Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Lào Cai

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 50 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155848

Theo Anh-xtanh khi một electron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng ban ban đầu cực đại của nó. Chiếu bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=600\text{nm}\) vào một tấm kim loại thì nhận được các quang e có vận tốc cực đại là \({{v}_{1}}={{2.10}^{5}}m/s\). Khi chiếu bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{2}}=0,2\mu \text{m}\) thì vận tốc cực đại của quang điện tử là: 

Xem đáp án

Khi chiếu bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=600\text{nm}\) vào một tấm kim loại thì nhận được các quang e có vận tốc cực đại lần lượt là \({{v}_{1}}={{2.10}^{5}}~\text{m}/\text{s}\), ta có: 

\(\frac{hc}{{{\lambda }_{1}}}=A+\frac{1}{2}mv_{1}^{2}\Leftrightarrow \frac{hc}{0,{{6.10}^{-6}}}=A+\frac{1}{2}m\cdot {{\left( {{2.10}^{5}} \right)}^{2}}\Rightarrow A=3,{{31.10}^{-19}}J\)

Khi dùng bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{2}}=0,2\mu m\) thì 

\(\frac{hc}{\lambda 2}=A+{{\text{W}}_{dma\text{x}}}\Leftrightarrow \frac{hc}{0,{{2.10}^{-6}}}=3,{{31.10}^{-19}}+\frac{1}{2}m\cdot v_{o\max }^{2}\Rightarrow {{v}_{\max }}=1206894~\text{m}/\text{s}\approx 1,{{2.10}^{6}}~\text{m}/\text{s}\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 155849

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định thì quỹ đạo là một đường thẳng. 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155850

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng 

Xem đáp án

Để so sánh độ bền vững của các hạt nhân người ta dùng đại lượng năng lượng liên kết tính trên một nuclon.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155851

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng: 

Xem đáp án

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở của một chất khi bị chiếu sáng. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 155852

Nhận định nào dưới đây về dao động cưỡng bức là không đúng? 

Xem đáp án

Dao động cưỡng bức là dao động của hệ khi chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.

\(\Rightarrow \) Phát biểu sai: Để dao động trở thành dao động cưỡng bức, ta cần tác dụng vào con lắc dao động một ngoại lực không đổi.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 155853

Chu kì của dao động điều hoà là: 

Xem đáp án

Chu kì của dao động điều hoà là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần, tức là khoảng thời gian ngắn nhất mà toạ độ, vận tốc, gia tốc của vật dao động lại có giá trị và trạng thái như cũ. 

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 155854

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây sai? 

Xem đáp án

Năng lượng của các photon ánh sáng: \(\varepsilon =hf\)

\(\Rightarrow \) Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có tần số khác nhau 5 năng lượng của các photon là khác nhau.

\(\Rightarrow \) Phát biểu sai là: Năng lượng của các phôtôn ứng với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau. 

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155855

Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có biên độ là A1 A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị lớn nhất bằng 

Xem đáp án

Biên độ dao động tổng hợp: \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}},\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\)

Khi độ lệch pha giữa hai dao động thay đổi, thì biên độ tổng hợp A có giá trị nằm trong khoảng

\(\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|\le A\le \left| {{A}_{1}}+{{A}_{2}} \right|\Rightarrow {{A}_{max}}={{A}_{1}}+{{A}_{2}}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155856

Tại hai điểm A, B trên mặt nước cách nhau 16cm có hai nguồn phát sóng giống nhau. Điểm M nằm trên mặt nước và trên đường trung trực của AB cách trung điểm I của AB một khoảng nhỏ nhất bằng 4/5cm luôn dao động cùng pha với I. Điểm N nằm trên mặt nước và nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, cách A một khoảng nhỏ nhất bằng bao nhiêu để N dao động với biên độ cực tiểu. 

Xem đáp án

Ta có hình vẽ: 

Phương trình dao động của một điểm M nằm trên đường trung trực là: \(u=2A\cdot \cos 2\pi \left( ft-\frac{{{d}_{1}}+{{d}_{2}}}{2\lambda } \right)\)

Với d1; d2 là khoảng cách từ điểm ta xét đến hai nguồn. 

Các điểm nằm trên đường trung trực đều dao động với biên độ cực đại (vì hai nguồn cùng pha, cùng biên độ). 

Để M và I dao động cùng pha thì: \(2\pi \frac{{{d}_{AM}}+{{d}_{RM}}}{2\lambda }=2\pi \frac{{{d}_{At}}+{{d}_{BI}}}{2\lambda }+k2\pi \)

Vì M gần nhất, cách I một khoảng \(4\sqrt{5}~\text{cm}\), ứng với k =1, ta có:

\(2\pi \frac{{{d}_{AM}}+{{d}_{BM}}}{2\lambda }=2\pi \frac{{{d}_{AI}}+{{d}_{B}}}{2\lambda }+2\pi \Leftrightarrow \frac{2\left( \sqrt{I{{A}^{2}}+I{{M}^{2}}} \right)}{2\lambda }=\frac{AB}{2\lambda }+2\pi \)

\(\Leftrightarrow \frac{2\cdot \sqrt{{{8}^{2}}+{{(4\sqrt{5})}^{2}}}}{2\lambda }=\frac{16}{2\lambda }+1\Leftrightarrow \lambda =4,0~\text{cm}\)

Số điểm dao động cực tiểu nằm trên AB bằng số giá trị k nguyên thõa mãn: 

\(\frac{-AB}{\lambda }-\frac{1}{2}\le k\le \frac{AB}{\lambda }-\frac{1}{2}\Rightarrow \frac{-16}{4}-\frac{1}{2}\le k\le \frac{16}{4}-\frac{1}{2}\)

\(\Rightarrow -4,5\le k\le 3,5\Rightarrow k=-4;\pm 3;\pm 2;\pm 1;0\)

Điểm N nằm trên nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại A, dao động với biên độ cực tiểu, gần A nhất thì nằm trên hyperbol cực tiểu có bậc cao nhất về phía A, tức là k = -4

Điều kiện để N là dao động cực tiểu là: 

\({{d}_{AN}}-{{d}_{BM}}=\left( k+\frac{1}{2} \right)\lambda \Rightarrow AN-\sqrt{A{{N}^{2}}+A{{B}^{2}}}=\left( -4+\frac{1}{2} \right)\lambda \)

\(\Leftrightarrow AN-\sqrt{A{{N}^{2}}+{{16}^{2}}}=-3,5.4,0=-14\Rightarrow AN=2,14~\text{cm}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 155857

Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm? 

Xem đáp án

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 155858

Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1, S2, dao động cùng pha, cách nhau một khoảng S1 S2 = 40cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số \(f=10~\text{Hz}\), vận tốc truyền sóng \(v=2m/s\). Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với S1 S2 tại S1. Đoạn S1 M có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại? 

Xem đáp án

Ta có hình vẽ: 

Bước sóng \(\lambda =v\cdot T=\frac{v}{f}=\frac{200}{10}=20~\text{cm}\)

M có dao động với biên độ cực đại và cách xa S1 nhất 

\(\Rightarrow \) M thuộc cực đại bậc 1 về phía A.

\(\Rightarrow {{d}_{1}}-{{d}_{2}}=k\lambda \Rightarrow AM-\sqrt{A{{M}^{2}}+A{{B}^{2}}}=-\lambda \)

\(\Leftrightarrow AM-\sqrt{A{{M}^{2}}+{{40}^{2}}}=-20\Rightarrow AM=8,57~\text{cm}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155859

Một tụ điện có điện dung \(\text{C}=0,202\mu \text{F}\) được tích điện đến hiệu điện thế U0. Lúc \(t=0\), hai đầu tụ được đầu vào hai đầu của một cuộn dây có độ tự cảm bằng 0,5H . Bỏ qua điện trở thuần của cuộn dây và của dây nối. Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là ở thời điểm nào? 

Xem đáp án

Thời điểm ban đầu, tụ được nạp đầy điện và bắt đầu phóng điện, điện tích trên tụ giảm dần.

Ta có biểu thức: \(q={{Q}_{0}}\cdot \cos (\omega t)\)

Chu kì dao động của mạch: \(T=2\pi \sqrt{LC}=2\pi \sqrt{0,202\cdot {{10}^{-6}}\cdot 0,5}=2\cdot {{10}^{-3}}s\)

Biểu diễn trên VTLG: 

Góc quét tương ứng: \(\alpha =2\pi -\frac{\pi }{3}=\frac{5\pi }{3}\)

\(\Rightarrow \) Lần thứ hai điện tích trên tụ bằng một nửa điện tích lúc đầu là: \(t=\frac{\alpha }{\omega }=\alpha \cdot \frac{T}{2\pi }=\frac{5\pi }{3}\cdot \frac{2\cdot {{10}^{-3}}}{2\pi }=\frac{1}{600}s\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155860

Thế nào là 2 sóng kết hợp? 

Xem đáp án

Hai sóng kết hợp là hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 155861

Một mạch dao động LC lí tưởng. Ban đầu nối hai đầu cuộn cảm thuần với nguồn điện có \(r=2\Omega \) suất điện động E. Sau khi dòng điện qua mạch ổn định, người ta ngắt cuộn dây với nguồn và nối nó với tụ điện thành mạch kín thì điện tích cực đại của tụ là \({{4.10}^{-6}}\text{C}\). Biết khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại đến khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm là \(\frac{\pi }{6}\cdot {{10}^{-6}}~\text{s}\). Giá trị của suất điện động E là: 

Xem đáp án

Năng lượng điện từ: \(\text{W}=\frac{1}{2}L\cdot {{i}^{2}}+\frac{1}{2},C.{{u}^{2}}=\frac{1}{2}L.I_{0}^{2}=\frac{1}{2}C.U_{0}^{2}\)

Khi năng lượng từ trường đạt giá trị cực đại thì \({{\text{W}}_{t}}=0\Rightarrow i=0\)

Khi năng lượng trên tụ bằng 3 lần năng lượng trên cuộn cảm thì:

\({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{4}~\text{W}\Leftrightarrow \frac{1}{2}L.{{i}^{2}}=\frac{1}{4}\left( \frac{1}{2}.L.I_{0}^{2} \right)\Rightarrow i=\frac{{{I}_{0}}}{2}\)

Biểu diễn trên VTLG: 

Ta có \(t=\frac{\pi }{6}\cdot {{10}^{-6}}=\frac{\frac{\pi }{2}-\arccos \frac{1}{2}}{2\pi }\cdot T\Rightarrow t=\frac{1}{12}T\Rightarrow T=2\pi \cdot {{10}^{-6}}s\)

Điện tích cực đại trên tụ:

\({{Q}_{0}}=\frac{{{I}_{0}}}{\omega }=\frac{T}{2\pi }.{{I}_{0}}\Rightarrow {{I}_{0}}=\frac{{{Q}_{0}}\cdot 2\pi }{T}=\frac{4\cdot {{10}^{-6}}\cdot 2\pi }{2\pi \cdot {{10}^{-6}}}=4A\)

Suất điện động: \(E={{I}_{0}}.R=4.2=8~\text{V}\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 155862

Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp \(u={{U}_{0}}\cos (\omega t)V\). Công thức tính tổng trở của mạch là 

Xem đáp án

Công thức tính tổng trở: \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 155863

Một đoạn mạch gồm một điện trở  \(R=80\Omega \) mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F\) và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{0,4}{\pi }H.\) Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=80\sqrt{2}\cos 100\pi t(V)\). Khi đó công suất tỏa nhiệt trên R là: 

Xem đáp án

Tổng trở của đoạn mạch :

\(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}=\sqrt{{{80}^{2}}+{{\left( \frac{0,4}{\pi }\cdot 100\pi -\frac{1}{100\pi \cdot \frac{{{10}^{-4}}}{\pi }} \right)}^{2}}}=100\Omega \)

Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I=\frac{U}{Z}=\frac{80}{100}=0,8A\)

Công suất tỏa nhiệt trên \(\text{R}:P={{I}^{2}}\cdot R=0,{{8}^{2}}\cdot 80=51,2~\text{W}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 155864

Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của  dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch: 

Xem đáp án

Hệ số công suất : \(\cos \varphi =\frac{R}{Z}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)

Đoạn mạch điện đang có tính cảm kháng \(\Rightarrow {{Z}_{L}}>{{Z}_{C}}\).

Khi tăng tần số thì cảm kháng tăng, dung kháng giảm thì hệ số công suất:

\(\cos \varphi =\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( \omega L-\frac{1}{\omega C} \right)}^{2}}}}\) giảm.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 155865

Một khung dây hình vuông có cạnh dài 5cm, đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ \(B={{4.10}^{-5}}T\) mặt phẳng khung dây tạo với các đường sức từ một góc 300. Từ thông qua mặt phẳng khung dây nhận giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Từ thông qua mặt phẳng khung dây: \(\Phi =B.S\cdot \cos \alpha ={{4.10}^{-5}}.0,{{05}^{2}}\cdot \cos \left( {{90}^{0}}-{{30}^{0}} \right)={{5.10}^{-8}}~\text{Wb}\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 155866

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng bao nhiêu? 

Xem đáp án

Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng một nửa bước sóng. 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 155868

Các hạt nhân đơteri \(_{1}^{2}D;\text{ triti }_{1}^{3}T;\text{ heli }_{2}^{4}\text{He}\) có năng lượng liên kết lần lượt là \(2,22MeV;8,49MeV;28,16MeV\). Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là ? 

Xem đáp án

Năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân là: 

\({{\text{w}}_{D}}=\frac{{{\text{W}}_{D}}}{{{A}_{D}}}=\frac{2,22}{2}=1,11(\text{MeV}/\text{nuclon})\)

\({{\text{w}}_{T}}=\frac{{{\text{W}}_{T}}}{{{A}_{T}}}=\frac{8,49}{3}=2,83(\text{MeV}/\text{muclon})\)

\({{\text{w}}_{He}}=\frac{{{\text{W}}_{He}}}{{{A}_{He}}}=\frac{28,16}{4}=7,04(\text{MeV}/\text{nuclon})\)

\(\Rightarrow \)  Thứ tự giảm dần về mức độ bền vững là \({{\varepsilon }_{_{2}^{4}He}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{3}T}}>{{\varepsilon }_{_{1}^{2}D}}\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 155869

Chu kì bán rã của hai chất phóng xạ A và B là TA và \({{T}_{B}}=2{{T}_{A}}.\) Ban đầu hai khối chất A và B có số hạt nhân như nhau. Sau thời gian \(t=4{{T}_{A}}\) , thì tỉ số giữa số hạt nhân A và B đã phóng xạ là. 

Xem đáp án

+ Sau thời gian t

Số hạt nhân A đã phóng xạ là: \(\Delta {{N}_{A}}={{N}_{0}}\cdot \left( 1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{A}}}}} \right)\)

Số hạt nhân B đã phóng xạ là: \(\Delta {{N}_{B}}={{N}_{0}}\cdot \left( 1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{B}}}}} \right)\)

+ Tỉ số hạt nhân A và B đã phóng xạ là:

\(\frac{\Delta {{N}_{A}}}{\Delta {{N}_{B}}}=\frac{{{N}_{0}}\cdot \left( 1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{A}}}}} \right)}{{{N}_{0}}\cdot \left( 1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{B}}}}} \right)}=\frac{1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{A}}}}}}{1-{{2}^{-\frac{t}{{{T}_{B}}}}}}=\frac{1-{{2}^{-\frac{4{{T}_{A}}}{{{T}_{A}}}}}}{1-{{2}^{-\frac{4{{T}_{A}}}{2{{T}_{A}}}}}}=\frac{1-{{2}^{-4}}}{1-{{2}^{-2}}}=\frac{5}{4}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 155870

Đoạn mạch điện xoay chiều AB chỉ chứa một trong các phần tử: điện trở thuần, cuộn dây hoặc tụ điện. Khi đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)V\) lên hai đầu A và B thì dòng điện trong mạch có biểu thức \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)A\). Đoạn mạch AB chứa: 

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)V \\ i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)A \\ \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \)  Điện áp trễ pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với cường độ dòng điện \(\Rightarrow \)  Đoạn mạch AB chỉ chứa tụ điện. 

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 155871

Dòng điện \(i=2\sqrt{2},\cos (100\pi t)(A)\) có giá trị hiệu dụng bằng: 

Xem đáp án

Ta có: \(i=2\sqrt{2}\cdot \cos (100\pi t)(A)\Rightarrow {{I}_{0}}=2\sqrt{2}A\)

Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I=\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}=\frac{2\sqrt{2}}{\sqrt{2}}=2A\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 155872

Trong mạch dao động lí tưởng có dao động điện từ tự do thì điện tích q trên mỗi bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian với: 

Xem đáp án

Biểu thức của điện tích và cường độ dòng điện: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} q={{Q}_{0}}\cdot \cos (\omega t+\varphi )(C) \\ i={{q}^{\prime }}=\omega {{Q}_{0}}\cdot \cos \left( \omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right)(A) \\ \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \) q biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số trễ pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với i. 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 155873

Một mạng điện xoay chiều \(220~\text{V}-50~\text{Hz}\), khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng 

Xem đáp án

Biểu thức của điện áp: \(u=U\sqrt{2}\cdot \cos (\omega t+\varphi )\)

Tần số góc: \(\omega =2\pi f=2\pi .50=100\pi (\text{rad}/\text{s})\)

Pha ban đầu bằng \(0\Rightarrow \varphi =0\Rightarrow \text{u}=220\sqrt{2}\cos (100\pi \text{t})\text{V}\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 155874

Đặt điện áp \(u=200\sqrt{2}\cdot \cos (100\pi t)V\) vào hai đầu cuộn dây có độ tự cảm \(L=\frac{1}{\pi }H\) và điện trở  \(r=100\Omega \). Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là: 

Xem đáp án

Tổng trở của đoạn mạch: \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+{{(\omega L)}^{2}}}=\sqrt{{{100}^{2}}+{{\left( 100\pi \cdot \frac{1}{\pi } \right)}^{2}}}=100\sqrt{2}\Omega \)

Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch: \(I=\frac{U}{Z}=\frac{200}{100\sqrt{2}}=\sqrt{2}A\)

