Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hướng Phùng
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Hướng Phùng
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
37 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN
Ở sinh vật nhân thực, mARN sơ khai sau khi được phiên mã ra từ mạch gốc của phân tử ADN mẹ sẽ phải trải qua một số quá trình biến đổi để hình thành nên mARN trưởng thành sau đó mới thực hiện được chức năng sinh học của nó. mARN sơ khai gồm có các đoạn intron và các đoạn êxôn, các đoạn intron không tham gia vào việc mã hóa prôtêin sẽ bị cắt bỏ, các đoạn êxôn được nối lại tạo thành mARN trưởng thành.
Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?
Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzym để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn.
Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?
Tần số alen A của quần thể này là: \(0,16 + \frac{{0,48}}{2} = 0,4\)
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận sau đây không đúng?
Không phải lúc nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng dẫn quần thể đến diệt vong. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể sẽ mở ra một hướng phát triển mới cho quần thể.
Cho các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của quần xã?
+ A, B, C là đặc trưng của quần xã.
+ D là đặc trưng của quần thể.
Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
Aa × Aa cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1
Ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbDD giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên là:
Chú ý: Số loại giao tử tối đa của cơ thể có kiểu gen AaBbDD là = 22 = 4 loại.
Số cách sắp xếp NST ở kì giữa của GP1 là: \({2^{n - 1}} = {2^{2 - 1}} = 2\) → Do đõ mỗi tế bào chỉ có 1 cách sắp xếp duy nhất trong 2 cách. Mỗi cách sẽ tạo 2 loại giao tử khác nhau.
Þ 1 tế bào sinh tinh cho 2 loại giao tử nên 2 tế bào sẽ cho 4 loại.
Þ Tế bào thứ 3 sẽ cho 2 loại trùng với 4 loại của 2 tế bào trên.
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai dưới đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình?
(1) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\). (2) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\). (3) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\).
(4) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{Ab}} \end{array}\). (5) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\). (6) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\) x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{ab}}}} \,\,\\ {\rm{ab}} \end{array}\).
Phép lai |
Tỉ lệ kiểu gen |
Tỉ lệ kiểu hình |
(1) |
1 : 2 : 1 |
3 : 1 |
(2) |
1 : 1 : 1 : 1 |
1 : 2 : 1 |
(3) |
1 : 2 : 1 |
1 : 2 : 1 |
(4), (5) |
1 : 1 : 1 : 1 |
3 : 1 |
(6) |
1 : 1 |
1 : 1 |
Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?
Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
+ A, B, C loại vì đây là những cơ quan tương tự
+ D chọn vì gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Ở một loài bí, sản phẩm của gen A và B có sự tương tác qua lại với nhau cùng quy định quả dẹt; mỗi gen riêng lẻ quy định quả tròn; và các alen lặn a, b quy định quả dài. Cho 2 cây bí quả tròn thuần chủng lai với nhau thu được F1 100% bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỷ lệ kiểu hình như thế nào?
Bài toán cho kiểu tương tác bổ sung. P thuần chủng bí quả tròn lai với nhau được F1 gồm toàn cây bí quả dẹt nên ta quy ước gen: A-B- quy định quả dẹt; A-bb, aaB- quy định quả tròn; aabb quy định quả dài.
Vậy P: AAbb × aaBB. F1: AaBb.
Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỉ lệ gồm 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb
Kiểu hình: 9 bí quả dẹt : 6 bí quả tròn : 1 bí quả dài.
Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?
A sai. Thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng 1 loại enzim cắt giới hạn bởi vì để tạo ra 2 đầu khớp nhau thì mới có thể liên kết với nhau.
C sai. Nếu thể truyền là virus thì sẽ chèn DNA vào gen trong nhân và nhân đôi phụ thuộc bộ gen trong nhân.
D sai. Các gen đánh đấu được gắn vào thể truyền với mục đích là dấu hiệu nhận biết tế bào được chuyển gen, giúp sàng lọc tế bào đã thành công trong việc chuyển gen và không thành công.
Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa vàng thuần chủng, F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 301 cây hoa đỏ : 76 cây hoa vàng : 25 cây hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ F2, cây mang một cặp gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ?
F2: 12 đỏ : 3 vàng : 1 trắng; Qui định gen: A-B-, A-bb : hoa đỏ; aaB- : hoa vàng; aabb : hoa trắng.
Kiểu gen F1: AaBb.
Hoa đỏ mang 1 cặp gen dị hợp có kiều gen: AaBB, AABb, Aabb.
Trong tổng số cây hoa trắng F2, cây mang một cặp gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ: \(\frac{{\frac{2}{{16}}.3}}{{\frac{{12}}{{16}}}} = \frac{1}{2}.\)
Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật như nhiệt độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng,...
+ A đúng: vì nhiệt độ môi trường là nhân tố vô sinh.
+ B, C, D sai: vì đây là nhóm nhân tố hữu sinh.
Thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?
Thực vật có hoa xuất hiện ở đại trung sinh
Hình vẽ sau mô tả 2 cặp NST thường đã nhân đôi trong giảm phân. Các alen của 3 gen A, B và C được kí hiệu bên dưới.
Khi kết thúc giảm phân, loại giao tử nào trong các loại giao tử sau chiếm tỉ lệ nhỏ nhất nhất?
Vì giao tử hoán vị chiếm tỉ lệ nhỏ hơn giao tử liên kết.
Tỉ lệ giao tử A1B1 = A2B2 < A1B2 = A2B1
Tỉ lệ C1 = C2 = 50%
Do đó tỉ lệ nhỏ nhất là A1 B1 C2
Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai (P): ♀ \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \\ {\rm{ab}} \end{array}\) XDXd × ♂ \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \\ {\rm{ab}} \end{array}\)XDY, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ?
(P): ♀ \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \\ {\rm{ab}} \end{array}\)XDXd × ♂ \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \\ {\rm{ab}} \end{array}\)XDY → aabb. XdY = 0,04 → aabb = 0,16 = 0,4 ab x 0,4 ab
Trong tổng số cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp
(\(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{AB}} \end{array}\) XDXD + \(% MathType!MTEF!2!1!+- % feaahqart1ev3aaatCvAUfeBSjuyZL2yd9gzLbvyNv2CaerbuLwBLn \begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{ab}}}} \,\,\\ {\rm{ab}} \end{array}\) XDXD + \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{Ab}} \end{array}\) XDXD + \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{aB}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\) XDXD) = \(\frac{{\frac{1}{4}.(0,4.0,4.2 + 0,1.0,1.2)}}{{\frac{1}{2}}} = 0,17.\)
Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A đúng. Vì đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen trong trường hợp thay thế cặp A-T bằng cặp T-A hoặc chính nó, thay thế cặp G-X bằng cặp X-G hoặc chính nó.
B đúng. Đột biến điểm có thể có hại, có lợi, hoặc trung tính với thể đột biến.
C đúng. Đột biến gen có thể làm tăng hoặc giảm số lượng liên kết hiđro của gen. Ví dụ: Đột biến mất 1 cặp A-T làm giảm 2 liên kết hiđro của gen.
D sai. Vì thể đột biến là những cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể xảy ra chủ yếu ở
Mao mạch là nơi xảy ra sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể.
Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng?
Độ đa dạng của quần xã càng cao thì số lượng cá thể của mỗi quần thể càng giảm.
Khi nói về hệ tuần hoàn của người và các khía cạnh liên quan, có bao nhiêu phát biểu đây là không đúng?
- Huyết áp tại các vị trí khác nhau của động mạch có giá trị tương đương nhau và giá trị này lớn hơn huyết áp của tĩnh mạch.
- Trong vòng tuần hoàn lớn, mao mạch có đường kính nhỏ nhất và tổng tiết diện của mao mạch nhỏ hơn động mạch và tĩnh mạch.
- Trong pha thất co, thể tích của tâm thất là nhỏ nhất gây ra một áp lực đẩy máu vào động mạch từ đó tạo ra huyết áp tối đa.
- Bắt đầu từ mao mạch, trên con đường máu về tim giá trị huyết áp tăng dần từ mao mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ.
Các nhận định không đúng là I, II, IV.
I sai vì càng xa tim, huyết áp càng giảm.
II sai vì tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất.
IV sai vì huyết áp giảm dần, ở tĩnh mạch chủ huyết áp thấp nhất.
Xét cá thể có kiểu gen AB//ab DE//de, quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A, a với tần số 20%; giữa D, d với tần số 40%. Loại giao tử nào chiếm tỉ lệ 12%?
Ta thấy: 12% = 0,4 x 0,3.
\(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử AB = ab = 40%. \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{DE}}}} \\ {\rm{de}} \end{array}\)giảm phân tạo ra tỉ lệ giao tử DE = de = 30%.
Vậy giao tử có tỉ lệ 12% là: AB DE; AB de; ab DE; ab de.
Ví dụ nào sau đây thuộc loại cách li sau hợp tử?
Cách li sau hợp tử là hiện tượng hợp tử bị chết hoặc cơ thể con không có khả năng sinh sản. Trong 4 ví dụ mà đề bài đưa ra, ví dụ B là cách li sau hợp tử. Các ví dụ A, C và D đều là cách li trước hợp tử.
Khi nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài vi sinh vật (A và B), người ta đã nuôi trong cùng một điều kiện môi trường: Loài A và B được nuôi riêng và nuôi chung. Kết quả khảo sát số lượng cá thể ở mỗi trường hợp được minh họa bằng sơ đồ bên dưới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng?
- Loài A và B có mối quan hệ họ hàng gần gũi.
- Mối quan hệ sinh thái phù hợp nhất giữa loài A và B là quan hệ cạnh tranh.
- Sau 8 tuần khi nuôi riêng thì loài A và B đều vượt số lượng 100 cá thể.
- Trong cùng một thời gian, loài A có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn loài B.
I sai. Không có cơ sở để khẳng định.
II sai. Mối quan hệ sinh thái phù hợp nhất giữa loài A và B là quan hệ cộng sinh.
III sai.
IV đúng.
Quan sát thí nghiệm ở hình sau (chú ý: ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẩn đục). Cho các phát biểu sau:
- Do hô hấp của hạt, CO2 tích lũy lại trong bình. CO2 nặng hơn không khí nên không thể khuếch tán qua ống và phễu ra môi trường bên ngoài bình.
- Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự thải ra CO2.
- Trong bình chứa hạt nảy mầm đang diễn ra quá trình hô hấp mạnh mẽ.
- Đây là một thí nghiệm chứng tỏ quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm có sự tạo ra CaCO3.
Số phát biểu có nội dung đúng là?
Các nhận định đúng là I, II, III.
Ta thấy nước vôi bị vẩn đục do khí CO2 sinh ra khi hạt nảy mầm.
Khí CO2 sẽ tác dụng với nước vôi sinh ra CaCO3 làm đục nước vôi trong.
PT: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Một gen có 1500 cặp nuclêôtit. Trên mạch 1 của gen có số A = X và loại G nhiều hơn loại A là 125 nuclêôtit. Trên mạch 2 của gen có tổng số nuclêôtit loại A và loại G bằng 75% tổng số nuclêôtit của mạch 2. Có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
- Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {G_2}}}{{{A_2} + {G_1}}} = 0,2\).
- Nuclêôtit loại G chiếm 25% số nuclêôtit toàn mạch.
- Gen nhân đôi 4 lần cần môi trường nội bào cung cấp Adenin gấp 3 lần Guanin.
- Gen bị đột biến điểm tăng một liên kết hidro. Sau ba lần nhân đôi, môi trường cung cấp số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G là 5236.
II sai
Đặt \({A_1} = {T_2} = x,{T_1} = {A_2} = y,{G_1} = {X_2} = z,{X_1} = {G_2} = t\)
Theo đề bài, ta có hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ z - x = 125\\ x + y + z + t = 1500\\ y + t = 0,75 \times (x + y + z + t) \end{array} \right.\) \(\to x = 125,y = 1000,z = 250,t = 125\)
I. Tỉ lệ \(\frac{{{A_1} + {G_2}}}{{{A_2} + {G_1}}} = \frac{{x + t}}{{y + z}} = \frac{{125 + 125}}{{1000 + 250}} = 0,2\).
II. \(\frac{G}{{2(A + G)}} = \frac{{375}}{{2 \times 1500}} \times 100\% = 12,5\% \)
III. Do A gen = 3 G gen , nên khi gen nhân đôi 4 lần cần môi trường nội bào cung cấp A gấp 3 lần G.
IV. Sau đôt biến: A = 1124 và G = 376. Sau 3 lần nhân đôi:
- Môi trường cung cấp số nuclêôtit loại A là: \(1124 \times ({2^3} - 1) = 7868\)
- Môi trường cung cấp số nuclêôtit loại G là: \(376 \times ({2^3} - 1) = 2632\)
Do đó: Môi trường cung cấp số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G là 5236.
Khi nói về cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã.
- Khi môi trường không có đường lactôzơ thì prôtêin ức chế mới được tổng hợp.
- Khi môi trường có lactôzơ, một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế làm bất hoạt prôtêin ức chế.
- Khi môi trường có lactôzơ thì prôtêin ức chế mới có hoạt tính sinh học.
I, III đúng
II sai. Vì protein ức chế thường xuyên được tổng hợp. Gen điều hòa liên tục phiên mã để tổng hợp ra protein ức chế.
IV sai. Vì khi không có lactôzơ thì protein ức chế bám lên vùng O (vùng vận hành) để ức chế sự phiên mã của các gen trong operon Lac).
Nai sừng xám (một loại hươu) và bò bison (một loại bò rừng hoang dã lớn) đều là động vật ăn cỏ tìm kiếm thức ăn trong cùng một khu vực. Hình dưới đây mô tả những thay đổi trong quần thể của hai loài này trước và sau khi sói xuất hiện (loài săn mồi) trong môi trường sống của chúng.
Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
- Sự giảm kích thước của quần thể nai là kết của của sự săn mồi của những con sói cũng như sự gia tăng kích thước của quần thể bò rừng đã tiêu thụ một phần lớn nguồn thức ăn trong đồng cỏ.
- Sự biến động kích thước quần thể nai và bò rừng cho thấy những con sói chỉ ăn thịt nai sừng xám.
- Có thể đã xảy ra sự trùng lắp ổ sinh thái về dinh dưỡng giữa quần thể nai và bò rừng.
- Trong những năm đầu tiên có sự xuất hiện của sói, sự săn mồi cao của những con sói tập trung vào quần thể nai, do đó làm giảm áp lực săn mồi lên quần thể bò và làm tăng tỷ lệ sống sót của con non.
I sai. Sự giảm kích thước quần thể nai không phải là kết quả của sự gia tăng quần thể bò.
II sai. Sói ăn cả nai và bò rừng.
III đúng.
IV sai. Những năm đầu có sự xuất hiện của sói, quần thể nai và bò đều giảm.
Khi đánh bắt ngẫu nhiên một loài cá ở ba vùng khác nhau người ta thống kê được tỉ lệ (%) các loại cá theo độ tuổi (tính theo năm) ở từng vùng như sau:
Các nhận định đúng là III.
Các mẻ lưới đánh bắt ở từng vùng phản ánh tình trạng quần thể cá hiện tại.
Quần thể ở vùng A có dạng tháp tuổi trẻ, đại diện cho quần thể đang phát triển.
Quần thể ở vùng B có dạng tháp tuổi ổn định.
Quần thể ở vùng C có dạng tháp tuổi suy thoái.
I sai, vì quần thể ở vùng C phải là quần thể có mật độ cao nhất do tỉ lệ nhóm trước sinh sản rất ít, nhóm sau sinh sản rất đông chứng tỏ sức sinh sản của quần thể giảm. Điều này thường xảy ra khi mật độ quần thể quá cao.
II sai vì quần thể ở vùng C là dạng suy thoái nên tốc độ tăng trưởng thường chậm nhất trong 3 vùng.
III đúng, vùng B đang được khai thác một cách hợp lý, do đó, quần thể có dạng tháp ổn định.
IV sai, vì mật độ cá thể trong quần thể vùng C cao nên muốn giúp quần thể ở vùng C phát triển ổn định cần đánh bắt các con ở độ tuổi trưởng thành để làm giảm mật độ chứ không nên thả thêm cá vào, sẽ càng tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể.
Ở một loài lưỡng bội, xét hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST thường, liên kết hoàn toàn. Gen I có hai alen A và a, gen II có hai alen B và b. Cho cá thể trong quần thể giao phỗi với nhau. Biết giảm phân bình thường và không phát sinh đột biến. Cho các phát biểu sau:
- Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen 1:1 là 24 phép lai.
- Số phép lai cho đời sau kiểu gen đồng nhất là 10 phép lai.
- Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:2:1 là 6 phép lai.
- Số phép lai cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1:1:1:1 là 15 phép lai.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
Có 4 giao tử có thể xuất hiện là: \(\underline {AB} ,\underline {ab} ,\underline {Ab} ,\underline {aB} \).
-Để tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:1 thì một bên chỉ xuật hiện 1 loại giao tử và bên kia tạo ra 2 loại giao tử. Phép tính: \(C_4^2 \times 4 = 24\) → I đúng
-Để tạo ra đời con kiểu gen đồng nhất thì có 2 trường hợp.
TH1: Hai bên cho chỉ một loại giao tử và hai loại khác nhau: \(C_4^2 = 6\)
TH2: Hai bên cho chỉ một loại giao tử và giống nhau: \(C_4^1 = 4\)
Vậy số phép lai cho đời con có kiểu gen đồng nhất là: 6+4=10 → II đúng
-Để tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1 thì mỗi bên cho hai giao tử khác nhau và giống nhau ở cả 2 bên. Phép tính: \(C_4^2 = 6\) → III đúng
-Để tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen là 1:1:1:1 thì có hai trường hợp:
TH1: Mỗi bên có 2 loại giao từ khác nhau và khác nhau ở cả 2 bên: Có 3 trường hợp
TH2: Mỗi bên có 2 loại giao tử khác nhau và giống nhau một trong 2 giao tử: Có \(C_4^3 \times 3 = 12\) trường hợp ( trong đó chọn 3 trong 4 loại giao tử là \(C_4^3\), chọn một trong 3 loại giao tử đó là giao tử trùng nhau)
Vậy số phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen 1:1:1:1 là 3+12=15 → IV đúng
Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.
- Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
- Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.
- Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
I, III, IV đúng
II sai. Vì một nơi ở sẽ có nhiều loài và các loài sẽ có sự phân li ổ sinh thái nên khác nhau.
Virus gây viêm phổi Vũ Hán (viết tắt SARS-CoV-2) là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp xuất hiện lần đầu tiên ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó. Có một số thông tin di truyền về chủng virus này như sau:
- Các nhà khoa học đã nhận thấy chúng có tổng số 29903 nucleotide, trong đó số nucleotide từng loại A, U, G, X có số lượng lần lượt là 9594, 8954, 5492, 5863.
- Một mARN quan trọng mã hóa cho vỏ protein của virus có bộ ba mở đầu từ vị trí nucleotide thứ 29558 và kết thúc ở vị trí nucleotide thứ 29674. Từ những thông tin trên, một học sinh đưa ra một số phát biểu. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
1. Phần trăm mỗi loại nucleotitde (A, U, G, X) của virus này lần lượt là 32,08%; 29,94%; 18,37%; 19,61%.
2. Vật chất di truyền của virus SARS-CoV-2 là một phân tử RNA mạch đơn.
3. Đoạn mARN trên có chứa 116 nucleotitde.
4. Phân tử protein cấu trúc do đoạn mARN trên mã hóa có tối đa 39 axit amin.
I đúng.
II đúng. Vì vật chất di truyền có U và tỉ lệ 4 loại nucleotit không bằng nhau.
III sai. Số nucleotit của đoạn mARN là 29674 – 29558 +1 = 117 nu.
IV sai. Số aa do đoạn gen mã hóa là 117/3 – 1 = 38 aa.
Trong các nhận định sau:
- Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
- Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
- Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
- Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
- Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?
Các nhận định đúng là IV, V.
I sai cả hai hệ sinh thái đều là những hệ thống mở.
II sai hệ sinh thái tự nhiên có thành phần loài cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
III sai hệ sinh thái tự nhiên có khả năng tự thích ứng, tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái nhân tạo.
Xét phép lai: (P): ♀AaBbDdee ♂AabbDdEe. Trong quá trình giảm phân ở cơ thể đực, ở 10% tế bào sinh tinh mang alen D không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng có hiện tượng NST kép mang alen d không phân li trong giảm phân II. Các cặp NST khác phân li bình thường. Biết rằng các giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau. Cho các nhận định sau:
- Số kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.
- Các cá thể thể ba có tối đa 36 kiểu gen.
- Tỉ lệ kiểu gen AAbbDDEe ở đời con là 1,13%.
- Tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 6,875%.
Có bao nhiêu phát biểu đúng:
Không có đáp án nào đúng
(P): ♀AaBbDdee x ♂AabbDdEe
Ta có các tổ hợp giao tử như sau:
- \(\frac{1}{4}AA:\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{4}aa\); \(\frac{1}{2}Bb:\frac{1}{2}bb\); \(\frac{1}{2}Ee:\frac{1}{2}ee\)
→ Số kiểu gen xuất hiện của gen a là 3; gen b là 3 và gen e là 2.
- \(\left( {0,025DD:0,025O:0,5d:0,45D} \right) \times \left( {0,05dd:0,05O:0,5D:0,4d} \right)\)
→ Số kiểu gen xuất hiện của gen d là: 4 alen ( có 1 kiểu gen), 3 alen ( có 4 kiểu gen), 2 alen ( có 3 kiểu gen), 1 alen ( có 2 kiểu gen), 0 alen (có 1 kiểu gen) =11 kiểu gen
I sai. Vì số kiểu gen tối đa ở đời con là: 3x2x2x11 = 132
II sai. Vì cá thể đột biến thể ba có số kiểu gen là: 3x2x2x4 = 48
III sai. Vì: Tỉ lệ kiểu gen AAbbDDEe ở đời con là: \(0,25 \times 0,5 \times (0,025 \times 0,05 + 0,45 \times 0,5) \times 0,5 = 1,41\% \)
IV sai. Vì: Tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con cũng chính là tỉ lệ số giao tử chứa 3 alen của gen d: \(0,025 \times (0,5 + 0,4) + 0,05{\rm{x}}(0,45 + 0,5) = 7\% \).
Ở một loài thú, tính trạng màu lông do một gen có 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, các alen trội hoàn toàn so với nhau. Biết không xảy ra đột biến. Thực hiện 2 phép lai, thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: Cá thể lông vàng giao phối với cá thể lông xám, F1 có tỉ lệ: 2 vàng : 1 xám : 1 trắng.
