Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 44 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 157688

Trong phương trình dddh x=Acos(ωt+φ), đại lượng thay đổi theo thời gian là:

Xem đáp án

Các đại lượng A, ω và φ là hằng số (A và ω luôn dương)

Từ đề thấy x phụ thuộc vào t theo dạng hàm cos 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 157690

Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của một con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện được 10 dao động toàn phần. Kết quả 4 lần đo liên tiếp của bạn học sinh này là 21,3 s; 20,2 s; 20,9 s và 20,0 s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2 s (bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết giá trị của chu kì T nào nêu sau đây là đúng nhất.

Xem đáp án

Ta có:

\(\overline T  = \frac{{{T_1} + {T_2} + {T_3} + {T_4}}}{4} = \frac{{\frac{{21,3}}{{10}} + \frac{{20,2}}{{10}} + \frac{{20,9}}{{10}} + \frac{{20,0}}{{10}}}}{4} = 2,06\left( s \right)\) 

Vì sai số của phép đo 10 dao động là 0,2 s nên sai số của phép đo 1 dao động là 0,02 s.

Vậy kết quả của T được viết là: T = 2,06 ± 0,02 s

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 157691

1 máy phát điện xoay chiều 1 pha, phần ứng có 6 cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp, rôto quay với tốc độ 1.000 vòng/phút. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 2/π mWb suất điện động hiệu dụng do máy phát ra là 90 √2V . Số vòng dây ở mỗi cuộn dây ở phần ứng là:

Xem đáp án

+ Máy phát điện xoay chiều một pha có số cặp cực bằng số cặp cuộn dây nên => p = 3 cặp cực

+ Tần số góc do máy tạo ra: ω = 2nf = 2π.n.p = 2π.1000/60.3 = 100π (rad/s)

+ Ta có:

\({E_0} = N.{\phi _0}\omega  \Rightarrow N = \frac{{{E_0}}}{{{\phi _0}\omega }} = \frac{{90\sqrt 2 .\sqrt 2 }}{{\left( {\frac{2}{\pi }{{.10}^{ - 3}}} \right).100\pi }} = 900\) vòng

+ Số vòng trong một cuộn:

\({N_1} = \frac{N}{6} = \frac{{900}}{6} = 150\) vòng

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 157692

Điều nào sau đây nói về sóng âm là không đúng?

Xem đáp án

Sóng âm cũng là sóng cơ học nên không truyền được trong chân không => A sai 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 157693

Con lắc LX dddh trên phương ngang, cứ mỗi giây thực hiện được 4 dao động toàn phần. Khối lượng vật nặng của con lắc m = 250 g (lấy π2 = 10). Động năng cực đại của vật là 0,288 J. Quỹ đạo của vật là một đoạn thẳng dài.

Xem đáp án

+ Ta có:  

\(\begin{array}{l}
\Delta t = NT \Rightarrow T = \frac{{\Delta t}}{N} = \frac{1}{4}\\
 \Rightarrow \omega  = \frac{{2\pi }}{T} = 8\pi \left( {rad/s} \right)\\
W = {W_{d\max }} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\\
 \Rightarrow A = \sqrt {\frac{{2{W_{d\max }}}}{{m{\omega ^2}}}}  = 6\left( {cm} \right)
\end{array}\)

+ Chiều dài quỹ đạo: L = 2A = 12(cm) 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 157696

Một dải sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz đến 7,5.1014 Hz. Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Dải sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ?

Xem đáp án

Ta có:

\(\lambda  = \frac{c}{f} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\lambda _{\max }} = \frac{c}{{{f_{\min }}}} = 0,75\mu m\\
{\lambda _{\min }} = \frac{c}{{{f_{\max }}}} = 0,4\mu m
\end{array} \right. \Rightarrow 0,4\mu m \le \lambda  \le 0,75\mu m\) 

=> Dải sóng thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 157697

Một sợi dây đàn hồi dài 1 m treo lơ lửng trên một cần rung. Biết tốc độ truyền sóng trên dây là 8 m/s. Khi cần rung thay đổi tần số từ 100 Hz đến 130 Hz thì số lần nhiều nhất có thể quan sát được sóng dừng với số bụng sóng khác nhau là:

Xem đáp án

Đầu lơ lửng là bụng nên:  

\(\begin{array}{l}
\ell  = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4} = \left( {2k + 1} \right)\frac{v}{{4f}} \Rightarrow f = \left( {2k + 1} \right)\frac{v}{{4\ell }}\\
100 \le \left( {2k + 1} \right)\frac{v}{{4\ell }} \le 130 \Rightarrow 24,5 \le k \le 32\\
 \Rightarrow k = 25,26,27,28,29,30,31,32
\end{array}\)

 => 8 lần 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 157698

Chu kì của mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, trong mạch đang có dao động điện từ tự do là:

Xem đáp án

Ta có:

\(T = 2\pi \sqrt {LC} \)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 157699

Tại mặt nước, ở hai điểm A và B có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình lần lượt là: uA = A1cosωt và uB = A2cos(ωt + π). Nhũng điểm nằm trên đường trung trực của AB sẽ

Xem đáp án

Vì hai nguồn ngược pha nên đường trung trực là đường cực tiểu: 

\({A_{\min }} = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\) 

+ Hoặc ta có thể giải như sau:

\(\left\{ \begin{array}{l}
A = \sqrt {A_1^2 + A_2^2 + 2{A_1}{A_2}\cos \Delta \varphi } \\
\Delta \varphi  = {\varphi _2} - {\varphi _1} + \frac{{2\pi \left( {{d_1} - {d_2}} \right)}}{\lambda }
\end{array} \right.\) 

+ Vì điểm thuộc trung trực nên

\({d_1} = {d_2} = d \Rightarrow \Delta \varphi  = \pi  \Rightarrow {{\rm A}_{\min }} = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\) 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 157700

Đang có 1 dao động điện từ tự do trong mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Ở thời điểm t, dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì ở thời điểm \(t + \frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2}\)

Xem đáp án

Ta có:

\(T = 2\pi \sqrt {LC}  \Rightarrow \Delta t = \frac{{\pi \sqrt {LC} }}{2} = \frac{T}{4}\) 

Ở thời điểm t, dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng 0 thì sau 

\(\frac{T}{4} \Rightarrow i = {I_{\max }} \Rightarrow q = 0\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 157702

Biết hằng số Plăng \(h = {6,625.10^{ - 34}}J.s\) và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{*{20}{l}}
{\varepsilon  = hf = {E_n} - {E_m}}\\
{ \Rightarrow f = \frac{{{E_n} - {E_m}}}{h}}\\
{ \Rightarrow f = \frac{{\left[ { - 1,514 - \left( { - 3,407} \right)} \right]{{1,6.10}^{ - 19}}}}{{{{6,625.10}^{ - 34}}}} \approx {{4,572.10}^{14}}Hz}
\end{array}\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 157703

Chọn phát biểu sai về máy quang phổ?

Xem đáp án

1. Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc khác nhau.

2. Cấu tạo:

Theo cách đơn giản nhất, một máy quang phổ lăng kính gồm có 3 bộ phận chính

+ Ống chuẩn trực có tác dụng biến chùm ánh sáng đi vào khe hẹp F thành chùm tia song song nhờ một thấu kính hội tụ

+ Hệ tán sắc gồm một hoặc hai lăng kính có tác dụng làm tán sắc chùm ánh sáng vừa ra khỏi ống chuẩn trực.

+ Ống ngắm hoặc buồng tối (buồng ảnh) là nơi ta đặt mắt vào để quan sát quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu hoặc để thu ảnh quang phổ của nguồn sáng cần nghiên cứu.

=> Chọn C.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 157704

Tia hồng ngoại được dùng :

Xem đáp án

+ Câu A sai vì đó là tia tử ngoại.

+ Câu Β, C sai vì đỏ là tia X.

+ Tia hồng ngoại có nhiều ứng dụng trong thực tế:

* Được dùng để sấy khô, sưởi ấm.

* Được dùng trong các bộ điều khiển từ xa của tivi, thiết bị nghe nhìn.

* Được dùng để chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.

* Được dùng nhiều trong lĩnh vực quân sự: tên lửa tự động tìm mục tiêu, camara hồng ngoại, ống nhòm hồng ngoại để nhòm ban đêm.

=> Chọn D.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 157705

Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng

Xem đáp án

Sự phụ thuộc của chiết suất vào bước sóng xảy ra với mọi chất rắn, lỏng hoặc khí.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 157706

Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1 và S2 cách nhau 0,5mm, màn E đặt song song với mặt phẳng chứa hai khe vá cách mặt phẳng này 2m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 µm. Cho biết bề rộng của vùng giao thoa trên màn là 49,6mm. Số vân sáng và số vân tối trên màn là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
i = \frac{{\lambda D}}{a} = 2\left( {mm} \right) \Rightarrow \frac{L}{{2i}} = \frac{{49,6}}{4} = 12,4\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
k = 12\\
p = 4
\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{N_s} = 2k + 1 = 25\\
{N_t} = 2k = 24
\end{array} \right.
\end{array}\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 157707

Theo ND thuyết lượng tử ánh sáng thì phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Theo thuyết lượng tử ánh sáng năng lượng của các phôtôn ánh sáng có cùng tần số thì như nhau => B sai 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 157708

Sự phát sáng của đom đóm thuộc loại

Xem đáp án

Sự phát sáng của đom đóm thuộc loại hóa phát quang.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 157709

Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử u là đúng:

Xem đáp án

Đơn vị của khối lượng nguyên tử là u, với u bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị \(_6^{12}C\). 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 157710

Ánh sáng đơn sắc có tần số \({6.10^{14}}Hz\), có bước sóng khi truyền trong chân không là 500 nm. Khi truyền trong thủy tinh có chiết suất tuyệt đối với ánh sáng này là 1,52 thì tần số

Xem đáp án

Khi sóng truyền từ môi trường này sang môi trường khác tần số không đổi còn bước sóng thì tỉ lệ nghịch với chiết suất.

Ta có:

\(\frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow {\lambda _2} = {\lambda _1}.\frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 500.\frac{1}{{1,52}} < 500\left( {mm} \right)\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 157711

Kết luận nào sau đây sai về phản ứng:

\(_{92}^{235}U + n \to _{56}^{144}Ba + _{36}^{89}Kr + 3n + 200MeV\)

Xem đáp án

Phản ứng đề cho là phản ứng phân hạch U235 không phải phản ứng nhiệt hạch nên không cần nhiệt độ cao => C sai 

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 157712

Công suất phát xạ của Mặt Trời là \({3,9.10^{26}}W\). Cho c = 3.108 m/s. Trong một giờ khối lượng Mặt Trời giảm mất

Xem đáp án

Năng lượng bức xạ trong 1 giờ:

\(\Delta W = P.t = {3,9.10^{26}}.3600 = {1,404.10^{30}}\left( J \right)\) 

Khối lượng giảm đi trong 1 giờ:

\(\begin{array}{l}
E = m{c^2}\\
 \Rightarrow m = \frac{E}{{{c^2}}} = \frac{{\Delta W}}{{{c^2}}} = \frac{{{{1,404.10}^{30}}}}{{{{\left( {{{3.10}^8}} \right)}^2}}} = {1,56.10^{13}}kg
\end{array}\) 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 157713

Cho phản ứng hạt nhân D + D → n + X. Biết độ hụt khối của hạt nhân D và X lần lượt là 0,0024u và 0,0083u, coi 1uc2 = 931,5 MeV. Phản ứng trên tỏa hay thu năng lượng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có:

\(W = \left( {{m_t} - {m_s}} \right){c^2} = \left( {\Delta {m_s} - \Delta {m_t}} \right){c^2} = 3,26\left( {MeV} \right) > 0\)

 => tỏa 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 157714

Một lượng chất phóng xạ Pb ở thời điểm ban đầu t = 0 có 100 (g). Đến thời điểm t1 thì khối lượng Po còn lại là 4a (g), đến thời điểm t2 thì khối lượng Po còn lại là 3a (g). Tính khối lượng Po còn lại ở thời điểm t3 = t2 – t1.

Xem đáp án

Khối lượng hạt còn lại sau thời gian t: \(m = {m_0}{2^{\frac{{ - t}}{T}}}\).

+ Khối lượng còn lại sau thời gian t3:

  \({m_3} = {m_0}{2^{ - \frac{{{t_1}}}{T}}} = {m_0}{2^{ - \left( {\frac{{{t_2} - {t_1}}}{T}} \right)}} = {m_0}{2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}}{.2^{\frac{{{t_1}}}{T}}}\)  (1)

+ Theo đề, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{m_1} = {m_0}{2^{\frac{{ - {t_1}}}{T}}} \Rightarrow {2^{\frac{{{t_1}}}{T}}} = \frac{{{m_0}}}{{{m_1}}}\\
{m_2} = {m_0}{2^{\frac{{ - {t_2}}}{T}}} \Rightarrow {2^{ - \frac{{{t_2}}}{T}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_0}}}
\end{array} \right.\)  (2)

+ Thế (2) vào (1), ta có:

\({m_3} = {m_0}.\frac{{{m_2}}}{{{m_0}}}.\frac{{{m_0}}}{{{m_1}}} = \frac{{{m_0}.{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{100.3}}{4} = 75g\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 157715

Một vật dao động với T=8s. Tại thời điểm t = 0, vật ở vị trí cân bằng và đi theo chiều dương. Thời điểm động năng bằng thế năng lần thứ 2016 là:

Xem đáp án

Khi động năng bằng thế năng thì: |x|=A√2/2

+ Một chu kì vật qua |x|=A√2/2 được 4 lần.

+ Xét 2016/4=504 => sau 503T vật đã qua |x|=A√2/2 được 2012 lần. Lúc này vật đang ở O và đi theo chiều dương. Để đi 2016 lần vật phải tiếp tục đi thêm như hình. Do đó thời gian đi thêm là:

\(\Delta t = \frac{T}{4} + \frac{T}{2} + \frac{T}{8} = \frac{{7T}}{8}\) 

+ Vậy thời điểm đi qua vị trí có động năng bằng thế năng lần thứ 2016 là:

\({t_{2016}} = 503T + \frac{{7T}}{8} = \frac{{4031T}}{8} = 4031\left( s \right)\) 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 157716

Một con lắc đơn gồm 1 sợi dây có chiều dài 1m và quả nặng có khối lượng m = 100g, mang điện tích q = 2.10-5C. Treo con lắc vào vùng không gian có điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường hướng lên và hợp với phương ngang một góc β = 30°. Biết cường độ điện trường có độ lớn E = 4.104 V/m và gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc là:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
{\overrightarrow g ^/} = \overrightarrow g  + \overrightarrow a \\
 \Rightarrow {g^/} = \sqrt {{g^2} + {a^2} + 2g.a.\cos \left( {\widehat {\overrightarrow g ,\overrightarrow a }} \right)} \\
\left\{ \begin{array}{l}
a = \frac{F}{m} = \frac{{\left| q \right|E}}{m} = 8\left( {m/{s^2}} \right)\\
\left( {\widehat {\overrightarrow g ,\overrightarrow a }} \right) = 90^\circ  + 30^\circ  = 120^\circ 
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow {g^/} = \sqrt {{{10}^2} + {8^2} + 2.10.8.\cos 120^\circ }  = \sqrt {84} \left( {m/{s^2}} \right)\\
 \Rightarrow {T^/} = \pi \sqrt {\frac{\ell }{{{g^/}}}}  = 2\pi \sqrt {\frac{1}{{\sqrt {84} }}}  \approx 2,1\left( {m/{s^2}} \right)
\end{array}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 157717

Đặt vào mạch điện RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R, L, và C đều bằng nhau và bằng 100V. Khi tụ bị nối tắt thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng:

Xem đáp án

Lúc đầu: UR = UL = UC = 100 (V) = U

+ Khi nối tắt tụ thì:

\({U^2} = {\left( {U_R^/} \right)^2} + {\left( {U_L^/} \right)^2} \Rightarrow {100^2} = {\left( {U_R^/} \right)^2} + {\left( {U_L^/} \right)^2}\)       (1)

+ Vì R và L không đổi nên tỉ số điện áp hiệu dụng không đổi nên:

\(U_R^/ = U_L^/U_R^/ = 50\sqrt 2 \left( V \right)\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 157718

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Biết dao động thứ nhất có biên độ A1 = 6cm và trễ pha π/2 so với dao động tổng hợp. Tại thời điểm dao động thứ hai có li độ bằng biên độ của dao động thứ nhất thì dao động tổng hợp có li độ 9cm. Biên độ dao động tổng hợp bằng:

Xem đáp án

Nhận thấy x1 vuông pha x nên:     

\(\begin{array}{l}
\frac{{x_1^2}}{{A_1^2}} + \frac{{{x^2}}}{{{A^2}}} = 1\\
x = {x_1} + {x_2} \Rightarrow {x_1} = x - {x_2}\\
{x_2} = {A_1} = 6{\rm{ cm}};x = 9{\rm{ cm}} \Rightarrow {x_1} = x - {x_2} = 3{\rm{ cm}}
\end{array}\)

Thay x1 = 3cm; x = 9cm và A1 = 6cm vào (1) => A = 6 √3 (cm)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 157719

Đặt điện áp vào cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là U9. Biết cuộn thứ cấp không đổi. Ở cuộn sơ cấp nếu giảm đi n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là u, còn nếu tăng thêm 3n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch thứ cấp để hở là U/3. Biết U – U0 = 110 V. Giá trị của U là:

Xem đáp án

+ Lúc đầu:

\(\frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{{U_0}}} = \frac{{{U_1}}}{{U - 110}}\)   (1)

+ Khi giảm ở cuộn thứ cấp n vòng thì:  

 \(\frac{{{N_1} - n}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{U}\) (2)

+ Khi tăng ở cuộn thứ cấp 3n vòng thì:  

\(\frac{{{N_1} + 3n}}{{{N_2}}} = \frac{{{U_1}}}{{U/3}}\) (3)

+ Lấy (3) chia (2), ta có:  

\(\frac{{{N_1} + 3n}}{{{N_1} - n}} = 3 \Rightarrow {N_1} = 3n\)     (4)

+ Lấy (3) chia (1), ta có:

 \(\frac{{{N_1} + 3n}}{{{N_1}}} = \frac{{3\left( {U - 110} \right)}}{U}\)  (5)

+ Thay (4) vào (5), ta có:

\(\frac{{3n + 3n}}{{3n}} = \frac{{3\left( {U - 110} \right)}}{U} \Rightarrow U = 330\left( V \right)\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 157720

Một vật nhỏ được treo bằng một lò xo nhẹ vào trần nhà. Vật được kéo xuống dưới một đoạn nhỏ rồi thả nhẹ. Sau đó vật thực hiện dao dộng điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kì T. Đồ thị bên cho biết sự thay đổi khoảng cách từ vật đến trần nhà theo thời gian t. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 40 cm. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ dao động cực đại của vật gần nhất với giá trị nào sau đây:

Xem đáp án

+ Lúc đầu kéo vật xuống dưới một đoạn nhỏ rồi thả nhẹ Þ lúc t = 0 vật ở biên dưới nên chiều dài lò xo lúc này 1à lmax = 43 cm.

+ Sau thời gian T/2 Þ vật lên biên trên nên chiều dài lúc này là lmin = 39 cm.

+ Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
{\ell _{cb}} = \frac{{{\ell _{\max }} + {\ell _{\min }}}}{2} = 41\left( {{\rm{cm}}} \right)\\
A = \frac{{{\ell _{\max }} - {\ell _{\min }}}}{2} = 2\left( {{\rm{cm}}} \right)
\end{array} \right.\) 

+ Độ biến dạng của lò xo khi vật ở VTCB: \(\Delta {\ell _0} = {\ell _{cb}} - {\ell _0} = 1\) cm

+ Tần số góc của con lắc:

\(\omega  = \sqrt {\frac{g}{{\Delta {\ell _0}}}}  = \sqrt {\frac{{10}}{{0,01}}}  = \sqrt {1000} \) (rad/s)

+ Tốc độ dao động cực đại:

\({v_{\max }} = \omega A = \sqrt {1000} .2 = 63,25\)(cm/s)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 157721

Các điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp là u1, u2, u3 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng có tần số khác nhau thì thu được các cường độ dòng điện tương ứng là i1 = I0cos50πt (A), i2 = I0cos\(\left( {200\pi t + \frac{{2\pi }}{3}} \right)\)(A), i3 = I03cos\(\left( {100\pi t - \frac{{2\pi }}{3}} \right)\) (A). Ta có hệ thức:            

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{I_{01}} = {I_{02}} = {I_0}\\
 \Rightarrow {\omega _1}.{\omega _2} = \frac{1}{{LC}} \Rightarrow {\omega _0} = \sqrt {{\omega _1}.{\omega _2}}  = 100\pi \\
{\omega _3} = {\omega _0} \Rightarrow {I_3} = {I_{\max }} > {I_0}
\end{array}\)

 (ω0 tần số góc khi cho Imax

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 157722

Khoảng cách giữa hai khe trong thí nghiệm Y- âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ là a = 1 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 7mm quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 2m thì thấy tại M đã bị chuyển thành vân tối lần thứ ba. Bước sóng λ bằng:

Xem đáp án

+ Lúc đầu: \(x = k\frac{{\lambda D}}{a} = 5\frac{{\lambda D}}{a}\). Khi di chuyển màn ra xa thì D tăng => k giảm.

+ Khi k giảm xuống 4,5 tối lần 1; xuống 3,5 tối lần 2; xuống 2,5 tối lần 3 Þ kt = 2,5

+ Do đó ta có:  

\(\begin{array}{l}
2,5\frac{{\lambda \left( {D + 2} \right)}}{a} = 5\frac{{\lambda D}}{a}\\
 \Leftrightarrow \frac{{D + 2}}{2} = D \Rightarrow D = 2\left( {\rm{m}} \right)\\
x = 5\frac{{\lambda D}}{a} \Leftrightarrow 7 = 5\frac{{\lambda .2}}{1} \Rightarrow \lambda  = 0,7\left( {\mu m} \right)
\end{array}\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 157723

Theo mẫu Bo, trong nguyên tử hidro, khi electron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử được xác định bởi công thức E = -13,6/n2 (eV) (với n = 1, 2, 3, ...). Khi nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức nawng lượng ứng với n = 5 về trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 4 thì phát ra bức xạ có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một photon có bước sóng λ thì chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 2 lên trạng thái dừng có mức năng lượng ứng với n = 4. Tỉ số λ/λ0 là:

Xem đáp án

+ Theo tiên đề Bo thứ II ta có:

\({E_n} - {E_m} = \frac{{hc}}{\lambda } \Leftrightarrow  - 13,6\left( {\frac{1}{{{n^2}}} - \frac{1}{{{m^2}}}} \right) = \frac{{hc}}{\lambda }\) 

+ Áp dụng cho quá trình từ n = 5 về n = 4 ta có:  

\( - 13,6\left( {\frac{1}{{{5^2}}} - \frac{1}{{{4^2}}}} \right) = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)     (1)

+ Áp dụng cho quá trình từ n = 4 về n = 2 ta có:  

\( - 13,6\left( {\frac{1}{{{4^2}}} - \frac{1}{{{2^2}}}} \right) = \frac{{hc}}{\lambda }\)     (2)

+ Lấy (1) chia (2), ta có:

\(\frac{\lambda }{{{\lambda _0}}} = \frac{3}{{25}}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 157724

Đặt vào hai đầu mạch như hình bên một hiệu điện thế xoay chiều thì các hiệu điện thế

\({u_{AM}} = 60\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right);{u_X} = 60\sqrt 6 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)\) (với uAM và uX đo bằng V).

Biết R = 30√3W, C =\(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}\)  (F). Công suất tiêu thụ của mạch hộp X bằng:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
{u_{AB}} = {u_{AM}} + {u_{MB}} = 60\sqrt 2 \angle  - \frac{\pi }{6} + 60\sqrt 6 \angle \frac{\pi }{3} = 120\sqrt 2 \angle \frac{\pi }{6}\\
 \Rightarrow u = 120\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\\
i = \frac{{{u_{AM}}}}{{{{\overline Z }_{AM}}}} = \frac{{60\sqrt 2 \angle  - \frac{\pi }{6}}}{{30\sqrt 3  - 30i}} = \sqrt 2 \angle 0 \Rightarrow i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)\\
{P_{AB}} = UI\cos \varphi  = UI\cos \left( {{\varphi _u} - {\varphi _i}} \right) = 120.1.\cos \left( {\frac{\pi }{6}} \right) = 60\sqrt 3 \left( {\rm{W}} \right)\\
{P_R} = {I^2}R = {I^2}.30\sqrt 3  = 30\sqrt 3 \left( {\rm{W}} \right) \Rightarrow {P_X} = {P_{AB}} - {P_R} = 30\sqrt 3 \left( {\rm{W}} \right)
\end{array}\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 157725

Ở mặt thoáng một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp dao động với phương trình: uA = uB = acos10πt (với u tính bằng mm, t tính bằng s). Coi biên độ sóng không đổi, tốc độ truyền sóng v = 30 cm/s. Hai điểm M và N cùng nằm trên một elip nhận A, B là tiêu điểm có MA - MB = -2cm và NA - NB = -6cm. Tại thời điểm li độ dao động của phần tử chất lỏng tại M là √2 mm thì li độ dao động của phần tử chất lỏng tại N là:

Xem đáp án

Bước sóng: λ=v/f6 (cm)

Phương trình sóng tổng hợp tại một điểm:  

\(\begin{array}{l}
u = 2a\cos \frac{{\pi \left( {{d_1} - {d_2}} \right)}}{\lambda }\cos \left[ {10\pi t - \frac{{\pi \left( {{d_1} + {d_2}} \right)}}{\lambda }} \right]\\
{d_1} + {d_2} = AB\\
 \Rightarrow \frac{{{u_M}}}{{{u_N}}} = \frac{{\cos \frac{{\pi \left( {{d_{1M}} - {d_{2M}}} \right)}}{\lambda }}}{{\cos \frac{{\pi \left( {{d_{1N}} - {d_{2N}}} \right)}}{\lambda }}} = \frac{{\cos \frac{{2\pi }}{6}}}{{\cos \frac{{6\pi }}{6}}} =  - \frac{1}{2}\\
 \Rightarrow \frac{{\sqrt 2 }}{{{u_N}}} =  - \frac{1}{2} \Rightarrow {u_N} =  - 2\sqrt 2 \left( {{\rm{mm}}} \right)
\end{array}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 157726

Cho mạch điện gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần và một tụ điện mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số góc ω thay đổi được. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm lần lượt là UC, UL phụ thuộc vào ω, chúng được biểu diễn bằng các đồ thị như hình vẽ bên, tương ứng với các đường UC, UL. Khi ω = ωC thì UC đạt cực đại Um. Các giá trị Um và ωC lần lượt là:

Xem đáp án

Ta có:  

\({U_L} = I.{Z_L} = \frac{U}{{\sqrt {\frac{{{R^2}}}{{{L^2}}}.\frac{1}{{{\omega ^2}}} + {{\left( {1 - \frac{1}{{{\omega ^2}LC}}} \right)}^2}} }}\) (1)

+ Theo đồ thị thấy khi co tiến đến vô cùng thì UL tiến đến 150 V.

+ Thay vào (1), ta có:

\(150 = \frac{U}{{\sqrt {\frac{{{R^2}}}{{{L^2}}}.\frac{1}{{{\infty ^2}}} + {{\left( {1 - \frac{1}{{{\infty ^2}LC}}} \right)}^2}} }} \Rightarrow U = 150\left( {\rm{V}} \right)\) 

+ Khi ω1 và ω2 cho cùng UC, còn ωC cho UC = max thì ta có:

\(\omega _1^2 + \omega _2^2 = 2\omega _C^2\) 

+ Từ đồ thị ta thấy hai giá trị ω1 = 0 và ω2 = 660 rad/s cho cùng UC nên:

\({\omega _0} = \sqrt {\frac{{{0^2} + {{660}^2}}}{2}}  = 330\sqrt 2 \)  (rad/s)

+ Khi ω1 và ω2: cho cùng UL, còn ωL. Cho UL = max thì ta có:

\(\frac{1}{{\omega _1^2}} + \frac{1}{{\omega _2^2}} = \frac{2}{{\omega _L^2}}\) 

+ Từ đồ thị nhận thấy hai giá trị ω1 = 660 rad/s và ω2 = ¥ cho cùng UL nên ta có: ωL = 660√2 (rad/s)

+ Lai có:

\({U_{L\max }} = {U_{C\max }} = \frac{U}{{\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{{\omega _C}}}{{{\omega _L}}}} \right)}^2}} }} = \frac{{150}}{{\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{330\sqrt 2 }}{{660\sqrt 2 }}} \right)}^2}} }} = 100\sqrt 3 \left( {\rm{V}} \right)\) 

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 157727

Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, A là một điểm nút, B là điểm bụng gần A nhất với AB = 18cm, M là một điểm trên dây cách B một khoảng 12cm. Biết rằng trong một chu kì sóng, khoảng thời gian mà độ lớn vận tốc dao động của phần tử B nhỏ hơn vận tốc cực đại của phần tù M là 0,1 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

Xem đáp án

Vì A là nút gần bụng B nhất nên:  

\(\begin{array}{l}
AB = \frac{\lambda }{4} = 18 \Rightarrow \lambda  = 72\left( {{\rm{cm}}} \right)\\
AM = 18 - 12 = 6\left( {\rm{m}} \right) = \frac{\lambda }{{12}}\\
 \Rightarrow {A_M} = \frac{{{A_{bung}}}}{2} \Rightarrow {v_{M - \max }} = \omega {A_M} = \frac{{\omega {A_{bung}}}}{2}\\
\left| {{v_B}} \right| \le {v_{M - \max }} \Leftrightarrow  - \frac{{\omega {A_{bung}}}}{2} \le {v_B} \le \frac{{\omega {A_{bung}}}}{2}\\
 \Rightarrow \Delta t = 4.\frac{T}{{12}} = \frac{T}{3} = 0,1 \Rightarrow T = 0,3\left( s \right)\\
 \Rightarrow v = \frac{\lambda }{T} = 240\left( {cm/s} \right) = 2,4\left( {m/s} \right)
\end{array}\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »