Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Khuyến

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Khuyến

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 59 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 170274

Số tổ hợp chập 2 của 10 phần tử là

Xem đáp án

Số tổ hợp chập 2 của 10 phần tử là \(C_{10}^2\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 170276

Nghiệm của phương trình \({2^{x - 1}} = 8\) là

Xem đáp án

\({2^{x - 1}} = 8 \Leftrightarrow {2^{x - 1}} = {2^3} \Leftrightarrow x - 1 = 3 \Leftrightarrow x = 4\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 170278

Tập xác định của hàm số y = \({\log _3}\left( {x - 1} \right)\) là

Xem đáp án

Hàm số xác định khi x >1. Tập xác định \(D = \left( {1; + \infty } \right)\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 170279

Khẳng định nào sau đây là khẳng định sai ?

Xem đáp án

\(\int {f(x).g(x)} dx = \int {f(x)} dx.\int {g(x)dx} {\rm{ }}\) ⇒ Sai

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 170282

Thể tích của một khối cầu có bán kính R là

Xem đáp án

Thể tích của một khối cầu có bán kính R là \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 170283

Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên R có bảng biến thiên như hình sau: 

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 170284

Với a là số thực dương tùy ý, \({\log _3}\left( {{a^5}} \right)\) bằng

Xem đáp án

\({\log _3}\left( {{a^5}} \right) = 5{\log _3}5\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 170286

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đạt cực tiểu tại

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có hàm số đạt cực đại tại x = -1 và đạt cực tiểu tại x = 3

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 170287

Đường cong trong hình vẽ dưới đây là đồ thị của hàm số nào trong các phương án A, B, C, D?

Xem đáp án

Từ hình vẽ ta nhận thấy hàm số cần tìm có đồ thị cắt trục hoành, trục tung lần lượt tại hai điểm (2;0) và (0;2 nên các đáp án A, B, C đều loại và thấy D là đáp án đúng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 170288

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 + 3x}}{{3 - x}}\) là 

Xem đáp án

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 + 3x}}{{3 - x}}\) là y = -3

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 170289

Tìm tập nghiệm của bất phương trình \((\dfrac12)^x \ge 2\).

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x} \ge 2 \Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{2}} \right)^x} \ge {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 1}}\\ {\rm{ }} \Leftrightarrow x \le - 1 \end{array}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 170290

Cho hàm số f(x) có đạo hàm trên đoạn [0;3], f(0) = 2 và f(3)= 5 . Tính \({\rm{I = }}\int\limits_0^3 {{f'}(x)dx} \).

Xem đáp án

\({\rm{I = }}\int\limits_0^3 {{f'}(x)dx} = f(x)\left| \begin{array}{l} 3\\ 0 \end{array} \right. = f(3) - f(0) = 5 - 2 = 3\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 170291

Số phức liên hợp \(\overline z \) của số phức: z =  - 1 + 2i.

Xem đáp án

\(\overline z = - 1 - 2i\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 170292

Cho 2 số phức \({z_1} = 3 - 4i\,\,;\,\,{z_2} = 4 - i\). Số phức z = \(\frac{{{z_1}}}{{{z_2}}}\) bằng:

Xem đáp án

\(\frac{{{z_1}}}{{{z_2}}} = \frac{{3 - 4i}}{{4 - i}} = \frac{{(3 - 4i)(4 + i)}}{{(4 - i)(4 + i)}} = \frac{{16 - 13i}}{{17}} = \frac{{16}}{{17}} - \frac{{13}}{{17}}i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 170293

Môdun của số phức: \(z = 4 - 3i\)

Xem đáp án

\(\left| z \right| = \sqrt {{4^2} + {{( - 3)}^2}} = 5\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 170294

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm \(A\left( {1; - 2;4} \right),\,B\left( { - 2;3;5} \right)\).Tìm tọa độ véctơ \(\overrightarrow {AB} .\)

Xem đáp án

\(\overrightarrow {AB} = ( - 3;5;1)\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 170296

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng (P): 3x  –  z + 2 = 0.Véctơ nào sau đây là một véctơ pháp tuyến của mặt phẳng (P)

Xem đáp án

(P): 3x  –  z + 2 = 0 có VTPT là \(\overrightarrow n = \left( { - 3;0;1} \right).\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 170297

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 0\\ y = t\\ z = 2 - t \end{array} \right.\). Vectơ nào dưới đây là vectơ chỉ phương của đường thẳng d?

