Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019 - Trường THPT Trần Hưng Đạo lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
62 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một chất điểm khối lượng m = 40g treo ở đầu một lò xo có độ cứng k = 4(N/m), dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng. Chu kỳ dao động của hệ là
Chu kỳ dao động của hệ:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} = 2\pi \sqrt {\frac{{0,04}}{4}} = 0,628(s)\)
Điều nào sau đây không đúng khi nói về tật cận thị?
Người mắc tật cận thị so với mắt không tật điểm cực cận ở gần mắt hơn.
Phát biểu nào sau đây không đúng với sóng cơ?
Sóng cơ không truyền được trong chân không
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Theo thuyết electron, vật nhiễm điện dương khi vật đã thiếu electron
Trong hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng một nửa bước sóng λ/2.
Một con lắc lò xo có độ cứng k, nếu giảm khối lượng của vật đi 4 lần thì chu kì của con lắc sẽ
Nếu giảm m đi 4 lần thì T giảm 2 lần.
Một chất điểm dao động có phương trình x = 5cos(10t + π) (cm) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Chất điểm này dao động với biên độ là
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\\
x = 5\cos \left( {10t + \pi } \right)
\end{array} \right. \Rightarrow A = 5(cm)\)
Các đặc tính sinh lí của âm gồm
+ Đặc trưng sinh lý của âm gồm: Độ cao, độ to, âm sắc.
+ Đặc trưng vật lý của âm gồm: Tần số, cường độ âm, đồ thị âm.
Cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12W/m2. Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-4W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là
Mức cường độ âm tại điểm đó là: \(L = 10\log \frac{I}{{{I_0}}} = 10\log \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 80\left( {dB} \right)\)
Âm mà tai người nghe được có tần số f nằm trong khoảng nào sau đây?
Tai người nghe được âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 8cm với chu kì T=2s. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là
Biên độ A = L/2 = 8/2 = 4 cm
+ Tần số góc \(\omega = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{2} = \pi \left( {\frac{{rad}}{s}} \right)\)
+ Ban đầu vật đi qua vtcb theo chiều dương nên φ = - π/2 rad \( \Rightarrow x = 4\cos \left( {\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)
Một con lắc đơn dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g = \({\pi ^2}\)(m/s2) với chu kỳ T = 1s. Chiều dài l của con lắc đơn đó là
\(\begin{array}{l} T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \\ \Rightarrow \ell = \frac{{g{T^2}}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{\pi ^2}{{.1}^2}}}{{4{\pi ^2}}}\\ = 0,25m = 25\left( {cm} \right) \end{array}\)
Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng
+) Khi truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất bé thì r > i, truyền từ môi trường có chiết suất bé sang môi trường có chiết suất lớn thì r < i.
+) Góc khúc xạ phụ thuộc vào góc tới theo định luật khúc xạ ánh sáng: n1sini = n2sinr nên r không tỉ lệ thuận với i.
+) Góc tới i tăng thì góc khúc xạ cùng tăng dần.
Khi mắc vào hai cực của nguồn điện điện trở R1 = 5 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I1 = 5A. Khi mắc vào giữa hai cực của nguồn điện đó điện trở R2 = 2 Ω thì cường độ dòng điện chạy trong mạch là I2 = 8 A. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là
Áp dụng định luật Ohm cho toàn mạch :
\(\begin{array}{l} I = \frac{\xi }{{R + r}} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {5 = \frac{\xi }{{5 + r}}}\\ {8 = \frac{\xi }{{2 + r}}} \end{array}} \right.\\ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\xi = 40{\mkern 1mu} V}\\ {r = 3{\mkern 1mu} \Omega } \end{array}} \right. \end{array}\)
Đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 10 V thì tụ tích được một điện lượng 20.10-9 C. Điện dung của tụ là
\(\begin{array}{l} Q = CU\\ \Rightarrow C = \frac{Q}{U} = \frac{{{{20.10}^{ - 9}}}}{{10}} = {2.10^{ - 9}}F = 2nF \end{array}\)
Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là
+ Nguyên nhân dao động bị tắt dần là do trong quá trình nó dao động bị chịu tác dụng của lực cản không khí nên cơ năng chuyển hóa dần thành nhiệt năng
→ biên độ giảm dần về 0
Dòng điện I = 1 (A) chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10 (cm) có độ lớn là
Cảm ứng từ của dây dẫn thẳng dài gây ra tại M là: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_M}}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{1}{{0,1}} = {2.10^{ - 6}}T\)
Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
+ Hai đầu là 2 nút sóng, trên dây có 4 bụng sóng → k = 4.
+ Ta có:
\(\begin{array}{l} L = k.\frac{\lambda }{2} = k\frac{v}{{2f}}\\ \Rightarrow v = \frac{{2Lf}}{k} = \frac{{2.0,6.50}}{4} = 15{\mkern 1mu} m/s \end{array}\)
Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên đến 1,25.105 Pa thì thể tích của lượng khí này là
+ Áp dụng định luật Bôi-Lơ-Mariot cho quá trình đẳng nhiệt (nhiệt độ không đổi), ta có:
\(\begin{array}{l} {p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\ \Leftrightarrow {10^5}.10 = 1,{25.10^5}.{V_2}\\ \Rightarrow {V_2} = 8\left( {lit} \right) \end{array}\)
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình: x1 = 2cos(4pt + \(\frac{\pi }{2}\)) (cm) và x2 = 2cos4pt (cm). Dao động tổng hợp của vật có phương trình
+ Sử dụng máy tính để bấm dao động tổng hợp:
\(\begin{array}{l} A\angle \varphi = 2\angle \frac{\pi }{2} + 2\angle 0 = 2\sqrt 2 \angle \frac{\pi }{4}\\ \Rightarrow x = 2\sqrt 2 \cos \left( {4\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)cm \end{array}\)
Tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa có độ dài dây treo là l tại nơi có gia tốc trọng trường g là
Tần số góc của con lắc đơn DĐĐH có độ dài dây treo là l tại nơi có gia tốc trọng trường g là \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \)
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 5m xuống đất; g = 10m/s2. Vận tốc của nó khi chạm đất là
Vận tốc khi chạm đất của vật:
\(v = \sqrt {2gH} = \sqrt {2.10.5} = 10(m/s)\)
Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó điểm N đang chuyển động
+ Sườn trước đi lên, sườn sau đi xuống. Điểm M đang đi lên nên M nằm sườn trước hay sóng truyền từ B đến A.
→ N thuộc sườn trước nên N cũng đang đi lên.
Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 2%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là
+ Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là:
\(\begin{array}{l} \Delta {\rm{W}} = {W_0} - {W^/}\\ = \frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2 - \frac{1}{2}mg\ell \left( {{\alpha _0} - 0,02{\alpha _0}} \right)\\ = 0,0396.\left( {\frac{1}{2}mg\ell \alpha _0^2} \right) \approx 4\% {W_0} \end{array}\)