Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Hiền lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Hiền lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
73 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, lò xo có độ cứng k. Khi treo vật \({m_1}\) thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là \({T_1} = 0,6{\rm{ }}s.\) Khi treo vật \({m_2}\) thì chu kỳ dao động điều hòa của con lắc là \({T_2} = 0,8{\rm{ }}s.\) Khi treo đồng thời hai vật \({m_1}\) và \({m_2}\) vào lò xo trên sao cho con lắc vẫn dao động điều hòa với chu kỳ T. Giá trị của T là:
Đáp án A
Khi treo đồng thời \({m_1}\) và \({m_2}:T = \sqrt {T_1^2 + T_2^2} = 1s\)
Một đĩa đặc đồng chất có dạng hình tròn bán kính R đang quay tròn đều quanh trục của nó. Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường kính của đĩa. Điểm A nằm trên vành đĩa, điểm B nằm trung điểm giữa tâm O của vòng tròn với vành đĩa. Tỉ số tốc độ dài của hai điểm A và B là:
Đáp án C
Tỉ số tốc độ dài của hai điểm A và B là:
\(\frac{{{v_A}}}{{{v_B}}} = \frac{{\omega .{r_A}}}{{\omega .{r_B}}} = \frac{{{r_A}}}{{{r_B}}} = 2\)
Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một điện trở thuần, một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện. Khi xảy ra cộng hưởng điện trong đoạn mạch thì khẳng định nào sau đây là sai?
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R nhỏ hơn điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch
→ D sai
Chọn phát biểu sai? Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí
Công suất hao phí tỉ lệ với thời gian truyền điện → D sai
Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc \({10^4}{\rm{ }}rad/s.\) Điện tích cực đại trên tụ điện là \({10^{ - 9}}C.\) Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng \({6.10^{ - 6}}{\rm{ }}A\) thì điện tích trên tụ điện là
Đáp án C
Từ năng lượng dao động của mạch:
\(\begin{array}{l} W = \frac{{Q_0^2}}{{2C}} = \frac{{{q^2}}}{{2C}} + \frac{1}{2}L{i^2}\\ \Rightarrow Q_0^2 = {q^2} + \frac{{{i^2}}}{{{\omega ^2}}} \end{array}\)
Rút q và thay số ta có:
\(q = \sqrt {{{\left( {{{10}^{ - 9}}} \right)}^2} - \frac{{{{\left( {{{6.10}^{ - 6}}} \right)}^2}}}{{{{\left( {{{10}^4}} \right)}^2}}}} = {8.10^{ - 10}}C\)
Một mạch dao động với tụ điện C và cuộn cảm đang thực hiện dao động tự do. Điện tích cực đại trên bản tụ là \({Q_0} = {2.10^{ - 6}}{\rm{ }}C\) và dòng điện cực đại trong mạch là \({I_0} = 0,314{\rm{ }}\left( A \right).\) Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là
Đáp án C
Tần số dao động của mạch:
\(\begin{array}{l} {I_0} = \omega .{Q_0} = 2\pi f.{Q_0}\\ \Rightarrow f = \frac{{{I_0}}}{{2\pi {Q_0}}} = \frac{{0,314}}{{2.3,{{14.2.10}^{ - 6}}}} = 25000Hz \end{array}\)
Khi chiếu bức xạ có bước sóng \(\lambda \) vào một bản kim loại thì thấy có hiện tượng quang điện. Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi
Đáp án C
Năng lượng mà electron nhận được dùng để thực hiện 3 việc sau:
+ Một phần năng lượng mất mát cho mạng tinh thể để đưa electron lên bề mặt kim loại (nếu electron ở sâu trong kim loại) (Q).
+ Cung cấp cho electron Công thoát A để bứt ra khỏi bề mặt kim loại.
+ Cung cấp cho electron một động năng ban đầu Wd
Tacó: \(\varepsilon = Q + A + {W_d} \Rightarrow {W_d} = \varepsilon - A - Q\)
Từ biểu thức trên ta thấy nếu Q=0 (electron ở ngay trên bề mặt kim loại) thì động năng ban đầu Wd lớn nhất
Dùng ánh sáng chiếu vào catốt của tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện xảy ra. Để tăng dòng điện bão hòa người ta
Đáp án C
+ Theo nội dung của định luật II về quang điện: “Cường độ dòng quang điện bão hòa tỉ lệ thuận với cường độ của chùm ánh sáng kích thích“
+ Để tăng dòng điện bão hòa người ta tăng cường độ ánh sánh chiếu tới.
Trong các câu sau đây, câu nào sai?
Các hạt nhân có số khối càng lớn thì càng bền vững → A sai
Đặt điện áp \(u = {U_0}\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu một tụ điện có điện dung \(\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }\left( F \right).\) Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 150 V thì cường độ dòng điện trong mạch là 4 A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là
Đáp án B
Dung kháng của mạch:
\({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega \)
Trong mạch chỉ có tụ điện, u và i luôn vuông pha nên:
\(\frac{{{u^2}}}{{U_0^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1 \Rightarrow \frac{{{u^2}}}{{I_0^2.Z_C^2}} + \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} = 1 \Rightarrow I_0^2 = {i^2} + \frac{{{u^2}}}{{Z_C^2}}\)
Thay u = 150V và i=4A vào ta có:
\({I_0}^2 = {4^2} + \frac{{{{150}^2}}}{{{{50}^2}}} = 25 \Rightarrow {I_0} = 5A\)
Đối với mạch thuần dung:
\({\varphi _u} - {\varphi _i} = - \frac{\pi }{2} \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} + \frac{\pi }{2} = - \frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{2} = \frac{\pi }{6}\)
Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch:
\(i = 5\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( A \right)\)
Cho \({N_A} = {\rm{ }}6,{02.10^{23}}.\) Tính số nguyên tử trong 1 g khí cacbonic
Đáp án B
Số phân tử \(C{O_2}\) trong 1 gam khí \(C{O_2}\)
\({N_{C{O_2}}} = \frac{m}{A}.{N_A} = \frac{1}{{12 + 16.2}}6,{02.10^{23}} = 1,{368.10^{22}}\)
Cứ một phân tử \(C{O_2}\) có 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O nên:
\(\left\{ \begin{array}{l} {N_C} = {N_{C{O_2}}}\\ {N_O} = 2.{N_{C{O_2}}} \end{array} \right.\)
Tổng số nguyên tử trong 1 g khí cacbonic:
\(N = {N_O} + {N_C} = 3.{N_{C{O_2}}} = 4,{1.10^{22}} = 0,{41.10^{23}}\)
Một lực tác dụng vào một vật có khối lượng 10 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 4 m/s đến 10 m/s trong thời gian 2 s. Hỏi lực tác dụng vào vật và quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian ấy là bao nhiêu?
Đáp án B
Gia tốc của vật:
\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{10 - 4}}{2} = 3m/{s^2}\)
Lực tác dụng lên vật:
F = m.a = 10.3 = 30N
Quãng đường vật đi được:
\(s = \frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2{\rm{a}}}} = \frac{{{{10}^2} - {4^2}}}{{2.3}} = 14m\)
Một người kéo xe chở hàng khối lượng m trong siêu thị với lực kéo 32 N có phương hợp với phương ngang 25o Sau khi xe chạy được 1,5 m thì có vận tốc 2,7 m/s. Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng m của xe gần bằng:
Đáp án D
Công của lực kéo:
\(A = F.s.\cos \alpha = 32.1,5.\cos 25 = 43,5J\)
Áp dụng định lí biến thiên động năng ta có:
\(\begin{array}{l} \Delta {W_d} = \frac{1}{2}m\left( {{v^2} - v_0^2} \right) = A = 43,5\\ \Rightarrow m = \frac{{43,5}}{{0,5.2,{7^2}}} = 12,4kg \end{array}\)
Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải
Hai lực đó phải cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn
Tia hồng ngoại là những bức xạ có
Tia hồng ngoại là những bức xạ có bản chất là sóng điện từ
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điếm không phụ thuộc
Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điếm không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử
Các lực bên trong nguồn điện không có tác dụng
Các lực bên trong nguồn điện không có tác dụng tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
Dòng điện qua một ống dây không có lõi sắt biến đổi đều theo thời gian, trong 0,01 s cường độ dòng điện tăng đều từ 1 A đến 2 A thì suất điện động tự cảm trong ống dây là 20 V. Tính hệ số tự cảm của ống dây và độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây:
Đáp án B
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây:
\(\begin{array}{l} e = \left| { - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\\ \Rightarrow 20 = \left| { - L\frac{{2 - 1}}{{0,01}}} \right| \Rightarrow L = 0,2\left( H \right) \end{array}\)
Độ biến thiên năng lượng của từ trường trong ống dây:
\(\Delta W = \frac{1}{2}L\left( {i_2^2 - i_1^2} \right) = \frac{1}{2}.0,2.\left( {{2^2} - {1^2}} \right) = 0,3\left( J \right)\)
Chiếu ánh sáng trắng do một nguồn nóng sáng phát ra vào khe hẹp F của một máy quang phổ lăng kính thì trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được
Trên tấm kính ảnh (hoặc tấm kính mờ) của buồng ảnh sẽ thu được một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục
Qua một thấu kính có tiêu cự 20 cm, một vật thật thu được một ảnh cùng chiều, bé hơn vật cách kính 15 cm. Vật phải đặt
Đáp án B
Ảnh cùng chiều với vật nên ảnh là ảnh ảo và bé hơn vật nên thấu kính là thấu kính phân kì:
Vị trí của ảnh:
\(\begin{array}{l} \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\\ \Rightarrow d = \frac{{d'.f}}{{d' - f}} = \frac{{\left( { - 15} \right).\left( { - 20} \right)}}{{\left( { - 15} \right) - \left( { - 20} \right)}} = 60cm \end{array}\)
Ta có: d>0 nên vật đặt trước thấu kính một đoạn: 60 cm.
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo về và li độ là một
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo về và li độ là một đường thẳng dốc xuống
Một vật dao động điều hòa với tần số góc 5 rad/s. Khi vật đi qua li độ 5cm thì nó có tốc độ là 25 cm/s. Biên độ giao động của vật là
Đáp án A
Biên độ dao động của vật:
\(\begin{array}{l} {A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {5^2} + \frac{{{{25}^2}}}{{{5^2}}} = 50\\ \Rightarrow A = 5\sqrt 2 cm \end{array}\)
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, hai phần tử M và N lệch nhau pha một góc là
Đáp án B
Từ hình vẽ ta có:
\(\frac{{\Delta x}}{\lambda } = \frac{5}{{12}} \Rightarrow \Delta \varphi = \frac{{2\pi \Delta x}}{\lambda } = \frac{{5\pi }}{6}ra{\rm{d}}\)
Điểm sáng A đặt trên trục chính của một thấu kính, cách thấu kính 30 cm. Chọn trục tọa độ Ox vuông góc với trục chính, gốc O nằm trên trục chính của thấu kính. Cho A dao động điều hòa theo phương của trục Ox. Biết phương trình dao động của A và x và ảnh của của nó qua thấu kính được biểu diễn như hình vẽ. Tính tiêu cự của thấu kính
Đáp án A
Từ đồ thị ta nhận thấy:
+ Vật thật cho ảnh cùng chiều với vật và lớn hơn vật nên ảnh phải là ảnh ảo và đây là thấu kính hội tụ.
+ Độ phóng đại ảnh:
\(\begin{array}{l} k = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{ - f}}{{d - f}} = \frac{{ - f}}{{30 - f}} = \frac{8}{6}\\ \Rightarrow f = 120\left( {cm} \right) \end{array}\)
Hạt α có khối lượng 4,0015 u; biết số Avôgađrô là \({N_A} = 6,{02.10^{23}}mo{l^{\_1}};{\rm{ }}1{\rm{ }}u = 931{\rm{ }}MeV/{c^2}.\) Các nuclôn kết hợp với nhau tạo thành hạt α , năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol khí hêli là
Đáp án A
Độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân:
\(\begin{array}{*{20}{l}} {\Delta m = \left( {2.1,0073u + 2.1,0087u} \right) - 4,0015u = 0,0305u}\\ { \Rightarrow \Delta E = \Delta m.{c^2} = 0,0305.u{c^2} = 28,4MeV} \end{array}\)
Số phản ứng cần thiết để tạo thành 1 mol Heli
\({N_{pu}} = {N_{He}} = n.{N_A} = 6,{02.10^{23}}\) (phản ứng)
Năng lượng tỏa ra khi tạo thành 1 mol Heli:
\(E = N.\Delta E = 1,{709.10^{25}}{\rm{ }}Mev = 2,{74.10^{12}}J\)
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5 cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng l00g lên M (m dính chặt ngay vào M), sau đó hệ m và M dao động với biên độ
Đáp án A
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:
\(Mv = \left( {M + m} \right)v' \Rightarrow v' = \frac{M}{{M + m}}.v\)
(với v và v' là vận tốc cực đại của hệ lúc đầu và lúc sau)
+ Ban đầu, cơ năng của hệ:
\(W = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}M{v^2}\left( 1 \right)\)
+ Lúc sau, cơ năng của hệ:
\(W' = \frac{1}{2}kA{'^2} = \frac{1}{2}\left( {M + m} \right)v{'^2} = \frac{1}{2}\frac{{{M^2}}}{{M + m}}{v^2}\left( 2 \right)\)
+ Lập tỉ số (2) và (1) ta thu được kết quả
\(A' = A.\sqrt {\frac{M}{{M + m}}} = \frac{2}{{\sqrt 5 }}A = 2\sqrt 5 cm\)
Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức \(E = - \frac{{13,6}}{{{n^2}}}(eV)\) trạng thái cơ bản ứng với n=1. Khi nguyên tử chuyển từ mức năng lượng O về N thì phát ra một phôtôn có bước sóng \({\lambda _0}.\) Khi nguyên tử hấp thụ một phôtôn có bước sóng \(\lambda \) nó chuyến từ mức năng lượng K lên mức năng lượng M. So với \({\lambda _0}.\) thì \(\lambda \)
Đáp án D
Khi chuyển từ O (n = 5) về N (n = 4)
\({\varepsilon _0} = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = {E_5} - {E_4} = - 13,6\left( {\frac{1}{{{5^2}}} - \frac{1}{{{4^2}}}} \right)\left( 1 \right)\)
Khi chuyển từ K lên M
\(\varepsilon = \frac{{hc}}{\lambda } = {E_3} - {E_1} = - 13,6\left( {\frac{1}{{{3^2}}} - \frac{1}{{{1^2}}}} \right)\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{{{\varepsilon _0}}}{\varepsilon } = \frac{\lambda }{{{\lambda _0}}} = \frac{{ - 13,6\left( {\frac{1}{{{5^2}}} - \frac{1}{{{4^2}}}} \right)}}{{ - 13,6\left( {\frac{1}{{{3^2}}} - \frac{1}{{{1^2}}}} \right)}} = \frac{{\frac{9}{{400}}}}{{\frac{8}{9}}} = \frac{{81}}{{3200}}\\ \Leftrightarrow \lambda = {\lambda _0}.\frac{{81}}{{3200}} = \frac{{{\lambda _0}}}{{\frac{{3200}}{{81}}}} \end{array}\)
Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn dao động \({u_{S1}} = {u_{S2}} = 4\cos 40\pi t{\rm{ }}mm,\) tốc độ truyền sóng là 120 cm/s. Gọi I là trung điểm của \({S_1}{S_2},\) lấy hai điểm A, B nằm trên \({S_1}{S_2},\) lần lượt cách I một khoảng 0,5 cm và 2 cm. Tại thời điểm t vận tốc của điểm A là \(12\sqrt 3 \) cm/s thì vận tốc dao động tại điểm B có giá trị là:
Đáp án C
Bước sóng l=6cm
+ Sử dụng tính chất những điểm dao động ngược pha nhau thì tốc độ dao động tỉ lệ với ly độ
\({u_A} = 2a\cos \frac{{2\pi x}}{\lambda }\cos \left[ {40pt - \frac{{\pi \left( {{d_1} + {d_2}} \right)}}{\lambda }} \right]mm\) (x là khoảng cách từ A tới I).
\({u_B} = 2a\cos \frac{{2\pi y}}{\lambda }\cos \left[ {40pt - \frac{{\pi \left( {{d_1} + {d_2}} \right)}}{\lambda }} \right]mm\) (y là khoảng cách từ B tới I).
Thay số thấy hai điểm A, B ngược pha nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{{u_A}}}{{{u_B}}} = \frac{{{v_A}}}{{{v_B}}} = \frac{{\frac{{\sqrt 3 }}{2}}}{{ - \frac{1}{2}}} = \frac{{12\sqrt 3 }}{{{v_B}}}\\ \Rightarrow {v_B} = - 12cm/s \end{array}\)
Một điện tích \(q = {4.10^{ - 6}}{\rm{ }}C\) dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ điện trường \(E = 500{\rm{ }}V/m\) trên quãng đường thẳng s = 5cm, tạo với hướng của véctơ cường độ điện trường góc \(\alpha = 60^\circ .\) Công của lực điện trường thực hiện trong quá trình di chuyển này và hiệu điện thế giữa hai đầu quãng đường này là
Đáp án A
Công của lực điện trường:
\(A = F.S.\cos \alpha = q.E.s.\cos \alpha \)
Thay số vào ta được:
Hiệu điện thế giữa hai đầu quãng đường:
\(U = E.d = E.s.\cos \alpha = 500.0,05.\cos 60 = 12,5{\rm{ }}V\)
Có thể tính bằng công thức:
\(U = \frac{A}{q} = {\rm{ }}12,5V{\rm{ }}\left( {A = q.U} \right)\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai thành phần đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,6{\rm{ }}\mu m;\lambda ' = 0,4{\rm{ }}\mu m.\) Trên màn quan sát, trong khoảng giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ có bước sóng \(\lambda ,\) số vị trí có vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là
Đáp án A
Vị trí hai vân sáng trùng nhau:
\(ki = k'i' \Rightarrow \frac{k}{{k'}} = \frac{{\lambda '}}{\lambda } = \frac{2}{3} = \frac{{2n}}{{3n}}\)
Ta lại có:
\(\begin{array}{l} - 7 \le k = 2n \le 7\\ \Rightarrow - 3,5 \le n \le 3,5\\ \Rightarrow {\rm{ }}n = - 3, - 2, - 1,0,1,2,3 \end{array}\)
⇒ Có 7 giá trị của n nên trong khoảng giữa hai vân sáng bậc 7 của bức xạ \(\lambda \) số vị trí có vân sáng trùng nhau của hai bức xạ là 7
Cho một đoạn mạch xoay chiều AB gồm biến trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right){\rm{ }}\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch AB; Hình vẽ là đồ thị biểu diễn công suất tiêu thụ trên AB theo điện trở R trong hai trường hợp; mạch điện AB lúc đầu và mạch điện AB sau khi mắc thêm điện trở r nối tiếp với R. Hỏi giá trị \(\left( {x + y} \right)\) gần với giá trị nào nhất sau đây?
Đáp án D
Đặt \(k = {Z_L} - {Z_C}\)
+ Trong trường hợp 1:
\({P_1} = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{R + \frac{{{k^2}}}{R}}} \le \frac{{{U^2}}}{{2\left| k \right|}} = x\)
+ Trong trường hợp 2:
\({P_2} = \frac{{{U^2}\left( {R + r} \right)}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}} = \frac{{{U^2}\left( {R + r} \right)}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2} + {k^2}}}\)
Khi R=0 :
\({P_2} = \frac{{{U^2}r}}{{{r^2} + {k^2}}} = y\)
+ Từ đồ thị ta thấy, khi R=0,25r thì:
\(\begin{array}{l} {P_1} = {P_2} = 120W\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {P_1} = {P_2}\\ {P_1} = 120W \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{{0,25r}}{{{{\left( {0,25r} \right)}^2} + {k^2}}} = \frac{{r + 0,25r}}{{{{\left( {r + 0,25r} \right)}^2} + {k^2}}}\\ \frac{{{U^2}0,25r}}{{{{\left( {0,25r} \right)}^2} + {k^2}}} = 120 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {r^2} = 3,2{k^2}\\ \frac{{{U^2}}}{{\left| k \right|}} = \frac{{720}}{{\sqrt 5 }} \end{array} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = \frac{{{U^2}}}{{2\left| k \right|}} = \frac{{360}}{{\sqrt 5 }}\\ y = \frac{{{U^2}\sqrt {3,2} .\left| k \right|}}{{3,2{k^2} + {k^2}}} = \frac{{{U^2}}}{{\left| k \right|}}.\frac{{4\sqrt 5 }}{{21}} = \frac{{960}}{7}{\rm{W}} \end{array} \right.\\ \Rightarrow x + y = \frac{{360}}{{\sqrt 5 }} + \frac{{960}}{7} = 298,14{\rm{W}} \end{array}\)