Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
51 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong một dao động cơ điều hòa, những đại lượng nào sau đây có giá trị không thay đổi?
Chỉ có A, ω, T, f và φ là không đổi theo thời gian.
Đặt điện áp u=U0cos(100πt –π/6) (V) vào hai đầu đoan mạch có R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i = I0cos(100πt + π/6) (A). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng:
Ta có:
\(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = - \frac{\pi }{3} \Rightarrow \cos \varphi = \frac{1}{2}\)
Sóng ngang là sóng :
+ Sóng ngang là sóng trong đó các phần tử sóng dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.
+ Sóng dọc là sóng trong đó các phần tử sóng dao động cùng phương với phương truyền sóng.
Chọn câu sai. Dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2√2cos100πt (A). Dòng điện này có
Vì i = 2√2cos100πt (A) => i tại các thời điểm nói chung là khác nhau => C sai
Khi nói đến dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là sai?
Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức => D sai.
Máy biến thế có tỉ lệ về số vòng đây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 5. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị thế hiệu dụng là 200V thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp là:
Ta có:
\(\frac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} \Rightarrow {U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 200.\frac{1}{5} = 40\left( V \right)\)
Gọi nc, nv và nl lần lượt là chiết suất của nước đối với các ánh sáng đơn sắc chàm, vàng và lục. Hệ thức nào sau đây đúng?
Chiết suất nhỏ nhất đối với tia đỏ, đến tia cam, vàng, lục, lam, chàm và lớn nhất đối với tia tím.
Khi nói về tia hồng ngoại, nhận định nào sau đây là sai?
Các vật ở nhiệt độ trên 2.000°C ngoài phát ra tia hồng ngoại còn phát ra tia tử ngoại.
Một con lắc lò xo gồm LX khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được treo vào một điểm cố định. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Chu kì dao động của con lắc là:
Chu kỳ con lắc lò xo là: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \).
Một đoạn mạch gồm 1 điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu mạch là 100V, ở hai đầu điện trở là 60V. Nếu dùng vân kế xoay chiều mắc vào hai đầu tụ điện thì số chỉ của vôn kê là:
Số chỉ của vôn kế là giá trị hiệu dụng của U=C nên:
\({U_C} = \sqrt {{U^2} - U_R^2} = 80\left( V \right)\)
Tại cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc đơn có chiều dài l dao dộng điều hòa với chu kì 2 s, con lắc đơn có chiều dài 2l dao động điều hòa với chu kì là:
Ta có:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} \Rightarrow \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \sqrt {\frac{{{\ell _2}}}{{{\ell _1}}}} \Leftrightarrow \frac{{{T_2}}}{2} = \sqrt {\frac{{2\ell }}{\ell }} \Rightarrow {T_2} = 2\sqrt 2 \left( s \right)\)
Cho phản ứng hạt nhân \(_0^1n + _{92}^{235}U \to _{38}^{94}Sr + X + 2_0^1n\). Hạt nhân X có cấu tạo gồm:
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối, ta có: 1 + 235 = 94 + Ax + 2.1 => Ax = 140
+ Áp dụng định luật bào toàn điện tích, ta có: 92 = 38 + ZX => ZX = 54
=> hạt X gồm 54 prôtôn và 86 nơtron
Khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa Y-âng được xác định bởi công thức nào sau đây:
Khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
Các đặc trưng sinh lý của âm gồm:
Các đặc trưng sinh lí của âm gồm: độ cao, độ to và âm sắc.
Trong thí nghiệm giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 2mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Trên màn, khoảng cách giữa vân sáng và vân tối gần nhau nhất là 0,3mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:
Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối liền kề:
\(\begin{array}{l}
\frac{i}{2} = 0,3 \Rightarrow i = 0,6\left( {{\rm{mm}}} \right)\\
i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \frac{{i.a}}{D} = 0,6\left( {\mu m} \right)
\end{array}\)
Một chất phóng xạ có chu kì bán rã T, ban đầu có N0 hạt nhân. Sau khoảng thời gian 3T số hạt nhân của chất phóng xạ này đã bị phân rã là:
Số hạt nhân bị phân rã:
\(\Delta N = {N_0}\left( {1 - {2^{\frac{{ - t}}{T}}}} \right) = {N_0}\left( {1 - {2^{\frac{{ - 3T}}{T}}}} \right) = 0,875{N_0}\)
Sóng điện từ :
+ Sóng điện từ mang năng lượng, truyền được trong chân không
+ Sóng điện từ có B và E dao động vuông góc với v nên là sóng ngang
Giữa hai cực của một tụ điện có điện trở 5Ω được duy trì một hiệu điện thế có dạng: u = 5√2cos100πt(V) thì dòng điện qua tụ điện có dạng:
Ta có: \({I_0} = \frac{{{U_{0C}}}}{{{Z_C}}} = \sqrt 2 \)(A)
Mạch chỉ có C nên i sớm hơn u một góc π/2=> i = √2cos\(\left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)\)(A)
Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm cuộn cảm có độ tự cảm 0,3 μΗ và tụ điện có điện dung thay đổi dược. Biết rằng, muốn thu được một sóng điện từ thì tần số riêng của mạch dao dộng phải bằng tần số của sóng điện từ cần thu (để có cộng hưởng). Để thu được sóng của hệ phát thanh VOV giao thông có tần số 90 MHz thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện tới giá trị
Ta có:
\(\begin{array}{l}
f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\\
\Rightarrow C = \frac{1}{{4{\pi ^2}L{f^2}}} = {10,4.10^{ - 12}}\left( F \right)
\end{array}\)
Một sợi dây đàn hồi dài 100cm, được rung với tần số 50 Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 6 nút sóng (kể cả hai nút ở hai đầu dây). Vận tốc sóng trên dây là:
+ Vì hai đầu dây cố định nên số nút = k + 1 => k = 5
+ Mặt khác ta có:
\(\begin{array}{l}
\ell = k\frac{\lambda }{2} = k\frac{v}{{2f}}\\
\Rightarrow v = \frac{{\ell .2f}}{k} = 2000\left( {cm/s} \right) = 20\left( {m/s} \right)
\end{array}\)
Công thoát A khỏi một kim loại là \({3,68.10^{ - 19}}\;J\). Khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt hai bức xạ: bức xạ (I) có bước sóng 0,6 μm và bức xạ (II) có bước sóng 0,25 µm thì
Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện là λ < λ0 => bức xạ (I) không gây ra hiện tượng quang điện, bức xạ (II) gây ra hiện tượng quang điện
Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao dộng ngược pha với nhau. Bước sóng là:
Vì hai điểm dao động ngược pha nhau nên:
\(\begin{array}{l}
d = \left( {k + 0,5} \right)\lambda = \left( {k + 0,5} \right)\frac{v}{f}\\
\Rightarrow v = \frac{{fd}}{{k + 0,5}} = \frac{2}{{k + 0,5}}\\
0,7\left( {m/s} \right) < v < 1\left( {m/s} \right)\\
\Leftrightarrow 1,5 < k < 2,4 \Rightarrow k = 2\\
\Rightarrow v = 0,8\left( {m/s} \right) \Rightarrow \lambda = \frac{v}{f} = 4
\end{array}\)
Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng 0,50 µm. Phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng bằng:
Ta có: ε = \(\frac{{hc}}{\lambda } = {3,975.10^{ - 19}}\) (J)
Mạch LC gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 2,5/π (µH) và một tụ điện có điện dung thay đổi từ 10/π pF đến 160/π pF. Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 m/s. Mạch điện trên có thể bắt được bước sóng λ nằm trong khoảng nào.
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \\
\Rightarrow 2\pi c\sqrt {L{C_{\min }}} \le \lambda \le 2\pi c\sqrt {L{C_{\max }}} \\
\Leftrightarrow 3\left( {\rm{m}} \right) \le \lambda \le 12\left( {\rm{m}} \right)
\end{array}\)
Hỏi tại M bức xạ cho vân tối trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng có bước sóng ngắn nhất bằng bao nhiêu? Khi:
Khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn D = 2 m. Người ta chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng (0,4 um - 0,75 pm). Quan sát điểm M trên màn ảnh, cách vân sáng trung tâm 3,3 mm.
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{x_M} = 3,3 = \left( {k + 0,5} \right)\frac{{\lambda D}}{a}\\
\Rightarrow \lambda = \frac{{3,3}}{{k + 0,5}}k = 4,5,6,7\\
\Rightarrow {\lambda _{\min }} = \frac{{3,3}}{{{k_{\max }} + 0,5}} = \frac{{3,3}}{{7 + 0,5}} = 0,44\mu m
\end{array}\)
Trong thí nghiệm giao thoa Young, trên màn quan sát hai vân sáng đi qua hai điểm M và P. Biết đoạn MP dài 7,2 mm đồng thời vuông góc với vân trung tâm và số vân sáng trên đoạn MP nằm trong khoảng từ 11 đến 15. Tại điểm N thuộc MP, cách M một đoạn 2,7mm là vị trí của một vân tối. Số vân tối quan sát được trên đoạn NP là:
+ Số vân sáng trên MP:
\(11 < \frac{{7,2}}{i} + 1 < 15 \Leftrightarrow 0,514\left( {{\rm{mm}}} \right) < i < 0,72\left( {{\rm{mm}}} \right)\) (1)
+ Số vân tối quan sát được trên đoạn MN:
\(n = \frac{{2,7}}{i} + 0,5 \Rightarrow i = \frac{{2,7}}{{n - 0,5}}\) (2)
+ Từ (1) và (2), ta có:
\(\begin{array}{l}
0,514 < \frac{{2,7}}{{n - 0,5}} < 0,72 \Leftrightarrow 4,3 < n < 5,75 \Rightarrow n = 5\\
\Rightarrow i = \frac{{2,7}}{{5 - 0,5}} = 0,6mm
\end{array}\)
+ Số vân tối quan sát được trên đoạn NP:
\({N_t} = \frac{{NP}}{i} + 0,5 = \frac{{7,2 - 2,7}}{{0,6}} + 0,5 = 8\)
Khi electron chuyển từ L về K thì phát ra bức xạ có tần số là a; khi electron chuyển từ M về L thì phát ra bức xạ có tần số b; khi electron chuyển từ M về K thì phát ra tần số c. Mối liên hệ giữa a, b, c là:
+ Theo tiêu đề Bo thứ 2, ta có:
\({E_n} - {E_m} = hf\)
+ Áp dụng cho các quá trình dịch chuyển, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{E_L} - {E_K} = ha\left( 1 \right)\\
{E_M} - {E_L} = hb\left( 2 \right)
\end{array} \right.\)
+ Lấy (1) + (2), ta có:
\({E_M} - {E_K} = h\left( {a + b} \right)\) (3)
+ Khi electron dịch chuyển từ M ve K thì: EM - EK = hc (4)
+ So sánh (3) và (4), suy ra: c = a + b
Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, động năng của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
E = {E_0} + {W_d} \Rightarrow {W_d} = m{c^2} - {m_0}{c^2}(1)\\
m = \frac{{{m_0}}}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }}{W_d} = {m_0}{c^2}\left( {\frac{1}{{\sqrt {1 - \frac{{{v^2}}}{{{c^2}}}} }} - 1} \right) = 0,25{m_0}{c^2}
\end{array}\)
Một vật có khối lượng m=100g, thực hiện hai dao động thành phần có phương trình vận tốc lần lượt là: \({v_1} = 10{A_1}\cos \left( {10t + \frac{\pi }{3}} \right);{v_2} = 10{A_2}\cos \left( {10t + \frac{\pi }{3}} \right)\) (với v1 và v2 có đơn vị cm/s). Khi dao động thứ nhất có tốc độ 1,2 m/s, gia tốc có độ lớn bằng 9 m/s2 thì dao động thứ 2 có tốc độ 0,4 m/s. Cơ năng của vật dao động là:
Nhận thấy v1 và v2 cùng pha nên x1 và x2 cũng cùng pha => A = A2 + A2
\(\begin{array}{l}
v \bot a \Rightarrow \frac{{v_1^2}}{{{{\left( {\omega {A_1}} \right)}^2}}} + \frac{{a_1^2}}{{{{\left( {{\omega ^2}{A_1}} \right)}^2}}} \Rightarrow {A_1} = 0,15\left( m \right)\\
\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{A_1}}}{{{A_2}}} \Rightarrow {A_2} = 0,05\left( m \right)A = 0,2\left( m \right)\\
\Rightarrow W = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = 0,2\left( J \right)
\end{array}\)
Người ta định đầu tư một phòng hát Karaoke hình hộp chữ nhật có diện tích sàn khoảng 18m2, cao 3m. Dàn âm thanh gồm 4 loa có công suất như nhau đặt tại các góc dưới A, B và các góc A', B' ngay trên A, B, màn hình gắn trên tường ΑΒΒ'A'. Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Phòng có thiết kế để công suất đến tại người ngồi hát tại trung điểm M của CD đối diện cạnh AB là lớn nhất. Tại người chịu được cường độ âm tối đa bằng 10 W/m2. Công suất lớn nhất của mỗi loa mà tại người còn chịu đựng được xấp xỉ là:
+ Gọi P là công suất mỗi loa.
+ Gọi a là khoảng cách AB =>AD=18/a
\(\begin{array}{l}
{I_M} = \frac{{2P}}{{4\pi R_1^2}} + \frac{{2P}}{{4\pi R_2^2}}(1)\\
\left\{ \begin{array}{l}
{R_1} = MA\\
{R_2} = M{A^/}
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{R_1} = \sqrt {\frac{{{a^2}}}{4} + {{\left( {\frac{{18}}{a}} \right)}^2}} \\
{R_2} = \sqrt {{3^2} + \frac{{{a^2}}}{4} + {{\left( {\frac{{18}}{a}} \right)}^2}}
\end{array} \right.
\end{array}\)
+ Thay (2) vào (1) và áp dụng Cô-si, ta có:
\(\begin{array}{l}
{I_M} = \frac{P}{{2\pi }}\left( {\frac{1}{{R_1^2}} + \frac{1}{{R_2^2}}} \right) \Rightarrow {I_M} = \frac{P}{{2\pi }}\left( {\frac{1}{{\frac{{{a^2}}}{4} + {{\left( {\frac{{18}}{a}} \right)}^2}}} + \frac{1}{{{3^2} + \frac{{{a^2}}}{4} + {{\left( {\frac{{18}}{a}} \right)}^2}}}} \right)\\
\frac{{{a^2}}}{4} + {\left( {\frac{{18}}{a}} \right)^2} \ge 2\sqrt {\frac{{{a^2}}}{4}.{{\left( {\frac{{18}}{a}} \right)}^2}} = 18\\
\Rightarrow {I_M} = \frac{P}{{2\pi }}\left( {\frac{1}{{18}} + \frac{1}{{27}}} \right) \Rightarrow P = 216\pi \approx 678,58\left( {\rm{W}} \right)
\end{array}\)
Cho lần lượt ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔΕX, ΔΕY, ΔΕZ với ΔΕZ < ΔΕX < ΔΕΥ. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\Delta {E_Z} < \Delta {E_X} < \Delta {E_Y}\\
\Leftrightarrow \frac{{\Delta {E_Z}}}{{{A_X}}} < \frac{{\Delta {E_X}}}{{{A_X}}} < \frac{{\Delta {E_Y}}}{{{A_X}}} \Leftrightarrow \frac{{\Delta {E_Z}}}{{0,5{A_Z}}} < \frac{{\Delta {E_X}}}{{{A_X}}} < \frac{{\Delta {E_Y}}}{{2{A_Y}}}\\
\Leftrightarrow \frac{{2\Delta {E_Z}}}{{{A_Z}}} < \frac{{\Delta {E_X}}}{{{A_X}}} < \frac{1}{2}\frac{{\Delta {E_Y}}}{{{A_Y}}}\\
\Rightarrow \frac{{4\Delta {E_Z}}}{{{A_Z}}} < \frac{{2\Delta {E_X}}}{{{A_X}}} < \frac{{\Delta {E_Y}}}{{{A_Y}}}\\
\Rightarrow Y > X > Z
\end{array}\)
Một chất điểm DĐĐH. Đồ thị biểu diễn li độ phụ thuộc vào thời gian như hình vẽ. Biết t3 + 2t1 – 3t2 = 0 và tốc độ trung bình của chất điểm từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t1 là 6 cm/s. Viết phương trình dao động của chất điểm.
+ Gọi Δt là thời gian ngắn nhất chất điểm đi từ vị trí ban đầu x0 đến biên âm.
+ Từ đồ thị, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{t_1} = 2\Delta t\\
{t_2} = \frac{T}{2} + \Delta t\\
{t_3} = T + 2\Delta t
\end{array} \right.\)
+ Mặt khác:
\(\begin{array}{l}
{t_3} + 2{t_1} - 3{t_2} = 0\\
\Leftrightarrow T = 2\Delta t + 4\Delta t - \frac{{3T}}{2} - 3\Delta t = 0 \Rightarrow \Delta t = \frac{T}{6}\\
\Rightarrow {x_0} = - \frac{A}{2} = - 2\left( {{\rm{cm}}} \right) - 2 = 4\cos \varphi \\
\Rightarrow \varphi = \pm \frac{{2\pi }}{3}\varphi = \frac{{2\pi }}{3}
\end{array}\)
+ Phương trình:
\(\begin{array}{l}
\overline v = \frac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \frac{{2 + 2}}{{2.\frac{T}{6}}} \Leftrightarrow 6 = \frac{{12}}{T}\\
\Rightarrow T = 2\left( s \right) \Rightarrow \omega = \pi (rad/s)\\
x = 4\cos \left( {\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)cm
\end{array}\)
Cho hạt nơtron có động năng Wn = 1,1 MeV bắn phá hạt nhân Li6 đứng yên sinh ra hạt α và hạt X có vận tốc vuông góc với nhau. Biết phản ứng thu năng lượng là 0,8 MeV và lấy khối lượng hạt nhân xấp xỉ bằng số khối. Động năng của hạt α là:
+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:
\(\begin{array}{l}
{\overrightarrow p _n} = {\overrightarrow p _\alpha } + {\overrightarrow p _X}\\
{\overrightarrow p _\alpha } \bot {\overrightarrow p _X}p_\alpha ^2 + p_X^2 = p_n^2\\
{p^2} = 2m{W_d} \Rightarrow {m_\alpha }{W_\alpha } + {m_X}{W_X} = {m_n}{W_n}\\
\Leftrightarrow 4{W_\alpha } + 3{W_X} = {W_n} = 1,1(1)\\
{W_{d - sau}} - {W_{d - truoc}} = \Delta E\\
\Leftrightarrow {W_\alpha } + {W_X} - {W_n} = - 0,8 \Rightarrow {W_\alpha } + {W_X} = 0,3(2)
\end{array}\)
+ Giải hệ (1) và (2), ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{W_X} = 0,1MeV\\
{W_\alpha } = 0,2MeV
\end{array} \right.\)
Hai nguồn (S1; S2 ) cách nhau 50 mm dao động cùng phương trình u = acos200πt (mm). Xét về một phía của đường trung trực S1S2 ta thấy vân bậc K đi qua điểm M có MS1 – MS2 = 12 (mm) và vận bậc K + 3 cùng loại với vân bậc K đi qua điểm N có NS1 - NS2 = 36 (mm). Điểm gần nhất dao động cùng pha với nguồn trên đường trung trực của S1S2 cách trung điểm O của S1S2 đoạn xấp xỉ bằng:
+ Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}
M{S_1} - M{S_2} = K\lambda \\
N{S_1} - N{S_2} = \left( {K + 3} \right)\lambda
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
12 = K\lambda \\
36 = \left( {K + 3} \right)\lambda
\end{array} \right. \Rightarrow \lambda = 8{\rm{ mm}}\)
+ Gọi C là điểm trên trung trực cùng pha với nguồn, ta có:
\(\begin{array}{l}
x = k\lambda = 8k\\
\frac{{{S_1}{S_2}}}{2} \le x \Rightarrow 8k \ge 25 \Rightarrow k \ge 3,125
\end{array}\)
+ Nhận thấy xmin khi và chỉ khi k = min => kmin = 4 => xmin =32 mm
\( \Rightarrow OC = \sqrt {x_{\min }^2 - {{\left( {{S_1}O} \right)}^2}} = \sqrt {{{32}^2} - {{25}^2}} \approx 20\left( {{\rm{mm}}} \right)\)
Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 85%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá 25%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 40% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó gần nhất với giá trị nào sau đây:
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
h = \frac{{P.R}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}} \Rightarrow 1 - H = \frac{{P.R}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}}\\
H = \frac{{{P_{tt}}}}{P} \Rightarrow P = \frac{{{P_{tt}}}}{H}\\
\Rightarrow 1 - H = \frac{{{P_{tt}}.R}}{{H{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}} \Rightarrow \frac{{{P_{tt}}.R}}{{{{\left( {U\cos \varphi } \right)}^2}}} = \left( {1 - H} \right)H\\
\Rightarrow \frac{{P_{tt}^/}}{{{P_{tt}}}} = \frac{{\left( {1 - {H_2}} \right){H_2}}}{{\left( {1 - {H_1}} \right){H_1}}}\\
\Rightarrow \frac{{{P_{tt}} + 0,4{P_{tt}}}}{{{P_{tt}}}} = \frac{{\left( {1 - {H_2}} \right){H_2}}}{{\left( {1 - 0,85} \right)0,85}} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{H_2} = 76,74\% \\
{H_2} = 23,26\%
\end{array} \right.
\end{array}\)
+ Vì phần trăm hao phí không quá 25%
=> H > 75% nên chọn H/ = 76,74%
Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là:
Bước sóng tăng dần theo thứ tự từ tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
Đặt điện áp u = U√2cos100πt (V) vào đoạn mạch R, L, C nối tiếp trong đó cuộn cảm thuần và L thay đổi được. Biết R = 60Ω và C = 10-2/15π (F). Điều chỉnh L = L1 thì S = (UL+ 2UC) đạt giá trị cực đại. Giá trị của L1 bằng:
+ Ta có:
\(\begin{array}{l}
{Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = 15\Omega \\
S = {U_L} + 2{U_C} = I\left( {{Z_{L1}} + 2{Z_C}} \right)\\
\Rightarrow S = \frac{{U\left( {{Z_{L1}} + 2{Z_C}} \right)}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = U\sqrt {\frac{{{{\left( {{Z_{L1}} + 2{Z_C}} \right)}^2}}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}}}} \\
y = \frac{{{{\left( {{Z_{L1}} + 2{Z_C}} \right)}^2}}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}}}
\end{array}\)
+ Tính đạo hàm hàm số của y theo x:
\(\begin{array}{l}
{y^/} = \frac{{2\left( {x + 2{Z_C}} \right)\left[ {{R^2} + {{\left( {x - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - 2\left( {x - {Z_C}} \right)\left[ {{{\left( {x + 2{Z_C}} \right)}^2}} \right]}}{{M{S^2}}}\\
\Leftrightarrow \left[ {{R^2} + {{\left( {x - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - \left( {x - {Z_C}} \right)\left( {x + 2{Z_C}} \right) = 0\\
\Rightarrow {R^2} + {x^2} - 2{Z_C}x + Z_C^2 - {x^2} - 2{Z_C}x + x{Z_C} + 2Z_C^2 = 0\\
\Rightarrow {R^2} - 3{Z_C}x + 3Z_C^2 = 0\\
\Rightarrow x = \frac{{{R^2} + 3Z_C^2}}{{3{Z_C}}} = \frac{{{{60}^2} + {{3.15}^2}}}{{3.15}} = 95\Omega \\
\Rightarrow {L_1} = \frac{{0,95}}{\pi }
\end{array}\)
Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây là sai?
Chùm sáng do laze phát ra có tính đơn sắc, tính định hướng, tính kết hợp cao và cường độ lớn.
Đặt điện áp XC có U không đổi vào 2 đầu mạch R, L, C nối tiếp có L thay đổi. Thay đổi L đến giá trị L1 thì điện áp trên cuộn cảm là \({u_{L1}} = 40\cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{{10}}} \right)\) (V), thay đổi L đến giá trị L2 thì điện áp trên cuộn cảm là \({u_{L2}} = 40\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{5}} \right)\) (V). Thay đổi L đến giá trị L0 thì UL-max. Giá trị của UL-max gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} \Rightarrow {Z_L} = R\tan \varphi + {Z_C}\\
{U_L} = I.{Z_L} = \frac{U}{Z}.{Z_L}\\
\Rightarrow {U_L} = \frac{{U\cos \varphi }}{R}\left( {R\tan \varphi + {Z_C}} \right) = \frac{U}{R}\left( {R\sin \varphi + {Z_C}\cos \varphi } \right)\\
\Rightarrow {U_L} = \frac{U}{R}\sqrt {{R^2} + Z_C^2} \left( {\frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}\sin \varphi + \frac{{{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}\cos \varphi } \right)
\end{array}\)
+ Mặt khác:
\(\begin{array}{l}
\Rightarrow {U_L} = \frac{U}{R}\sqrt {{R^2} + Z_C^2} \left( {\sin {\varphi _0}\sin \varphi + \cos {\varphi _0}\cos \varphi } \right)\\
\Rightarrow {U_L} = {U_{L - \max }}\cos \left( {\varphi - {\varphi _0}} \right)\\
\Rightarrow {U_L} = {U_{L - \max }}\cos \left( {\frac{{{\varphi _1} - {\varphi _2}}}{2}} \right)\\
\Rightarrow {\varphi _1} - {\varphi _2} = {\varphi _{uL2}} - {\varphi _{uL1}} = 0,2\pi + 0,1\pi = 0,3\pi \\
\Rightarrow {U_L} = {U_{L - \max }}\cos \left( {\frac{{{\varphi _1} - {\varphi _2}}}{2}} \right)\\
\Rightarrow {U_{L - \max }} = \frac{{{U_{L1}}}}{{\cos \left( {\frac{{{\varphi _1} - {\varphi _2}}}{2}} \right)}} = \frac{{20\sqrt 2 }}{{\cos \left( {0,15\pi } \right)}} = 31,74\left( V \right)
\end{array}\)
Cho 3 vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 5 cm, với tần số f1, f2, f3. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ và vận tốc của các vật liên hệ bằng biểu thức \(\frac{{{x_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{x_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{{x_3}}}{{{v_3}}}\). Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng những đoạn lần lượt là |x1|=3 (cm), |x2|= 4 (cm) và |x3|. Giá trị của |x3| gần giá trị nào nhất sau đây:
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{\left( {\frac{x}{v}} \right)^/} = \frac{{{x^/}v - {v^/}x}}{{{v^2}}}\\
{\left( {\frac{x}{v}} \right)^/} = \frac{{{v^2} + {\omega ^2}{x^2}}}{{{v^2}}} = 1 + \frac{{{x^2}}}{{\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}}}\\
{A^2} = {x^2} + \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}}\\
\Rightarrow \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} - {x^2}{\left( {\frac{x}{v}} \right)^/} = 1 + \frac{{{x^2}}}{{{A^2} - {x^2}}}
\end{array}\)
Lấy đạo hàm hai vế theo thời gian:
\(\begin{array}{l}
\frac{{{x_1}}}{{{v_1}}} + \frac{{{x_2}}}{{{v_2}}} = \frac{{{x_3}}}{{{v_3}}}\\
\Rightarrow \left( {1 + \frac{{x_1^2}}{{A_1^2 - x_1^2}}} \right) + \left( {1 + \frac{{x_2^2}}{{A_2^2 - x_2^2}}} \right) = 1 + \frac{{x_3^2}}{{A_3^2 - x_3^2}}\\
\Rightarrow 1 + \frac{{x_1^2}}{{A_1^2 - x_1^2}} + \frac{{x_2^2}}{{A_2^2 - x_2^2}} = \frac{{x_3^2}}{{A_3^2 - x_3^2}} \Rightarrow \left| {{x_3}} \right| = 4,4
\end{array}\)