{R} + \frac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R}}}\)
+ Để Pmax thì \({\left[ {R + \frac{{{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{R}} \right]_{\min }}\) → R2 = r2 + (ZL - ZC)2 = 402 + 302
→ R = 50 W.
+ \({P_{{\rm{max}}}} = \frac{{{{120}^2}.50}}{{{{\left( {50 + 40} \right)}^2} + {{30}^2}}} = 80\) W.
Bắn một hạt α có động năng 4,21 MeV vào hạt nhân nito đang đứng yên gây ra phản ứng: 7N14 + α → 8O17 + p. Biết phản ứng này thu năng lượng là 1,21 MeV và động năng của hạt O gấp 2 lần động năng hạt p. Động năng của hạt nhân p là
+ Vì phản ứng thu năng lượng nên E = Ka - (KO + Kp) = Ka - (2Kp + Kp) = Ka - 3Kp
→ \({K_p} = \frac{{{K_\alpha } - E}}{3} = 1\) MeV.
Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia γ để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là Δt = 20 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kỳ bán rã T = 4 tháng (coi Δt << T) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Hỏi lần chiếu xạ thứ 4 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia γ như lần đầu?
+ Gọi N0 là số hạt của mẫu phóng xạ ban đầu.
Ban đầu ta có: \({H_1} = \frac{{\Delta N}}{{\Delta {t_1}}} = \lambda {N_1} \to \Delta {t_1} = \frac{{\Delta N}}{{\lambda {N_1}}}\)
+ Lần chiếu xạ thứ 4 ứng với thời gian là 3 tháng.
Số hạt của mẫu phóng xạ còn lại là: \({N_4} = {N_1}{.2^{ - \frac{t}{T}}}\)
+ Để bệnh nhân nhận được lượng tia g như lần đầu tiên thì:
\({H_4} = \frac{{\Delta N}}{{\Delta {t_2}}} = \lambda {N_4} \to \Delta {t_2} = \frac{{\Delta N}}{{\lambda {N_4}}}\)
+ \(\frac{{{H_1}}}{{{H_2}}} = \frac{{\Delta {t_2}}}{{\Delta {t_1}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_4}}} = {2^{\frac{t}{T}}} = {2^{\frac{3}{4}}}\) → Dt2 = 33,6 phút.