Độ lệch pha giữa u và i: \(\tan \varphi =\frac{{{Z}_{L}}}{R}=\frac{100}{100}=1\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{4}\)

\(\Rightarrow i=I\sqrt{2}\cdot \cos \left( \omega t+{{\varphi }_{i}} \right)=2\cdot \cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)A\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155875

Giới hạn quang điện của một kim loại là 300nm. Lấy \(h=6,{{625.10}^{-34}}J.s;c={{3.10}^{8}}~\text{m}/\text{s}\). Công thoát electron của kim loại này là: 

Xem đáp án

Công thoát electron của kim loại này là:

\(A=\frac{hc}{{{\lambda }_{0}}}=\frac{6,625\cdot {{10}^{-34}}\cdot 3\cdot {{10}^{8}}}{300\cdot {{10}^{-9}}}=6,{{625.10}^{-19}}J\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 155876

Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng \(x=A\cos (2\omega t+\varphi )\) vận tốc của vật có giá trị cực đại là 

Xem đáp án

Biểu thức li độ của vật: \(x=A\cos (2\omega t+\varphi )\Rightarrow v={{x}^{\prime }}=2\omega A\cdot \cos \left( 2\omega t+\varphi +\frac{\pi }{2} \right)\Rightarrow {{v}_{\max }}=2\omega A\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 155877

Khi nói về sự điều tiết của mắt, phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Khi quan sát các vật dịch chuyển lại gần mắt, thể thủy tinh cong dần lên. Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt, thể thủy tinh xẹp dần xuống. 

      \(\Rightarrow \)  Phát biểu đúng về sự điều tiết của mắt: Khi quan sát các vật dịch chuyển ra xa mắt thì thể thuỷ tinh của mắt xẹp dần xuống. 

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 155878

Hai điện trở \({{R}_{1}},{{R}_{2}}\left( {{R}_{1}}>{{R}_{2}} \right)\) được mắc vào hai điểm A và B có hiệu điện thế \(U=12V.\) Khi R1 ghép nối tiếp với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 4W ; Khi R1 ghép song song với R2 thì công suất tiêu thụ của mạch là 18W. Giá trị của R1 , R2 bằng 

Xem đáp án

+ Khi \({{R}_{1}}\text{ nt }{{R}_{2}}\text{ c }\!\!\acute{\mathrm{o}}\!\!\text{ : }{{P}_{nt}}=4W\Leftrightarrow \frac{{{U}^{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}=4W\Rightarrow \frac{{{12}^{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}=4\Rightarrow {{R}_{1}}+{{R}_{2}}=36\text{ (1) }\)

+ Khi \({{R}_{1}}//{{R}_{2}}\text{ c }\!\!\acute{\mathrm{o}}\!\!\text{ : }{{P}_{ss}}=18W\Leftrightarrow \frac{{{U}^{2}}}{\frac{{{R}_{1}}\cdot {{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}}=18W\Rightarrow \frac{{{12}^{2}}\cdot \left( {{R}_{1}}+{{R}_{2}} \right)}{{{R}_{1}}\cdot {{R}_{2}}}=18\Rightarrow {{R}_{1}}\cdot {{R}_{2}}=288(2)\)

+ Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{R}_{1}}\cdot {{R}_{2}}=288 \\ {{R}_{1}}+{{R}_{2}}=36 \\ \end{array}\Rightarrow \left( \begin{array}{*{35}{l}} {{R}_{1}}=24\Omega ;{{R}_{2}}=12\Omega \\ {{R}_{2}}=24\Omega ;{{R}_{1}}=12\Omega \\ \end{array} \right. \right.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 155879

Tìm phát biểu sai về điện trường 

Xem đáp án

Khi trong môi trường có nhiều điện tích điểm thì điện trường là điện trường tổng hợp của các điện trường do mỗi điện tích trong đó gây ra. 

\(\Rightarrow \) Phát biểu sai là: Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 155880

Mạch dao động điện từ điều hòa gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch: 

Xem đáp án

Chu kì của mạch LC: \(T=2\pi \sqrt{LC}\Rightarrow T\sim \sqrt{C}\)

Khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch tăng lên \(\sqrt{4}=2\) lần.

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 155881

Một con lắc lò xo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ có độ cứng \(k\text{ }=25N/\text{ }m\) một đầu được gắn với hòn bi nhỏ có khối lượng\(m\text{ }=100g\). Khi vật đang ở vị trí cân bằng, tại thời điểm \(t=0\) người ta thả cho con lắc rơi tự do sao cho trục lò xo luôn nằm theo phương thẳng đứng và vật nặng ở phía dưới lò xo. Đến thời điểm \({{t}_{1}}=0,02\sqrt{15}s\) thì điểm chính giữa của lò xo đột ngột bị giữ lại cố định. Lấy \(g=10~\text{m}/{{\text{s}}^{2}};{{\pi }^{2}}=10\). Bỏ qua ma sát, lực cản. Tốc độ của hòn bi tại thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}-0,07s\) có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Độ biến dạng của lò xo tại VTCB: \(\Delta {{l}_{0}}=\frac{mg}{k}=\frac{0,1.10}{25}=4cm\)

Quá trình chuyển động của vật được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Vật rơi tự do xuống dưới. Chọn HQC gắn với điểm treo lò xo trục Ox thẳng đứng chiều dương hướng xuống dưới, gốc O tại vị trí cân bằng.

Vật nặng chịu tác dụng của các lực trọng lực, lực đàn hồi của lò xo, lực quán tính \(\left( {{F}_{qt}}=P \right)\).

Tại vị trí cân bằng và trong quá trình rơi, vật dao động điều hòa quanh vị trí lò xo không biến dạng với biên độ \(A=\Delta {{l}_{0}}\).

Thời điểm t = 0, con lắc bắt đầu rơi thì vật đang ở biên dưới. 

Tần số góc của dao động: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=5\pi (\text{rad}/\text{s})\Rightarrow T=\frac{2\pi }{\omega }=0,4s\)

Sau khoảng thời gian \({{t}_{1}}=0,02\sqrt{15}=\frac{\sqrt{15}}{20}T\) ứng với góc quét \(\varphi =\omega {{t}_{1}}={{69}^{0}}\)

Khi đó li độ của vật là: \({{x}_{1}}=A\cdot \cos {{69}^{0}}=1,4~\text{cm}\)

Khi đó vật có vận tốc là: \(v=-\omega \cdot \sqrt{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}=-58,93(~\text{cm}/\text{s})\)

+ Giai đoạn 2: Khi lò xo bị giữ ở chính giữa.

Xét trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất, vật chịu tác dụng của 2 lực: Trọng lực và lực đàn hồi.

Độ cứng \({{k}^{\prime }}=2k\Rightarrow \text{VTCB}\) mới ở cách vị trí cân bằng cũ 2cm , là vị trí lò xo dãn \(\Delta l=\frac{mg}{{{k}^{\prime }}}=2cm\)

Sau thời gian t1 , vận tốc của vật nặng so với mặt đất là: \(\overrightarrow{{{v}_{13}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{23}}}\Rightarrow {{v}_{13}}=-58,93+gt=18,53~\text{cm}/\text{s}\)

Li độ của vật tại thời điểm t1 trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất là: \({{x}_{13}}=-1,4-2=3,4cm\)

Khi đó tần số góc: \({{\omega }^{\prime }}=\sqrt{\frac{{{k}^{\prime }}}{m}}=\sqrt{2}\omega =5\sqrt{2}\pi (\text{rad}/\text{s})\)

Khi đó vật dao động quanh vị trí \({{O}^{'}}\) với biên độ: \({{A}^{\prime }}=\sqrt{x_{13}^{2}+{{\left( \frac{{{v}_{13}}}{{{\omega }^{\prime }}} \right)}^{2}}}\approx 3,5~\text{cm}\)

Sau thời gian \(\Delta t=0,07s\)

Vị trí ban đầu \(\alpha =\operatorname{acr}\cos \frac{3,4}{3,5}=13,{{8}^{0}}\)

Góc quét được \(\varphi =\omega \Delta t=5\sqrt{2}\pi .0,07={{89}^{0}}\)

Li độ lúc đó là \(x=A\cdot \sin \left( \alpha +\varphi -{{90}^{0}} \right)=0,77~\text{cm}\)

Vận tốc lúc đó là \(v={{\omega }^{\prime }}\sqrt{{{A}^{\prime 2}}-{{x}^{2}}}=75,8~\text{cm}/\text{s}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 155882

Hai điểm sáng M và N dao động điều hòa trên trục Ox với cùng biên độ và vị trí cân bằng O. Hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của pha dao động Φ vào thời gian t. Từ thời điểm \(t=0\) tới thời điểm hai điểm sáng đi qua nhau lần thứ 5, tỉ số giữa khoảng thời gian li độ của hai điểm sáng cùng dấu với khoảng thời gian li độ của hai điểm sáng trái dấu là 

Xem đáp án

Từ đồ thị ta có \({{\Phi }_{\text{N}}}=2\pi \text{t}+\frac{\pi }{3}\text{ v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{  }{{\Phi }_{\text{M}}}=2\pi \text{t}-\frac{\pi }{6}\Rightarrow \text{N}\) N nhanh pha 900 so với M. 

+ Mỗi chu kì, hai điểm sáng gặp nhau hai lần khi pha của N nằm ở \({{\text{P}}_{\text{N}-\text{G}1}}\text{ v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{  }{{\text{P}}_{\text{N}-\text{G}2}}\)

+ Li độ hai điểm chung trái dấu khi pha của M và N nằm hai bên trục tung. 

\(\Rightarrow \) Sau 2 chu kì, M và N gặp nhau 4 lần và P, quét 4 cung 900 để M và N có li độ trái dấu.

Lần thứ 5, pha PN chạy từ \({{\text{P}}_{\text{N}(0)}}\) tới \({{\text{P}}_{\text{N}-\text{G}2}}\); trong khoảng thời gian PN quét thêm 1 cung 900 để M và N có li độ trái dấu. 

Vậy tỉ số cần tìm là : \(\delta =\frac{2.360+165-5.90}{5.90}=\frac{29}{30}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 155883

Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình 14 dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+1s\). Tại thời điểm t2 vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất sau đây?

Xem đáp án

Từ đồ thị ta thấy: \(\frac{\lambda }{4}=\frac{1}{10}\Rightarrow \lambda =0,4m=40~\text{cm}\)

Trong thời gian ly pha dao động truyền được: \(\frac{3}{20}-\frac{1}{10}=0,05m=5~\text{cm}=\frac{\lambda }{8}\Rightarrow \text{ Chu k }\!\!\grave{\mathrm{i}}\!\!\text{ : }T=8s\)

\(\Rightarrow \) Vận tốc sóng: \(v=\frac{\lambda }{T}=\frac{40}{8}=5~\text{cm}/\text{s}\)

Độ lệch pha dao động của M và O là: \(\Delta \varphi =\frac{2\pi x}{\lambda }=\frac{2\pi \frac{11}{30}}{0,4}=\frac{11\pi }{6}\)

Tại t1, M chuyển động theo chiều âm do nằm trước đỉnh sóng. 

Hai thời điểm \({{t}_{1}}\text{ v }\!\!\grave{\mathrm{a}}\!\!\text{  }{{t}_{2}}\) lệch nhau \(\frac{1}{8}\) chu kì, ứng với góc \(\frac{\pi }{4}\)

Tốc độ của M tại thời điểm t2 là: \(v=-{{v}_{\max }}\cdot \cos \left( {{15}^{0}} \right)\approx -3,029~\text{cm}/\text{s}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 155884

Điện năng được truyền từ nơi phát đến một xưởng sản xuất bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 90%. Ban đầu xưởng sản xuất này có 90 máy hoạt động, vì muốn mở rộng quy mô sản xuất nên xưởng đã nhập về thêm một số máy. Hiệu suất truyền tải lúc sau khi có thêm các máy mới cùng hoạt động) đã giảm đi 10% so với ban đầu. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây, công suất tiêu thụ điện của các máy hoạt động (kể cả các máy mới nhập về) đều như nhau và hệ số công suất trong các trường hợp đều bằng 1. Nếu giữ nguyên điện áp nơi phát thì số máy hoạt động đã được nhập về thêm là: 

Xem đáp án

+ Hiệu suất truyền tải điện năng: \(H=\frac{P-\Delta P}{P}=1-\frac{\Delta P}{P}\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{P}_{1}}=0,9{{P}_{1}}+90{{P}_{0}} \\ {{P}_{2}}=0,8{{P}_{2}}+(90+n){{P}_{0}} \\ \end{array}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 0,9{{P}_{1}}=90{{P}_{0}} \\ 0,8{{P}_{2}}=(90+n){{P}_{0}} \\ \end{array} \right. \right. (1)\)

Trong đó \({{P}_{1}},{{P}_{2}}\) lần lượt là công suất truyền đi trước và sau khi nhập thêm n máy và P0 là công suất tiêu thụ mỗi máy. 

+Mặc khác \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}R}{U}\Rightarrow \frac{\Delta {{P}_{1}}}{\Delta {{P}_{2}}}={{\left( \frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}} \right)}^{2}}\Rightarrow \frac{\Delta {{P}_{1}}}{\Delta {{P}_{2}}}=\frac{1-{{H}_{1}}}{1-{{H}_{2}}}\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}\Rightarrow \frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}=\frac{1-0,9}{1-0,2}=\frac{1}{2}(2)\)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow n=70\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 155885

Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có đồ thị điện áp tức thời phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Trong đó điện áp cực đại U0 và chu kì dòng điện không thay đổi. Khi đóng và mở khóa K thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Giá trị của I0 là 

Xem đáp án

+ Khi khóa K mở, mạch gồm R,r, L,C nối tiếp

Từ đồ thị của điện áp, ta có: \(u={{U}_{0}}\cdot \cos \omega t\)

Từ đồ thị cường độ dòng điện khi K mở ta có: \(i={{I}_{0}}\cdot \cos \left( \omega t+{{\varphi }_{i}} \right)\)

Khi \(t=0\Rightarrow i=1,5=\sqrt{3}\cdot \cos {{\varphi }_{i1}}\Rightarrow {{\varphi }_{i1}}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow \Delta {{\varphi }_{m}}={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i1}}=\frac{-\pi }{6}\)

Mà tan \(\Delta {{\varphi }_{m}}=\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R+r}=\frac{-1}{\sqrt{3}}\Rightarrow {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}=\frac{-1}{\sqrt{3}}(R+r)\)

+ Khi K đóng, mạch có r, L,C nối tiếp

Ta có phương trình cường độ dòng điện là: \(i={{I}_{0}}\cdot \cos \left( \omega t+{{\varphi }_{i2}} \right)\)

Khi \(t=0\Rightarrow i=0,5{{I}_{0}}={{I}_{0}}\cdot \cos {{\varphi }_{i2}}\Rightarrow {{\varphi }_{i2}}=\frac{\pi }{3}\Rightarrow \Delta {{\varphi }_{m}}={{\varphi }_{u}}-{{\varphi }_{i1}}=-\frac{\pi }{3}\)

Mà 

\(\begin{array}{l}
\tan \Delta {\varphi _m} = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{r} =  - \sqrt 3 \\
 \Rightarrow {Z_L} - {Z_C} =  - \sqrt 3 r\\
 \Rightarrow {Z_L} - {Z_C} =  - \sqrt 3 r = \frac{{ - 1}}{{\sqrt 3 }}(R + r)\\
 \Rightarrow R = 2r
\end{array}\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{2}}=\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}=2r \\ {{Z}_{1}}=\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}=2\sqrt{3}r \\ \end{array} \right.\)

Có: 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{I_{01}} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_1}}}}\\
{{I_{02}} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_2}}}}
\end{array} \Rightarrow \frac{{{I_{01}}}}{{{I_{02}}}} = \frac{{{Z_2}}}{{{Z_1}}} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow {I_{02}} = {I_0} = 3A} \right.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 155886

Đồ thị của hai dao động điều hòa cùng tần số được cho như hình vẽ. Phương trình dao động tổng hợp của chúng là : 

Xem đáp án

Từ đồ thị, tá viết được phương trình hai dao động: 

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{x}_{1}}=3\cdot \cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)cm \\ {{x}_{2}}=2\cdot \cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)cm \\ \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow x={{x}_{1}}+{{x}_{2}}=3\angle \frac{-\pi }{2}+2\angle \frac{\pi }{2}=1\angle \frac{-\pi }{2}=1\cdot \cos \left( \omega t-\frac{\pi }{2} \right)\text{cm}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 155887

Khi bắn hạt \(\alpha \) có động năng K vào hạt nhân \(_{7}^{14}N\) đứng yên thì gây ra phản ứng \(_{2}^{4}\text{He}+_{7}^{14}N\to _{8}^{17}\text{O}+X\). Cho khối lượng các hạt nhân trong phản ứng lần lượt là \({{m}_{He}}=4,0015u\) \({{m}_{N}}=13,9992u,{{m}_{O}}=16,9947u,{{m}_{x}}=1,0073.\)  Lấy luc2 = 931,5MeV. Nếu hạt nhân X sinh ra đứng yên thì giá trị của K bằng 

Xem đáp án

Ban đầu hạt N đứng yên, nên N có động lượng bằng 0.

Lúc sau, hạt X sinh ra đứng yên, nên X có động lượng bằng 0.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

\(\overrightarrow{{{p}_{tr}}}=\overrightarrow{{{p}_{s}}}\Leftrightarrow \overrightarrow{{{p}_{\alpha }}}=\overrightarrow{{{p}_{O}}}\Rightarrow {{p}_{\alpha }}={{p}_{O}}\Leftrightarrow \sqrt{2{{m}_{\alpha }}\cdot K}=\sqrt{2{{m}_{O}}\cdot {{K}_{O}}}\Rightarrow {{K}_{O}}=\frac{4}{17}K\)

Với \(\Rightarrow \Delta E=\left( {{m}_{tr}}-{{m}_{s}} \right)\cdot {{c}^{2}}=\left( {{m}_{\alpha }}+{{m}_{N}}-{{m}_{O}}-{{m}_{X}} \right)\cdot {{c}^{2}}\)

Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng toàn phần

\(K\alpha +\Delta E={{K}_{O}}\Rightarrow K-1,21=\frac{4}{17}K\Rightarrow K=1,58MeV\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »