Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 46 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155768

Đơn vị của hiệu điện thế là

Xem đáp án

Đơn vị của hiệu điện thế là Vôn (V)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 155769

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động 

Xem đáp án

Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155770

Một con lắc đơn chiều dài l đang dao động điều hòa tại nơi gia tốc rơi tự do g. Một con lắc lò xo có độ cứng k và vật có khối lượng m đang dao động điều hòa. Biểu thức \(\sqrt{\frac{k}{m}}\) có cùng đơn vị với biểu thức 

Xem đáp án

Ta có biểu thức \(\sqrt{\frac{k}{m}}\) là biểu thức xác định tần số góc của tần số góc của con lắc lò xo. 

\(\Rightarrow \) Nó có cùng đơn vị với biểu thức \(\sqrt{\frac{g}{l}}\) là biểu thức xác định tần số góc của con lắc đơn. 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155771

Sóng cơ hình sin truyền theo dọc Ox với bước sóng \(\lambda \). Một chu kì sóng truyền đi được quãng đường là

Xem đáp án

Một chu kì sóng truyền đi được quãng đường chính bằng bước sóng A.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 155773

Dùng vôn kế xoay chiều đo điện áp giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều và chỉ 50V. Giá trị đo được là giá trị

Xem đáp án

Giá trị đo được của vôn kế xoay chiều là giá trị hiệu dụng.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 155774

Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện mắc nối tiếp thì dung kháng của tụ điện là ZC. Hệ số công suất của đoạn là 

Xem đáp án

Hệ số công suất của đoạn mạch: \(\cos \varphi =\frac{R}{Z}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{C}^{2}}}\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155775

Khi ghép n nguồn điện giống nhau song song, mỗi nguồn có suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r thì suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn là 

Xem đáp án

Khi ghép các nguồn giống nhau song song với nhau:

+ Suất điện động của bộ nguồn: \({{\xi }_{b}}=\xi \)

+ Điện trở trong của bộ nguồn: \({{r}_{b}}=\frac{r}{n}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155776

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hòa có chiều dài biến thiên từ 20cm đến 26cm. Biên độ dao động là

Xem đáp án

Ta có: \({{l}_{\max }}-{{l}_{\min }}=2\text{A}\)

\(\Rightarrow A=\frac{{{l}_{\max }}-{{l}_{\min }}}{2}=\frac{26-20}{2}=3\text{cm}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 155777

Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lý của âm phụ thuộc vào

Xem đáp án

Âm sắc của âm là một đặc trưng sinh lí phụ thuộc vào đồ thị dao động âm. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 155778

Một vật có khối lượng m đang dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\cos (\omega t+\varphi ).\) Biểu thức tính giá trị cực đại của lực kéo về tại thời điểm t

Xem đáp án

Lực kéo về cực đại: \(\left| {{F}_{\max }} \right|=k\text{A = }m{{\omega }^{2}}A\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155779

Trong một thí nghiệm giao thoa sóng với hai nguồn đồng bộ dao động phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng \(\lambda .\) Xét một điểm M trên mặt nước có vị trí cân bằng cách hai nguồn lần lượt là \({{d}_{1}},{{d}_{2}}.\) Biểu thức độ lệch pha hai sóng tại M là 

Xem đáp án

Độ lệch pha trong giao thoa sóng: \(\Delta \varphi =2\pi \frac{\Delta d}{\lambda }=2\pi \frac{{{d}_{2}}-{{d}_{1}}}{\lambda }\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155780

Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là N1N2. Nếu máy biến áp này là máy tăng áp thì 

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)

Máy biến áp là máy tăng áp \(\Rightarrow {{U}_{2}}>{{U}_{1}}\Rightarrow \frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}<1\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 155783

Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với biên độ góc \({{\alpha }_{0}}\) (đo bằng độ). Biên độ cong của dao động là 

Xem đáp án

Ta có: \({{S}_{0}}=l{{\alpha }_{0}}\)(trong đó \({{\alpha }_{0}}\) có đơn vị rad)

\(\Rightarrow {{S}_{0}}=l\frac{{{\alpha }_{0}}\pi }{180}\)  (với \({{\alpha }_{0}}\)có đơn vị độ)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 155784

Sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 20cm. Bước sóng \(\lambda \) bằng

Xem đáp án

Ta có khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng liên tiếp chính bằng bước sóng \(\Rightarrow \lambda =20\text{cm}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 155788

Một vật khối lượng 100g dao động điều hòa theo phương trình x = 3cos(2πt) (trong đó x tính bằng cm và t tính bằng s). Lấy π2 =10. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của vật là

Xem đáp án

Cơ năng của vật: 

\(\text{W}=\frac{1}{2}k{{\text{A}}^{2}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)\(=\frac{1}{2}0,1.{{(2\pi )}^{2}}.{{(0,03)}^{2}}=1,{{8.10}^{-3}}J=1,8mJ\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 155789

Vật AB đặt vuông góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm. Khoảng cách từ ảnh đến vật là

Xem đáp án

Ta có  \(\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{{{d}'}}\Leftrightarrow \frac{1}{10}=\frac{1}{20}+\frac{1}{{{d}'}}\Rightarrow {d}'=20\text{cm}\)  

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 155791

Trong không khí khi hai điện tích điểm đặt cách nhau lần lượt là dd +10cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn tương ứng là 4.10-6N và 10-6N. Giá trị của d

Xem đáp án

+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích là d: \({{F}_{1}}=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{d}^{2}}}\)

+ Khi khoảng cách giữa hai điện tích là \((d+0,1):{{F}_{2}}=k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{(d+0,1)}^{2}}}\)

\(\Rightarrow \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{(d+0,1)}^{2}}}{{{d}^{2}}}=\frac{{{4.10}^{-6}}}{{{1.10}^{-6}}}\)

\(\Rightarrow d+0,1=2\text{d}\Rightarrow d=0,1m=10\text{cm}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 155792

Một khung dây dẫn phẳng, diện tích 50cm2, gồm 500 vòng dây, quay đều với tốc độ 50 vòng/giây quanh một trục cố định \(\Delta \) trong từ trường đều có cảm ứng từ \(\vec{B}.\) Biết \(\Delta \) nằm trong mặt phẳng khung dây và vuông góc với \(\vec{B}.\) Suất điện động cực đại trong khung là \(200\sqrt{2}V.\) Độ lớn của \(\overrightarrow{B}\)

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{E}_{0}}=200\sqrt{2}V \\ S=50c{{m}^{2}}={{5.10}^{-3}}{{m}^{2}} \\ N=500 \\ \omega =50.2\pi =100\pi (rad/s) \\ \end{array} \right.\)

\({{E}_{0}}=NB\text{S}\omega \Rightarrow B=\frac{{{E}_{0}}}{NS\omega }=\frac{200\sqrt{2}}{{{500.5.10}^{-3}}.100\pi }=0,36T\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 155793

Trong một thí nghiệm giao thoa với hai nguồn đồng bộ phát sóng kết hợp có bước sóng 2cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm cách S1S2 lần lượt là 5cm và 17cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) có số vấn giao thoa cực tiểu là

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{d}_{2}}=17cm \\ {{d}_{1}}=5cm \\ \lambda =2cm \\ \end{array} \right.\) \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=17-5=12cm=6\lambda \)

\(\Rightarrow \) Giữa M và đường trung trực của đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) có 6 vẫn giao thoa cực tiểu.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 155794

Một đoạn mạch gồm một điện trở R = 50Ω, một cuộn cảm có \(L=\frac{1}{\pi }H,\) và một tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{2.10}^{-4}}}{3\pi }F,\) mắc nối tiếp vào một mạng điện xoay chiều \(u=200\sqrt{2}\cos 100\pi \text{t  (V)}\text{.}\) Biểu thức dòng điện qua đoạn mạch là

Xem đáp án

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{L}}=\omega L=100\Omega \\ {{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}=150\Omega \\ \end{array} \right.\)

\(\bar{i}=\frac{{\bar{u}}}{{\bar{Z}}}=\frac{{{U}_{0}}\angle {{\varphi }_{u}}}{R+\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)i}=\frac{200\sqrt{2}\angle 0}{50+(100-150)i}=4\angle \frac{\pi }{4}\) \(\Rightarrow i=4\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)A\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155795

Con lắc lò xo có độ cứng k = 40N/m treo thẳng đứng đang dao động điều hòa với tần số góc \(\omega \) =10rad/s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s. Khi lò xo không biến dạng thì vận tốc dao động của vật triệt tiêu. Độ lớn lực hồi phục tại vị trí lò xo dãn 6cm là

Xem đáp án

Ta có khi lò xo không biến dạng thì vận tốc của vật triệt tiêu.

\(\Rightarrow A=\Delta l=\frac{mg}{k}=\frac{g}{{{\omega }^{2}}}=\frac{10}{{{10}^{2}}}=0,1m=10\text{cm}\) N_mg _ 8 - 10 = 0,1m=10cm

Tại vị trí lò xo dãn 6cm \(\Rightarrow \) Li độ dao động của vật tại vị trí đó: \(x=10-6=4cm=0,04m\)

\(\Rightarrow \)Lục hồi phục của lò xo khi đó: \(|F|=|kx|=40.0,04=1,6N\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 155796

Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần, cho R = 50Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp \(u=100\sqrt{2}\cos \omega \text{t}\) (V), biết điện áp giữa hai đầu cuộn dây và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha nhau một góc \(\frac{\pi }{3}.\) Công suất tiêu thụ của mạch điện là 

Xem đáp án

Ta có: 

Ta có độ lệch pha của u so với i:  \(\varphi =\frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{3}=\frac{\pi }{6}\)  

Mà \(\cos \varphi =\frac{R}{Z}\Rightarrow Z=\frac{R}{\cos \varphi }=\frac{50}{\cos \frac{\pi }{6}}=\frac{100}{\sqrt{3}}\Omega \)

Lại có: \(P=UIcos\varphi =\frac{{{U}^{2}}}{{{Z}^{2}}}R=\frac{{{100}^{2}}.50}{{{\left( \frac{100}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}}=150\text{W}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 155797

Một chất điểm thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( 6t-\frac{\pi }{2} \right)cm\) và \({{x}_{2}}=2\sqrt{3}\cos (6t)cm.\) Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi động năng của con lắc bằng một phần ba cơ năng, thì vật có tốc độ \(12\sqrt{3}\)cm/s. Biên độ dao động A1 bằng 

Xem đáp án

+ Hai dao động vuông pha với nhau \(\Rightarrow \) Biên độ dao động tổng hợp: \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}=\sqrt{A_{1}^{2}+12}\text{  }(\text{*)}\)

+ Khi động năng bằng \(\frac{1}{3}\) lần cơ năng \(\frac{1}{3}\text{W}={{\text{W}}_{d}}\Leftrightarrow \frac{1}{3}\cdot \frac{1}{2}k{{\text{A}}^{2}}=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}\)

\(\Leftrightarrow \frac{1}{3}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}=m{{v}^{2}}\Rightarrow A=\sqrt{\frac{3{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}}=6\text{cm}\)

Thế vào (1) ta suy ra \({{A}_{1}}=2\sqrt{6}cm\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 155798

Một sóng ngang truyền trên sợi dây với tốc độ và biên độ không đổi, bước sóng 72cm. Hai phần tử sóng M, N gần nhau nhất lệch pha nhau \(\frac{\pi }{3}.\) Tại một thời điểm li độ của M, N đối nhau và cách nhau 13,0cm. Biên độ sóng là

Xem đáp án

Độ lệch pha của M và N: 

\(\Delta \varphi =\frac{2\pi \Delta d}{\lambda }=\frac{\pi }{3}\Rightarrow \Delta d=\frac{\lambda }{6}=\frac{72}{6}=12cm\)

Tại một thời điểm li độ của M, N đối nhau 

\(\Rightarrow \) li độ dao động của M và N ngược pha nhau: \({{x}_{M}}=-{{x}_{N}}\)

Ta có, khoảng cách giữa M và N khi đó:

\(d=\sqrt{\Delta {{d}^{2}}+{{\left( {{x}_{M}}-{{x}_{N}} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{12}^{2}}+{{\left( {{x}_{M}}-{{x}_{N}} \right)}^{2}}}\Rightarrow \left( {{x}_{M}}-{{x}_{N}} \right)=5\text{cm}\)

Lại có: \({{x}_{M}}=-{{x}_{N}}=a\)

\(\Rightarrow \) Biên độ sóng \(2\text{a}={{x}_{M}}-{{x}_{N}}=5\text{cm}\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 155799

Trong thí nghiệm khảo sát chu kì dao động T của con lắc đơn, một học sinh làm thí nghiệm và vẽ đồ thị phụ thuộc của T2 (trục tung) theo chiều dài 1 (trục hoành) của con lắc, thu được một đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ, hợp với trục tung một góc \(\beta ={{14}^{0}},\) lấy π = 3,14. Gia tốc trọng trường tại nơi làm thí nghiệm xấp xỉ là

Xem đáp án

Ta có: 

+ Chu kì dao động: \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\Rightarrow g=\frac{4{{\pi }^{2}}l}{{{T}^{2}}}\)

+ Hệ số góc của đường thẳng:  \(\tan \beta =\frac{{{T}^{2}}}{l}=\tan {{(90-14)}^{0}}\)

\(\Rightarrow g=4{{\pi }^{2}}\frac{1}{\tan (90-14)}=9,833m/{{s}^{2}}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 155800

Một chất điểm dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ. Tốc độ của vật tại N là 

Xem đáp án

Từ đồ thị ta có:

+ Biên độ dao động: A = 6cm 

+ \(T+\frac{2T}{6}=\frac{16\pi }{15}\Rightarrow T=\frac{4\pi }{5}s\Rightarrow \omega =2,5(\text{rad}/\text{s})\)

Điểm N – đang ở VTCB nên tốc độ của vật tại N: \(v={{v}_{\max }}=A\omega =6.2,5=15\text{cm}/\text{s}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 155801

Hai nguồn sóng kết hợp, đặt tại A và B cách nhau 20cm dao động theo phương trình: \(u=acos(\omega t)\) trên mặt nước, coi biên độ không đổi, bước sóng \(\lambda \) = 4cm. Một điểm nằm trên đường trung trực của AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A một đoạn nhỏ nhất là

Xem đáp án

Khoảng cách: AM = d

M dao động cùng pha với các nguồn A và B \(\Rightarrow d=k\lambda \)

Lại có: \(d\ge \frac{AB}{2}=10cm\Leftrightarrow k\lambda \ge 10\Rightarrow k\ge 2,5cm\)

M cách A một đoạn nhỏ nhất \(\Rightarrow k=3\Rightarrow d=3.4=12\text{cm}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 155802

Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp có tổng số vòng dây của hai cuộn là 2400 vòng. Nếu đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 240V thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 80V. Số vòng dây cuộn sơ cấp là

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}=\frac{240}{80}\) (1)

Lại có: \({{N}_{1}}+{{N}_{2}}=2400\) (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{N}_{1}}=1800 \\ {{N}_{2}}=600 \\ \end{array} \right.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 155803

Một sợi dây nhẹ không dãn có chiều dài 1,5m được cắt thành hai con lắc đơn có chiều dài khác nhau. Kích thích cho hai con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8m/s2. Hình vẽ bên là đồ thị phụ thuộc thời gian của các li độ góc của các con lắc. Tốc độ dao động cực đại của vật nặng con lắc (2) gần giá trị nào nhất sau đây? 

Xem đáp án

Từ đồ thị, ta có:

+ Biên độ góc của con lắc thứ nhất: \({{\alpha }_{01}}=0,14(\text{rad})\)

T1 tương ứng 8 ô 

+ Ban đầu t = 0: Cả 2 con lắc đều ở VTCB theo chiều dương.

Đến thời điểm con lắc 1 lên VT biên độ góc thì con lắc 2 có li độ \({{\alpha }_{2}}=\frac{{{\alpha }_{01}}}{2}\)

Đến thời điểm con lắc 1 và 2 cùng li độ nhưng ngược chiều nhau

Ta suy ra: \({{\alpha }_{01}}={{\alpha }_{02}}\)

+ Lại có: 

\({{l}_{1}}+{{l}_{2}}=1,5~\text{ }va\text{ }~\frac{{{\omega }_{1}}}{{{\omega }_{2}}}=3=\sqrt{\frac{{{l}_{2}}}{{{l}_{1}}}}\text{ }\Rightarrow \text{ }\frac{{{l}_{2}}}{{{l}_{1}}}=\text{9 }\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{l}_{1}}=1,35m \\ {{l}_{2}}=0,15m \\ \end{array} \right.\)

Tốc độ dao động cực đại của con lắc (2): \({{v}_{{{2}_{\max }}}}=\sqrt{2g{{l}_{2}}\left( 1-\cos {{\alpha }_{02}} \right)}=0,169m/s\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 155804

Đặt điện áp \({{u}_{AB}}=40\sqrt{2}\cos (100\pi t)V\) vào hai đầu đoạn mạch AB không phân nhánh gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. M ở giữa tụ điện và cuộn cảm thuần. Khi L = L0 thì tổng trở của đoạn mạch AB đạt giá trị cực tiểu và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM là 80V. Khi L = 2L0  thì điện áp cực đại hai đầu đoạn mạch MB là

Xem đáp án

+ Khi L = L0 thì mạch xảy ra cộng hưởng \({{Z}_{{{L}_{0}}}}={{Z}_{C}}\)

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{U}_{RC}}=80V \\ {{U}_{R}}=40V \\ \end{array}\Rightarrow {{U}_{C}}={{U}_{{{L}_{0}}}}=\sqrt{U_{RC}^{2}-U_{R}^{2}}=40\sqrt{3}V \right.\)

\(\Rightarrow \frac{R}{{{Z}_{C}}}=\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{C}}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\Rightarrow R=\frac{{{Z}_{C}}}{\sqrt{3}}\)

+ Khi L = 2L0  khi đó: \({{Z}_{L}}=2{{Z}_{{{L}_{0}}}}\)

\(\frac{{{U}_{L}}}{U}=\frac{{{Z}_{L}}}{Z}=\frac{{{Z}_{L}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{2{{Z}_{{{L}_{0}}}}}{\sqrt{{{\left( \frac{{{Z}_{{{L}_{0}}}}}{\sqrt{3}} \right)}^{2}}+{{\left( 2{{Z}_{{{L}_{0}}}}-{{Z}_{{{L}_{0}}}} \right)}^{2}}}}=\sqrt{3}\)

\(\Rightarrow {{U}_{L}}=U\sqrt{3}=40\sqrt{3}V\Rightarrow {{U}_{0L}}={{U}_{L}}\sqrt{2}=40\sqrt{6}V\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 155805

Con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m, đầu trên lò xo cố định, đầu dưới gắn vật nhỏ có khối lượng 400g. Kích thích để con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương trình thẳng đứng, chọn mốc thế năng trùng với vị trí cân bằng của vật. Tại thời điểm t (s), con lắc có thế năng 356mJ, tại thời điểm t + 0,05(s) con lắc có động năng 288mJ, cơ năng của con lắc không lớn hơn 1J. Lấy  π2 =10. Trong 1 chu kì dao động, khoảng thời gian lò xo nén là

Xem đáp án

+ Chu kì dao động \(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,4\text{s}\)

+ Tại thời điểm t: \({{x}_{1}}=A\cos \varphi \Rightarrow {{W}_{{{t}_{1}}}}=\frac{kx_{1}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}{{\cos }^{2}}\varphi =0,256J\) \(\Leftrightarrow \frac{k{{A}^{2}}}{2}\frac{1+\cos 2\varphi }{2}=0,256J\) (1)

+ Tại thời điểm \(t+0,05s=t+\frac{T}{8}:\)

\({{x}_{2}}=A\cos \left( \varphi +\frac{\pi }{4} \right)\Rightarrow {{W}_{{{t}_{2}}}}=W-{{W}_{{{d}_{2}}}}=\frac{1}{2}k{{A}^{2}}-{{W}_{{{d}_{2}}}}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}{{\cos }^{2}}\left( \varphi +\frac{\pi }{4} \right)\)

\(\Leftrightarrow \frac{k{{A}^{2}}}{2}-0,288=\frac{k{{A}^{2}}}{2}{{\left( \cos \varphi .\cos \frac{\pi }{4}-\sin \varphi .\sin \frac{\pi }{4} \right)}^{2}}\)

\(\Leftrightarrow \frac{k{{A}^{2}}}{2}-0,288=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\frac{1}{2}{{(\cos \varphi -\sin \varphi )}^{2}}\)

\(\Leftrightarrow \frac{k{{A}^{2}}}{2}-0,288=\frac{k{{A}^{2}}}{4}(1-\sin 2\varphi )\) (2)

Từ (1) và (2) ta có:

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \frac{k{{\text{A}}^{2}}}{4}(1+\cos 2\varphi )=0,256 \\ \frac{k{{\text{A}}^{2}}}{4}(1+\sin 2\varphi )=0,288 \\ \end{array} \right.\) \(\Rightarrow \frac{1+\sin 2\varphi }{1+\cos 2\varphi }=\frac{0,288}{0,256}=\frac{9}{8}\)

\(\Rightarrow 1+9\cos 2\varphi =8\sin 2\varphi \Leftrightarrow {{(1+9\cos 2\varphi )}^{2}}={{(8\sin 2\varphi )}^{2}}=64\left( 1-{{\cos }^{2}}2\varphi  \right)\)

\(\Leftrightarrow 145{{\cos }^{2}}2\varphi +18\cos 2\varphi -63=0\)

\(\Rightarrow \left( \begin{array}{*{35}{l}} \cos 2\varphi =\frac{3}{5}\Rightarrow \text{W}=0,32J(\text{tm}) \\ \cos 2\varphi =\frac{-21}{29}\Rightarrow \text{W}=1,856(loa\ddot{i}i) \\ \end{array} \right.\)

Với \(\text{W}=0,32\text{J}=\frac{1}{2}k{{\text{A}}^{2}}\Rightarrow A=0,08\text{m}\)

Độ biến dạng của lò xo tại vị trí cân bằng: \(\Delta {{l}_{0}}=\frac{mg}{k}=0,04m\)

Thời gian lò xo nén trong một chu kì: 

\({{t}_{nen}}=\frac{2\alpha }{\omega }\) với \(\cos \alpha =\frac{\Delta {{l}_{0}}}{A}=\frac{0,04}{0,08}=\frac{1}{2}\Rightarrow \alpha =\frac{\pi }{3}\Rightarrow {{t}_{nen}}=\frac{2\frac{\pi }{3}}{5\pi }=\frac{2}{15}s\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 155806

Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng ổn định. Xét 3 phần tử A, B, C trên sợi dây: A là một nút sóng, B là bụng sóng gần A nhất, C ở giữa A và B. Khi sợi dây duỗi thẳng thì khoảng AB = 21,0cm và AB = 3AC. Khi sợi dây biến dạng nhiều nhất thì khoảng cách giữa A và C là 9,0cm. Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử B và tốc độ truyền sóng trên dây xấp xỉ bằng

Xem đáp án

Ta có: \(AB=\frac{\lambda }{4}=21\text{cm}\Rightarrow \lambda =84\text{cm}\Rightarrow AC=\frac{AB}{3}=\frac{\lambda }{12}=7\text{cm}\)

Biên độ của B: \({{a}_{B}}=2\text{a}\) (điểm bụng) 

Biên độ của C: \({{a}_{C}}=2a\sin \frac{2\pi d}{\lambda }=2a\sin \frac{2\pi \frac{\lambda }{12}}{\lambda }=a\)

Khi dây bị biến dạng nhiều nhất khi đó AC' = 9cm

Lại có: \(A{{C}^{\prime 2}}=A{{C}^{2}}+{{a}^{2}}\Rightarrow a=4\sqrt{2}cm\)

+ Tốc độ dao động cực đại của phần tử B: \({{v}_{B}}=2\text{a}\omega \)

+ Tốc độ truyền sóng trên dây: \(v=\lambda f=\lambda \frac{\omega }{2\pi }\)

\(\Rightarrow \) Tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử B và tốc độ truyền sóng: \(\frac{2a\omega }{\lambda \frac{\omega }{2\pi }}=\frac{4a}{\lambda }=\frac{4\pi .4\sqrt{2}}{84}=0,846\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 155807

Đặt một điện áp xoay chiều ổn định \(u=U\sqrt{2}\cos (\omega t)\) V vào hai đầu một đoạn mạch ghép nối tiếp gồm điện trở R, một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện tức thời qua mạch, \(\varphi \) là độ lệch pha giữa ui. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tan\(\varphi \) theo ZC. Thay đổi C để điện áp hai đầu đoạn mạch vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch RL, giá trị của dung kháng khi đó là 

Xem đáp án

Từ đồ thị, ta có:

+ Khi \(\tan \varphi =0\) hay \(\varphi =0\) thì \({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}=15\Omega \)

+ Khi \(\tan {{\varphi }_{1}}=\frac{1}{\sqrt{3}}\) thì \({{Z}_{C}}=0\)

Khi đó, \(\tan {{\varphi }_{1}}=\frac{15-0}{R}\Rightarrow R=\frac{15}{\frac{1}{\sqrt{3}}}=15\sqrt{3}\Omega \)

Khi \({{u}_{RL}}\bot u\) (C thay đổi để \({{U}_{C\max }}\)) khi đó: 

\({{Z}_{C}}=\frac{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}{{{Z}_{L}}}=\frac{{{(15\sqrt{3})}^{2}}+{{15}^{2}}}{15}=60\Omega \)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »