Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Bạc Liêu
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
65 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một vật nhỏ khối lượng 400 g dao động điều hòa có đồ thị động năng và thế năng phụ thuộc theo thời gian như hình vẽ. Lấy p2 = 10. Biên độ dao động của vật là
Từ độ thì ta thấy
\({{W}_{}}={{W}_{t}}=0,25J\Rightarrow W=0,5J\)
Thời gian hai lần \({{W}_{}}={{W}_{t}}\) là T/4 \(\Rightarrow \frac{T}{4}=\frac{1}{16}-\frac{1}{80}=\frac{1}{20}\Rightarrow T=0,2s\Rightarrow \omega =10\pi (rad/s)\)
\(W=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\Rightarrow A=0,05m=5cm\)
→Đáp án: A
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn kết hợp cùng pha và cách nhau AB = 20 cm. Khoảng cách giữa điểm cực đại và cực tiểu liên tiếp trên đoạn nối hai nguồn là 1,5 cm. Gọi I là trung điểm của AB, vẽ đường tròn đường kính AI. Số điểm cực đại nằm trên đường tròn đó là
\(\lambda /4=1,5\Rightarrow \lambda =6cm\)
Số đường cực đại trên AB
\(\frac{-l}{\lambda }<k<\frac{l}{\lambda }\Leftrightarrow \frac{-20}{6}<k<\frac{20}{6}\Leftrightarrow -3,33<k<3,33\Rightarrow k=-3,-2,-1,0,1,2,3\)
Số điểm cực đại nằm trên đường tròn đó là: 7
→ Đáp án A
Công thoát electron của một kim loại là A. Gọi h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Giới hạn quang điện của kim loại này là
Giới hạn quang điện của kim loại này là: \(\frac{{hc}}{A}\)
Chọn A.
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
Độ cao là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số của âm.
Chọn B.
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cosωt (cm). Quãng đường vật đi được trong 2 chu kỳ dao động là
Quãng đường vật đi được trong 1 chu kỳ dao động luôn là 4A
Vậy trong 2 chu kỳ dao động vật đi được quãng đường là 8A = 32cm
Chọn C
Trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần không đổi, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch
Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra: Q = I2Rt
I giảm 2 lần, R không đổi, t không đổi nên Q giảm 4 lần
Chọn A
Trong một thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1, S2 dao động với tần số f = 15Hz, ngược pha. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 30m/s. Điểm nào sau đây dao động sẽ có biên độ cực đại? (d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ điểm đang xét đến S1, S2)?
Bước sóng λ = v/f = 30/15 = 2m
Hai nguồn ngược pha thì những điểm dao động cực đại sẽ cách hai nguồn d1, d2 thỏa mãn d1 – d2 = (2k+1)λ/2 = 2k + 1
Vậy chỉ điểm M có d1 = 25m và d2 = 20m thì d1 – d2 = 5 dao động cực đại.
Chọn A
Một học sinh khảo sát dao động điều hòa của một chất điểm dọc theo trục Ox (gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng), kết quả thu được đường biểu diễn sự phụ thuộc li độ x, vận tốc v, gia tốc a theo thời gian như hình vẽ. Đồ thị x(t), v(t) và a(t) theo thứ tự đó là các đường
Đường số (1) và số (2) dao động ngược pha nên chúng biểu diễn x và a. Đương số (3) biểu diễn v.
Chọn B.
Ở Trường Sa, để có thể xem các chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điệnt ừ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại
Sóng cực ngắn có năng lượng lớn nên có khả năng xuyên qua tầng điện li. Được ứng dụng trong phát thanh, truyền hình vô tuyến và liên lạc vệ tinh.
Chọn D
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I0sin(ωt + π/6). Đoạn mạch điện này có
Độ lệch pha giữa u và i trong đoạn mạch là \(\tan \frac{-\pi }{6}=\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}<0\Rightarrow {{Z}_{L}}<{{Z}_{C}}\)
Chọn A
Con người phân biệt sóng siêu âm, hạ âm, âm thanh dựa vào
Con người phân biệt sóng siêu âm, hạ âm, âm thanh dựa vào khả năng cảm thụ âm của tai người
Chọn C
Chọn câu trả lời đúng. Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng là để
Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng là để xác định tốc độ truyền sóng
Chọn D
Mạch dao động lí tưởng là một mạch kín chứa
Mạch dao động lí tưởng là một mạch kín chứa một tụ điện và một cuộn cảm thuần
Chọn B
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp đặt vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U, cường độ hiệu dụng qua mạch bằng I, độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện là φ. Công suất trung bình mà mạch tiêu thụ không được tính bằng công thức nào dưới đây?
Công suất trung bình của mạch RLC là \(P=UI\cos \varphi ={{I}^{2}}R=\frac{{{U}^{2}}co{{s}^{2}}\varphi }{R}\)
Công thức P = U2/R chỉ đúng khi mạch chỉ chứa R.
Chọn D
Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của
Hằng số điện môi đặc trưng cho độ cách điện của môi trường.
Sắt là chất dẫn điện nên nói về hằng số điện môi của sắt là vô nghĩa.
Chọn C
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rô to
Khi động cơ không đồng bộ ba pha hoạt động ổn định với tốc độ quay của từ trường không đổi thì tốc độ quay của rô to nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường
Chọn B
Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyển điện, không có bộ phận
Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyển điện, không có bộ phận tách sóng
Chọn A
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, i, I0 và I lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?
Với mạch chỉ có R, gọi u = U0cosφ là điện áp đặt vào hai đầu mạch thì cường độ dòng điện qua mạch là i = I0cosφ
\(\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}+\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}=2{{\cos }^{2}}\varphi \ne 1\)
Chọn C
Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng
Mạch chọn sóng trong máy thu sóng vô tuyến hoạt động dựa trên hiện tượng cộng hưởng dao động điện từ
Chọn D
Khi truyền âm từ không khí vào nước, kết luận nào không đúng?
Tốc độ truyền âm trong nước lớn hơn trong không khí.
Khi truyền âm từ không khí vào nước thì tốc độ truyền âm tăng.
=> Phát biểu sai là: tốc độ âm giảm
Chọn C
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha?
Dòng điện xoay chiều 3 pha là hệ thống 3 dòng điện xoay chiều 1 pha có cùng biên độ nhưng lệch pha nhau 2π/3.
Vì vậy khi cường độ dòng điện trong một pha bằng 0 thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại khác 0.
Chọn A
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100N/m và vật nhỏ khối lượng m = 1kg được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo, hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Tại M lò xo nén 10cm, tại O lò xo không biến dạng. Vật được tích điện q = 2.10-5C đặt trong điện trường đều nằm ngang có chiều cùng với chiều dương từ M đến O, độ lớn 5.104V/m. Ban đầu giữ vật M rồi buông nhẹ để con lắc dao động. Lấy g = 10m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được khi dao động ngược chiều dương là
Lực ma sát Fms = µmg = 0,1.1.10 = 1N
Lực điện tác dụng lên vật : Fđ = qE = 2.10-5. 5.104 = 1N
Khi vật đi theo chiều điện trường, hợp lực tác dụng F = 0 khi x = 0 => Vật dao động điều hòa có vị trí cân bằng tại x = 0 và cơ năng bảo toàn.
Khi vật đi ngược chiều điện trường, vật chuyển động quang vị trí cân bằng có F = -kx + Fđ + Fms = 0 khi x = 0,02m => Vật dao động quanh vị trí cân bằng có x = 0,02m. Đây cũng là vị trí vật đạt tốc độ lớn nhất khi đi theo chiều âm.
Độ biến thiên năng lượng bằng công của ngoại lực nên :
0,5kA2 - 0,5kx2 – 0,5mv2 = (Fđ + Fms)(A – x)
=> v = 80cm/s
Chọn D
Mạch điện một chiều gồm nguồn điện E = 12V, r = 0,1Ω. Mạch ngoài gồm R1 = 1,1Ω và biến trở R2 mắc nối tiếp. Điều chỉnh R2 để công suất tiêu thụ trên R2 đạt cực đại, khi đó điện trở R2 bằng
Cường độ dòng điện mạch ngoài: \(I=\frac{E}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}+r}=\frac{12}{1,2+{{R}_{2}}}\)
Công suất tiêu thụ trên R2 là:
\(P={{I}^{2}}{{R}_{2}}=\frac{{{12}^{2}}{{R}_{2}}}{{{(1,2+{{R}_{2}})}^{2}}}=\frac{{{12}^{2}}}{{{R}_{2}}+2,4+\frac{{{1,2}^{2}}}{{{R}_{2}}}}\)
Để P max thì \({{R}_{2}}+\frac{{{1,2}^{2}}}{{{R}_{2}}}\) min
AD BĐT Cô si cho 2 số không âm ta được: \({{R}_{2}}+\frac{{{1,2}^{2}}}{{{R}_{2}}}\ge 2,4\)
Nên \({{R}_{2}}+\frac{{{1,2}^{2}}}{{{R}_{2}}}\) min bằng 2,4 khi R2 = 1,2Ω
Chọn B
Một con lắc đơn gồm một sợi dây nhẹ không dãn và một vật nhỏ khối lượng 100g, mang điện tích q. Ban đầu, con lắc dao động điều hòa với chu kỳ T0 tại một nơi rất gần mặt đất trong điện trường đều với vec tơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống và độ lớn 6000V/m. Bây giờ, đưa con lắc lên độ cao 1km so với mặt đất và ra khỏi điện trường thì thấy chu kỳ của con lắc vẫn là T0. Lấy bán kính Trái Đất là 6400km, gia tốc trọng trường tại mặt đất là 9,8m/s2 và coi nhiệt độ không đổi khi lên cao. Giá trị của q bằng
Gia tốc trọng trường tại mặt đất: \(g=\frac{GM}{{{R}^{2}}}\)
Gia tốc trọng trường tại độ cao h là: \(g=\frac{GM}{{{(R+h)}^{2}}}\Rightarrow \frac{{{g}_{h}}}{g}={{\left( \frac{R}{R+h} \right)}^{2}}\Rightarrow {{g}_{h}}=9,7969m/{{s}^{2}}\)
Khi con lắc chịu tác dụng của lực điện \(\overrightarrow{{{g}_{hd}}}=\overrightarrow{g}+\overrightarrow{a}\)
Mà điện trường có phương thẳng đứng nên ghd = g ± a
Để chu kỳ dao động của con lắc không đổi thì ggh = gh < g
Vậy nên g – a = gh => a = 3,1.10-3 m/s2 và hướng lên nên q > 0
và F = qE = ma => q = 5,1.10-8C = 5,1nC
Chọn D
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220V. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M2 vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp của M2 để hở bằng 13,75V. Khi nối hai đầu cuộn thứ cấp của M2 với hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp của M2 để hở bằng 55V. Bỏ qua mọi hao phí. M1 có tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp bằng
Gọi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn thứ cấp của M1 là x. Ta có: \(\frac{x}{{{N}_{1}}}=\frac{13,75}{{{N}_{2}}}(1)\)
Khi nối hai đầu cuộn thứ cấp của M2 với hai đầu cuộn thứ cấp của M1 ta có: \(\frac{x}{{{N}_{2}}}=\frac{55}{{{N}_{1}}}(2)\)
Từ (1) và (2) ta được x = 27,5V
Tỉ số giữa số vòng dây cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp của M1 là: 220/27,5 = 8
Chọn C
Một vật nặng gắn vào lò xo có độ cứng k = 50N/m, dao động với biên độ A = 5cm. Khi vật cách VTCB 4cm, nó có động năng
Động năng của vật:
Wđ = W – Wt = 0,5kA2 – 0,5kx2 = 0,5.50.(0,052 – 0,042) = 0,0225J
Chọn D
Một vật có khối lượng m = 200g thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình x1 = 4cos10t (cm) và x2 = 6cos10t (cm). Lực tác dụng cực đại gây ra dao động tổng hợp của vật là
Độ cứng k = mω2 = 0,2.102 = 20N/m
Vì hai dao động thành phần cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp A = 6 + 4 = 10cm = 0,1m
Lực tác dụng cực đại gây ra dao động F = kA = 20.0,1 = 2N
Chọn A
Một khung dây dẫn có diện tích S và có N vòng dây. Cho khung quay đều với vận tốc góc ω trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow{B}\) vuông góc với trục quay của khung. Tại thời điểm ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với cảm ứng ứng từ một góc π/3. Khi đó, suất điện động tức thời trong khung tại thời điểm t là
Tại thời điểm ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với cảm ứng ứng từ một góc π/3, nên vec tơ pháp tuyến khung dây hợp với vec tơ cảm ứng từ góc π/6
Suất điện động trễ pha hơn từ thông góc π/2
=> Suất điện động tức thời trong khung: e = NBSωcos(ωt - π/3)
Chọn B
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A, B cách nhau 10cm, cùng dao động với tần số 80Hz và pha ban đầu bằng 0. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 40cm/s. Điểm gần nhất nằm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với A và B cách trung điểm O của AB một đoạn
Bước sóng λ = v/f = 40//80 = 0,5Hz
Hai nguồn cùng pha, độ lệch pha của điểm M cách hai nguồn một đoạn d so với nguồn:
\(\frac{2\pi d}{\lambda }=2k\pi \Rightarrow d=0,5k\)
Mà d > 5 => kmin = 11 => d = 5,5cm => MO2 = 5,52 – 52 => MO = 2,29cm
Chọn D
M, N và P là 3 vị trí cân bằng liên tiếp trên một sợi dây đang có sóng dừng mà các phần tử tại đó dao động với cùng biên độ bằng \(\sqrt{3}\) cm. Biết vận tốc tức thời của hai phần tử N và P thỏa màn vN.vP > 0, MN = 40cm, NP = 20cm, tần số góc của sóng là 20rad/s. Tốc độ dao động của phần tử tại trung điểm của NP khi sợi dây có dạng một đoạn thẳng bằng
M, N, P là các vị trí cân bằng liên tiếp có cùng biên độ và vN.vP > 0 nên N và P cùng nằm trên 1 bó sóng.
Ta có \(\frac{\lambda }{4}=\frac{1}{2}(MN+NP)=30cm\Rightarrow \lambda =120cm\)
Áp dụng công thức \(A=\left| {{A}_{b}}\sin \frac{\pi d}{\lambda } \right|=\sqrt{3}cm\Rightarrow {{A}_{b}}=2cm\)
Tốc độ dao động cực đại của phần tử tại trung điểm của NP khi sợi dây duỗi thẳng là
vbmax = ωAb = 20.0,02 = 0,4m/s = 40cm/s
Chọn C
Trong hiện tượng giao thoa sóng nước, hai nguồn \(A\) và \(B\) cách nhau \(20\,\,cm\) dao động cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số \(50\,\,Hz\). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là \(1,5\,\,m/s\). Xét trên đường thẳng \(xy\) vuông góc với \(AB\) cách trung trực của \(AB\) là \(7\,\,cm\), điểm dao động cực đại trên \(xy\) gần \(A\) nhất, cách \(A\) là
Bước sóng: \(\lambda = \frac{{1,5}}{{50}} = 0,03\,\,\left( m \right) = 3\,\,\left( {cm} \right)\)
Xét tỉ số \(\frac{{IH}}{{0,5\lambda }} = \frac{7}{{0,5.3}} = 4,67 \to \) điểm dao động cực đại gần A nhất trên xy phải thuộc cực đại có \(k = 4\)
Điểm M thuộc đường cực đại bậc 4, ta có:
\(\begin{array}{l}
MB - MA = 4\lambda \Rightarrow \sqrt {{h^2} + B{H^2}} - \sqrt {{h^2} + A{H^2}} = 4\lambda \\
\Rightarrow \sqrt {{h^2} + {{17}^2}} - \sqrt {{h^2} + {3^2}} = 4.3 \Rightarrow h \approx 4,8\,\,\left( {cm} \right)\\
\Rightarrow MA = \sqrt {{h^2} + {3^2}} = 5,67\,\,\left( {cm} \right)
\end{array}\)
Chọn D.
Một khung dây dẫn phẳng dẹt, quay đều quanh trục Δ nằm trong mặt phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vec tơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay Δ. Từ thông cực đại qua diện tích khung dây bằng \(\frac{11\sqrt{2}}{6\pi }\text{Wb}\) . Tại thời điểm t, từ thông qua diện tích khung dây và suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn lần lượt là \(\phi =\frac{11\sqrt{6}}{12\pi }\text{W}b;e=110\sqrt{2}V\) . Tần số của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
Do từ thông và suất điện động cảm ứng vuông pha nên
\({{\left( \frac{\phi }{{{\phi }_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{e}{{{E}_{0}}} \right)}^{2}}=1\Rightarrow {{\left( \frac{\frac{11\sqrt{2}}{12\pi }}{\frac{11\sqrt{2}}{6\pi }} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{110\sqrt{6}}{{{E}_{0}}} \right)}^{2}}=1\Rightarrow {{E}_{0}}=220\sqrt{2}V\)
Tần số góc \(\omega =\frac{{{E}_{0}}}{{{\phi }_{0}}}=120\pi \Rightarrow f=60Hz\)
Chọn A
Cho mạch RLC nối tiếp, cuộn cảm thuần, R là biến trở. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch bằng U không đổi. Khi điện trở của biến trở bằng R1 và R2 người ta thấy công suất tiêu thụ trong đoạn mạch trong hai trường hợp bằng nhau. Công suất cực đại khi điện trở của biến trở thay đổi bằng
Công suất tiêu thụ điện trong đoạn mạch:
\(P={{I}^{2}}R=\frac{{{U}^{2}}R}{{{Z}^{2}}}=\frac{{{U}^{2}}R}{{{R}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}=\frac{{{U}^{2}}}{R+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{R}}\)
Khi R = R1 hoặc R = R2 thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch như nhau nên
\({{R}_{1}}+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{{{R}_{1}}}={{R}_{2}}+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{{{R}_{2}}}\Rightarrow {{R}_{1}}{{R}_{2}}={{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}\)
Để công suất P cực đại thì \(R+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{R}\) min
AD BĐT Cô si cho hai số không âm: \(R+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{R}\ge 2\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\)
Vậy \(R+\frac{{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}{R}\) min = 2|ZL – ZC| khi R2 = (ZL - ZC)2 = R1R2
Khi đó Pmax = \(\frac{{{U}^{2}}}{2\sqrt{{{R}_{1}}{{R}_{2}}}}\)
Chọn B
Cho 3 vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 10cm nhưng tần số khác nhau. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ, vận tốc các vật liên hệ với nhau theo biểu thức \(\frac{{{x}_{1}}}{{{v}_{1}}}+\frac{{{x}_{2}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{x}_{3}}}{{{v}_{3}}}+2019(s)\) . Tại thời điểm t, các vật cách VTCB của chúng lần lượt là 6cm, 8cm và X3. X3 gần giá trị nào nhất sau đây?
Ta có: \(\left( \frac{x}{v} \right)'=\frac{x'v-v'x}{{{v}^{2}}}=\frac{{{v}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}}{{{v}^{2}}}=1+\frac{{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}}{{{\omega }^{2}}({{A}^{2}}-{{x}^{2}})}=1+\frac{{{x}^{2}}}{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}\)
Đạo hàm phương trình ban đầu của hai vế theo thời gian ta được:
\(2+\frac{x_{1}^{2}}{A_{1}^{2}-x_{1}^{2}}+\frac{x_{2}^{2}}{A_{2}^{2}-x_{2}^{2}}=1+\frac{x_{3}^{2}}{A_{3}^{2}-x_{3}^{2}}\Rightarrow {{X}_{3}}=8,77cm\)
Chọn D
Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với cùng cường độ dòng điện cực đại I0. Chu kỳ dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Khi cường độ dòng điện trong hai mạch có cùng độ lớn và nhỏ hơn I0 thì độ lớn điện tích trên một bản tụ điện của mạch dao động thứ nhất là q1 và của mạch dao động thứ hai là q2. Tỉ số q1/q2 là
Ta có: T2 = 2T1 => ω1 = 2ω2 => Q02 = 2Q01
\({{\left( \frac{i}{{{I}_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{q}_{1}}}{{{Q}_{01}}} \right)}^{2}}=1;{{\left( \frac{i}{{{I}_{0}}} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{{{q}_{2}}}{{{Q}_{02}}} \right)}^{2}}=1\)
\(\Leftrightarrow \frac{{{q}_{1}}}{{{Q}_{01}}}=\frac{{{q}_{2}}}{{{Q}_{02}}}\Rightarrow \frac{{{q}_{1}}}{{{q}_{2}}}=0,5\)
Chọn C
Đặt điện áp u = U\(\sqrt{2}\) cosωt (V) (U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm L, biến trở R và tụ điện C. Khi R = R1 thì dòng điện trễ pha một góc α (α >0) so với điện áp hai đầu đoạn mạch và công suất tiêu thụ là P1. Khi R = R2 thì dòng điện trễ pha 2α so với điện áp hai đầu đoạn mạch và công suất tiêu thụ của mạch là P1. Khi R = R0 thì dòng điện trễ pha φ0 so với điện áp hai đầu đoạn mạch và công suất mạch tiêu thụ là cực đại. Nếu P1 = P2 thì
Gọi R1, R2 là điện trở của biến trở để công suất toàn mạch bằng nhau; R0 là điện trở khi công suất cực đại. Ta có R1R2 = R02 = (ZL – ZC)2
\(\Rightarrow \frac{{{R}_{1}}}{{{Z}_{LC}}}.\frac{{{R}_{2}}}{{{Z}_{LC}}}=1\) => Dòng điện trong 2 trường hợp vuông pha nhau
Vì vậy α + 2α = 900 => α = 300
Khi R = R0 = |ZL – ZC) thì độ lệch pha giữa u và i là \(\tan {{\varphi }_{0}}=\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}=1\Rightarrow {{\varphi }_{0}}=\frac{\pi }{4}\)
Chọn B
Một con lắc đơn có chiều dài l, dao động điều hoà ở nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số góc của con lắc được tính theo công thức
Tần số góc của con lắc được tính theo công thức \(\omega = \sqrt {\frac{g}{l}} \)
Chọn B.
Suất điện động cảm ứng do máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức \(e = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t + 0,25\pi )(V)\). Giá trị cực đại của suất điện động này là
Biểu thức của suất điện động cảm ứng:
\(e = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t + 0,25\pi )(V)\)
Giá trị cực đại của suất điện động này là:
\({E_0} = 220\sqrt 2 V\)
Chọn B.
Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10-10m. Tên của quỹ đạo dừng là
Ta có:
\(r = 2,{12.10^{ - 10}}m = 4.5,{3.10^{ - 11}}m = {\left( 2 \right)^2}.{r_0}\)
→ Tên của quỹ đạo dừng là L.
Chọn B.
Điểm M nằm trong vùng giao thoa của hai sóng kết hợp cùng pha, có bước sóng λ. Gọi và lần lượt là khoảng cách từ hai nguồn sóng S1 và S2 đến M. Lấy\(k = 0;\, \pm 1;\, \pm 2;\;...\). Điều kiện để M dao động với biên độ cực đại là
Điều kiện để M dao động với biên độ cực đại là:\({d_2} - {d_1} = k\lambda \)
Chọn C.