Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Võ Trường Toản lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Võ Trường Toản lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
61 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chiếu tia sáng đơn sắc từ không khí lần lượt vào hai khối chất có chiết suất n1 = \(\sqrt 3 \) và n2 dưới các góc tới tương ứng i1 = 60o, i2 = 45o thì góc khúc xạ ở hai khối chất có cùng giá trị là r. Tính chiết suất n2?
Đáp án: A
Theo định luật khúc xạ ánh sáng ta có: sini1 = n1.sinr ; sini2 = n2.sinr
Từ đó suy ra: \(\frac{{{{\rm{n}}_{\rm{2}}}{\rm{.sinr}}}}{{{{\rm{n}}_{\rm{1}}}{\rm{.sinr}}}} = \frac{{{\rm{sin}}{{\rm{i}}_{\rm{2}}}}}{{{\rm{sin}}{{\rm{i}}_{\rm{1}}}}}\)
=> n2 = \(\sqrt 3 .\frac{{\sqrt 2 }}{2}.\frac{2}{{\sqrt 3 }} = \sqrt 2 \)
Cho khối lượng của hạt nhân \({}_{13}^{27}{\rm{Al}}\), prôtôn, nơtron lần lượt là 26,974 u, 1,0073 u, 1,0087 u.
Lấy 1 u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết hạt nhân nhôm \({}_{13}^{27}{\rm{Al}}\) là
Đáp án B
Năng lượng liên kết của hạt nhân nhôm :
Wlk = Δm.c2 = [13.1,0073 + 14.1,0087 – 26,974].931,5 = 226,075 MeV
Biết năng lượng của êlectron ở trạng thái dừng thứ n được tính theo công thức En = \( - \frac{{{\rm{13,6}}}}{{{{\rm{n}}^{\rm{2}}}}}\)eV, với n = 1,2,3,… Năng lượng của êlectron ở quĩ đạo N là
Đáp án: A
Êlectron ở quĩ đạo N ứng với mức n = 4
=> E4 =\( - \frac{{{\rm{13,6}}}}{{{{\rm{4}}^{\rm{2}}}}}\) = - 0,85 eV
Đặt điện áp u = 200cos(10πt +\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) ) V vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là
Đáp án B
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: U =\(\frac{{{{\rm{U}}_{\rm{0}}}}}{{\sqrt {\rm{2}} }} = \frac{{200}}{{\sqrt 2 }} = 100\sqrt 2 \) V
Một sợi dây dài 60 cm có một đầu cố định, một đầu tự do. Trên dây đang có sóng dừng với 2 nút sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng bằng
Đáp án: B
Dây có một đầu cố định (nút sóng), một đầu tự do (bụng sóng). Mà trên dây có tất cả là 2 nút sóng nên ta có:
\(\frac{{\rm{\lambda }}}{{\rm{2}}} + \frac{{\rm{\lambda }}}{{\rm{4}}} = \frac{{{\rm{3\lambda }}}}{{\rm{4}}}\) = l
=> λ =\(\frac{{4.l}}{3} = \frac{{4.60}}{3} = 80\) cm
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo có độ cứng bằng 200 N/m, đang dao động điều hòa với chu kì \(\frac{{\rm{\pi }}}{{{\rm{10}}}}\)s. Khối lượng của vật nhỏ bằng
Đáp án C
Chu kì dao động của con lắc lò xo: T = 2π\(\sqrt {\frac{{\rm{m}}}{{\rm{k}}}} \) => T2 = 4π2.\(\frac{{\rm{m}}}{{\rm{k}}}\)
Khối lượng của vật nhỏ: m = \(\frac{{{\rm{k}}{\rm{.}}{{\rm{T}}^{\rm{2}}}}}{{{\rm{4}}{{\rm{\pi }}^{\rm{2}}}}} = \frac{{200.{{\rm{\pi }}^{\rm{2}}}}}{{{\rm{4}}{{\rm{\pi }}^{\rm{2}}}.100}} = 0,5\)kg
Một tụ điện phẳng không khí có điện dung C = 2500 pF. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4000 V thì điện tích của tụ điện là
Đáp án C
Điện tích của tụ điện: Q = C.U = 2500.10-12.4000 = 10-5 C
Khi một ánh sáng đơn sắc đi từ một môi trường này sang một môi trường khác thì có……………… không thay đổi.
Đáp án A
Khi một ánh sáng đơn sắc đi từ một môi trường này sang một môi trường khác thì có tần số không thay đổi.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,55 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,55 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,8 m. Thí nghiệm được đặt trong nước có chiết suất n = \(\frac{4}{3}\) . Miền vân giao thoa trên màn có bề rộng 20 mm. Tính số vân sáng quan sát được trên màn (không kể hai biên của miền giao thoa nếu có).
Đáp án: C
Khoảng vân: i = \(\frac{{{\rm{\lambda }}{\rm{.D}}}}{{{\rm{a}}{\rm{.n}}}} = \frac{{0,{{55.10}^{ - 3}}.1,{{8.10}^3}}}{{0,55.\frac{4}{3}}}\) = 1,35 mm
Ta có tỉ số: m =\(\frac{{\rm{L}}}{{{\rm{2i}}}} = \frac{{20}}{{2.1,35}}\) = 7,4
Số vân sáng quan sát được trên màn: NS = 2.7 + 1 = 15
Số vân tối quan sát được trên màn: NT = 2.7 = 14
Vì NS > NT nên hai biên của miền giao thoa là vân sáng
Vậy số vân sáng quan sát được trên màn (không kể hai biên của miền giao thoa) là NS’ = 15 – 2 = 13
Một khung dây dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung C và hai ống dây có hệ số tự cảm L1, L2. Khi dùng tụ mắc riêng biệt với từng ống dây thì chu kì dao động của từng mạch lần lượt là 6 ms và 8 ms. Nếu dùng tụ mắc đồng thời với hai ống dây mắc nối tiếp thì chu kì dao động của mạch bằng
Đáp án: B
Khi C mắc nối tiếp với L1: T1 = 2π\(\sqrt {{{\rm{L}}_1}{\rm{C}}} \)
Khi C mắc nối tiếp với L2: T2 = 2π\(\sqrt {{{\rm{L}}_2}{\rm{C}}} \)
Khi C mắc nối tiếp đồng thời với L1, L2 nối tiếp: T = 2π\(\sqrt {{{\rm{L}}_{{\rm{nt}}}}{\rm{C}}} \)
Với Lnt = L1 + L2 => \({\rm{T}}_{^{}}^{\rm{2}} = {\rm{T}}_{\rm{1}}^{\rm{2}} + {\rm{T}}_{\rm{2}}^{\rm{2}}\) = 62 + 82 = 100
=> T = 10 ms
Lần lượt đặt điện áp xoay chiều u = 5\(\sqrt 2\) sin(ωt) V vào hai đầu mỗi phần tử: điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì dòng điện qua mỗi phần tử trên đều có giá trị hiệu dụng bằng 50 mA. Đặt điện áp này vào hai đầu đoạn mạch gồm R, L, C trên mắc nối tiếp thì tổng trở của đoạn mạch này là
Đáp án: D
Vì dòng điện qua mỗi phần tử đều có giá trị hiệu dụng bằng 50 mA nên ta có:
ZL = ZC = R = \(\frac{{\rm{U}}}{{\rm{I}}} = \frac{5}{{0,05}}\) = 100 Ω
Khi R, L, C mắc nối tiếp thì tổng trở của mạch: Z = \(\sqrt {{{\rm{R}}^{\rm{2}}} + {{\left( {{{\rm{Z}}_{\rm{L}}} - {{\rm{Z}}_{\rm{C}}}} \right)}^2}} \)= R = 100 Ω
Hạt nhân urani \({}_{92}^{238}{\rm{U}}\) sau khi phát ra các bức xạ α và β cuối cùng cho đồng vị bền của chì \({}_{82}^{206}{\rm{Pb}}\). Số hạt α và β phát ra là
Đáp án: A
Ta có phương trình phản ứng: \({}_{92}^{238}{\rm{U}}\) → xα + yβ- + \({}_{82}^{206}{\rm{Pb}}\)
Từ phương trình trên ta có: 238 = 4x + 206 => x = 8
92 = 2x – y + 82 => y = 6
Cho biết giới hạn quang dẫn của Ge, PbSe, CdS, PbTe lần lượt là 1,88 μm, 5,65 μm, 0,9 μm, 4,97 μm. Khi chiếu bức xạ đơn sắc mà mỗi phôtôn mang năng lượng bằng 0,71 eV vào các chất trên thì số chất mà hiện tượng quang điện trong xảy ra là bao nhiêu? Lấy 1 eV = 1,6.10-19 J.
Đáp án: C
Bước sóng của bức xạ đơn sắc:
λ = \(\frac{{{\rm{h}}{\rm{.c}}}}{{\rm{\varepsilon }}} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,71.1,{{6.10}^{ - 19}}}}\)= 17,5.10-7 m = 1,75 μm
Để xảy ra hiện tượng quang điện trong thì λ ≤ λo => Có 3 chất thỏa mãn điều kiện.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Xét hai điểm M và N (ở hai phía đối với vân trung tâm) có tọa độ lần lượt xM = 3,6 mm, xN = -5,4 mm. Trong khoảng giữa M và N (không tính M, N) có
Đáp án: B
Khoảng vân: i = \(\frac{{{\rm{\lambda }}{\rm{.D}}}}{{\rm{a}}} = \frac{{0,{{6.10}^{ - 3}}{{.2.10}^3}}}{2}\) = 0,6 mm
Ta có: kM = = 6 => Tại M là vân sáng thứ 6.
kN = = -9 => Tại N là vân sáng thứ 9.
Số vân tối trong khoảng giữa M, N: NT = kM – kN = 6 – (-9) = 15 vân tối
Dòng điện xoay chiều chạy trong mạch điện chỉ có tụ điện có điện dụng C = \(\frac{{{\rm{500}}}}{{\rm{\pi }}}\)μF có biểu thức i = 5\(\sqrt 2\) cos(100πt + π) A. Dung kháng của tụ điện là
Đáp án: C
Dung kháng của tụ điện: ZC = \(\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{C}}{\rm{.\omega }}}} = \frac{1}{{\frac{{{\rm{500}}{\rm{.1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 6}}}}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{.100\pi }}}} = 20\)Ω
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động cùng phương có phương trình lần lượt là x1 = 6cos(2πt) cm và x2 = 4sin(2πt +\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) ) cm. Lấy π2 = 10. Gia tốc cực đại của vật bằng
Đáp án: D
x1 = 6cos(2πt) cm; x2 = 4sin(2πt + \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)) cm = 4cos(2πt) (cm)
=> Hai dao động cùng pha nên phương trình dao động tổng hợp: x = x1 + x2 = 10cos(2πt) cm
Gia tốc cực đại của vật là: amax = Aω2 = 0,1.(2π)2 = 4 m/s2.
Một lá kẽm được chiếu bằng tia tử ngoại có bước sóng 0,3 μm. Biết công thoát của êlectron ra khỏi lá kẽm là 3,55 eV. Cho h = 6,625.10-34 J.s, khối lượng êlectron là 9,1.10-31 kg. Lấy 1 eV = 1,6.10-19 J. Vận tốc ban đầu cực đại của quang êlectron thoát khỏi kẽm bằng
Đáp án: B
Từ công thức: \(\frac{{{\rm{h}}{\rm{.c}}}}{{\rm{\lambda }}} = {\rm{A}} + \frac{{{\rm{m}}{\rm{.v}}_{_{{\rm{0max}}}}^{\rm{2}}}}{{\rm{2}}}\)
=> vomax = \(\sqrt {\frac{{\rm{2}}}{{\rm{m}}}\left( {\frac{{{\rm{h}}{\rm{.c}}}}{{\rm{\lambda }}} - {\rm{A}}} \right)} = \sqrt {\frac{2}{{9,{{1.10}^{ - 31}}}}\left( {\frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{3.10}^{ - 7}}}} - 3,55.1,{{6.10}^{ - 19}}} \right)} \) ≈ 4,56.105 m/s
Đặt điện áp xoay chiều u = Uocos(100πt) V vào hai đầu đoạn mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 200 Ω, L =\(\frac{{\rm{2}}}{{\rm{\pi }}}\) H. Để điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu tụ điện là \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) thì C có giá trị bằng
Đáp án: A
Để điện áp hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn điện áp hai đầu tụ điện là \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) thì ta có:
Δφ = φu – φuc = (φu – φi) – (φuc – φi) = φ – φc =\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)
=> φ = φc +\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) = -\(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\) + \(\frac{{\rm{\pi }}}{{\rm{2}}}\)= 0 => Cộng hưởng điện
Suy ra: ZL = ZC
=> C = \(\frac{{\rm{1}}}{{{\rm{L}}{\rm{.}}{{\rm{\omega }}^{\rm{2}}}}} = \frac{{\rm{1}}}{{\frac{{\rm{2}}}{{\rm{\pi }}}{\rm{.}}{{\left( {{\rm{100\pi }}} \right)}^{\rm{2}}}}} = \frac{{{\rm{1}}{{\rm{0}}^{{\rm{ - 4}}}}}}{{{\rm{2\pi }}}}\)F
Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động với cùng tần số bằng 40 Hz, cùng biên độ và cùng pha ban đầu. Tại một điểm M cách hai nguồn sóng đó những khoảng lần lượt là d1 = 36 cm và d2 = 38 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm A, B có hai đường cực tiểu giao thoa. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là
Đáp án: D
Ta có: d2 – d1 = k.λ
Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm A, B có hai đường cực tiểu giao thoa => k = 2
Suy ra: λ = \(\frac{{{{\rm{d}}_{\rm{2}}} - {{\rm{d}}_{\rm{1}}}}}{{\rm{k}}} = \frac{{38 - 36}}{2} = 1\) cm
Vận tốc truyền sóng: v = λ.f = 1.40 = 40 cm/s