Xem đáp án

VTCP của d là \(\overrightarrow {{u_1}} = \left( {0;1; - 1} \right)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 170298

Cho hình chóp S.ABCD có SA vuông góc với mặt phẳng (ABCD), \(SA = \sqrt 2 a,\) đáy ABCD là hình vuông cạnh a (minh họa như hìnhbên). Góc giữa đường thằng SC và mặt phằng (ABCD) bằng

Xem đáp án

Ta có AC là hình chiếu vuông góc của SC lên mp (ABCD)

Suy ra góc giữa SC và (ABCD) bằng góc \(\widehat {SCA}\)

Xét tam giác SAC vuông tại A có \(SA = AC = a\sqrt 2 \Rightarrow \widehat {SCA} = {45^0}\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 170300

Giá trị lớn nhất của hàm số \(f(x) = \frac{{x - 2}}{{x + 3}}\) trên đoạn [-1;2] bằng

Xem đáp án

Hàm số xác định và liên tục trên [-1;2]

Ta có \(y' = \frac{5}{{{{\left( {x + 3} \right)}^2}}} > 0,\,\forall x \in [ - 1;2]\)

Suy ra hàm số luôn đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 3} \right)\) và \(\left( { - 3; + \infty } \right)\)

Vậy \(\mathop {{\rm{Max}}f(x)}\limits_{{\rm{[}} - 1;2]} = f\left( 2 \right) = 0\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 170301

Xét các số thực a và b thỏa mãn \({2^a}{.4^b} = 8.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

\({2^a}{.4^b} = 8 \Leftrightarrow {2^{a + 2b}} = {2^3} \Leftrightarrow a + 2b = 3\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 170302

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(\left( c \right):y = {x^4} - 5{x^2} + 4\) và trục hoành là

Xem đáp án

Giao điểm của (c) với trục hoành: \(y = 0 \Leftrightarrow {x^4} - 5{x^2} + 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \pm 1\\ x = \pm 2 \end{array} \right.\)

Vậy (c) cắt ox tại 4 điểm phân biệt.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 170303

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 2}} > {2^{4 - 3x}}\)

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 2}} > {2^{4 - 3x}}\\ \Leftrightarrow {2^{ - {x^2} + 2}} > {2^{4 - 3x}}\\ \Leftrightarrow - {x^2} + 2 > 4 - 3x\\ \Leftrightarrow - {x^2} + 3x - 2 > 0\\ \Leftrightarrow 1 < x < 2 \end{array}\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 170304

Cắt khối nón bởi một mặt phẳng qua trục tạo thành một tam giác ABC đều có cạnh bằng a, biết B, C thuộc đường tròn đáy. Thể tích của khối nón là:

Xem đáp án

Bán kính đáy khối nón là \(\frac{a}{2}\), chiều cao khối nón là \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\), suy ra \(V = \frac{1}{3}\pi {\left( {\frac{a}{2}} \right)^2}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2} = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 170305

Cho tích phân \(I = \int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{x\sqrt {3{{\ln }^2}x + 1} }}dx} \). Nếu đặt \(t = \sqrt {3{{\ln }^2}x + 1} \) thì khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Xem đáp án

Đặt \(t = \sqrt {3{{\ln }^2}x + 1} \Rightarrow {t^2} = 3{\ln ^2}x + 1 \Rightarrow 2tdt = \frac{{{\rm{6lnx}}}}{x}{\rm{dx}} \Rightarrow \frac{{\ln x}}{x}{\rm{dx}} = \frac{1}{3}tdt\).

Đổi cận \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 \Rightarrow t = 1\\ x = e \Rightarrow t = 2 \end{array} \right.\).

Vậy \(I = \int\limits_1^e {\frac{{\ln x}}{{x\sqrt {3{{\ln }^2}x + 1} }}dx} = \frac{1}{3}\int\limits_1^2 {dt} \).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 170306

Diện tích của hình phẳng giới hạn bởi các đường \(\left( C \right):y = {x^2} + 2x;\,\,\left( d \right):y = x + 2\) được tính bởi công thức nào dưới đây?

Xem đáp án

Xét phương trình: \({x^2} + x - 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 2\\ x = 1 \end{array} \right.\)

Suy ra \(S = \int\limits_{ - 2}^1 {\left| {{x^2} + x - 2} \right|dx} = - \int\limits_{ - 2}^1 {\left( {{x^2} + x - 2} \right)dx} \,\,\left( {do\,\,{x^2} + x - 2 \le 0,\,\,\forall x \in \left[ { - 2;1} \right]} \right)\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 170307

Cho hai số phức \({z_1} = 2 - i\) và \({z_2} = - 3 + i.\) Phần thực của số phức 3\({z_1}{z_2}\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(3{z_1}{z_2} = 3\left( {2 - i} \right)\left( { - 3 + i} \right) = - 15 + 15i\)

Phần thực của 3\(z_1z_2\) là -15

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 170308

Gọi z0 là nghiệm có phần ảo dương của phương trình \({z^2} + 2z + 5 = 0.\) Điểm biểu diễn của số phức \({z_0} + 3i\)

Xem đáp án

Ta có \({z^2} + 2z + 5 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1 + 2i\\ x = - 1 - 2i \end{array} \right.\)

z0 là nghiệm có phần ảo dương \( \Rightarrow {z_0} = - 1 + 2i \Rightarrow {z_0} + 3i = - 1 + 5i\)

Điểm biểu diễn của số phức z0 + 3i là (-1;5).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 170309

Phương trình mặt phẳng (a) đi qua A(-1;2;3) và chứa trục Ox là:

Xem đáp án

Trục Ox đi qua O(0;0;0) và có 1VTCP \(\overrightarrow i = (1;0;0)\)\(\overrightarrow {OA} = ( - 1;2;3)\)

⇒ \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {OA} ;\overrightarrow i } \right]\,\,\,\) =(0;3;-2). Mặt phẳng (a) đi qua điểm A(-1; 2; 3) và nhận \(\overrightarrow n \)=(0;3;-2) làm một VTPT, phương trình là:

3(y-2)-2(z-3)=0 ⇔ 3y-2z=0.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 170310

Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 7 quả cầu đỏ và 5 quả cầu xanh, hộp thứ hai chứa 6 quả cầu đỏ và 4 quả cầu xanh. Lấy ngẫu nhiên từ một hộp một quả cầu. Xác suất để hai quả lấy ra cùng màu đỏ.

Xem đáp án

+) Xét phép thử "Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp một quả"

Lấy một quả từ hộp 1 có 12 cách.

Lấy một quả từ hộp 2 có 10 cách.

Suy ra số phần tử của không gian mẫu \(n(\Omega ) = 10.12 = 120\).

+) Gọi A là biến cố “Hai quả lấy ra cùng màu đỏ".

Lấy một quả màu đỏ từ hộp 1 có 7 cách.

Lấy một quả màu đỏ từ hộp 2 có 6 cách.

Suy ra \(n(A) = 7.6 = 42\).

+) Xác suất của biến cố A là \(P(A) = \frac{{n(A)}}{{n(\Omega )}} = \frac{{42}}{{120}} = \frac{7}{{20}}\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 170311

Hình lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông tại A, AB = a, AC = 2a. Hình chiếu vuông góc của A' lên mặt phẳng (ABC) là điểm I thuộc cạnh BC. Tính khoảng cách từ A tới mặt phẳng (A'BC). 

