Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Châu Văn Liêm lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Châu Văn Liêm lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {2\pi ft} \right)\) V, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \(f = {f_0}\) thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \({f_0}\) là
Điều kiện có cộng hưởng điện:
\({Z_L} = {Z_C} \Rightarrow f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Một tụ có điện dung 2µF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản tụ điện thì tụ tích được một điện lượng là
Điện tích của 2 bản tụ điện:
\(Q = CU = {2.10^{ - 6}}.4 = {8.10^{ - 6}}C\)
Đoạn mạch MN gồm các phần tử \(R = 100\Omega ;L = \frac{2}{\pi }H;C = \frac{{100}}{\pi }\mu F\) ghép nối điện. Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{4}} \right)\)V vào hai đầu đoạn mạch MN. Cường độ dòng điện tức thời qua mạch có biểu thức là
Cảm kháng và dung kháng của mạch:
\({Z_L} = \omega .L = 100\pi .\frac{2}{\pi } = 200\Omega \)
\({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{100}}{\pi }{{.10}^{ - 6}}}} = 100\Omega \)
Tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{100}^2} + {{\left( {200 - 100} \right)}^2}} = 100\sqrt 2 \Omega \)
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch:
\({I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{220\sqrt 2 }}{{100\sqrt 2 }} = 2,2A\)
Độ lệch pha:
\(\begin{array}{l} \tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{{200 - 100}}{{100}} = 1\\ \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{4}\\ \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} - \varphi = - \frac{\pi }{4} - \frac{\pi }{4} = - \frac{\pi }{2} \end{array}\)
Cường độ dòng điện tức thời qua mạch có biểu thức là:
\(i = 2,2cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)A\)
Cho đoạn mạch điện trở 10Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
Công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = {I^2}.R = \frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{{20}^2}}}{{10}} = 40{\rm{W}}\)
Trong 1 phút, điện năng tiêu thụ của mạch:
A = P.t = 40.60 = 2400J = 2,4kJ
Hạt nhân \({}_6^{14}C\) phóng xạ \({\beta ^ - }\). Hạt nhân con sinh ra có
Phương trình phản ứng: \({}_6^{14}C \to {}_{ - 1}^0e + {}_Z^AX\)
Áp dụng bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối có:
\(\left\{ \begin{array}{l} 14 = 0 + A\\ 6 = - 1 + Z \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} A = 14\\ Z = 7 \end{array} \right. \Rightarrow {}_7^{14}N\)
Hạt nhân con sinh ra có 7 proton và 7 notron.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Độ cong của thủy tinh thể sẽ tăng lên khi tiến lại gần và giảm xuống khi vật ra xa, đây gọi là sự điều tiết của mắt
Qua một thấu kính có tiêu cự 20cm một vật thật thu được một ảnh cùng chiều, bé hơn vật cách kính 15cm. Vật phải đặt
Ảnh cùng chiều với vật nên ảnh là ảnh ảo và bé hơn vật nên thấu kính là thấu kính phân kì:
Vị trí của ảnh:
\(\begin{array}{l} \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\\ \Rightarrow d = \frac{{d'.f}}{{d' - f}} = \frac{{\left( { - 15} \right).\left( { - 20} \right)}}{{\left( { - 15} \right) - \left( { - 20} \right)}} = 60cm \end{array}\)
Ta có: d > 0 nên vật đặt trước thấu kính một đoạn: 60cm.
Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường. Hai điểm trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động \(\frac{\pi }{4}\)
Hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng, cách nhau một khoảng bằng bước sóng có dao động cùng pha (định nghĩa bước sóng)
\({x_1} = 5cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm,{x_2} = 5\sqrt 3 cos\left( {2\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\). Biên độ và pha của dao động tổng hợp là
\({x_1} = 5cos\left( {2\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)cm,{x_2} = 5\sqrt 3 cos\left( {2\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm\). Biên độ và pha của dao động tổng hợp là 10cm; \(\frac{\pi }{2}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng?
Ánh sáng trắng hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với tần số góc w. Gọi q0 là điện tích cực đại của một bản tụ điện thì cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \(\omega {q_0}\)
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng l. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe đến M có độ lớn bằng
Vân tối thứ 3 ứng với \(\left[ \begin{array}{l} k = 2\\ k = - 3 \end{array} \right.\)
Hiệu đường đi của tia sáng tới hai khe:
\({d_2} - {d_1} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2} = \left( {2.2 + 1} \right)\frac{\lambda }{2} = 2,5\lambda \)
Một dây dẫn tròn mang dòng điện 20A thì tâm vòng dây có cảm ứng từ \(0,4\pi \mu T\) . Nếu dòng điện qua dây dẫn giảm 5A so với ban đầu thì cảm ứng từ tại tâm vòng dây là
Cảm ứng từ gây ra tại tâm dòng điện tròn:
\(\begin{array}{l} B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{1}{R}\\ \Rightarrow \frac{{{B_1}}}{{{B_2}}} = \frac{{{I_1}}}{{{I_2}}}\\ \Rightarrow {B_2} = {B_1}\frac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = 0,4\pi .\frac{{20 - 5}}{{20}} = 0,3\pi \mu T \end{array}\)
Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi với hai điểm A,B trên dây là các nút sóng thì chiều dài AB sẽ
Điều kiện sóng dừng với hai đầu cố định (hai đầu là hai nút): \(\ell = k\frac{\lambda }{2}(k = 1;2;3...)\) tức là chiều dài AB sẽ bằng số nguyên lần của bước sóng.
Một nguồn điện có suất điện động E = 6V, điện trở trong \(r = 2\Omega \), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4W thì điện trở R phải có giá trị
Công suất tiêu thụ mạch ngoài là \(P = R.{I^2}\)
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\(\begin{array}{l} I = \frac{E}{{R + r}}\\ \Rightarrow P = R.{\left( {\frac{E}{{R + r}}} \right)^2}\\ \Rightarrow R = 1\Omega \end{array}\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình dạng cosin. Chọn gốc tính thời gian khi vật đổi chiều chuyển động và khi đó gia tốc của vật đang có giá trị dương. Pha ban đầu là
Vật đổi chiều chuyển động tại vị trí biên: \(x = \pm A\)
Gia tốc của vật đang có giá trị dương khi \(x < 0 \Rightarrow x = - A\)
Tại thời điểm ban đầu (t = 0):
\(\begin{array}{l} x = Ac{\rm{os}}\varphi = - A\\ \Rightarrow c{\rm{os}}\varphi = - 1 \Rightarrow \varphi = \pi \end{array}\)
Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí ta
Công thức tính điện dung của tụ phẳng: \(C = \frac{{\varepsilon .S}}{{{{9.10}^9}.4\pi d}}\)
Để tăng dung kháng của một tụ điện phẳng có điện môi là không khí thì:
• Giảm khoảng cách giữa hai bản tụ.
• Tăng hằng số điện môi (bằng cách đưa vào giữa hai bản tụ một điện môi)
Cho đoạn mạch LRC. Cuộn dây thuần cảm có cảm kháng . Hệ số công suất của RC bằng hệ số công suất của cả mạch và bằng 0,6. Điện trở thuần có giá trị
Hệ số công suất của RC bằng hệ số công suất của cả mạch nên:
\(\begin{array}{l} \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\\ \Rightarrow Z_C^2 = {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2}\\ \Rightarrow {Z_C} = \frac{{{Z_L}}}{2} = 40\Omega \\ {\rm{cos}}{\varphi _{RC}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }} = 0,6\\ \Rightarrow {R^2} = 0,36\left( {{R^2} + Z_C^2} \right) \Rightarrow R = 30\Omega \end{array}\)
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
Điện tích dao động có thể bức xạ ra sóng điện từ.
Trong chân không, vận tốc của sóng điện từ: \(v = c = {3.10^8}m/s\).
Tần số của sóng điện từ bằng tần số điện tích dao động.
Sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp là 20cm. Bước sóng có giá trị bằng
Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp chính bằng một bước sóng nên \(\lambda = 20cm\)
\({}_1^3H + {}_1^2H \to {}_2^4He + {}_0^1n + 17,6MeV\). Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1g khí Heli xấp xỉ bằng
1g Heli có N = m.NA/A = 1.6,02.1023/4 = 1,505.1023 nguyên tử
=> Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g khí heli là:
17,6N = 17,6.1,505.1023 = 2,649.1024 MeV
= 4,24.1011J