Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT tỉnh Nghệ An lần 1
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT tỉnh Nghệ An lần 1
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
57 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong máy tăng áp, tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về máy biến áp
Giải chi tiết:
Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Máy tăng áp có số vòng ở cuộn thứ cấp lớn hơn số vòng ở cuộn sơ cấp
\({N_2} > {N_1} \Rightarrow \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} < 1\)
Một sóng cơ có tốc độ truyền sóng là v, tần số f. Bước sóng là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về sóng cơ
Giải chi tiết:
Bước sóng:
\(\lambda = \frac{v}{f} = vT\)
Đặt điện áp xoay chiều có dạng \(u = 220\sqrt 2 cos\left( {1000\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là \(i = 2\sqrt 2 cos\left( {100\pi t} \right)A.\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng
Ta có độ lệch pha của u so với i \(\varphi = - \frac{\pi }{3}\)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch \(P = UIcos\varphi = 220.2.cos\left( { - \frac{\pi }{3}} \right) = 220W\)
Điện áp xoay chiều có dạng \(u = {U_0}cos\left( {\omega t} \right)\) . Điện áp hiệu dụng bằng
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức giữa điện áp hiệu dụng và điện áp cực đại
Giải chi tiết:
Điện áp hiệu dụng: \(U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
Hệ số công suất của đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R: \(cos\varphi = 1\)
Đối với đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch
Đáp án B
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về đoạn mạch chỉ có tụ điện
Giải chi tiết:
Đối với đoạn mạch chỉ có tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện trong mạch.
Một trong những đặc trưng vật lí của âm là
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về đặc trưng vật lí của âm
Giải chi tiết:
Đặc trưng vật lí của âm là tần số.
Hai điện tích điểm \({q_1},{q_2}\) trái dấu đặt cách nhau một khoảng r trong chân không. Độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích đó bằng
Đáp án B
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức định luật Cu-lông
Giải chi tiết:
Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích: \(F = {9.10^9}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chứa R, C. Tổng trở của đoạn mạch là
Đáp án D
Mạch gồm R, C
⇒ tổng trở của đoạn mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt {{R^2} + \frac{1}{{{{\left( {\omega C} \right)}^2}}}} \)
Một con lắc đơn treo tại nơi có gia tốc trọng trường g, chiều dài dây treo là l. Chu kì dao động điều hòa của con lắc là
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dao động của con lắc đơn
Giải chi tiết:
Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, phần tử thuộc vân giao thoa cực đại thì hai sóng tới tại đó
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về giao thoa sóng
Giải chi tiết:
Phần tử thuộc vân giao thoa cực đại thì hai sóng tới tại đó tăng cường lẫn nhau tức là cùng pha.
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình \(x = 8cos\left( {2\pi t} \right)cm\) . Chiều dài quỹ đạo dao động của chất điểm bằng
Đáp án B
Ta có chiều dài quỹ đạo dao động của vật: L=2A
Từ phương trình ta có \(:A = 8cm \Rightarrow L = 2A = 16cm\)
Một sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác. Đại lượng không thay đổi là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng về sóng truyền qua các môi trường
Giải chi tiết:
Sóng cơ truyền từ môi trường này sang môi trường khác, đại lượng không thay đổi là tần số.
Trong dao động tắt dần theo thời gian
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dao động tắt dần
Giải chi tiết:
Trong dao động tắt dần, biên độ của vật giảm dần theo thời gian.
Cho máy phát điện xoay chiều một pha gồm p cặp cực. Khi roto có tốc độ n vòng/giây thì tần số của dòng điện do máy phát tạo ra là
Đáp án C
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về máy phát điện
Giải chi tiết:
Suất điện động do máy phát ra có tần số f=np
Dao động của con lắc đồng hồ là dao động
Đáp án D
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về các loại dao động
Giải chi tiết:
Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L, C mắc nối tiếp. Cảm kháng của cuộn dây là
Đáp án D
Sử dụng biểu thức xác định cảm kháng
Chu kì dao động điều hòa là khoảng thời gian để vật thực hiện được
Đáp án A
Phương pháp giải:
Sử dụng lí thuyết về dao động điều hòa
Giải chi tiết:
Chu kì của dao động điều hòa là khoảng thời gian vật thực hiện được 1 dao động toàn phần.
Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng m. Tần số góc riêng của con lắc là
Đáp án C
Sử dụng lí thuyết về dao động của con lắc lò xo
Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2m hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s . Số bụng sóng trên dây là
Đáp án C
Ta có sóng dừng trên dây 2 đầu cố định: \(l = \frac{{k\lambda }}{2}\) với k là số bụng sóng
Theo đề bài:
\(\begin{array}{l} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {f = 100Hz}\\ {v = 80m/s}\\ {l = 1,2m} \end{array}} \right.\\ \Rightarrow l = \frac{{k\lambda }}{2} = k\frac{v}{{2f}}\\ \Leftrightarrow 1,2 = k.\frac{{80}}{{2.100}} \Rightarrow k = 3 \end{array}\)
⇒ Có 3 bụng sóng trên dây
Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động là E, điện trở trong \(r = 4\Omega \) . Mạch ngoài là một điện trở \(R = 20\Omega \). Biết cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,5A. Suất điện động của nguồn là
Đáp án A
Ta có, cường độ dòng điện trong mạch:
\(\begin{array}{l} I = \frac{E}{{R + r}}\\ \Leftrightarrow 0,5 = \frac{E}{{20 + 4}}\\ \Rightarrow E = 12V \end{array}\)
Dòng điện qua cuộn dây giảm từ 1A xuống 0A trong thời gian 0,05s. Cuộn dây có độ tự cảm 0,2H. Suất điện động tự cảm trung bình xuất hiện trên cuộn dây trong thời gian trên là
Đáp án C
Suất điện động tự cảm trung bình xuất hiện trên cuộn dây:
\({e_{tc}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}} = - 0,2.\frac{{0 - 1}}{{0,05}} = 4V\)
Trên một sợi dây đang sóng dừng với bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
Đáp án C
Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp trong sóng dừng là: \(\frac{\lambda }{2}\)
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20cm, qua thấu kính cho ảnh thật rõ nét A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là
Đáp án D
Ta có, ảnh của vật là ảnh thật ⇒ thấu kính hội tụ
\(\begin{array}{l} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {d = 20cm}\\ {\frac{{A'B'}}{{AB}} = - \frac{{d'}}{d} = - 3} \end{array}} \right. \Rightarrow d' = 3d\\ \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{60}}\\ \Rightarrow f = 15cm \end{array}\)
Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc là \(\omega = 200rad/s\) vào hai đầu đoạn mạch chứa R, L nối tiếp, trong đó L thay đổi được. Khi \(L = {L_1} = \frac{1}{4}H;L = {L_2} = 1H\) thì độ lệch pha giữa điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch và dòng điện trong mạch là \({\varphi _1}\) và \({\varphi _2}\). Biết \({\varphi _1} + {\varphi _2} = \frac{\pi }{2}\). Giá trị của R là
Đáp án D
Ta có :
\(\begin{array}{l} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {\tan {\varphi _1} = \frac{{{Z_{L1}}}}{R}}\\ {\tan {\varphi _2} = \frac{{{Z_{L2}}}}{R}} \end{array}} \right.\\ \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{Z_{L1}} = \omega {L_1} = 200.\frac{1}{4} = 50\Omega }\\ {{Z_2} = \omega {L_2} = 200.1 = 200\Omega } \end{array}} \right.\\ {\varphi _1} + {\varphi _2} = \frac{\pi }{2} \Rightarrow \tan {\varphi _1}.\tan {\varphi _2} = 1\\ \Rightarrow \frac{{{Z_{L1}}}}{R}.\frac{{{Z_{L2}}}}{R} = 1 \Leftrightarrow \frac{{50}}{R}.\frac{{200}}{R} = 1\\ \Rightarrow R = 100\Omega \end{array}\)
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, vật nặng có khối lượng m = 500g. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo giãn 10cm. Đưa vật đến vị trí lò xo giãn 20cm rồi thả nhẹ thì thấy vật dao động điều hòa. Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật bằng
Đáp án B
Ta có:
\(\begin{array}{l} \Delta {l_0} = \frac{{mg}}{k} = 0,1\\ \Leftrightarrow k = \frac{{mg}}{{\Delta {l_0}}} = \frac{{0,5.10}}{{0,1}} = 50N/m \end{array}\)
+ Biên độ dao động: A=10cm
+ Lực đàn hồi cực đại tác dụng lên vật:
\({F_{dh}} = k\left( {\Delta {l_0} + A} \right) = 50\left( {0,1 + 0,1} \right) = 10N\)
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số với các phương trình lần lượt là \({x_1} = 4cos\left( {\omega t + \frac{\pi }{6}} \right)cm;{x_2} = 3cos\left( {\omega t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)cm\). Biên đọ dao động tổng hợp của vật là
Đáp án D
Ta có độ lệch pha giữa hai dao động :
\(\Delta \varphi = \frac{\pi }{6} - \left( { - \frac{{5\pi }}{6}} \right) = \pi \)
⇒ 2 dao động ngược pha nhau
⇒ Biên độ dao động tổng hợp: A = 4 - 3 = 1cm
Một vật có khối lượng m = 400g dao động điều hòa trên trục Ox. Tốc độ của vật tại vị trí cân bằng O là \(5\pi cm/s\) . Chọn mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật bằng
Đáp án D
Ta có:
\(\begin{array}{l} {v_{max}} = A\omega = 5\pi \left( {cm/s} \right) = 0,05\pi \left( {m/s} \right)\\ {\rm{W}} = {{\rm{W}}_{{d_{max}}}} = \frac{1}{2}mv_{max}^2\\ = \frac{1}{2}.0,4.{\left( {0,05\pi } \right)^2} = {5.10^{ - 3}}J = 5mJ \end{array}\)
Một âm thanh truyền trong không khí qua hai điểm M và N với mức cường độ âm lần lượt là L và \(L - 30\left( {dB} \right)\) . Cường độ âm tại M gấp cường độ âm tại N
Đáp án A
Ta có:
\(\begin{array}{l} {L_M} - {L_N} = 10\log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}\\ \Leftrightarrow L - \left( {L - 30} \right) = 10\log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}\\ \Leftrightarrow 3 = \log \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}}\\ \Rightarrow \frac{{{I_M}}}{{{I_N}}} = {10^3} = 1000 \end{array}\)
⇒ Cường độ âm tại M gấp 1000 lần cường độ âm tại N
Cho hai nguồn sóng dao động kết hợp, cùng pha trên mặt nước theo phương thẳng đứng, tạo sóng có bước sóng λ. Biết khoảng cách giữa hai nguồn bằng 3,8λ. Số vân giao thoa cực đại trên mặt nước là
Đáp án C
Ta có, số điểm dao động cực đại giữa 2 nguồn
\(\begin{array}{l} - \frac{l}{\lambda } < k < \frac{l}{\lambda }\\ \Leftrightarrow - \frac{{3,8\lambda }}{\lambda } < k < \frac{{3,8\lambda }}{\lambda }\\ \Rightarrow - 3,8 < k < 3,8\\ \Rightarrow k = \pm 3, \pm 2, \pm 1,0 \end{array}\)
⇒ Có 7 vân giao thoa cực đại trên mặt nước
Đặt điện áp xoay chiều có dạng \(u = U\sqrt 2 cos\left( {2\pi f} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C mắc nối tiếp với U không đổi, \(R = \sqrt {\frac{L}{C}} \) , f thay đổi được. Khi \(f = {f_1};f = {f_2}\) thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau bằng P0 . Khi \(f = {f_3}\) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại và công suất tiêu thụ của đoạn mạch lúc này là P . Biết rằng \(\frac{{{f_1} + {f_2}}}{{{f_3}}} = \frac{9}{2}\) . Tỉ số \(\frac{{{P_0}}}{P}\) bằng
Khi \(f = {f_1}\) và \(f = {f_2}\) thì mạch có cùng công suất P0 , ta có:
\(\begin{array}{l} {P_1} = {P_2} = {P_0}\\ \Leftrightarrow cos{\varphi _1} = cos{\varphi _2}\\ \Leftrightarrow \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_{C1}}} \right)}^2}} }} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L2}} - {Z_{C2}}} \right)}^2}} }}\\ \Leftrightarrow {Z_{L1}} + {Z_{L2}} = {Z_{{C_1}}} + {Z_{C2}}\\ \Leftrightarrow L\left( {{\omega _1} + {\omega _2}} \right) = \frac{1}{C}\left( {\frac{1}{{{\omega _1}}} + \frac{1}{{{\omega _2}}}} \right)\,\,\,(1)\\ \Rightarrow \frac{1}{{LC}} = {\omega _1}{\omega _2} \end{array}\)
Để \({U_{{C_{max}}}}\) khi đó \({\omega _3} = \frac{1}{{LC}} - \frac{{{R^2}}}{{2{L^2}}}\)
Theo đề bài ta có:
\(\begin{array}{l} R = \sqrt {\frac{L}{C}} \Rightarrow {R^2} = \frac{L}{C}\\ \Rightarrow {R^2} = {Z_{L1}}{Z_{C1}}\\ \Rightarrow \omega _3^2 = \frac{1}{{LC}} - \frac{{\frac{L}{C}}}{{2{L^2}}} = \frac{1}{{2LC}}\,\,(2) \end{array}\)
Lại có \(\frac{{{f_1} + {f_2}}}{{{f_3}}} = \frac{{{\omega _1} + {\omega _2}}}{{{\omega _3}}} = \frac{9}{2}\) (3)
Từ (1), (2) ta suy ra: \({\omega _1}{\omega _2} = 2\omega _3^2\)
Kết hợp với (3) ta suy ra:
\(\begin{array}{l} \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{\omega _1} = 8{\omega _2} = 4{\omega _3}}\\ {{\omega _2} = \frac{{{\omega _3}}}{2}} \end{array}} \right.\\ \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{Z_{{L_1}}} = 8{Z_{L2}} = 4{Z_{L3}}}\\ {{Z_{C1}} = \frac{{{Z_{C2}}}}{8} = \frac{{{Z_{C3}}}}{4}} \end{array}} \right. \end{array}\)
Ta có:
\(\begin{array}{l} {Z_{L1}} + {Z_{L2}} = {Z_{C1}} + {Z_{{C_2}}}\\ \Rightarrow {Z_{L1}} + \frac{{{Z_{L1}}}}{8} = {Z_{C1}} + 8{Z_{C1}}\\ \Rightarrow {Z_{L1}} = 8{Z_{C1}}\\ P = \frac{{{U^2}R}}{{{Z^2}}} = \frac{{{U^2}R}}{{Z_{C3}^2 - Z_{L3}^2}}\\ {P_0} = \frac{{{U^2}R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_{{C_1}}}} \right)}^2}}} = \frac{{{U^2}R}}{{Z_{L1}^2 - {Z_{L1}}{Z_C} + Z_{C1}^2}}\\ \Rightarrow \frac{{{P_0}}}{P} = \frac{{Z_{C3}^2 - Z_{L3}^2}}{{Z_{L1}^2 - {Z_{L1}}{Z_{C1}} + Z_{C1}^2}}\\ \Leftrightarrow \frac{{{P_0}}}{P} = \frac{{16Z_{C1}^2 - 4Z_{C1}^2}}{{64Z_{C1}^2 - 8Z_{C1}^2 + Z_{C1}^2}} = \frac{{12}}{{57}} = \frac{4}{{19}} \end{array}\)