Xem đáp án

Trong (ABC) kẻ \(AH \bot BC\) ta có

\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} AH \bot BC\\ AH \bot A'I\left( {A'I \bot \left( {ABC} \right)} \right) \end{array} \right. \Rightarrow AH \bot \left( {A'BC} \right)\\ \Rightarrow d\left( {A;\left( {A'BC} \right)} \right) = AH \end{array}\)

Xét tam giác vuông ABC có:

\(AH = \frac{{AB.AC}}{{\sqrt {A{B^2} + A{C^2}} }} = \frac{{a.2a}}{{\sqrt {{a^2} + 4{a^2}} }} = \frac{{2\sqrt 5 a}}{5}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 170312

Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của m để hàm số \(y = {x^4} - 4{x^3} + \left( {m + 25} \right)x - 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Xem đáp án

Tập xác định D = R.

Ta có \(y' = 4{x^3} - 12{x^2} + m + 25\).

Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right) \Leftrightarrow y' \ge 0,\forall x > 1\)

\(\Leftrightarrow 4{x^3} - 12{x^2} + m + 25 \ge 0\) \(\forall x > 1\)

\( \Leftrightarrow m \ge - 4{x^3} + 12{x^2} - 25\), \(\forall x > 1\).

Xét hàm số \(f\left( x \right) = - 4{x^3} + 12{x^2} - 25\), với x > 1.

\(f'\left( x \right) = - 12{x^2} + 24x\).

\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow - 12{x^2} + 24x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right.\).

Ta có bảng biến thiên sau:

Dựa vào bảng biến thiên ta có: \(m \ge - 4{x^3} + 12{x^2} - 25,\,\forall x > 1\)\( \Leftrightarrow m \ge - 9\).

Vì m nguyên âm nên \(m \in \left\{ { - 9;\, - 8;\, - 7;\, - 6;\, - 5;\, - 4;\, - 3;\, - 2;\, - 1} \right\}\).

Vậy có 9 giá trị nguyên âm của m để hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 170313

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên. Số nghiệm của phương trình \(2f\left( x \right) + 1 = 0\) là

Xem đáp án

Ta có \(2f\left( x \right) + 1 = 0 \Leftrightarrow f(x) = - \frac{1}{2}\).

Số nghiệm của phương trình \(f(x) = - \frac{1}{2}\) là số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) và đường thẳng \(y = - \frac{1}{2}\).

Từ hình vẽ ta thấy số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) và đường thẳng \(y = - \frac{1}{2}\) là 4.

Vậy số nghiệm của phương trình 2f(x) + 1 = 0 là 4.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 170314

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ.

Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình \(f(x + 1) - \frac{{{m^2}}}{{{x^2} + 3x + 5}} = 0\) có nghiệm trên khoảng (-1;1)?

Xem đáp án

Điều kiện xác định: \(x \in R\).

Ta có phương trình \(f(x + 1) - \frac{{{m^2}}}{{{x^2} + 3x + 5}} = 0\) ⇔ \(f(x + 1) = \frac{{{m^2}}}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2} + \left( {x + 1} \right) + 3}}\) (1).

Đặt t = x + 1, khi đó \( - 1 < x < 1 \Leftrightarrow 0 < t < 2\).

Phương trình (1) trở thành \(f(t) = \frac{{{m^2}}}{{{t^2} + t + 3}} \Leftrightarrow ({t^2} + t + 3)f(t) = {m^2}\) (2).

Xét hàm số \(g(t) = ({t^2} + t + 3)f(t)\) trên khoảng (0,2).

g'(t) = (2t+1).f(t) + (t2 +t +3)f'(t)

Từ đồ thị hàm số y = f(x) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l} f(t) > 0,\forall t \in \left( {0,2} \right)\\ {f'}(t) > 0;\forall t \in \left( {0,2} \right) \end{array} \right.\).

Mặt khác: \(2t + 1 > 0,{t^2} + t + 3 > 0,\forall t \in \left( {0.2} \right)\). Suy ra \({g'}(t) > 0,\forall t \in \left( {0,2} \right)\).

\(\left\{ \begin{array}{l} g(0) = 3.f(0) = 0\\ g(2) = 9.f(2) = 36 \end{array} \right.\).

Bảng biến thiên của hàm số y = g(x) trên khoảng (0;2).