- Phép lai 2: Cá thể lông đỏ giao phối với cá thể lông vàng, F1 có tỉ lệ: 2 đỏ : 1 vàng : 1 xám.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Trong loài này, có 4 kiểu gen quy định kiểu hình lông đỏ.
- Nếu cho cá thể lông xám ở P của phép lai 1 lai với cá thể lông trắng thì đời con có 50% số cá thể lông trắng.
- Ở phép lai 2, có tối đa 3 sơ đồ lai thỏa mãn.
- Cho cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 1 giao phối với cá thể lông vàng ở thế hệ P của phép lai 2, thì có thể thu được đời con có tỉ lệ 3 vàng : 1 trắng.
I, II, III, IV đúng
Dựa vào kết quả của phép lai 1, suy ra vàng trội so với xám, xám trội so với trắng.
Dựa vào kết quả của phép lai 2, suy ra đỏ trội so với vàng, vàng trội so với xám.
Như vậy, thứ tự trội lặn của các tính trạng là đỏ > vàng > xám > trắng.
Quy ước: A1 – lông đỏ; A2 – lông vàng; A3 – lông xám; A4 – lông trắng.
I đúng. Vì lông đỏ là tính trạng trội nhất, có 4 kiểu gen qui định kiểu hình lông đỏ.
Ở phép lai 1, sơ đồ lai là A2A4 × A3A4.Vì vậy, khi cho các cá thể lông xám F1 này lai với cá thể lông trắng (A4A4) thì đời con có 50% cá thể lông trắng (A4A4). → II đúng.
Phép lai 2 có tỉ lệ 2 đỏ : 1 vàng : 1 xám cho nên P có thể có kiểu gen là: A1A3 × A2A3 hoặc A1A4 × A2A3 hoặc A1A3 × A2A4. Do đó, F1 luôn có 4 kiểu gen. → III đúng.
Cá thể lông vàng ở P của phép lai 2 có kiểu gen là A2A3 hoặc A2A4. Do đó, nếu cá thể lông vàng ở P của phép lai 2 là A2A4 thì khi lai với cá thể lông trắng (A4A4) sẽ cho đời con có tỉ lệ 1 vàng : 1 trắng. → IV đúng.
Dưới đây là trình tự một mạch mã gốc của một đoạn gen mã hóa cho một chuỗi polypeptide bao gồm 10 axit amin: 3’-TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA-5’
Khi chuỗi polypeptide do đoạn gen này mã hóa bị thủy phân, người ta thu được các loại axit amin và số lượng của nó được thể hiện trong bảng dưới (trừ bộ ba đầu tiên mã hóa Methionine).
I sai, II đúng.
3’-TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA-5’
GGT mã hóa axit amin loại Y
XAA mã hóa axit amin loại X
TXT mã hóa axit amin loại Z
GAG mã hóa axit amin loại W
III đúng.
IV sai. Có 4 vị trí. Đột biến từ bộ ba TXT thành AXT → mã hóa UGA
3’-TAX GGT XAA TXT GGT TXT GGT TXT TXT GAG XAA-5’
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc do 2 cặp gen không alen (A, a; B, b) phân li độc lập quy định, kiểu gen nào có mặt của hai loại alen trội A và B sẽ quy định kiểu hình hoa đỏ, kiểu gen nào chỉ có 1 loại alen trội (A hoặc B) sẽ quy định kiểu hình hoa hồng, kiểu gen không có hai loại alen trội A và B sẽ quy định kiểu hình hoa trắng; tính trạng chiều cao thân do 1 gen có 2 alen (D, d) quy định, kiểu gen nào có mặt của alen trội D sẽ quy định kiểu hình thân cao, kiểu gen không có alen trội D sẽ quy định kiểu hình thân thấp. Cho cây hoa đỏ, thân cao dị hợp tử về 3 cặp gen trên (cây X) giao phấn với cây hoa hồng, thân cao (cây Y), ở thế hệ F1 thu được: 30% cây hoa đỏ, thân cao : 7,5% cây hoa đỏ, thân thấp : 36,25% cây hoa hồng, thân cao : 13,75% cây hoa hồng, thân thấp : 8,75% cây hoa trắng, thân cao : 3,75% cây hoa trắng, thân thấp. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Theo lí thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
- Cho cây X tự thụ phấn, ở đời con tỉ lệ các cá thể mang 1 cặp gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 38,75%.
- Cho cây Y tự thụ phấn, ở đời con tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử chiếm tỉ lệ
- Cho cây X lai phân tích, ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ
- Trong tổng số cây hoa hồng, thân cao ở F1, cây mang kiểu gen dị hợp tử 1 cặp gen chiếm tỉ lệ
Các nhận định đúng là I.
Qui định gen: A-B-: đỏ, A-bb, aaB- : hồng, aabb: trắng; D: cao, d: thấp.
P giao phấn: Cao, đỏ x Cao, hồng; F1: (3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng) (3 cao : 1 thấp).
→ KG P: AaBb, Dd (cây X) x Aabb, Dd (cây Y) hoặc AaBb, Dd (cây X) x aaBb, Dd (cây Y). Vì vai trò A và B ngang nhau, nên ta chỉ xét một trường hợp là KG P: AaBb, Dd (cây X) x Aabb, Dd (cây Y)
F1: (3 đỏ : 4 hồng : 1 trắng) (3 cao : 1 thấp) khác đề bài.
→ P (cây X) dị hợp 3 cặp gen, nằm trên 2 cặp NST khác nhau, có hoán vị gen.
→ P (cây Y) có thể dị hợp 3 cặp gen hoặc 2 cặp gen, nằm trên 2 cặp NST khác nhau, có thể hoán vị gen hoặc không có hoán vị gen.
* Giả sử ở P, 2 cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST. P: AaDd, Bb (cây X) x AaDd, bb (cây Y)
F1 có cao, đỏ (A-B-D-) = 0,3 → A-D- = 0,6 →A-dd = aaD- = 0,15, aadd = 0,1.
→ Hồng, cao (A-D-bb + aaD-B-) = \(0,6.\frac{1}{2} + 0,15.\frac{1}{2} = 0,375\) (khác đề bài) →Loại trường hợp 2 cặp gen Aa và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST.
* Giả sử ở P, 2 cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST. P: Aa, BbDd (cây X) x Aa, bbDd (cây Y)
F1 có cao, đỏ (A-B-D-) = 0,3 → B-D- = 0,4 → B-dd = 0,1; bbD- = 0,35; bbdd = 0,15.
(B- D- = 0,25 + x; B-dd = 0,25 – x; bbD- = 0,5 – x; bbdd = x)
→ Hồng, cao (A-bbD- + aaB-D-) = \(0,35.\frac{3}{4} + 0,4.\frac{1}{4} = 0,3625\) (đúng đề bài) → Nhận trường hợp 2 cặp gen Bb và Dd nằm trên cùng 1 cặp NST.
→ bbdd = 0,15 = 0,3 bd x 0,5 bd → KG (P) là AabD//bd (f = 0,4) (cây X) x AabD//bd (cây Y).
* Cho cây X tự thụ phấn, AaBD//bd (f = 0,4) (cây X) x AaBD//bd (f = 0,4) (cây X) ở đời con tỉ lệ các cá thể mang 1 cặp gen đồng hợp tử trội (AA bd//bd+ AA BD//bd+ AA Bd//bD+ AA Bd//bd+ AA bD//bd);
(Aa Bd//Bd+ Aa bD//bD+ Aa BD//Bd+ Aa BD//bD); (aa Bd//Bd+ aa bD//bD+ aa BD//Bd+ aa BD//bD)
= \(\frac{1}{4}.(0,09 + 0,18 + 0,08 + 0,12.2) + \frac{2}{4}.(0,04.2 + 0,12.2) + \frac{1}{4}.(0,04.2 + 0,12.2) = 0,3875\) →I đúng.
* Cho cây Y tự thụ phấn, AabD//bd (cây Y) x AabD//bd (cây Y) ở đời con tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử (AA bD//bD+ AA bd//bd+ aa bD//bD+ aa bd//bd) = \(\frac{1}{2}.\frac{1}{2} = \frac{1}{4}.\) → II sai.
* Cho cây X lai phân tích, AaBD/bd(f = 0,4) (cây X) x aa bd//bd ở đời con kiểu gen đồng hợp tử lặn về 3 cặp gen (aa bd//bd) = \(\frac{1}{2}.0,4 = \frac{1}{5}.\)→ III sai.
* Trong tổng số cây hoa hồng, thân cao ở F1, cây mang kiểu gen dị hợp tử 1 cặp gen
(AA bD//bD+ Aa bD//bD+ aa BD//bD) = \(\frac{{\frac{1}{4}.0,25 + \frac{2}{4}.0,1 + \frac{1}{4}.0,15}}{{0,3625}} = \frac{{12}}{{29}}.\)→ IV sai.
Ở một loài thú, khi cho giao phối (P) giữa con cái mắt đỏ, chân cao thuần chủng với con đực mắt trắng, chân thấp, F1 thu được 100% con mắt đỏ, chân cao. Cho F1 giao phối với nhau, kiểu hình F2 phân li theo tỉ lệ 51,5625% con mắt đỏ, chân cao : 20,3125% con mắt trắng, chân thấp : 4,6875% con mắt đỏ, chân thấp : 23,4375% con mắt trắng, chân cao. Trong đó tính trắng mắt đỏ, chân thấp chỉ xuất hiện ở con đực. Biết trong quá trình này không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Tính trạng màu mắt do 2 cặp gen quy định.
- Xảy ra hoán vị gen với tần số 20%.
- F2 có 10 kiểu gen quy định mắt đỏ, chân cao.
- Cho con cái F1 giao phối với con đực mắt đỏ, chân thấp mang các alen khác nhau thì kiểu hình mắt trắng, chân thấp mang cặp gen đồng hợp ở đời con chiếm tỉ lệ 12,5%.
Ptc → F1 dị hợp
F2: xét riêng từng tính trạng
Đỏ : trắng = 9 : 7 → tương tác bổ sung, quy ước gen:
A-B-: đỏ ; A-bb / aaB-/ aabb: trắng → I đúng
Cao : thấp = 3 : 1 → D: cao > d: thấp
Tích các tỉ lệ: (9:7) × (3:1) ≠ đề → các gen quy định tính trạng màu sắc và chiều cao không phân li độc lập
Tính trạng mắt đỏ, chân thấp chỉ xuất hiện ở con đực → Gen trên NST giới tính X, không có alen trên Y
→ 1 trong 2 gen quy định màu mắt nằm trên cùng 1 NST với gen quy định độ dài chân, giả sử cặp gen Aa và Dd cùng nằm trên NST X
P: \(X_D^AX_D^ABB \times X_d^aYbb \to X_D^AX_d^aBb:X_D^ABb\)
II sai Con đực mắt đỏ, chân thấp: \(X_d^AYB\_\) = 4,6875%
→ \(X_d^AY\) = 4,6875% : 75%B_ = 0,0625 → \(X_d^A\)= 0,0625:0,5 = 0,125 → f=25%
III đúng Các kiểu gen mắt đỏ - chân cao:
+ Cái: 8 kiểu gen: \(X_D^A\left( {X_D^A:X_d^a:X_d^A:X_D^a} \right)\left( {BB:Bb} \right)\)
+ Đực: 2 kiểu: \(X_D^AY\left( {BB:Bb} \right)\)
→ Có 10 kiểu gen quy định tính trạng mắt đỏ, chân cao
IV đúng cái F1: \(X_D^AX_d^aBb\) giao phối với đực mắt đỏ, chân thấp mang các alen khác nhau : \(X_d^AYBb\)
+ \(X_D^AX_d^aBb\) (f = 12,5%) × \(X_d^AYBb\) → Mắt trắng, thân thấp đồng hợp: (AAbb + aaBB)dd
\(X_D^AX_d^a\) → \(X_D^A\) = \(X_d^a\) = 0,4375 ; \(X_D^a\) = \(X_d^A\) = 0,0625
\(X_d^AY\) → 1/2 \(X_d^A\) : 1/2 Y
→ \(X_D^AX_d^a\) × \(X_d^AY\)→ Ad và ad = 0,4375 × 0,5 + 0,0625 × 0,5 = 1/4
+ Bb × Bb → BB + bb = 1/2
→ (AAbb + aaBB)dd = 1/4 × 1/2 = 12,5%.
Một loài thực vật, gen A tổng hợp enzym E1 chuyển hóa chất P thành chất A; gen B tổng hợp enzym E2 chuyển hóa chất P thành chất B. Các alen đột biến lặn a và b đều không tạo ra E1, E2 và E1 bị bất hoạt khi có B. Hai cặp gen này phân li độc lập và không xảy ra đột biến. Chất P quy định hoa trắng, chất A quy định hoa vàng, chất B quy định hoa đỏ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
- Cho cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, thu được F1 có 6,25% số cây hoa trắng.
- Nếu cho cây hoa vàng lai với cây hoa trắng thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 75% hoa vàng : 25% hoa trắng.
- Nếu cho 1 cây hoa đỏ tự thụ phấn thì có thể thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
- Nếu 2 cây đều có hoa vàng giao phấn với nhau thì có thể thu được đời con có số cây hoa trắng chiếm 75%.
I, III đúng
Quy ước gen: A-bb quy định hoa vàng; A-B- hoặc aaB- quy định hoa đỏ; aabb quy định hoa trắng.
I đúng. Cây dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn: AaBb × AaBb à F1 có tỉ lệ 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng à Có 6,25% số cây hoa trắng.
II sai. Vì nếu cây hoa vàng có kiểu gen Aabb thì khi lai với cây hoa trắng sẽ có đời con với tỉ lệ 1 vàng : 1 trắng.
III đúng. Vì nếu cây hoa đỏ là cây aaBb thì sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ 3 đỏ : 1 trắng.
IV sai. Vì cây hoa vàng có kiểu gen là A-bb nên không thể sinh ra đời con có 75% số cây hoa trắng (aabb).
Người ta cho các hạt thuần chủng chiếu xạ để gây đột biến gen rồi đem gieo. Trong số các cây thu được đều có quả vàng, trừ một vài cây có quả trắng. Lấy hạt phấn trong bao phấn của cây có quả trắng đặt trên núm nhụy của cây có quả vàng (thế hệ P). Các hạt thu được đem gieo và cho kết quả (thế hệ F1) gồm 50% cây có quả vàng : 50% cây có quả trắng. Nếu tiếp tục cho cây quả trắng ở F1 cho tự thụ phấn, ở đời F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 25% quả vàng : 75% quả trắng. Khi quan sát kỹ F1, người ta nhận thấy: trong số cây quả vàng có 49% cây thân to và 1% cây thân nhỏ; trong số các cây quả trắng có 26% cây thân to và 24% cây thân nhỏ. Biết rằng cả hai tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định và không xuất hiện đột biến mới. Trong số các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét đúng.
- Quá trình chiếu xạ đã gây nên đột biến gen lặn.
- Trong số các cây ở F2, cây thuần chủng về tính trạng màu quả chiếm 50%.
- Hai tính trạng trên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
- Nếu cho cây quả trắng, thân to ở F1 giao phấn ngẫu nhiên thì ở xác suất xuất hiện cây quả vàng, thân nhỏ ở đời con nhỏ hơn 1‰.
I sai. Cây quả vàng thuần chủng có kiểu gen aa.
Một đột biến xảy ra gây đột biến aa thành Aa, biểu hiện kiểu hình quả trắng.
Suy ra đột biến ở đâylà đột biến gen trội. AA, Aa: quả trắng; aa: quả vàng.
II đúng. Phân tích F1 ta có:
Trắng/ vàng = 1 : 1 → Aa× aa
Þ Cây quả trắng tự thụ phấn ÞAa × Aa → F2: 1AA: 2Aa: 1aa
Þ Cây thuần chủng (AA + aa) chiếm tỉ lệ 50%.
III sai.
Phân tích F1 ta có:
Trắng/ vàng = 1 : 1 → Aa× aa
Thân to/ thân nhỏ = 3/ 1 → Bb × Bb.
Þ (Aa, Bb) × (aa, Bb)
Tỷ lệ chung của đề bài là: 0,49 quả vàng, thân to: 0,01 quả vàng, thân nhỏ: 0,26 quả trắng, thân to: 0,24 quả trắng, thân nhỏ.
Nhận thấy (1 : 1) (3: 1) khác tỉ lệ đề bài → có xảy ra hoán vị gen.
IV sai.
Ta có: 0,01 quả vàng, thân nhỏ → aabb = 0,01 → \(\underline {ab} = 0,01:50\% = 0,02\) →\(f = 2 \times 0,02 = 0,04 = 4\% \)
\(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}(f = 4\% ) \times \frac{{\underline {aB} }}{{ab}}\) → 26% A_B_ : 24% A_ bb: 49% aaB_ : 1% aabb
Quả trắng, thân to có các kiểu gen \(\frac{{\underline {AB} }}{{aB}};\frac{{\underline {AB} }}{{ab}};\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\) với tỉ lệ lần lượt là: 0,01 : 0,01 : 0,24 → Quy về 100% ta có: \(\frac{1}{{26}}\frac{{\underline {AB} }}{{aB}};\frac{1}{{26}}\frac{{\underline {AB} }}{{ab}};\frac{{24}}{{26}}\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\)
Tần số giao tử được tạo ra là: 73/1300 AB, 577/1300 Ab: 301/650 aB: 12/325 ab.
⇒ Xác suất xuất hiện cây quả vàng, thân nhỏ ở đời con là: \(\frac{{\underline {ab} }}{{ab}} = {\left( {\frac{{12}}{{325}}} \right)^2} \approx 0,136\% \approx 1,36\)
Một bệnh di truyền ở người do một trong hai alen của một gen qui định, gen này phân li độc lập với gen qui định hệ nhóm máu ABO. Người đàn ông (1) không bị bệnh mang nhóm máu A kết hôn với người phụ nữ (2) không bị bệnh mang nhóm máu AB; sinh được người con gái (5) bị bệnh, người con trai (6) bị bệnh mang nhóm máu B và người con gái (7) không bị bệnh mang nhóm máu A. Một cặp vợ chồng khác người đàn ông (3) không bị bệnh mang nhóm máu B kết hôn với người phụ nữ (4) không bị bệnh mang nhóm máu AB; sinh được người con trai (8) không bị bệnh mang nhóm máu B, người con gái (9) không bị bệnh và người con trai (10) không bị bệnh mang nhóm máu A. Người con gái (7) lấy chồng (8); sinh được con gái (12) không bị bệnh, con trai (13) bị bệnh và con gái (14) không bị bệnh. Con gái (12) kết hôn với người đàn ông (11) bị bệnh mang nhóm máu B và sinh con, biết rằng người đàn ông (11) đến từ quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm 21% người có nhóm máu A : 45% người có nhóm máu B : 30% người có nhóm máu AB : 4% người có nhóm máu O. Con gái (14) kết hôn với người đàn ông (15) không bị bệnh mang nhóm máu AB và sinh con, biết rằng người đàn ông (15) đến từ quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có kiểu hình gồm 84% người bình thường : 16% người mắc bệnh. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên, các gen đang xét đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
- Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.
- Xác suất sinh một người con không bị bệnh mang nhóm máu AB của cặp vợ chồng (11) và (12) là 7/36
- Xác suất người con gái (14) mang kiểu gen dị hợp tử 13/15
- Xác suất sinh hai người con không bị bệnh mang nhóm máu B của cặp vợ chồng (14) và (15) là 35/384
(1) và (2) không bệnh sinh con gái (5) bệnh → Bệnh do gen lặn qui định, gen nằm trên NST thường.
Qui ước gen: A : bình thường, a : bị bệnh.
* Xét tính trạng bệnh:
(1) Aa |
(2) Aa |
(3) |
(4) |
(5) aa |
(6) aa |
(7) Aa |
(8) Aa |
(9) |
(10) |
(11) aa |
(12) |
(13) aa |
(14) |
(15) |
* Xét tính trạng nhóm máu:
(1) IAIO |
(2) IAIB |
(3) IBIO |
(4) IAIB |
(5) |
(6) IBIO |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) IAIO |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) IAIB |
* Xác định được tối đa kiểu gen của 3 người trong các gia đình trên là: 1, 2, 6. →I sai.
(7) (1/2 IAIA : 1/2 IAIO) x (8) (1/2 IBIB : 1/2 IBIO) → (12) và (14) (9/16 IAIB : 3/16 IAIO : 3/16 IBIO : 1/16 IOIO).
* Xác suất sinh một người con không bị bệnh mang nhóm máu AB của cặp vợ chồng (11) và (12)
(11) aa (5/9 IBIB : 4/9 IBIO) x (12) (1/3AA : 2/3Aa) (9/16 IAIB : 3/16 IAIO : 3/16 IBIO : 1/16 IOIO).
G: a = 1 ; (IB = 7/9, IO = 2/9) (A = 2/3, a = 1/3) ; (IA = 3/8, IB = 3/8, IO = 2/8)
= 2/3. 7/9. 3/8 = 7/36 → II đúng.
* Xác suất người con gái (14) mang kiểu gen dị hợp tử
(1/3AA : 2/3Aa) (9/16 IAIB : 3/16 IAIO : 3/16 IBIO : 1/16 IOIO).
= 1 - 1/3 . 1/16 = 47/48 (1 - AA IOIO) → III sai.
* Xác suất sinh hai người con không bị bệnh mang nhóm máu B của cặp vợ chồng (14) và (15)
(14) (1/3AA : 2/3Aa) (9/16 IAIB : 3/16 IAIO : 3/16 IBIO : 1/16 IOIO) x (15) (3/7AA : 4/7Aa) IAIB
\(\left[ {\frac{1}{3}.\frac{3}{7}{{.1}^2} + \frac{1}{3}.\frac{4}{7}{{.1}^2} + \frac{2}{3}.\frac{3}{7}{{.1}^2} + \frac{2}{3}.\frac{4}{7}.{{\left( {\frac{3}{4}} \right)}^2}} \right].\left[ {\frac{9}{{16}}.1.{{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^2} + \frac{3}{{16}}.1.{{\left( {\frac{1}{4}} \right)}^2} + \frac{3}{{16}}.1.{{\left( {\frac{2}{4}} \right)}^2} + \frac{1}{{16}}.1.{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}} \right] = \frac{5}{6}.\frac{7}{{64}} = \frac{{35}}{{384}}.\) → IV đúng.