Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Lê Văn Đẩu

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155248

Tia nào sau đây được dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn?

Xem đáp án

Tia X dùng để nghiên cứu thành phần và cấu trúc của các vật rắn.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155250

Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp, nếu tần số của dòng điện tăng thì

Xem đáp án

Ta có: \({{Z}_{L}}=\omega L=2\pi fL\); \({{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}=\frac{1}{2\pi fC}\)

Khi f tăng thì cảm kháng tăng và dung kháng giảm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155251

Một điểm trong không gian có sóng điện từ truyền qua, thì tại đó

Xem đáp án

Một điểm trong không gian có sóng điện từ truyền qua, thì tại đó cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn biên thiên cùng pha.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 155252

Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử sóng

Xem đáp án

Bước sóng là khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 155253

Chọn câu đúng. Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của

Xem đáp án

Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 155254

Trong nguyên tắc của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, để trộn dao động âm tần với dao động cao tần ta dùng

Xem đáp án

Trong nguyên tắc của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, để trộn dao động âm tần với dao động cao tần ta dùng mạch biến điệu.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155255

Đơn vị của khối lượng nguyên tử u là

Xem đáp án

Đơn vị khối lượng nguyên tử u là \(\frac{1}{12}\) khối lượng của một nguyên tử \(_{6}^{12}C\).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155256

Chiếu một chùm sáng đi qua một máy quang phổ lăng kính, chùm sáng đi qua

Xem đáp án

Sử dụng sơ đồ cấu tạo máy quang phổ lăng kính.

Sơ đồ cấu tạo máy quang phố lăng kính

Chiếu một chùm sáng đi qua một máy quang phổ lăng kính, chùm sáng lần lượt đi qua: ống chuẩn trực, hệ tán sắc, buồng tối.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 155257

Gọi \({{m}_{p}}\), \({{m}_{n}}\), \({{m}_{x}}\) lần lượt là khối lượng của prôtôn, nơtron và hạt nhân \(_{X}^{A}X\). Năng lượng liên kết của một hạt nhân \(_{X}^{A}X\) được xác định bởi công thức:

Xem đáp án

Năng lượng liên kết của hạt nhân X được xác định bởi biểu thức:

\(\text{W}=\left( Z.{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{x}} \right){{c}^{2}}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 155258

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo nhẹ có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc:

Xem đáp án

Tần số góc của con lắc lò xo: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155259

Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, để giảm công suất hao phí trên dây truyền tải n lần thì người ta thường sử dụng biện pháp nào sau đây?

Xem đáp án

Công suất hao phí trên đường dây \(\Delta P=R\frac{{{P}^{2}}}{{{\left( U\cos \varphi  \right)}^{2}}}\)

Do đó, tăng điện áp nơi phát lên \(\sqrt{n}\) lần thì hao phí giảm n lần.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155260

Chọn câu đúng. Quang phổ vạch hấp thụ là

Xem đáp án

Quang phổ vạch hấp thụ của chất khí (hay hơi kim loại) là quang phổ liên tục thiếu một số vạch màu do bị chất khí (hay hơi kim loại) đó hấp thụ.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 155261

Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Gia tốc của vật được tính bằng công thức

Xem đáp án

Gia tốc của vật dao động: \(a={x}''=-{{\omega }^{2}}A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)=-{{\omega }^{2}}x\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 155262

Dòng điện xoay chiều sử dụng trong gia. đình có thông số 200 V - 50 Hz. Nếu sử dụng dòng điện trên để thắp sáng bóng đèn sợi đốt 220 V - 100 W thì trong mỗi giây đèn sẽ

Xem đáp án

Nếu sử dụng nguồn điện trên để thắp sáng đèn thì đèn luôn sáng.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 155263

Chỉ ra câu sai. Âm La của một cái đàn ghita và của một cái kèn có thể cùng:

Xem đáp án

Âm La của đàn ghita và kèn có cùng độ cao nên cùng tần số, có thể cùng cường độ và mức cường độ âm nếu cho phát hai âm to bằng nhau. Tuy nhiên, âm La do hai dụng cụ khác nhau phát ra nên sẽ có âm sắc khác nhau, vậy nên không thể cùng đồ thị dao động được \(\to \) D sai.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 155264

Đặt một điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{4} \right)\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là \(i={{I}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Giá trị của \(\varphi \) bằng:

Xem đáp án

Dòng điện trong mạch chỉ chứa tụ sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu mạch một góc \(\frac{\pi }{2}\)

\(\Rightarrow {{\varphi }_{1}}={{\varphi }_{u}}+\frac{\pi }{2}=\frac{\pi }{4}+\frac{\pi }{2}=\frac{3\pi }{4}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 155265

Một con lắc lò xo dao động điều hoà khỉ vật đi qua vị trí có li độ bằng nửa biên độ thì

Xem đáp án

Khi vật đi qua vị trí có li độ bằng nửa biên độ:

\(x=\frac{A}{2}\Rightarrow {{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}k.{{\left( \frac{A}{2} \right)}^{2}}=\frac{\text{W}}{4}\).

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 155266

Đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, với cuộn dây thuần cảm, một điện áp \(u=220\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\) V. Biết \(R=100\Omega \), \(L=\frac{2}{\pi }H\), \(C=\frac{1}{10\pi }\) mF. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:

Xem đáp án

Mạch có: \(R=100\Omega \), \({{Z}_{L}}=\omega L=200\Omega \), \({{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}=100\Omega \).

Tổng trở của mạch dạng phức: \(Z=R+\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)i=100+100i\)

Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch:        

\(i=\frac{u}{Z}=\frac{220\angle -\frac{\pi }{3}}{100+100i}=\frac{11\sqrt{2}}{10}\angle -\frac{7\pi }{12}\Rightarrow i=\frac{11\sqrt{2}}{10}\cos \left( 100\pi t-\frac{7\pi }{12} \right)A\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 155267

Công suất của một nguồn sáng là \(P=2,5W\). Biết nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda =0,3\mu m\). Cho hằng số Plăng là \(6,{{625.10}^{-34}}\)J.s và tốc độ ánh sáng trong chân không \({{3.10}^{8}}\) m/s. số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong một phút là

Xem đáp án

Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong 1 giây:

\(N=\frac{P}{\varepsilon }=\frac{P\lambda }{hc}=\frac{2,5.0,{{3.10}^{-6}}}{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}=3,{{77.10}^{18}}\)

Số phôtôn phát ra từ nguồn sáng trong 1 phút: \(60.N=60.3,{{77.10}^{8}}=2,{{26.10}^{20}}\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 155268

Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5 mH và tụ điện có điện dung  \(50\mu F\). Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 6 V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng:

Xem đáp án

Mạch dao động LC có u và i vuông pha với nhau nên áp dụng công thức:

\(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}=\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1\Leftrightarrow \frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{L}{C}\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{4}^{2}}}{{{6}^{2}}}+\frac{{{5.10}^{-3}}}{{{50.10}^{-6}}}.\frac{{{i}^{2}}}{{{6}^{2}}}=1\Rightarrow i=\frac{\sqrt{5}}{5}A\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 155269

Cho bốn bức xạ điện từ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,2\,\mu m\), \({{\lambda }_{2}}=0,3\,\mu m\), \({{\lambda }_{3}}=0,4\,\mu m\) và \({{\lambda }_{4}}=0,6\,\mu m\). Chiếu lần lượt 4 bức xạ trên vào một tấm kẽm có công thoát \(A=3,55eV\). Số bức xạ gây ra hiệu ứng quang điện ngoài đối với tấm kẽm là

Xem đáp án

Giới hạn quang điện: \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{3,55.1,{{6.10}^{-19}}}=0,35\mu m\).

Bức xạ gây ra hiệu ứng quang điện ngoài đối với tấm kẽm khi và chỉ khi thỏa mãn điều kiện \(\lambda \le {{\lambda }_{0}}\Rightarrow \) chỉ có hai bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}\) và \({{\lambda }_{2}}\) gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 155270

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, chiếu sáng các khe bằng bức xạ có bước sóng 600 nm. Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm 2,4 mm có:

Xem đáp án

Khoảng vân là: \(i=\frac{\lambda D}{a}=\frac{0,6.2}{1}=1,2\,mm\).

Điểm M cách vân trung tâm 2,4 mm nên \(x=2,4\,mm\).

Xét tỉ số \(\frac{x}{i}=\frac{2,4}{1,2}=2\Rightarrow \) Tại M là vân sáng bậc 2.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 155271

Một mạch điện kín gồm nguồn điện \(E=12V\), \(r=1\Omega \). Mạch ngoài gồm bóng đèn có ghi (6V - 6W) mắc nối tiếp với một biến trở. Để đèn sáng bình thường, biến trở có giá trị bằng

Xem đáp án

Điện trở của đèn là: \({{R}_{}}=\frac{U_{m}^{2}}{{{P}_{m}}}=\frac{{{6}^{2}}}{6}=6\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện định mức của đèn là: \({{I}_{m}}=\frac{{{P}_{m}}}{{{U}_{m}}}=\frac{6}{6}=1\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I=\frac{E}{R+{{R}_{}}+r}\)

Để đèn sáng bình thường, ta có: \(I={{I}_{m}}\Rightarrow \frac{E}{R+{{R}_{}}+r}={{I}_{m}}\Rightarrow \frac{12}{R+6+1}=1\Rightarrow R=5\left( \Omega  \right)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 155272

Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=6\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{3} \right)\left( cm \right)\) và \({{x}_{2}}=8\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{6} \right)\left( cm \right)\). Dao động tổng hợp có biên độ là

Xem đáp án

Độ lệch pha giữa hai dao động: \(\Delta \varphi ={{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{3}-\left( -\frac{\pi }{6} \right)=\frac{\pi }{2}\left( rad \right)\)

Hai dao động vuông pha, biên độ dao động tổng hợp là: \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}=\sqrt{{{6}^{2}}+{{8}^{2}}}=10\left( cm \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 155273

Cho biết khối lượng hạt proton là \({{m}_{p}}=1,0073\,u\), của nơtron là \({{m}_{n}}=1,0087\,u\) và của hạt nhân \(_{2}^{4}He\) là \({{m}_{\alpha }}=4,0015\,u\) và \(1u{{c}^{2}}=931,5\,MeV\). Năng lượng liên kết tính riêng cho từng nuclôn của hạt nhân \(_{2}^{4}He\) là

Xem đáp án

Độ hụt khối hạt nhân: \(\Delta m=Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{HN}}\)

Năng lượng liên kết riêng: \(\varepsilon =\frac{{{W}_{LK}}}{A}=\frac{\Delta m.{{c}^{2}}}{A}=\frac{28,41}{4}=7,1\,MeV\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155275

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2 m. Nguồn S phát ánh sáng trắng có bước sóng từ \(0,38\,\mu m\) đến \(0,76\,\mu m\). Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc 2 và bậc 3 có bề rộng là:

Xem đáp án

Vùng phủ nhau giữa quang phổ bậc 2 và bậc 3 là vùng quang phổ trải từ bậc 3 màu tím tới bậc 2 màu đỏ

\(\Rightarrow \Delta x=\frac{\left( 2{{\lambda }_{d}}-3{{\lambda }_{t}} \right)D}{a}=\frac{\left( 2.0,76-3.0,38 \right).2}{2}=0,38\,mm\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 155276

Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình \(u=9\cos \left( 2\pi t-4\pi x \right)\) (trong đó x tính bằng mét và t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng:

Xem đáp án

Đồng nhất phương trình sóng đề bài cho với phương trình sóng tổng quát \(u=A\cos \left( \omega t-\frac{2\pi x}{\lambda } \right)\), ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{l} \omega = 2\pi \\ \frac{{2\pi x}}{\lambda } = 4\pi x \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} T = 1s\\ \lambda = 0,5{\mkern 1mu} m \end{array} \right. \Rightarrow v = \frac{\lambda }{T} = 0,5{\mkern 1mu} m/s\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 155277

Một đường dây tải điện có công suất hao phí trên đường dây là 500 W. Sau đó người ta mắc thêm vào mạch một tụ điện sao cho công suất hao phí giảm đến giá trị cực tiểu và bằng 320 W (công suất và điện áp truyền đi không đổi). Hệ số công suất của mạch điện lúc đầu là

Xem đáp án

Công suất hao phí lúc đầu: \(\Delta P=\frac{{{P}^{2}}R}{{{\left( U\cos \varphi  \right)}^{2}}}=500W\)    \(\left( 1 \right)\)

Công suất hao phí lúc sau: \(\Delta {P}'=\frac{{{P}^{2}}R}{{{\left( U\cos {\varphi }' \right)}^{2}}}\)

Công suất hao phí giảm đến giá trị cực tiểu \(\Delta {{{P}'}_{\min }}\Leftrightarrow \cos {\varphi }'=1\Rightarrow \Delta {P}'=\frac{{{P}^{2}}R}{{{U}^{2}}}=320W\) \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) suy ra: \(\frac{\Delta {P}'}{\Delta P}=\frac{\frac{{{P}^{2}}R}{{{U}^{2}}}}{\frac{{{P}^{2}}R}{{{\left( U.\cos \varphi  \right)}^{2}}}}\Leftrightarrow {{\cos }^{2}}\varphi =\frac{320}{500}\Rightarrow \cos \varphi =0,8\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 155278

Một vật dao động điều hòa với chu kì \(T=1\) s và biên độ \(A=10\) cm. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật thực hiện được trong khoảng thời gian \(\frac{2}{3}\) s là:

Xem đáp án

Ta có, khoảng thời gian: \(\Delta t=\frac{2}{3}=\frac{T}{2}+\frac{T}{6}\).

Vậy \(\overrightarrow{{{v}_{\max }}}=\frac{2A+S_{\frac{t}{6}}^{\max }}{\Delta t}=\frac{2A+2A\sin \left( \frac{\omega T}{2.6} \right)}{\Delta t}=\frac{2.10+2.10\sin 30{}^\circ }{\frac{2}{3}}=45\,cm\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 155280

Chiếu bức xạ có bước sóng \(\lambda =0,405\,\mu m\)vào một tấm kim loại thì vận tốc ban đầu cực đại của electron là \({{v}_{1}}\), thay bức xạ khác có tần số \({{f}_{2}}={{16.10}^{14}}Hz\) thì vận tốc ban đầu cực đại của electron là \({{v}_{2}}=2{{v}_{1}}\). Công thoát của electron ra khỏi kim loại đó bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có:

\(\left\{ \begin{align} & \frac{hc}{{{\lambda }_{1}}}=A+\frac{mv_{1}^{2}}{2} \\ & h{{f}_{2}}=A+\frac{mv_{2}^{2}}{2}=A+4.\frac{mv_{1}^{2}}{2} \\ \end{align} \right.\Rightarrow 4\frac{hc}{{{\lambda }_{1}}}-h{{f}_{2}}=3A\Rightarrow A\approx {{3.10}^{-19}}\left( J \right)\approx 1,88\left( eV \right)\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 155281

Cho phản ứng hạt nhân: \(_{11}^{23}Na+_{1}^{1}H\to _{2}^{4}He+_{10}^{20}Ne\). Lấy khối lượng các hạt nhân \(_{11}^{23}Na\); \(_{10}^{20}Ne\); \(_{2}^{4}He\); \(_{1}^{1}H\) lần lượt là 22,9837 u; 19,9869 u; 4,0015 u; 1,0073 u và \(1\,u=931,5\,MeV/{{c}^{2}}\). Trong phản ứng này, năng lượng

Xem đáp án

Khối lượng của các hạt nhân trước và sau phản ứng: 

\(\left\{ \begin{align} & {{m}_{truoc}}=22,9837+1,0073=23,991\,u \\ & {{m}_{sau}}=4,0015+19,9869=23,9884\,u \\ \end{align} \right.\)

Năng lượng của phản ứng hạt nhân:

\(\to W=\left( {{m}_{truoc}}-{{m}_{sau}} \right){{c}^{2}}=\left( 23,991-23,9884 \right)u{{c}^{2}}\)

\(=0,0026.931,5=2,4219\,MeV\).

Do \(\Delta E>0\) nên phản ứng tỏa năng lượng.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 155282

Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ xoay C và cuộn thuần cảm L. Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ theo hàm bậc nhất đối với góc xoay \(\alpha \). Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số \({{f}_{0}}\). Khi xoay tụ một góc \({{\alpha }_{1}}\) thì mạch thu được sóng có tần số \({{f}_{1}}=0,5{{f}_{0}}\), khi tụ xoay góc \({{\alpha }_{2}}\) thì mạch thu được sóng có tần số \({{f}_{2}}=\frac{{{f}_{0}}}{3}\). Tỉ số giữa hai góc xoay \(\frac{{{\alpha }_{1}}}{{{\alpha }_{2}}}\) là:

Xem đáp án

Vì điện dung của tụ tỉ lệ với hàm bậc nhất của góc xoay: \(C={{C}_{0}}+a.\alpha \)

Khi tụ chưa xoay ta có: \({{f}_{0}}=\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{0}}}}\)\(\left( 1 \right)\);

Khi tụ xoay một góc \({{\alpha }_{1}}\): \({{f}_{1}}=\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{1}}}}\)\(\left( 2 \right)\);

Khi tụ xoay một góc \({{\alpha }_{2}}\): \({{f}_{2}}=\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{2}}}}\) \(\left( 3 \right)\).

Suy ra: \(\frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{0}}}=\frac{1}{2}=\frac{\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{1}}}}}{\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{0}}}}}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{{{C}_{0}}}{{{C}_{1}}}=\frac{{{C}_{0}}}{{{C}_{0}}+a.{{\alpha }_{1}}}=\frac{1}{4}\Rightarrow a.{{\alpha }_{1}}=3.{{C}_{0}}\)        \(\left( 4 \right)\)

Tương tự: \(\frac{{{f}_{2}}}{{{f}_{0}}}=\frac{1}{3}=\frac{\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{2}}}}}{\frac{1}{2\pi \sqrt{L{{C}_{0}}}}}=\frac{1}{3}\Leftrightarrow \frac{{{C}_{0}}}{{{C}_{2}}}=\frac{{{C}_{0}}}{{{C}_{0}}+a.{{\alpha }_{2}}}=\frac{1}{9}\Rightarrow a.{{\alpha }_{2}}=8.{{C}_{0}}\)        \(\left( 5 \right)\)

Từ \(\left( 4 \right)\) và \(\left( 5 \right)\) ta có: \(\frac{{{\alpha }_{1}}}{{{\alpha }_{2}}}=\frac{3}{8}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 155283

Một electron bay vào không gian có từ trường đều B với vận tốc ban đầu \(\overrightarrow{{{v}_{0}}}\) vuông góc cảm ứng từ. Quỹ đạo của electron trong từ trường là một đường tròn có bán kính R. Khi tăng độ lớn của cảm úng từ lên gấp đôi thì:

Xem đáp án

Bán kính quỹ đạo e trong từ trường \(R=\frac{mv}{\left| e \right|B}\Rightarrow \) B tăng gấp đôi thì R giảm một nửa.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 155284

Tốc độ truyền âm trong không khí là 330m/s, trong nước là 1435m/s. Một âm có bước sóng trong không khí là 50 cm thì khi truyền trong nước có bước sóng là

Xem đáp án

Tần số sóng luôn không đổi khi truyền qua các môi trường, ta có:

\(f=\frac{{{v}_{n\ddot{o}\hat{o}\grave{u}c}}}{{{\lambda }_{n\ddot{o}\hat{o}\grave{u}c}}}=\frac{{{v}_{kk}}}{{{\lambda }_{kk}}}\Rightarrow \frac{1435}{{{\lambda }_{n\ddot{o}\hat{o}\grave{u}c}}}=\frac{330}{50}\Rightarrow {{\lambda }_{n\ddot{o}\hat{o}\grave{u}c}}=217,4\left( cm \right)\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 155285

Một vật có khối lượng \(m=100\) g, dao động điều hoà dọc theo trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lực kéo về F theo thời gian t. Biên độ dao động của vật là

Xem đáp án

Từ \(t=0\) đến \(t=1\)s, vật đi từ vị trí có lực kéo về bằng một nửa giá trị cực đại (âm) đến nửa giá trị cực đại (dương), tức là nửa chu kì.

Vậy chu kì \(T=2s\).

Giá trị cực đại của lực kéo về là 0,04 N nên:

\({{F}_{\max }}=kA\Leftrightarrow A=\frac{{{F}_{\max }}}{m{{\omega }^{2}}}=\frac{0,04}{0,1.{{\left( \frac{2\pi }{T} \right)}^{2}}}=0,04\,m=4\,cm\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 155286

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn quan sát, hai điểm M và N đối xứng qua vân trung tâm có hai vân sáng bậc 4. Dịch màn ra xa khe thêm một đoạn 50 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe. So với lúc chưa dịch chuyển màn, số vân sáng trên đoạn MN lúc này giảm đi:

Xem đáp án

Tại M là vân sáng bậc 4 ứng với \(k=4\).

Vị trí điểm M lúc đầu được xác định bởi: \({{x}_{M}}=ki=4.\frac{\lambda D}{a}\)  \(\left( 1 \right)\).

Khi dịch màn ra xa vị trí điểm M được xác định bởi: \({{x}_{M}}={k}'{i}'={k}'.\frac{\lambda \left( D+0,5 \right)}{a}\)      \(\left( 2 \right)\)

Từ \(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\) suy ra:

\(4.\frac{\lambda D}{a}={k}'.\frac{\lambda \left( D+0,5 \right)}{a}\Leftrightarrow 4.1,5={k}'\left( 1,5+0,5 \right)\Leftrightarrow {k}'=3\Rightarrow \) Tại M lúc này là vân sáng bậc 3.

Vì N đối xứng với M qua vân sáng trung tâm nên tại N lúc này cũng là vân sáng bậc 3.

Vậy trong khoảng MN số vân sáng giảm 2 vân.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 155287

Trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 68 mm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước, bước sóng 10 mm. Điểm C là trung điểm của AB. Trên đường tròn tâm C bán kính 20 mm nằm trên mặt nước có bao nhiêu điểm dao động với biên độ cực đại:

Xem đáp án

Đường tròn tâm C sẽ cắt đoạn AB ở các vị trí M và N, trong đó:

\(\left\{ \begin{align} & \Delta {{d}_{M}}=\left| MB-MA \right|=2MC=2.20=40\,mm \\ & \Delta {{d}_{N}}=\left| NB-NA \right|=2NC=2.20=40\,mm \\ \end{align} \right.\)

Số điểm dao động cực đại trên đoạn đường kính đường tròn tâm C thỏa mãn:

\(-40\le k\lambda \le 40\Rightarrow -4\le k\le 4\Rightarrow k=-4,-3,...,3,4\Rightarrow \) có 9 cực đại, trong đó M, N cũng là các cực đại. Ta thấy có 9 đường cực đại đi qua 9 cực đại này, trong đó: tại M, N sẽ có 2 đường cực đại tiếp tuyến với đường tròn, 7 đường cực đại khác thì mỗi đường sẽ cắt đường tròn tại 2 điểm. Suy ra số điểm cực đại trên đường tròn là: \(N=2+2.7=16\) điểm.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »