Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Việt Yên
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
53 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Chọn câu đúng. Điện trường là
Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là 5000 V/m.
Một acquy 3 V, điện trở trong 20 mΩ, khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là
Khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy là 150 A.
Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là
Suất điện động của nguồn điện là 8 V.
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính trước một thấu kính một khoảng 40 cm, ảnh của vật hứng được trên một chắn và cao bằng 3 vật. Thấu kính này là
Thấu kính này là thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm.
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với chu kì là
Con lắc dao động điều hòa với chu kì là \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\)
Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
Phát biểu đúng: Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng cơ ?
Phát biểu sai : Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha trong một môi trường.
Sóng dừng trên dây dài 1m với vật cản cố định, tần số 80Hz. Vận tốc truyền sóng là 40m/s. Cho các điểm M1, M2, M3, M4 trên dây các vật cản cố định là 20cm, 30cm, 70cm, 75cm. Điều nào sau đây mô tả không đúng trạng thái dao động của các điểm
Mô tả không đúng: M2 và M3 dao động cùng pha
Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 , S2 cách nhau 20 cm.Hai nguồn này dao động thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1=5.cos(40πt + π) mm và u2 = 5.cos(40πt) mm. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên S1 S2 là bao nhiêu?
Phương trình sóng của hai nguồn kết hợp u1 và u2 là :
u = u1 + u2 = 2a.\(\left| \cos (\frac{\pi }{\pi }({{d}_{1}}-{{d}_{2}})+\frac{\pi }{2}) \right|.\cos (\omega t-\frac{\pi }{\lambda }({{d}_{1}}+{{d}_{2}})+\frac{\pi }{2})\)
Để có biên độ cực đại : \(\left| \cos (\frac{\pi }{\pi }({{d}_{1}}-{{d}_{2}})+\frac{\pi }{2}) \right|\)=1 \(\Leftrightarrow \)\(\sin (\frac{\pi ({{d}_{1}}-{{d}_{2}})}{\lambda })\)= ± 1
\(\Leftrightarrow \)\({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=(k+\frac{1}{2})\lambda \) mà d1 + d2 = S1S2 \(\Rightarrow \)\(-\frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }-\frac{1}{2}\le k\le \frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }-\frac{1}{2}\)\(\Leftrightarrow \)-5,5≤ k ≤ 4,5 (k\(\in \(Ζ ).
Suy ra k ={ -5, ±4, ±3, ±2, ±1,0} :có 10 điểm thoả mãn: dao động cực đại trong đoạn S1 S2 .
Để cho chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Trong t1 giờ đầu tiên máy đếm được n1 xung; trong t2 = 2t1 giờ tiếp theo máy đếm được n2 = \(\frac{9}{64}\)n1 xung. Chu kì bán rã T có giá trị là bao nhiêu?
Ta có n1 = DN1 = N0(1-\({{e}^{-\lambda {{t}_{1}}}}\))
n2 = DN2 = N1(1- \({{e}^{-\lambda {{t}_{2}}}}\)) = N0\({{e}^{-\lambda {{t}_{1}}}}\)(1- \({{e}^{-2\lambda {{t}_{1}}}}\))
\(\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}\)= \(\frac{1-{{e}^{-\lambda {{t}_{1}}}}}{{{e}^{-\lambda {{t}_{1}}}}(1-{{e}^{-2\lambda {{t}_{1}}}})}\) = \(\frac{1-X}{X(1-{{X}^{2}})}\) (Với X = \({{e}^{-\lambda {{t}_{1}}}}\)
do đó ta có phương trình: X2 + X =\(\frac{{{n}_{1}}}{{{n}_{2}}}\)=\(\frac{9}{64}\) hay X2 + X –\(\frac{9}{64}\)= 0. Phương btrình có các nghiệm X1 = 0,125 và X2 = - 1,125 <0 loại
Hạt nhân đơteri \({}_{1}^{2}D\) có khối lượng mD = 2,0136u, khối lượng của nơtron là mN = 1,0087u, khối lượng của proton là mP = 1,0073u. Tính năng lượng liên kết của hạt nhân \({}_{1}^{2}D\).Biết 1u= 931,5 MeV/c2.
Ta có:
\({{W}_{lk}}=\left( Z.{{m}_{p}}+N.{{m}_{n}}-{{m}_{hn}} \right).\ 931,5=\Delta m\ .\ 931,5\)
Wlk = (1.1,0073+ 1.1,0087 – 2,0136).931,5 \(\approx \) 2,24 MeV
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,3 μm và một chất phát quang thì thấy nó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,5 μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính hiệu suất phát quang.
Hiệu suất phát quang là H = \(0,01.\frac{\frac{h.c}{\lambda '}}{\frac{h.c}{\lambda }}=0,01.\frac{\lambda }{\lambda '}\) = 0,6%.
Công thoát êlectron của một kim loại là 5 eV, chiếu tới kim loại trên bức xạ điện từ có bước sóng 0,2 μm. Hiện tượng quang điện có xảy ra hay không? Nếu xảy ra hiện tượng quang điện hãy tính công thoát electron quang điện. Cho biết khối lượng của êlectron là 9,1.10-31 kg.
Ta có \({{\lambda }_{0}}\) = 6,625.10-34.\(\frac{{{3.10}^{8}}}{{{5.1,610}^{-19}}}\)= 2,484.10-7m
vì \(\lambda \) < \({{\lambda }_{0}}\) nên xảy ra hiện tượng quang điện.
Áp dụng công thức A = h\(\frac{c}{{{\lambda }_{0}}}\) suy ra A = 8.10-19 J.
Nguyên tử hiđrô khi chuyển từ quỹ đạo L có năng lượng là -3,4 eV chuyển về quỹ đạo cơ bản có năng lượng là -13,6 eV thì phát ra một phôtôn ứng với bước sóng bao nhiêu?
Ta có \(\varepsilon \) = EL - EK = \(\frac{hc}{\lambda }\) suy ra \(\lambda =\frac{hc}{{{E}_{L}}-{{E}_{K}}}\) = 1,218.10-7 m.
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,5µm vào kim loại có bước sóng 0,66µm, lấy c = 3.108 m/s, h = 6,625.10-34 Js. Công thoát của electron quang điện là:
Áp dụng công thức \(\varepsilon \) = \(h.{{f}_{0}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{0}}}=A\), suy ra A = 30,11.10-20 J.
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện đồng thời với hai bức xạ đơn sắc trên màn thu được hai hệ vân giao thoa với khoảng vân lần lượt là 1,35 (mm) và 2,25 (mm). Tại hai điểm gần nhau nhất trên màn là M và N thì các vân tối của hai bức xạ trùng nhau. Tính MN:
Vị trí hai vân tối của hai bức xạ trùng nhau
(k1+0,5)i1 = (k2+0,5)i2 => (k1+0,5) 1,35 = (k2+0,5) 2,25 Với k1; k2 nguyên hoặc bằng 0
1,35k1 = 2,25k2 + 0,45 => 3k1 = 5k2 + 1
Để k1 nguyên --> Khi đó k1 = k2 + n và 2k2 = 3n -1 + --> k2 = n +(n-1)/2
Để k2 nguyên (n-1)/2 = t --> n = 2t +1---> k2 = n + t = 3t + 1
Suy ra k1 = 5t + 2; k2 = 3t + 1
Hai điểm M, N gần nhau nhất ứng với hai giá trị liên tiêp của t:
Khi t = 0 x1 = 2,5i1 = 3,375 mm
Khi t = 1 x’1 = 7,5i1 = 10,125 mm
MNmin = 10,125 – 3,375 = 6,75 mm
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là D = 1,5 m. Nguồn sáng đơn sắc có bước sóng l = 0,6 mm. Xét trên khoảng MN trên màn, với MO = 5 mm, ON = 10 mm, (O là vị trí vân sáng trung tâm giữa M và N). Hỏi trên MN có bao nhiêu vân sáng, bao nhiêu vân tối?
Khoảng vân: i = \(\frac{\lambda D}{a}=\frac{{{0,6.10}^{-6}}.1,5}{{{2.10}^{-3}}}={{0,45.10}^{-3}}m=0,45mm\)
Vị trí vân sáng : xs = ki = 0,45k (mm):
-5 ≤ 0,45k ≤ 10 => -11,11≤ k ≤ 22,222 =>-11≤ k ≤ 22: Có 34 vân sáng
Vị trí vân tối : xt = (k + 0,5) i = 0,45(k + 0,5) (mm): -5 ≤ 0,45(k+0,5) ≤ 10
=> -11,11≤ k + 0,5 ≤ 22,222 1,61≤ k ≤ 21,7222
=> -11≤ k ≤ 21: Có 33 vân tối.
Hai thanh nhỏ cùng gắn trên một âm thoa đang chọn trên mặt nước, giữa 2 điểm A, B cách nhau r = 4 cm. Âm thoa rung với tần số f = 400 Hz, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1,6 m/s. Giữa hai điểm AB có bao nhiêu gợn sóng, tróng đó có mấy điểm đứng yên?
Ta có số gợn sóng là số điểm dao động cực đại , khi đó ta tính số điểm dao động cực đại thoã mãn:
\(-\frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }<k<\frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }\) (chú ý không lấy dấu “=” vì đề yêu cầu tìm giữa (khoảng)), với: λ = v / f =0,4 cm.
Suy ra : -10 < k < 10 ( k\(\in \)Ζ ) \(\Rightarrow \)k\(\in \){±9, ±8,..0} , vậy có 19 gợn sóng.
Số điểm đứng yên( dao động cực tiểu) thoả mãn:
\(-\frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }-\frac{1}{2}<k<\frac{{{S}_{1}}{{S}_{2}}}{\lambda }-\frac{1}{2}\) \(\Rightarrow \)- 10,5 < k < 9,5 \(\Rightarrow \)k\(\in \){-10, ±9, ±8,..0}àcó 20 điểm đứng yên.
Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng:
Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Quang phổ gồm một dãi màu từ đỏ đến tím là
Quang phổ gồm một dãi màu từ đỏ đến tím là quang phổ liên tục.
Trong thí nghiệm Y-âng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc là \(\lambda \), màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe \({{S}_{1}}{{S}_{2}}=a\) có thể thay đổi (nhưng \({{S}_{1}}\) và \({{S}_{2}}\) luôn cách đều S). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 4, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k. Nếu tăng khoảng cách \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) thêm \(2\Delta a\) thì tại M là:
+ Khi khoảng cách 2 khe tới màn là a thì tại M là vân sáng bậc 4 nên \({{\text{x}}_{M}}=4.\frac{\lambda D}{a}\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
+ Nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) một lượng \(\Delta a\) thì tại đó là vân sáng bậc k và bậc 3k nên
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{x_M} = k.\frac{{\lambda D}}{{a - \Delta a}}\\
{x_M} = 3k.\frac{{\lambda D}}{{a + \Delta a}}
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \frac{k}{{a - \Delta a}} = \frac{{3k}}{{a + \Delta a}}\\
\Rightarrow a = 2.\Delta a
\end{array}\)
+ Nếu tăng khoảng cách \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) thêm \(2\Delta a\) thì tại M là: \({{\text{x}}_{M}}=k'.\frac{\lambda \text{D}}{a+2\Delta a}=k'.\frac{\lambda D}{a+a}=\frac{1}{2}k'.\frac{\lambda D}{a}\)
+ Sso sánh với (1) ta có: \({{\text{x}}_{M}}=\frac{1}{2}k'.\frac{\lambda \text{D}}{a}=4.\frac{\lambda \text{D}}{a}\Rightarrow k'=8\Rightarrow \) Tại M khi đó là vân sáng bậc 8.
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của electron trong nguyên tử hidro là \({{r}_{0}}\). Khi electron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
Khi electron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt \(6{{r}_{0}}\)
Một tàu phá băng công suất 16 MW. Tàu dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân \(^{235}U\). Trung bình mỗi phân hạch tỏa ra 200 MeV. Nhiên liệu dùng trong lò là \(^{235}U\) làm giàu đến 12,5% (tính theo khối lượng). Hiệu suất của lò là 30 %. Hỏi nếu tàu làm việc liên tục trong 3 tháng thì cần bao nhiêu kg nhiên liệu (coi mỗi ngày làm việc 24 giờ, 1 tháng tính 30 ngày)
Năng lượng để tàu hoạt động trong 6 tháng
\(E=P.t={{16.10}^{6}}.30.86400={{1,24416.10}^{14}}\,\,\left( J \right)\)
Năng lượng thực tế mà phản ứng hạt nhân đã cung cấp là
\({{E}_{0}}=\frac{E}{H}=\frac{E}{0,3}={{4,1472.10}^{14}}\,\,\left( J \right)\)
Số hạt nhân Urani đã tham gia phản ứng
\(N=\frac{{{E}_{0}}}{{{200.10}^{6}}{{.1,6.10}^{-19}}}={{1,296.10}^{25}}\)
Khối lượng \(^{235}U\) cần là:
\({{m}_{U}}=\frac{N}{{{N}_{A}}}.A=\frac{{{1,296.10}^{25}}}{{{6,02.10}^{23}}}.235=5059\,g\)
Khối lượng \(^{235}U\) cần dùng là:
\({{m}_{U}}=12,5%m\Rightarrow m=\frac{{{m}_{U}}}{0,125}=40473\,g=40,473\,kg\)
Cho phản ứng hạt nhân sau \(_{0}^{1}n+_{3}^{6}Li\to _{1}^{3}H+\alpha \). Hạt nhân \(_{3}^{6}Li\) đứng yên, notron có động năng \({{K}_{\alpha }}=2\) MeV. Lấy tỉ số giữa các khối lượng hạt nhân bằng tỉ số giữa các số khối của chúng. Bỏ qua bức xạ gamma. Hỏi phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?
+ Năng lượng của phản ứng:
\(E=\sum{{{K}_{sau}}}-\sum{{{K}_{truoc}}}={{K}_{H}}+{{K}_{\alpha }}-{{K}_{n}}=0,089+0,25-2=-1,66\,\,MeV\)
+ Phản ứng thu 1,66 MeV
Khi một điện tích q=-2C di chuyển tù điểm M đến điểm N trong điện trường thì lực điện trường sinh công -6J. Hiệu điện thế UMN có giá trị nào sao đây
Hiệu điện thế UMN có giá trị là +3V
Một tia sáng (đơn sắc) truyền từ mội trường (1), chiết suất n1 tới mặt phân cách môi trường 2, chiết suất n2. góc tới của tia sáng là i. Khi tia sáng này phản xạ toàn phần thì góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi hệ thức nào ?
Hệ thức B với điều kiện n2 <n1
Biết đồng vị urani U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau :
\({}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{53}^{139}I+{}_{39}^{94}Y+3{}_{0}^{1}n\). Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5 MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn (số nơtron được giải phóng sau mỗi phân hạch đến kích thích các hạt nhân urani khác tạo nên phân hạch mới) là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) là:
Năng lượng tỏa ra sau mỗi phân hạch:
DE = ( mU + mn - mI - mY - 3mn )c2 = 0,18878 uc2 = 175,84857 MeV = 175,85 MeV
- Khi 1 phân hạch kích thích ban đầu sau 5 phân hạch dây chuyền số phân hạch xảy ra là : 1 + 2 + 4 + 8 + 16 = 31
- Do đó, số phân hạch sau 5 phân hạch dây chuyền từ 1010 phân hạch ban đầu : N = 31.1010
Năng lượng tỏa ra : E = N. DE = 31.1010 .175,85 = 5,45.1013 MeV.
Đặt điện áp xoay chiều AB gồm: đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R = 90 Ω và tụ điện C = 35,4 μF, đoạn mạch MB gồm hộp X chứa 2 trong 3 phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0). Khi đặt vào hai đầu AB một điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời gian. Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là
Ta có: U0AM = 180 V; U0MB = 60 V.
Tại t = 0 : HĐT U=90V và đang tăng
Tại t = 0 :uMB = 30 V và đang giảm
Suy ra uAM và uMB vuông pha với nhau => hộp X chứa R0 và L0
Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là η. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây. Nếu công suất truyền tải giảm n lần so với ban đầu và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó là
Hiệu suất truyền tải: 1 – 1/n + η/n
Dùng hạt proton có động năng 1,6MeV bắn vào hạt nhân liti \({}_{3}^{7}Li\) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt nhân giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ . Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là
Bảo toàn năng lượng => ∆E=2K-Kp=> K=9,5MeV
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng l1 = 0,6mm và l2 = 0,5mm thì trên màn có những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Tìm khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai vân trùng 6mm.
Đặt hiệu điện thế u = U0cos(100t) V, t tính bằng s vào hai đầu đoạn R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Trong đó U0, R, L không đổi, C có thể thay đổi được. Cho sơ đồ phụ thuộc của UC vào C như hình vẽ (chú ý, 48\(\sqrt{10}\) = 152). Giá trị của ZC là
Khi C = 0 thì => UC = Umạch = U = 120 V
Từ đồ thị ta thấy UC max khi C = (5.10-5 + 1,5.10-4)/2 = 10-4 F => ZC = 100 ôm
Số chỉ của ampe kế và vôn kế sẽ thay đổi như thế nào ( Am pe kế mắc nối tiếp; vôn kế mắc song song với nguồn) nếu tắt chùm sáng kích thích AS?
Ta biết rằng nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa trên hiện tượng quang điện trong. Khi tắt chùm sáng kích thích, hiện tượng quang điện trong dừng xảy ra nên giá trị điện trở R của quang điện trở tăng lên. Do đó cường độ dòng điện trong mạch \(I=\frac{\xi }{R+r}\) bị giảm đi nên số chỉ Ampe kế giảm.
Điện áp trên quang trở \({{U}_{R}}=\xi -Ir\) tăng lên làm số chỉ Vôn kế tăng.
Trên mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({{u}_{A}}=2cos\left( 30\pi t \right)\) và \({{u}_{B}}=3cos\left( 30\pi t+\pi \right)\), trong đó u tính bằng mm và t tính bằng s. Giả sử tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 60 cm/s và biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Trên một đường thẳng A nằm trên mặt chất lỏng, đi qua trung điểm của AB, và nghiêng góc 45° so với AB có bao nhiêu điểm dao động với biên độ bằng 1 mm?
Ta tính được bước sóng là \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{v.2\pi }{\omega }=\frac{60.2\pi }{30\pi }=4cm\)
Hạ đoạn BH vuông góc với đường d1 ta có \(AH=AB.cos45{}^\circ =10\sqrt{2}cm\)
Nhận thấy hai nguồn A, B dao động ngược pha với biên độ sai khác nhau \(3-2=1mm\) , cho nên những điểm dao động với biên độ 1 mm là những điểm thuộc cực tiểu giao thoa. Điều kiện cực tiểu là \({{d}_{1}}-{{d}_{2}}=n\lambda \).
Xét điểm M nằm trên đường thẳng \(\Delta \) thuộc nửa trên của mặt phẳng, khi đó ta có \(0\le AM-BM={{d}_{1}}-{{d}_{2}}\le AH\)
Kết hợp với điều kiện M thuộc cực tiểu giao thoa ta có: \(0\le n\lambda \le 10\sqrt{2}\to 0\le n\le 3,5\to n=0,1,2,3\).
Như vậy nửa trên của đường \(\Delta \) có 4 điểm M thỏa mãn điều kiện bài toán ra, trong đó một điểm chính là trung điểm của AB. Do tính đối xứng của hệ vân giao thoa, ở nửa dưới đường A sẽ có thêm 3 điểm M nữa thỏa mãn điều kiện bài toán.
Như vậy tổng số điểm cần tìm là 7 điểm.
Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe Y-âng với ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ \(0,38\,\mu m\) đến \(0,76\,\mu m\). Cho khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m và khoảng cách giữa hai khe là 2 mm. Trên màn, xét về một phía so với vân sáng trung tâm, phần chồng chất lên nhau giữa quang phổ bậc ba và quang phổ bậc bốn mà không chứa quang phổ bậc năm có bề rộng bằng
Ta biểu diễn quang phổ bậc 1, 2, 3, 4, 5 như trên hình vẽ.
Cần lưu ý trong trường hợp này, khoảng vân tia đỏ (\(0,76\mu m\) gấp đôi khoảng vân tia tím (\(0,38\mu m\)) do đó mép trên của quang phổ bậc 1 trùng với mép dưới của quang phổ bậc 2.
Có thể thấy phần chồng chất lên nhau giữa quang phổ bậc 3 và bậc 4 mà không chứa quang phổ bậc 5 là \(\Delta L\), ứng với khoảng từ vân tím bậc 4 đến vân tím bậc 5, ta có:
\(\Delta L={{x}_{t5}}-{{x}_{t4}}=\left( 5-4 \right).\frac{0,38.2}{2}=0,38mm\).
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng bằng 210 V và tần số có thể thay đổi được vào hai đầu mạch điện LRC mắc nối tiếp trong đó điện trở R có thể điều chỉnh. Biết rằng khi tần số có giá trị bằng f hoặc bằng 64f thì đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hệ số công suất toàn mạch vào điện trở R như mô tả trên hình vẽ. Khi tần số bằng f và điện trở \(R=21\,\Omega \) thì điện áp hiệu dụng trên L bằng
Ta có hệ số công suất \(cos\varphi =\frac{R}{Z}=\frac{1}{\sqrt{1+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{R}^{2}}}}}\Rightarrow {{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{R}^{2}}\left( \frac{1}{co{{s}^{2}}\varphi }-1 \right)\)
Lấy số liệu từ đồ thị thay vào ta có: \({{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{63}^{2}}\left( \frac{1}{{{\left( \frac{\sqrt{2}}{2} \right)}^{2}}}-1 \right)={{63}^{2}}\) (1)
Nếu khi tần số là f, cảm kháng và dung kháng của mạch lần lượt là ZL và ZC, thì khi tần số bằng 64f, cảm kháng và dung kháng của mạch lần lượt sẽ là 64ZL và \(\frac{{{Z}_{C}}}{64}\)
Do khi tần số bằng f và 64f thì sự phụ thuộc của hệ số công suất vào R là giống hệt nhau nên ta có:
\({{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{\left( 64{{Z}_{L}}-\frac{{{Z}_{C}}}{64} \right)}^{2}}\to {{Z}_{L}}=\frac{{{Z}_{C}}}{64}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra \({{Z}_{L}}=1\) và \({{Z}_{C}}=64\)
\({{U}_{L}}=\frac{U}{Z}.{{Z}_{L}}=\frac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}{{Z}_{L}}\) \(\to {{U}_{L}}=\frac{210}{\sqrt{{{21}^{2}}+{{63}^{2}}}}.1=\sqrt{10}V\).
Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số có li độ phụ thuộc thời gian được biểu diễn trên hình vẽ. Khi chất điểm thứ nhất có tốc độ bằng \(\frac{4\pi }{9}cm/s\) và đang tăng thì tốc độ của chất điểm thứ hai xấp xỉ bằng bao nhiêu?
Ta xét trong khoảng thời gian từ lúc \(t=0s\) đến lúc \(t=2s\), dựa vào đồ thị li độ có thể thấy:
- Chất điểm (1) đi từ vị trí ban đầu về lại vị trí cũ nhưng đổi chiều chuyển động
- Chất điểm (2) đi từ vị trí ban đầu đến biên dương lần đầu tiên.
Biểu diễn các quá trình trên lên hai đường tròn đồng tâm như hình vẽ. Do cùng khoảng thời gian nên góc quét của hai chuyển động tròn đều là bằng nhau, ta suy ra mối quan hệ của hai góc \({{\varphi }_{2}}=2{{\varphi }_{1}}\) (1).
Đến thời điểm \(t=7,75s\) ta thấy chất điểm (1) qua VTCB theo chiều dương, suy ra góc quét trên đường tròn \({{\Delta }_{1}}=\omega .7,75={{\varphi }_{1}}+\frac{3\pi }{2}\) (2)
Đến thời điểm \(t=2s\) thì chất điểm (2) qua vị trí biên dương, góc quét khi đó là \({{\Delta }_{2}}=\omega .2={{\varphi }_{2}}\) (3)
Từ (2) và (3) ta có \(\frac{31}{8}=\frac{{{\varphi }_{1}}+\frac{3\pi }{2}}{{{\varphi }_{2}}}\) (4).
Tù (1) và (4) ta tìm được \({{\varphi }_{1}}=\frac{2\pi }{9};\,{{\varphi }_{2}}=\frac{4\pi }{9}\) và chu kì \(T=9s\), suy ra \(\omega =\frac{2\pi }{9}rad/s\)
Ta có giá trị cực đại \({{v}_{1max}}={{A}_{1}}\omega =4.\frac{2\pi }{9}=\frac{8\pi }{9}cm/s\); \({{v}_{2max}}={{A}_{2}}\omega =2\sqrt{3}.\frac{2\pi }{9}=\frac{4\sqrt{3}\pi }{9}cm/s\) và v1 sớm pha hơn v2 là \(\frac{2\pi }{9}\).
Biểu diễn trên đường tròn đa trục, chất điểm (1) đến điểm M có \({{v}_{1}}=\frac{4\pi }{9}m/s=\frac{{{v}_{1max}}}{2}\) thì chất điểm (2) đến N.
Từ đó suy ra khi
\({{v}_{2}}={{v}_{2max}}.cos\left( \pi -\frac{2\pi }{9}-\frac{\pi }{3} \right)=\frac{4\sqrt{3}\pi }{9}.cos\left( \frac{4\pi }{9} \right)\approx 0,42cm/s\)