Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm - Lần 1
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
52 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chọn phát biểu đúng. Máy biến áp là thiết bị
Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m được treo vào sợi dây chiều dài l đang dao động tại nơi có gia tốc rơi tự do g. Chọn gốc thế năng đi qua vị trí cân bằng. Thế năng của con lắc khi dây treo lệch góc α so với phương thẳng đứng là
Thế năng của con lắc là: \({{\text{W}}_{t}}=mgl(1-\cos \alpha )\)
Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là
Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng.
Đặc trưng nào sau đây là một đặc trưng vật lí của âm?
Đặc trưng vật lí của âm là: tần số, cường độ, mức cường độ âm.
Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Mạch dao động tự do với tần số góc là
Tần số góc của mạch dao động tự do là: \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Gọi φ là độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trong mạch. Công suất điện tiêu thụ trung bình của mạch trong một chu kì là
Công suất tiêu thụ của mạch điện là: P = UIcosφ
Điện áp u = 200cos(100πt + 0,5π) (V) có giá trị hiệu dụng bằng
Điện áp hiệu dụng có giá trị là: \(U=\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{2}}=\frac{200}{\sqrt{2}}=100\sqrt{2}(V)\)
Ánh sáng trắng là
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đó đến tím.
Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi
Trong một mạch kín, suất điện động cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch kín đó biến thiên theo thời gian.
Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có biên độ và pha ban đầu lần lượt là A1, A2, φ1, φ2. Dao động tổng hợp của hai dao động trên có biên độ được tính theo công thức:
Biên độ tổng hợp của hai dao động là: \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\)
Quang phổ vạch phát xạ do
Quang phổ vạch phát xạ do chất khí ở áp suất thấp bị nung nóng phát ra.
Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là
Sóng điện từ dùng để thông tin qua vệ tinh là sóng cực ngắn.
Cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không gây ra tại điểm cách điện tích một khoảng r được tính theo công thức:
Cường độ điện trường do điện tích gây ra trong chân không là: \(E=k\frac{|Q|}{{{r}^{2}}}\)
Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL và tụ điện có dung kháng ZC mắc nối tiếp. Đại lượng \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\) là
Đại lượng \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}\) là tổng trở của mạch.
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vẫn giao thoa trên màn quan sát là i. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 nằm khác phía so với vân sáng trung tâm là
Vân sáng bậc 2 có vị trí là: x1 = 2i
Vân sáng bậc 5 nằm khác phía so với vân sáng trung tâm có vị trí là: x2 = -5i
Khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 và vân sáng bậc 5 nằm khác phía so với vân sáng trung tâm là:
\(x=\left| {{x}_{1}}-{{x}_{2}} \right|=7i\)
Một ống dây có hệ số tự cảm 0,02 H đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong thời gian 0,2 s dòng điện giảm đều từ 3 A về 0 A. Trong khoảng thời gian trên, độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là
Độ lớn suất điện động tự cảm trong ống dây là:
\(\left| {{e}_{tc}} \right|=L\frac{|\Delta i|}{\Delta t}=0,02\cdot \frac{|0-3|}{0,2}=0,3(V)=300(mV)\)
Mạch dao động LC lí tưởng có điện tích trên một bản tụ điện biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4cos(106πt) (C), trong đó t tính bằng s. Chu kì dao động của mạch là
Chu kì dao động của mạch là: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{2\pi }{{{10}^{6}}\pi }={{2.10}^{-6}}(s)\)
Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{1}{2\pi }H\) thì cảm kháng của cuộn cảm là
Cảm kháng của cuộn cảm là: \({{Z}_{L}}=2\pi fL=2\pi \cdot 50\cdot \frac{1}{2\pi }=50(\Omega )\)
Một nguồn âm phát âm đẳng hướng trong môi trường không hấp thụ âm. Cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Tại một điểm A ta đo được mức cường độ âm là 40 dB. Cường độ âm tại A có giá trị là
Mức cường độ âm tại điểm A là:
\({{L}_{A}}(dB)=10\lg \frac{I}{{{I}_{0}}}\Rightarrow 40=10\lg \frac{I}{{{10}^{-12}}}\Rightarrow I={{10}^{-8}}\left( ~\text{W}/{{\text{m}}^{2}} \right)\)
Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, tím lần lượt là: nđ, nc, nt. Sắp xếp đúng là
Chiết suất của thủy tinh đối với các ánh sáng đơn sắc là: \({{n}_{d}}<{{n}_{c}}<{{n}_{t}}\)
Đặt điện áp u = U0cos(100πt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện qua mạch có tần số bằng
Cường độ dòng điện quan mạch có tần số bằng tần số của điện áp:
\(f=\frac{\omega }{2\pi }=\frac{100\pi }{2\pi }=50(~\text{Hz})\)
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phần tử môi trường tại một điểm trên phương truyền sóng là u = 4cos(20πt + 0,5π) (mm) (t tính bằng s). Chu kì của sóng cơ này là
Từ phương trình sóng, ta thấy tần số góc của sóng là: \(\omega =20\pi (\text{rad}/\text{s})\)
Chu kì sóng là: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=\frac{2\pi }{20\pi }=0,1(s)\)
Một sợi dây dài 50 cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với hai bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là
Trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng → k = 2
Chiều dài dây là: \(l=k\frac{\lambda }{2}\Rightarrow 50=2\cdot \frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =50(~\text{cm})\)
Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x=2\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{6} \right)(\text{cm})\), trong đó t tính bằng s. Tốc độ cực đại của vật là
Tốc độ cực đại của vật là: \({{v}_{\max }}=\omega A=\pi \cdot 2=2\pi (\text{cm}/\text{s})\)
Con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng 100 N/m gắn vật nhỏ đang dao động điều hoà. Khi con lắc có li độ 2 cm thì lực kéo về có giá trị là
Lực kéo về của con lắc là: \({{F}_{kv}}=-kx=-100.0,02=-2\left( N \right)\)
Cho dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng 2 A chạy qua điện trở thuần 50 Ω. Công suất tỏa nhiệt trên điện trở bằng
Công suất tỏa nhiệt trên điện trở là: \(P={{I}^{2}}R={{2}^{2}}\cdot 50=200(W)\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 3 cm. Lò xo có độ cứng bằng 50 N/m. Động năng cực đại của con lắc là
Động năng cực đại của con lắc lò xo là:
\({{\text{W}}_{d\max }}={{\text{W}}_{t\max }}=\frac{1}{2}k{{A}^{2}}=\frac{1}{2}\cdot 50.0,{{03}^{2}}=0,0225(J)=22,5\cdot {{10}^{-3}}(J)\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu giao thoa liên tiếp là 2 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là
Khoảng cách giữa hai điểm cực tiểu trên đường nối hai nguồn là:
\(\frac{\lambda }{2}=2(~\text{cm})\Rightarrow \lambda =4(~\text{cm})\)
Cho mạch dao động LC lí tưởng với C = 2 μF và cuộn dây thuần cảm L = 20 mH. Sau khi kích thích cho mạch dao động thì hiệu điện thế cực đại trên tụ điện đạt giá trị 5 V. Lúc hiệu điện thế tức thời trên một bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây có độ lớn
Năng lượng điện từ trong mạch là:
\(\text{W}={{\text{W}}_{d\max }}={{\text{W}}_{t\max }}\Rightarrow \frac{1}{2}CU_{0}^{2}=\frac{1}{2}LI_{0}^{2}\Rightarrow {{I}_{0}}={{U}_{0}}\sqrt{\frac{C}{L}}=5\cdot \sqrt{\frac{{{2.10}^{-6}}}{{{20.10}^{-3}}}}=0,05\) (A)
Áp dụng công thức độc lập với thời gian, ta có:
\(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{3}^{2}}}{{{5}^{5}}}+\frac{{{i}^{2}}}{0,{{05}^{2}}}=1\Rightarrow |i|=0,04(A)\)
Một vật dao động điều hoà với biên độ 2 cm trên quỹ đạo thẳng. Biết trong 2 phút vật thực hiện được 60 dao động toàn phần. Lấy π2= 10. Gia tốc của vật có giá trị cực đại là
Số dao động vật thực hiện được trong 2 phút là:
\(n=\frac{t}{T}\Rightarrow T=\frac{t}{n}=\frac{2.60}{60}=2(s)\)
Tần số góc của dao động là: \(\omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{2\pi }{2}=\pi (\text{rad}/\text{s})\)
Gia tốc cực đại của vật là: \({{a}_{\max }}={{\omega }^{2}}A={{\pi }^{2}}\cdot 2=20\left( ~\text{cm}/{{\text{s}}^{2}} \right)\)
Hình bên là một phần đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc theo thời gian của cường độ dòng điện trong một mạch LC lí tưởng. Điện tích cực đại trên một bản tụ điện có giá trị bằng
Từ đồ thị ta thấy cường độ dòng điện cực đại trong mạch và chu kì của dòng điện là:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{I}_{0}}=5(~\text{mA})={{5.10}^{-3}}(~\text{A}) \\ T=6\pi (\mu \text{s})=6\pi \cdot {{10}^{-6}}(~\text{s}) \\ \end{array} \right.\)
Tần số góc của dòng điện là: \(\omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{2\pi }{6\pi \cdot {{10}^{-6}}}=\frac{{{10}^{6}}}{3}(\text{rad}/\text{s})\)
Điện tích cực đại trên một bản tụ điện là:
\({{Q}_{0}}=\frac{{{I}_{0}}}{\omega }=\frac{{{5.10}^{-3}}}{\frac{{{10}^{6}}}{3}}={{15.10}^{-9}}(C)=15(nC)\)
Mắc nguồn điện một chiều có điện trở trong r = 1Ω với mạch ngoài là điện trở R = 4 Ω để thành mạch kín. Biết công suất của nguồn là 20 W. Công suất toả nhiệt trên điện trở R là
Ta có tỉ số công suất:
\(\frac{P}{{{P}_{ng}}}=\frac{{{I}^{2}}R}{{{I}^{2}}(R+r)}=\frac{R}{R+r}\Rightarrow P={{P}_{ng}}\cdot \frac{R}{R+r}=20\cdot \frac{4}{4+1}=16(~\text{W})\)
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc với bước sóng 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm. Tại điểm M trên màn quan sát cách vân sáng trung tâm 3 mm có vân sáng bậc 3. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là
Điểm M là vân sáng bậc 3, ta có:
\({{x}_{M}}=3i=3\cdot \frac{\lambda D}{a}\Rightarrow D=\frac{{{x}_{M}}\cdot a}{3\lambda }=\frac{3\cdot {{10}^{-3}}\cdot 1\cdot {{10}^{-3}}}{3.0,5\cdot {{10}^{-6}}}=2(~\text{m})\)
Một dây đàn được căng ngang với hai đầu cố định, có chiều dài 100 cm. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 800 m/s. Khi gảy đàn, nó phát ra âm thanh với họa âm bậc 2 có tần số bằng
Đàn phát ra họa âm bậc 2, ta có: \(l=2\cdot \frac{\lambda }{2}\Rightarrow \lambda =l=100(~\text{cm})=1(~\text{m})\)
Tần số trên dây là: \(f=\frac{v}{\lambda }=\frac{800}{1}=800(~\text{Hz})\)
Một toa tàu đang chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga với gia tốc có độ lớn 0,2 m/s2. Người ta gắn cố định một chiếc bàn vào sàn toa tàu. Một con lắc lò xo được gắn vào đầu bàn và đặt trên mặt bàn nằm ngang như hình vẽ. Biết mặt bàn nhẵn. Trong khoảng thời gian toa tàu đang chuyển động chậm dần đều ra vào ga, con lắc đứng yên so với tàu. Vào đúng thời điểm toa tàu dừng lại, con lắc lò xo bắt đầu dao động với chu kì 1 s. Khi đó biên độ dao động của con lắc có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Chọn hệ quy chiếu gắn với toa tàu
Khi toa tàu chuyển động, vật chịu tác dụng của lực quán tính có độ lớn là: Fqt = ma Vật đứng yên ở trạng thái cân bằng, ta có:
\({{F}_{qt}}={{F}_{dh}}\Rightarrow ma=k\Delta l\Rightarrow \frac{m}{k}=\frac{\Delta l}{a}\)
Ngay trước khi xe dừng lại, vật có vận tốc bằng 0 → vật ở vị trí biên
Biên độ dao động của vật là: A = ∆l
Chu kì của con lắc là:
\(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi \sqrt{\frac{\Delta l}{a}}\Rightarrow \Delta l=\frac{a\cdot {{T}^{2}}}{4{{\pi }^{2}}}=\frac{0,2\cdot {{1}^{2}}}{4{{\pi }^{2}}}\approx 5,{{1.10}^{-3}}(~\text{m})=5,1(~\text{mm})\)
Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Lúc đầu, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1, S2 đến màn quan sát là D = 2 m. Trên màn quan sát, tại M có vân sáng bậc 3. Giữ cố định các điều kiện khác, dịch màn dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe, lại gần hai khe thêm một đoạn ∆x thì thấy trong quá trình dịch màn có đúng 3 vân tối chạy qua M. Khi màn dừng lại cách hai khe một khoảng là (D – ∆x) thì tại M không là vân tối. Giá trị của ∆x phải thoả mãn điều kiện là
Ban đầu tại M là vân sáng bậc 3, ta có:
\({{x}_{M}}=3\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow D=\frac{{{x}_{M}}\cdot a}{3\lambda }\Rightarrow \frac{a{{x}_{M}}}{\lambda }=3D\)
Dịch chuyển màn lại gần hai khe → D giảm → khoảng vân i giảm → bậc của vân sáng tại M (k) tăng
Tọa độ điểm M là:
\({{x}_{M}}=k\frac{\lambda (D-\Delta x)}{a}\Rightarrow D-\Delta x=\frac{a{{x}_{M}}}{k\lambda }\)
Trong quá trình dịch chuyển có 3 vân tối chạy qua M, tại M có vân tối thứ 5 (k = 5,5) chạy qua M không là vân tối, ta có:
\(5,5<k<6,5\Rightarrow \frac{a{{x}_{M}}}{5,5\lambda }>D-\Delta x>\frac{a{{x}_{M}}}{6,5\lambda }\)
\(\Rightarrow \frac{3D}{5,5}>D-\Delta x>\frac{3D}{6,5}\Rightarrow \frac{5D}{11}<\Delta x<\frac{7D}{13}\Rightarrow \frac{10}{11}m<\Delta x<\frac{14}{13}m\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên, trong đó cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có diện dung C thay đổi được. Các vôn kế được coi là lí tưởng. Điều chỉnh C để số chỉ vôn kế V1 đạt cực đại thì thấy khi đó V1 chỉ 100 V và V2 chỉ 150 V. Trong quá trình điều chỉnh C, khi số chỉ vôn kế V2 đạt giá trị cực đại thì số chỉ vôn kế V1 gần nhất với giá trị nào sau đây?
Điều chỉnh C để số chỉ vôn kế V1 đạt giá trị cực đại (URmax), khi đó trong mạch xảy ra cộng hưởng:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{U}_{R}}={{U}_{V1}}=U=100(V) \\ {{Z}_{L}}={{Z}_{C}} \\ \end{array} \right.\)
Số chỉ của vôn kế V2 là:
\({{U}_{V2}}={{U}_{C}}=\frac{U.{{Z}_{C}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{c}} \right)}^{2}}}}=\frac{U.{{Z}_{C}}}{R}\Rightarrow 150=\frac{100.{{Z}_{C}}}{R}\Rightarrow {{Z}_{C}}={{Z}_{L}}=1,5R\)
Chuẩn hóa: \(R=1\Rightarrow {{Z}_{L}}=1,5\)
Điều chỉnh C để số chỉ của V2 đạt cực đại, khi đó giá trị dung kháng:
\(Z_{C}^{\prime }=\frac{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}{{{Z}_{L}}}=\frac{{{1}^{2}}+1,{{5}^{2}}}{1,5}=\frac{13}{6}\)
Số chỉ của vôn kế V1 lúc này là:
\(U_{{{V}_{1}}}^{\prime }=U_{R}^{\prime }=\frac{U\cdot R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-Z_{C}^{\prime } \right)}^{2}}}}=\frac{100.1}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{\left( 1,5-\frac{13}{6} \right)}^{2}}}}=\frac{300}{\sqrt{13}}\approx 83,2(V)\)
Số chỉ của vôn kế V1 gần nhất với giá trị 80 V
Một sóng ngang truyền trên sợi dây đủ dài với bước sóng 60 cm. Khi chưa có sóng truyền qua, gọi M và N là hai điểm gắn với hai phần tử trên dây cách nhau 85 cm. Hình bên là hình vẽ mô tả hình dạng sợi dây khi có sóng truyền qua ở thời điểm t, trong đó điểm M đang dao động về vị trí cân bằng. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Gọi t + ∆t là thời điểm gần t nhất mà khoảng cách giữa M và N đạt giá trị lớn nhất (với ∆t > 0). Diện tích hình thang tạo bởi M, N ở thời điểm t và M, N thời điểm t + ∆t gần nhất với kết quả nào sau đây?
Tại thời điểm t, điểm M đang đi lên → sóng truyền từ N tới M
→ Điểm N sớm pha hơn điểm M → điểm N đang đi xuống
Độ lệch pha giữa hai điểm M, N là:
\(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{2\pi .85}{60}=\frac{17\pi }{6}=2\pi +\frac{5\pi }{6}(\text{rad})\)
Hai điểm M, N có khoảng cách lớn nhất khi chúng đối xứng qua trục Oy Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác ta thấy:
\({{\alpha }_{1}}+{{\alpha }_{2}}=\frac{5\pi }{6}-\frac{\pi }{2}=\frac{2\pi }{3}(\text{rad})\)
\(\Rightarrow \arcsin \frac{7}{A}+\arccos \frac{14}{A}=\frac{2\pi }{3}\Rightarrow A\approx 17,35(~\text{cm})\)
Ở thời điểm t + ∆t, hai điểm M, N đối xứng qua trục Oy, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{x}_{2N}}=A\cos \left( \frac{\pi }{12}+\frac{5\pi }{6} \right)\approx -16,76(~\text{cm}) \\ {{x}_{2M}}=A\cos \frac{\pi }{12}\approx 16,76(~\text{cm}) \\ \end{array} \right.\)
Diện tích hình thang tạo bởi M, N ở thời điểm t và M, N thời điểm t + ∆t là:
\(S=\frac{\left( \left| {{x}_{2M}}-{{x}_{1M}} \right|+\left| {{x}_{2N}}-{{x}_{1N}} \right| \right)\cdot d}{2}=\frac{(|16,76-(-7)|+|-16,76-14|)\cdot 85}{2}=2317,1\left( ~\text{c}{{\text{m}}^{2}} \right)\)
Diện tích S có giá trị gần nhất là 2315 cm2
Để xác định linh kiện chứa trong một hộp X, người ta mắc đoạn mạch AB gồm hộp X nối tiếp với một điện trở phụ Rp = 50 Ω. Sau đó, đoạn mạch AB được nối vào hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha. Biết rôto của máy phát điện có 10 cặp cực và quay đều với tốc độ n. Hộp X chỉ chứa hai trong ba linh kiện: điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây không thuần cảm (L, r) mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở của dây nối và của các cuộn dây của máy phát. Chỉnh n = 300 vòng/phút, sự thay đổi theo thời gian t của điện áp giữa hai cực máy phát điện um và điện áp giữa hai đầu điện trở phụ up được ghi lại như hình 1. Thay đổi n, sự phụ thuộc của um và up theo thời gian t được ghi lại như hình 2. Các linh kiện trong X gồm
Tốc độ của roto là: 300 vòng/phút = 5 (vòng/s)
Tần số của máy phát điện là:
\({{f}_{1}}=p{{n}_{1}}=10.5=50(~\text{Hz})\Rightarrow {{\omega }_{1}}=2\pi {{f}_{1}}=100\pi (\text{rad}/\text{s})\)
Từ đồ thị hình 2 ta thấy up và um cùng pha → trong mạch xảy ra cộng hưởng → hộp X chứa hai phần tử: tụ điện và cuộn dây
Khi xảy ra cộng hưởng, ta thấy: \({{U}_{02m}}=240\sqrt{2}(V)\Rightarrow {{U}_{2m}}=240(V)\)
Từ đồ thị hình 1, ta thấy pha ban đầu của um và up là:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\varphi }_{1m}}=-\frac{\pi }{2}(\text{rad});{{U}_{01~\text{m}}}=120\sqrt{2}\Rightarrow {{U}_{1~\text{m}}}=120(~\text{V}) \\ {{\varphi }_{1p}}=-\frac{\pi }{4}(\text{rad})\Rightarrow {{\varphi }_{1i}}=-\frac{\pi }{4}(\text{rad});{{U}_{01p}}=100(~\text{V})\Rightarrow {{U}_{1p}}=50\sqrt{2}(~\text{V}) \\ \end{array} \right.\)
Suất điện động cực đại của máy phát điện là:
\({{E}_{0}}={{U}_{0m}}=\omega N{{\Phi }_{0}}\Rightarrow {{U}_{0m}}\sim\omega \)
\(\Rightarrow \frac{{{U}_{01m}}}{{{U}_{02m}}}=\frac{{{\omega }_{1}}}{{{\omega }_{2}}}\Rightarrow \frac{{{\omega }_{1}}}{{{\omega }_{2}}}=\frac{120\sqrt{2}}{240\sqrt{2}}=\frac{1}{2}\)
Với \({{\omega }_{1}}=\frac{{{\omega }_{2}}}{2}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{L1}}=\frac{{{Z}_{L2}}}{2} \\ {{Z}_{C1}}=2{{Z}_{C2}}=2{{Z}_{L2}} \\ \end{array}\Rightarrow {{Z}_{C1}}=4{{Z}_{L1}} \right.\)
Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện là:
\(\cos \varphi =\cos \left( {{\varphi }_{1m}}-{{\varphi }_{1i}} \right)=\frac{R+r}{\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}}}}\)
\(\Rightarrow \frac{R+r}{\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}}}}=\cos \left( -\frac{\pi }{4} \right)=\frac{\sqrt{2}}{2}\)
\(\Rightarrow {{(R+r)}^{2}}=2\left( {{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}} \right)\)
\(\Rightarrow {{(R+r)}^{2}}={{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}}\Rightarrow R+r=\left| {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right|=3{{Z}_{L1}}\)
Ta có tỉ số:
\(\frac{{{U}_{1m}}}{{{U}_{1p}}}=\frac{\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}}}}{R}=\frac{120}{50\sqrt{2}}=\frac{6\sqrt{2}}{5}\)
\(\Rightarrow 25\left( {{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}} \right)=72{{R}^{2}}\Rightarrow 25\left( 2\cdot {{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}} \right)=72{{R}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{\left( {{Z}_{L1}}-{{Z}_{C1}} \right)}^{2}}=\frac{36}{25}{{R}^{2}}\Rightarrow 9Z_{L1}^{2}=\frac{36}{25}{{R}^{2}}\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{L1}}=\frac{2}{5}R=20(\Omega )\Rightarrow L=\frac{{{Z}_{L1}}}{{{\omega }_{1}}}\approx 0,064(H)=64(\text{mH}) \\ {{Z}_{C1}}=4{{Z}_{L1}}=80(\Omega )\Rightarrow C=\frac{1}{{{\omega }_{1}}{{Z}_{C1}}}\approx {{40.10}^{-6}}(F)=40(\mu F) \\ r=3{{Z}_{L1}}-R=10(\Omega ) \\ \end{array} \right.\)
Một điểm sáng đặt tại điểm O trên trục chính của một thấu kính hội tụ (O không là quang tâm của thấu kính). Xét trục Ox vuông góc với trục chính của thấu kính với O là gốc toạ độ như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0, điểm sáng bắt đầu dao động điều hoà dọc theo trục Ox theo phương trình \(x=A\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)(\text{cm}),\) trong đó t tính bằng s. Trong khoảng thời gian \(\frac{13}{12}s\) kể từ thời điểm t = 0, điểm sáng đi được quãng đường là 18 cm. Cũng trong khoảng thời gian đó, ảnh của điểm sáng đi được quãng đường là 36 cm. Biết trong quá trình dao động, điểm sáng và ảnh của nó luôn có vận tốc ngược hướng nhau. Khoảng cách lớn nhất giữa điểm sáng và ảnh của nó trong quá trình dao động là 37 cm. Tiêu cự của thấu kính có giá trị gần nhất với giá trị nào trong các giá trị sau?
Nhận xét: ảnh luôn có vận tốc ngược hướng với điểm sáng → ảnh dao động ngược pha với điểm sáng
→ ảnh là ảnh thật
Từ phương trình chuyển động, ta thấy pha ban đầu của điểm sáng S là \(-\frac{\pi }{2}\text{rad}\)
→ pha ban đầu của ảnh S’ là \(\frac{\pi }{2}\text{rad}\)
Trong khoảng thời gian \(\frac{13}{12}s\) vecto quét được góc là:
\(\Delta \varphi =\omega \Delta t=2\pi \cdot \frac{13}{12}=\frac{13\pi }{6}=2\pi +\frac{\pi }{6}(\text{rad})\)
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy quãng đường điểm sáng S’ và ảnh S’ đi được trong thời gian \(\frac{13}{12}s\) là:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 4A+\frac{A}{2}=18(cm)\Rightarrow A=4(~\text{cm}) \\ 4{{A}^{\prime }}+\frac{{{A}^{\prime }}}{2}=36(~\text{cm})\Rightarrow {{A}^{\prime }}=8(~\text{cm}) \\ \end{array}\Rightarrow \frac{{{x}^{\prime }}}{x}=-\frac{{{A}^{\prime }}}{A}=-2\Rightarrow {{x}^{\prime }}=-2x \right.\)
Độ phóng đại của ảnh là:
\(|k|=\left| -\frac{{{d}^{\prime }}}{d} \right|=\frac{{{A}^{\prime }}}{A}\Rightarrow \frac{{{d}^{\prime }}}{d}=\frac{{{A}^{\prime }}}{A}=2\Rightarrow {{d}^{\prime }}=2d\)
Khoảng cách giữa ảnh và vật theo phương dao động là:
\(\Delta x=\left| x-{{x}^{\prime }} \right|=|3x|\Rightarrow \Delta {{x}_{\max }}=3A=12(~\text{cm})\)
Khoảng cách lớn nhất giữa ảnh và vật là:
\({{D}_{\max }}=\sqrt{{{(\Delta x)}^{2}}+{{\left( d+{{d}^{\prime }} \right)}^{2}}}\Rightarrow 37=\sqrt{{{12}^{2}}+{{\left( d+{{d}^{\prime }} \right)}^{2}}}\Rightarrow d+{{d}^{\prime }}=35(~\text{cm})\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} d=\frac{35}{3}(~\text{cm}) \\ {{d}^{\prime }}=\frac{70}{3}(~\text{cm}) \\ \end{array} \right.\)
Áp dụng công thức thấu kính, ta có:
\(\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}^{\prime }}}=\frac{1}{f}\Rightarrow \frac{3}{35}+\frac{3}{70}=\frac{1}{f}\Rightarrow f=\frac{90}{7}\approx 7,78(~\text{cm})\)
Tiêu cự của thấu kính gần nhất với giá trị 7,9 cm