Phương trình đã cho có nghiệm \(x \in \left( { - 1,1} \right)\) khi và chỉ khi phương trình (2) có nghiệm \(t \in \left( {0,2} \right)\) ⇔ 0 < m2 < 36.  

Mà m nguyên nên \(m \in \left\{ { \pm 1, \pm 2, \pm 3, \pm 4, \pm 5} \right\}\).

Vậy có 10 giá trị của tham số m thỏa mãn bài toán.

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 170315

Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có \(AC = a;BC = 2a,\widehat {ACB} = 120^\circ \). Gọi M là trung điểm của BB'. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AM và CC' bằng

Xem đáp án

Ta có: \(CC'//AA' \Rightarrow CC'//\left( {ABB'C'} \right) \supset AM\)

\(\Rightarrow d\left( {AM;CC'} \right) = d\left( {CC';\left( {ABB'A'} \right)} \right) = d\left( {C;\left( {ABB'A'} \right)} \right)\)

Trong (ABC) kẻ \(CH \bot AB\) (\(H \in AB\)) ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l} CH \bot AB\\ CH \bot AA' \end{array} \right. \Rightarrow CH \bot \left( {ABB'A'} \right) \Rightarrow d\left( {C';\left( {ABB'A'} \right)} \right) = CH\).

Ta có: \({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}CA.CB.\sin C = \frac{1}{2}.2a.a.\sin 120^\circ = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}.\)

Áp dụng định lí cosin trong tam giác ABC ta có:

\(AB = \sqrt {A{C^2} + B{C^2} - 2AC.BC.{\mathop{\rm cosC}\nolimits} } = \sqrt {4{a^2} + {a^2} - 2.2a.a.\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)} = a\sqrt 7 \)

\({S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}CH.AB \Rightarrow CH = \frac{{2{S_{\Delta ABC}}}}{{AB}} = \frac{{2.\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{2}}}{{a\sqrt 7 }} = \frac{{a\sqrt 3 }}{{\sqrt 7 }}\).

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 170316

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m sao cho hàm số \(f\left( x \right) = - \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + \left( {2m - 3} \right)x - m + 2\) nghịch biến trên R?

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = - {x^2} - 2mx + 2m - 3\)

Hàm số \(f\left( x \right) = - \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + \left( {2m - 3} \right)x - m + 2\) nghịch biến trên R khi và chỉ khi

\(f'\left( x \right) \le 0,\forall x \in R \Leftrightarrow - {x^2} - 2mx + 2m - 3 \le 0,\forall x \in R \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a < 0\\ \Delta {'_{f'\left( x \right)}} \le 0 \end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 1 < 0\\ {\left( { - m} \right)^2} - \left( { - 1} \right)(2m - 3) \le 0 \end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow {m^2} + 2m - 3 \le 0 \Leftrightarrow - 3 \le m \le 1\)

\(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ { - 3; - 2; - 1;0;1} \right\}\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 170317

Cho hàm số \(y = 2\ln \left( {\ln x} \right) - \ln 2x.\) Giá trị \(y'\left( e \right)\) bằng

Xem đáp án

\({y^,} = 2\frac{{{{(\ln x)}^,}}}{{\ln x}} - \frac{1}{x} = \frac{2}{{x\ln x}} - \frac{1}{x}\)

Vậy \({y^,}(e) = \frac{2}{e} - \frac{1}{e} = \frac{1}{e}\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 170318

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình bên. Mệnh đề nào sau đây đúng ?

Xem đáp án

Ta có : \(y' = 3a{x^2} + 2bx + c\)

Từ hình vẽ suy ra hệ số a < 0

y' = 0 có một nghiệm \(x = {x_1} = 0\) và một nghiệm \(x = {x_2} > 0\)

y' = 0 có một nghiệm \(x = {x_1} = 0 \Rightarrow c = 0\)

Mặt khác: \({x_1} + {x_2} = - \frac{{2b}}{{3a}} \Rightarrow {x_2} = - \frac{{2b}}{{3a}} > 0\) mà a < 0 nên \( - 2b < 0 \Rightarrow b > 0\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 170320

Tính tích phân: \(I = \int\limits_1^5 {\frac{{dx}}{{x\sqrt {3x + 1} }}} \) được kết quả \(I = a\ln 3 + b\ln 5\).

Giá trị biểu thức P = a + 2b bằng

Xem đáp án

Ta có \(t = \sqrt {3x + 1} \Rightarrow {t^2} = 3x + 1 \Leftrightarrow x = \frac{{{t^2} - 1}}{3} \Rightarrow dx = \frac{2}{3}t.dt\)

Đổi cận:

\(\begin{array}{l} x = 1 \Rightarrow t = 2\\ x = 5 \Rightarrow t = 4 \end{array}\)

\(I = \int\limits_2^4 {\frac{{2.dt}}{{{t^2} - 1}} = \int\limits_2^4 {\left( {\frac{1}{{t - 1}} - \frac{1}{{t + 1}}} \right)} } dt = \left. {\left( {\ln \left| {t - 1} \right| - \ln \left| {t + 1} \right|} \right)} \right|_2^4 = 2\ln 3 - \ln 5\).

Vậy \(a = 2;b = - 1 \Rightarrow P = a + 2b = 0\).

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 170321

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ { - \pi ;2\pi } \right]\) của phương trình \(f\left( {\cos x} \right) = - 2\) là

Xem đáp án

Đặt t = cos x. Vì \(x \in \left[ { - \pi ;2\pi } \right]\) nên \(t \in \left[ { - 1;1} \right]\)

Dựa vào bảng biến suy ra \(f\left( t \right) = - 2 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l} t = {t_1} \in \left( { - 1;0} \right)\\ t = {t_2} \in \left( {0;1} \right) \end{array} \right.\)

Dựa vào hình vẽ

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 170322

Số tiền 58 000 000 đ gửi tiết kiệm trong 8 tháng thì lãnh về được 61 329 000 đ. Lãi suất hàng tháng là:

Xem đáp án

\(61,329 = 58{\left( {1 + q} \right)^8}\) (q là lãi suất)

\( \Leftrightarrow {\left( {1 + q} \right)^8} = \frac{{61,329}}{{59}} \Leftrightarrow \left( {1 + q} \right) = \sqrt[8]{{\frac{{61,329}}{{58}}}} \Leftrightarrow q = \sqrt[8]{{\frac{{61,329}}{{58}}}} - 1 \approx 0,7\% \)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 170323

Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C). Tìm trên hai điểm M, N thuộc hai nhánh của đồ thị sao cho MN nhỏ nhất. Khi đó độ dài của MN bằng 

Xem đáp án

\(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = 1 + \frac{2}{{x - 1}}\)

Gọi \(M\left( {{x_1};{y_1}} \right)\) và \(N\left( {{x_2};{y_2}} \right)\). Vì hai điểm M, N thuộc hai nhánh của đồ thị nên \({x_1} < 1 < {x_2}\)

Đặt \({x_1} = 1 - a,{x_2} = 1 + b\), điều kiện a > 0,b > 0

Khi đó ta có : \(M{N^2} = {\left( {a + b} \right)^2} + {\left( {\frac{2}{a} + \frac{2}{b}} \right)^2}\). Suy ra \(M{N^2} = {\left( {a + b} \right)^2}\left( {1 + \frac{4}{{{a^2}{b^2}}}} \right)\)

Áp dụng bất đẳng thức Cô si ta có : \(M{N^2} \ge {\left( {2\sqrt {ab} } \right)^2}.\frac{4}{{ab}}\) suy ra \(M{N^2} \ge 16\). Vậy \(MN \ge 4\). Dấu bằng xảy ra \(\left\{ \begin{array}{l} a = b\\ 1 = \frac{4}{{{a^2}{b^2}}} \end{array} \right. \Leftrightarrow a = b = \sqrt 2 \)

Hay \(M\left( {1 - \sqrt 2 ;1 - \sqrt 2 } \right)\) và \(N\left( {1 + \sqrt 2 ;1 + \sqrt 2 } \right)\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »