Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 56 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 154328

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp thêm cho vật có tác dụng:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong dao động duy trì, năng lượng cung cấp cho hệ bù đắp lại sự tiêu hao năng lượng vì lực cản mà không làm thay đồi chu kỳ dao động riêng của hệ.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 154329

Khi nói về tia hồng ngoại và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Tia hồng ngoại, tia tử ngoại là những bức xạ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 154330

Trong truyền tải điện năng đi xa, biện pháp nhằm nâng cao hiệu suất truyền tải được áp dụng rộng nhất là:

Xem đáp án

Đáp án D

\(\Delta \mathrm{P}_{\mathrm{hp}}=\mathrm{R} \frac{\mathrm{P}^{2}}{(\mathrm{U} \cos \varphi)^{2}}\) dó đó, để nâng cao hiệu suất truyền tải hay giảm công suất hao phí thì thường tăng điện áp trước khi truyền tải.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 154331

\({\rm{MeV/}}{{\rm{c}}^2}\) là đơn vị đo

Xem đáp án

Đáp án A

\(\mathrm{MeV} / \mathrm{c}^{2}\) là đơn vị đo khối lượng.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 154332

Sóng âm truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất nhỏ (như từ nước ra không khí) thì

Xem đáp án

Đáp án B

Với sóng âm (sóng cơ nói chung) khi truyền từ môi trường mật độ vật chất cao sang môi trường mật độ vật chất thấp thì tốc độ truyền giảm, tần số không đổi, nên bước sóng giảm đi.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 154333

Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do

Xem đáp án

Đáp án C

Nếu xem quá trình dao động của mạch LC trong một chu kì thì ta sẽ thấy luôn có sự biến thiên của cường độ dòng điện.

I biến thiên dẫn tới từ trường B biến thiên

\(\Rightarrow\) từ thông \(\Phi\) biên thiên \(\Rightarrow\) sinh ra một suất điện động tự cảm

\(\Rightarrow\) Hiện tượng tự cảm

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 154334

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học, khi bị kích thích, phát ra các bức xạ có bước sóng xác định và cho một quang phổ vạch phát xạ riêng, đặc trưng cho một nguyên tố ấy.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 154335

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dãy Ban-me?

Xem đáp án

Đáp án D

Dãy Ban-me gồm một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy và một phần nằm trong vùng tử ngoại.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 154336

Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn sẽ giảm khi

Xem đáp án

Đáp án D

Chu kì dao động của con lắc đơn \(\mathrm{T}=2 \pi \sqrt{\frac{\ell}{\mathrm{g}}} \rightarrow \mathrm{T}\) giảm khi g tăng.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 154337

Chọn câu sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch?

Xem đáp án

Đáp án B

Phản ứng phân hạch, nhiệt hạch, phóng xạ đều là các phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 154338

Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà

Xem đáp án

Đáp án C

Lực kéo về \(\mathrm{F}=-\mathrm{kx} \Rightarrow\) có chiều luôn hướng về vị trí cân bằng và độ lớn tỉ lệ với độ lớn li độ.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 154339

Cảm giác âm phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án D

Cảm giác âm phụ thuộc vào nguồn âm, môi trường truyền âm và tai người nghe.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 154340

Tia tử ngoại được dùng 

Xem đáp án

Ứng dụng của tia tử ngoại:

Trong y học: tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng các dụng cụ phẫu thuật, để chữa một số bệnh.

Trong công nghiệp thực phẩm: tia tử ngoại được sử dụng để tiệt trùng cho thực phẩm trước khi đóng gói hoặc đóng hộp.

Trong công nghiệp cơ khí: tia tử ngoại được sử dụng để tìm các vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Chọn A.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 154341

Một tụ điện có điện dung \(500\,\text{pF}\) được mắc vào hiệu điện thế \(100 \mathrm{~V}\). Điện tích của tụ điện bằng

Xem đáp án

Đáp án B

Điện tích của tụ điện: \(\mathrm{q}=\mathrm{CU}=500.10^{-12} .100=5.10^{-2} \mu \mathrm{C}\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 154343

Một chất quang dẫn có giới hạn quang điện là \(1,88 \mu \mathrm{m}\). Lấy \(\mathrm{c}=3.10^{8} \mathrm{~m} / \mathrm{s}\). Hiện tượng quang điện trong xảy ra khi chiếu vào chất này ánh sáng có tần số nhỏ nhất là

Xem đáp án

Đáp án B

Để xảy ra hiện tượng quang điện thì \(\lambda \leq \lambda_{0} \Rightarrow \mathrm{f} \geq \mathrm{f}_{0}\).

Ta có: \(\mathrm{f}_{\min }=\mathrm{f}_{0}=\frac{\mathrm{c}}{\lambda_{0}}=1,596.10^{14} \mathrm{~Hz}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 154344

Cho phản ứng hạt nhân: \(\mathrm{X}+{ }_{9}^{19} \mathrm{~F} \rightarrow{ }_{2}^{4} \mathrm{He}+{ }_{8}^{16} \mathrm{O} .\) Hạt \(\mathrm{X}\) là

Xem đáp án

Phương trình phản ứng: \({ }_{\mathrm{Z}}^{\mathrm{A}} \mathrm{X}+{ }_{9}^{19} \mathrm{~F} \rightarrow{ }_{2}^{4} \mathrm{He}+{ }_{8}^{16} \mathrm{O}\)

Ta có

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \text{A}+19=4+16 \\ \text{Z}+9=2+8 \\ \end{array}\to \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} \text{A}=1 \\ \text{Z}=1 \\ \end{array}\to _{1}^{1}\text{p} \right. \right.\)

Vậy X là hạt prôtôn.

Chọn D.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 154345

Dòng điện xoay chiều có tần số \(50 \mathrm{~Hz}\). Trong mỗi giây, dòng điện đổi chiều

Xem đáp án

Đáp án C

Trong 1 chu kì T dòng điện đổi chiều hai lần (khi qua vị trí \(\text{i}=0\)) nên trong khoảng thời gian \(\Delta \text{t}=1\text{s}\) dòng điện đổi chiều \(2\frac{\Delta \text{t}}{\text{T}}=2\text{f}=2.50=100\) lần.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 154346

Trong môi trường truyền sóng, một nguồn phát sóng cơ dao động theo phương trình \(\mathrm{u}=\mathrm{a} \sin 20 \pi \mathrm{t}\) (u tính bằng \(\mathrm{cm},\) t tính bằng s). Trong khoảng thời gian \(2,5 \mathrm{~s}\), sóng do nguồn này phát ra truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ phương trình ta có: \(\omega =20\pi \text{rad/s}\). Suy ra chu kì của sóng: \(\text{T}=\frac{2\pi }{\omega }=0,1~\,\text{s}\text{.}\)

Trong 1 chu kì T sóng truyền đi được quãng đường là 1 bước sóng \(\lambda\).

Vậy trong khoảng thời gian \(\Delta \mathrm{t}=2,5 \mathrm{~s}=25 \mathrm{~T}\) sóng truyền được quãng đường \(\mathrm{s}=25 \lambda\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 154347

Một vật có khối lượng \(\mathrm{m}=200 \mathrm{~g},\) dao động điều hòa có phương trình dao động \(\mathrm{x}=10 \cos 5 \pi \mathrm{t}(\mathrm{cm}) .\) Lấy \(\pi^{2}=10 .\) Cơ năng trong dao động điều hòa của vật bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Từ phương trình dao động, ta tìm được \(\mathrm{A}=10 \mathrm{~cm}, \omega=5 \pi \mathrm{rad} / \mathrm{s}\). Cơ năng của dao động:

\(E=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}=\frac{1}{2}.0,2.{{(5\pi )}^{2}}.0,{{1}^{2}}=0,25~\,\,\text{J}=250~\,\,\text{mJ}\).

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 154348

Từ thông \(\Phi\) qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1 s từ thông tăng từ 0,6 Wb đến \(1,6 \mathrm{~Wb}\). Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung có độ lớn bằng:

Xem đáp án

Suất điện động cảm ứng trung bình xuất hiện trong khung có độ lớn bằng: \(10 \mathrm{~V}\).    

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 154349

Một động cơ điện xoay chiều sản ra một công suất cơ học \(8,5 \mathrm{~kW}\) và có hiệu suất \(88 \% .\) Xác định điện áp hiệu dụng ở hai đầu động cơ biến dòng điện có giá trị hiệu dụng \(50 \mathrm{~A}\) và trễ pha so với điện áp hai đầu động cơ là \(\frac{\pi}{12} ?\)

Xem đáp án

Đáp án D

Hiệu suất của động cơ điện là:

\(\text{H}=\frac{{{\text{P}}_{\text{ich}}}}{{{\text{P}}_{\text{tp}}}}=\frac{\text{P}}{\text{UI}\cos \varphi }\Rightarrow \text{U}=\frac{\text{P}}{\text{H}.\text{I}.\cos \varphi }=\frac{8,{{5.10}^{3}}}{0,88.50.\cos \frac{\pi }{12}}\approx 200(~\text{V})\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 154350

Một vật có khối lượng bằng \(40 \mathrm{~g}\), dao động với chu kỳ T và có biên độ \(13 \mathrm{~cm}\). Khi vật có vận tốc bằng \(25~\text{cm/s}\) thì thế năng của nó bằng \(7,2.10^{-3} \mathrm{~J}\). Chu kì T bằng

Xem đáp án

Thế năng của vật:

\(\begin{array}{*{35}{l}} {{W}_{t}}=W-{{W}_{d}}=\frac{1}{2}m{{\left( \frac{2\pi }{T} \right)}^{2}}{{A}^{2}}-\frac{1}{2}m{{v}^{2}} \\ \Leftrightarrow 7,{{2.10}^{-3}}=\frac{1}{2}{{.40.10}^{-3}}.{{\left( \frac{2\pi }{T} \right)}^{2}}.0,{{13}^{2}}-\frac{1}{2}{{.40.10}^{-3}}.0,{{25}^{2}} \\ \end{array}\)

\(\Leftrightarrow \mathrm{T}=0,4 \pi \mathrm{s}\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 154351

Cho dòng điện xoay chiều có phương trình \(i=2\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\) (A). Xác định thời điểm đầu tiên dòng điện trong mạch có độ lớn bằng \(1 \mathrm{~A}\)?

Xem đáp án

Đáp án A

Ở thời điểm ban đầu \(\mathrm{t}=0\), cường độ dòng điện là \(\mathrm{i}=2 \cos \left(-\frac{\pi}{4}\right)=\sqrt{2}\) và đang tăng.

Biểu diễn thời điểm ban đầu trên hình vẽ.

Dựa vào hình vẽ ta thấy thời điểm đầu tiên dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 1 A ứng với góc quay:

\(\alpha=\frac{\pi}{4}+\varphi_{2}=\frac{\pi}{4}+\frac{\pi}{3}=\frac{7 \pi}{12} \Rightarrow \mathrm{t}=\frac{\alpha}{\omega}=\frac{7}{1200} \mathrm{~s}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 154352

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau \(20 \mathrm{~cm}\), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \(\mathrm{u}_{\mathrm{A}}=2 \cos (40 \pi \mathrm{t})\) và \(\mathrm{u}_{\mathrm{B}}=2 \cos (40 \pi \mathrm{t}+\pi),\) trong đó \)\mathrm{u}_{\mathrm{A}}\) và x tính bằng , và t tính bằng s. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là . Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn đường chéo BM là

Xem đáp án

Đáp án C

Bước sóng \(\lambda=1,5 \mathrm{~cm} .\)

Điều kiện để một điểm \(\mathrm{P}\) bất kì có biên độ cực đại với hai nguồn ngược pha: \(\mathrm{d}_{2}-\mathrm{d}_{1}=\left(\mathrm{n}+\frac{1}{2}\right) \lambda=1,5 \mathrm{n}+0,75\)

Điểm \(P\in \) đoạn MB nên \(\Delta {{\text{d}}_{\text{B}}}<\Delta {{\text{d}}_{P}}\le \Delta {{\text{d}}_{M}}\)

\(\Rightarrow 0-20<1,5 n+0,75 \leq 20 \sqrt{2}-20 \Rightarrow-13,8<n \leq 5,02\)

→ Có 19 giá trị n nguyên → Có 19 giá trị cực đại trên đoạn \(\mathrm{BM}\).

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 154353

Một bộ ắc quy được nạp điện với cường độ dòng điện nạp là \(3 \mathrm{~A}\) và hiệu điện thế đặt vào hai cực ắc quy là \(12 \mathrm{~V}\). Xác định điện trở trong của ắc quy, biết bộ ắc quy có \(\text{{E}'}=6~\text{V}?\)

Xem đáp án

Đáp án A

Áp dụng định luật Ôm cho trường hợp máy thu điện có suất phản điện \(\text{{E}'}\). Ta có:

\(I=\frac{U-{E}'}{r}\Rightarrow r=\frac{U-{E}'}{I}=\frac{12-6}{3}=2\Omega \)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 154354

Đặt điện áp \(\mathrm{u}=\mathrm{U} \sqrt{2}\) cos\(\omega t\) vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có mối liên hệ giữa giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng là: \(\left\{\begin{array}{l}\mathrm{I}_{0}=\mathrm{I} \sqrt{2} \\ \mathrm{U}_{0}=\mathrm{U} \sqrt{2}\end{array}\right.\)

Sử dụng hệ thức độc lập giữa u và i: \(\frac{\mathrm{i}^{2}}{\mathrm{I}_{0}^{2}}+\frac{\mathrm{u}^{2}}{\mathrm{U}_{0}{ }^{2}}=1 \Leftrightarrow \frac{\mathrm{i}^{2}}{2 \mathrm{I}^{2}}+\frac{\mathrm{u}^{2}}{2 \mathrm{U}^{2}}=1 \Rightarrow \frac{\mathrm{i}^{2}}{\mathrm{I}^{2}}+\frac{\mathrm{u}^{2}}{\mathrm{U}^{2}}=2\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 154355

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là \(1,2 \mathrm{~mm} .\) Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất \(\frac{4}{3}\) đối với ánh sáng đơn sắc nói trên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giũa hai khe lúc này là?

Xem đáp án

Đáp án A

Khoảng vân lúc thí nghiệm trong không khí là: \(\mathrm{i}=\frac{\lambda \mathrm{D}}{\mathrm{a}}\).

Khoảng vân khi tiến hành thí nghiệm trong nước là: \(\text{{i}'}=\frac{{\lambda }'\text{D}}{{\text{{a}'}}}\).

Để khoảng vân không đổi so với ban đầu thì \(\text{i}=\text{{i}'}\Leftrightarrow \frac{\lambda \text{D}}{\text{a}}=\frac{{\lambda }'\text{D}}{{\text{{a}'}}}\Rightarrow \frac{\lambda }{\text{a}}=\frac{{{\lambda }'}}{{\text{{a}'}}}\Leftrightarrow \frac{\lambda }{{{\lambda }'}}=\frac{\text{a}}{{\text{{a}'}}}\Rightarrow \frac{4}{3}=\frac{1,2}{{\text{{a}'}}}\Rightarrow \text{{a}'}=0,9~\text{mm}\).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 154356

Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(0,4 \mu \mathrm{m}\) vào chất phát quang thì ánh sáng phát quang phát ra có bước sóng \(0,6 \mu \mathrm{m}\). Biết rằng cứ 100 phôtôn chiếu vào thì có 5 phôtôn phát quang bật ra. Tỉ số giữa công suất của chùm sáng phát quang và công suất của chùm sáng kích thích bằng

Xem đáp án

Đáp án C

Công suất nguồn sáng phát quang:

\(\text{P}=\text{N}.\varepsilon =\text{N}\text{.}\frac{\text{hc}}{\lambda },\) nên ta có: \(\frac{{{\text{P}}_{\text{ph}}}}{{{\text{P}}_{\text{kt}}}}=\frac{{{\text{N}}_{1}}.\frac{\text{hc}}{{{\lambda }_{\text{ph}}}}}{{{\text{N}}_{2}}.\frac{\text{hc}}{{{\lambda }_{\text{kt}}}}}=\frac{{{\text{N}}_{1}}.{{\lambda }_{\text{kt}}}}{{{\text{N}}_{2}}.{{\lambda }_{\text{ph}}}}=\frac{5.0,4}{100.0,6}=0,033\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 154357

Một lăng kính có góc chiết quang \(60{}^\circ .\) Chiếu một tia sáng đơn sắc tới lăng kính sao cho tia ló có góc lệch cực tiểu bằng \(30{}^\circ .\) Chiết suất của thủy tinh làm lăng kính đối với ánh sáng đơn sắc đó là

Xem đáp án

Đáp án C

Góc lệch của tia sáng qua lăng kính:

\(\text{D}={{\text{i}}_{1}}+{{\text{i}}_{2}}-\text{A}\Rightarrow {{\text{D}}_{\min }}=2\text{i}-\text{A}=30{}^\circ \Rightarrow \text{i}=45{}^\circ \)

Khi đó: \({{\text{r}}_{1}}={{\text{r}}_{2}}=\frac{\text{A}}{2}=30{}^\circ \)

Chiết suất của lăng kính đối với tia sáng: \(\mathrm{n}=\frac{\sin \mathrm{i}}{\sin \mathrm{r}}=\sqrt{2}\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 154358

Một con lắc lò xo treo vào một điểm cố định, dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với chu kỳ \(2,4 \mathrm{~s}\). Trong một chu kỳ, nếu tỉ số của thời gian lò xo dãn với thời gian lò xo nén bằng 2 thì thời gian mà lực đàn hồi tác dụng lên vật ngược chiều lực kéo về là

Xem đáp án

Đáp án A

Thời gian lò xo dãn bằng 2 lần thời gian lò xo nén \(\rightarrow A=2 \Delta \ell_{0}\).

+ Trong quá trình dao động của vật lực kéo về luôn hướng về vị trí cân bằng, lực đàn hồi tác dụng lên vật hướng về vị trí lò xo không biến dạng (tương ứng \(\mathrm{x}=-\Delta \ell_{0}\), như hình vẽ).

Lực kéo về ngược chiều lực đàn hồi khi con lắc di chuyển trong khoảng li độ \(-\Delta \ell_{0} \leq x \leq 0\).

Ta có: \(\text { Ta có: } \Delta \mathrm{t}=\frac{\mathrm{T}}{6}=0,4 \mathrm{~s} .\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 154359

Đặt điện áp xoay chiều \(\mathrm{u}=\mathrm{U}_{0} \cos (\omega \mathrm{t})\) vào hai đầu đoạn mạch \(\mathrm{R}, \mathrm{L}, \mathrm{C}\) mắc nối tiếp, trong đó tụ điện có điện dung C thay đổi. Điều chỉnh C đến giá trị để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại, khi đó điện áp cực đại hai đầu điện trở là \(78 \mathrm{~V}\). Biết tại một thời điểm điện áp giũa hai đầu tụ điện, cuộn cảm và điện trở có độ lớn là \(202,8 \mathrm{~V} ; 30 \mathrm{~V} ; \mathrm{u}_{\mathrm{R}} .\) Giá trị \(\mathrm{u}_{\mathrm{R}}\) bằng

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu diễn bằng giản đồ véc tơ các điện áp.

Khi thay đổi \(\mathrm{C}\) để \(\mathrm{U}_{\mathrm{Cmax}}\) thì điện áp hai đầu mạch vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch RL

Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác, ta có:

\(\mathrm{U}_{0 \mathrm{R}}^{2}=\mathrm{U}_{0 \mathrm{~L}}\left(\mathrm{U}_{0 \mathrm{C} \max }-\mathrm{U}_{0 \mathrm{~L}}\right)\)

Mặt khác, ta để ý rằng, tại thời điểm t:

\(\left\{\begin{array}{l} \mathrm{u}_{\mathrm{C}}=202,8 \\ \mathrm{u}_{\mathrm{L}}=30 \end{array} \Rightarrow \mathrm{Z}_{\mathrm{C}}=\frac{202,8}{30} \mathrm{Z}_{\mathrm{L}} \Rightarrow \mathrm{U}_{0 \mathrm{Cmax}}=6,76 \mathrm{U}_{0 \mathrm{~L}}\right.\)

Thay vào phương trình hệ thức lượng ta tìm được \(\mathrm{U}_{0 \mathrm{~L}}=32,5 \mathrm{~V}\).

Với hai đại lượng vuông pha \(\mathrm{u}_{\mathrm{L}}\) và \)\mathrm{u}_{\mathrm{R}}\) ta luôn có:

\({\left( {\frac{{{{\rm{u}}_{\rm{L}}}}}{{{{\rm{U}}_{0\;{\rm{L}}}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{{{\rm{u}}_{\rm{R}}}}}{{{{\rm{U}}_{0{\rm{R}}}}}}} \right)^2} = 1 \Rightarrow \left| {{{\rm{u}}_{\rm{R}}}} \right| = {{\rm{U}}_{0{\rm{R}}}}\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{{{\rm{u}}_{\rm{L}}}}}{{{{\rm{U}}_{0\;{\rm{L}}}}}}} \right)}^2}} = 78\sqrt {1 - {{\left( {\frac{{30}}{{32,5}}} \right)}^2}} = 30\;{\rm{V}}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 154360

Giả thiết một chất phóng xạ có hằng số phóng xạ là \(\lambda=5.10^{-8} . \mathrm{s}^{-1} .\) Thời gian để số hạt nhân chất phóng xạ đó giảm đi e lần (với lne \(=1\) ) là

Xem đáp án

Đáp án A

Số hạt phóng xạ còn lại: \(\mathrm{N}_{0} \mathrm{e}^{-\lambda \mathrm{t}}=\frac{\mathrm{N}_{0}}{\mathrm{e}} \Rightarrow \mathrm{t}=\frac{1}{\lambda}=2.10^{7} \mathrm{~s}\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 154361

Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm \(\mathrm{t}=0,\) điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\) thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là:

Xem đáp án

Đáp án B

Điện tích trên một bản tụ điện đạt cực đại là tại biên \(\mathrm{Q}_{0}\)

Điện tích trên một bản tụ điện đạt một nửa giá trị cực đại là tại tương ứng góc \(\pm \frac{\pi}{3}\), đề bài yêu cầu tính thời gian ngắn nhất nên ta chọn \(\frac{\pi}{3}\)

Vậy thời gian đi từ 0 đến \(\frac{\pi}{3}\) là \(\Delta \text{t}=\frac{\frac{\pi }{3}}{2\pi }\text{.T}=\frac{\text{T}}{6}\Rightarrow \text{T}=6\Delta \text{t}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 154362

Bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất trong dãy Lai-man là \(122 \mathrm{nm}\), bước sóng của vạch quang phổ thứ nhất và thứ hai của dãy Ban-me là \(656 \mathrm{nm}\) và \(0,4860 \mu \mathrm{m}\). Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Lai-man là

Xem đáp án

Đáp án C

Ta có: \(\lambda_{21}=122 \mathrm{nm} ; \lambda_{32}=656 \mathrm{nm} ; \lambda_{42}=0,4860 \mu \mathrm{m}\)

Bước sóng của vạch thứ ba trong dãy Lai-man: \(\lambda_{41}=\frac{1}{\frac{1}{\lambda_{42}}+\frac{1}{\lambda_{21}}}=0,0975 \mu \mathrm{m}\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 154363

Hai chất điểm thực hiện dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thằng song song (coi như trùng nhau) có gốc tọa độ cùng nằm trên đường vuông góc chung qua O. Goi \(x_{1}(\mathrm{~cm})\) là li độ của vật 1 và \(\mathrm{v}_{2}(\mathrm{~cm} / \mathrm{s})\) là vận tốc của vật 2 thì tại mọi thời điểm chúng liên hệ với nhau theo hệ thức: \(\frac{\mathrm{x}_{1}^{2}}{4}+\frac{\mathrm{v}_{2}^{2}}{80}=3\). Biết rằng khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau liên tiếp của hai vật là \(\frac{1}{\sqrt{2}~}\text{s}\). Lấy \(\pi^{2}=10 .\) Tại thời điểm gia tốc của vật 1 là \(40 \mathrm{~cm} / \mathrm{s}^{2}\) thì gia tốc của vật 2 là 

Xem đáp án

Đáp án D

Ta để ý rằng tại mỗi thời điểm v luôn vuông pha với x, từ phương trình

\(\frac{\text{x}_{1}^{2}}{4}+\frac{\text{v}_{2}^{2}}{80}=3\Leftrightarrow \frac{\text{x}_{1}^{2}}{12}+\frac{\text{v}_{2}^{2}}{240}=1\)

\(\Rightarrow \mathrm{v}_{2}\) vuông pha với \(\mathrm{x}_{1} \Rightarrow\) hai dao động hoặc cùng pha hoặc ngược pha với nhau.

Ta có: 

\(\text{ }\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\text{A}}_{1}}=\sqrt{12} \\ ~{{\text{V}}_{2\max }}=\sqrt{240}=\sqrt{24}\pi \\ \end{array} \right.\)

Với hai dao động cùng pha thì thời gian để hai dao động gặp nhau:

\(\Delta \text{t}=\frac{\text{T}}{2}=\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow \text{T}=\sqrt{2}~\text{s}\to \omega =\sqrt{2}\pi \,\text{rad/s}\)

\(\Rightarrow {{\text{A}}_{2}}=\frac{{{\text{V}}_{2\max }}}{\omega }=\sqrt{12}={{\text{A}}_{1}}\Rightarrow \) luôn đi cùng li độ \(\Rightarrow \) (loại)

Với hai dao động ngược pha thì thời gian để hai dao động gặp nhau:

\(\Delta \text{t}=\frac{\text{T}}{2}=\frac{1}{\sqrt{2}}\Rightarrow \text{T}=\sqrt{2}~\text{s}\Rightarrow \omega =\sqrt{2}\pi \,\text{rad/s}\).

\(\to {{A}_{2}}=\frac{{{v}_{2\max }}}{\omega }=\sqrt{12}={{A}_{1}}\Rightarrow {{a}_{2}}=-{{a}_{1}}=-40~\text{cm/}{{\text{s}}^{2}}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 154364

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng trắng bằng khe Y-âng, người ta dùng kính lọc sắc để chỉ cho ánh sáng từ màu lam đến màu cam đi qua hai khe (có bước sóng từ \(0,45 \mu \mathrm{m}\) đến \(0,65 \mu \mathrm{m}\) ). Biết \(\mathrm{S}_{1} \mathrm{~S}_{2}=\mathrm{a}=1 \mathrm{~mm}\), khoảng cách từ hai khe đến màn là \(\mathrm{D}=2 \mathrm{~m} .\) Khoảng có bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng nào quan sát được trên màn bằng

Xem đáp án

Đáp án D

Khoảng bề rộng nhỏ nhất mà không có vân sáng quan sát được trên màn tương ứng với phần nằm ở giữa hai quang phổ không chồng lên nhau.

Quang phổ bậc k bắt đầu chồng lấn với quang phổ bậc (k-1) khi:

\(\begin{array}{*{35}{l}} \text{k}\frac{{{\lambda }_{\min }}\text{D}}{\text{a}}\le (\text{k}-\text{n})\frac{{{\lambda }_{\max }}\text{D}}{\text{a}} \\ \Rightarrow \text{k}\ge \text{n}\frac{{{\lambda }_{\max }}}{{{\lambda }_{\max }}-{{\lambda }_{\min }}}=1.\frac{0,65}{0,65-0,45}=3,25\Rightarrow \text{k}=4,5,6,\ldots \\ \end{array}\)

Quang phổ bậc 4 bắt đầu trùng với quang phổ bậc 3 .

Quang phổ bậc 3 chưa trùng với quang phổ bậc 2 .

Khoảng cách giữa hai quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc 2 là:

\(\Delta {{\text{x}}_{\text{min}}}=3.\frac{{{\lambda }_{\text{lam}}}\text{D}}{\text{a}}-2.\frac{{{\lambda }_{\text{cam}}}\text{D}}{\text{a}}=0,1~\text{mm}.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 154365

Dây đàn hồi AB dài \(24 \mathrm{~cm}\)với đầu A cố định, đầu B nối với nguồn sóng. M và N là hai điểm trên dây chia dây thành 3 đoạn bằng nhau khi dây duỗi thẳng. Khi trên dây xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy có hai bụng sóng và biên độ của bụng sóng là \(2\sqrt{3}~\text{cm}.\) B coi như một nút sóng. Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa vị trí của \(\mathrm{M}\) và của \(\mathrm{N}\) khi dây dao động là

Xem đáp án

Đáp án C

Trên dây có 2 bụng sóng nên chiều dài dây thỏa mãn:

\(\ell =\text{AB}=2.\frac{\lambda }{2}=24~\text{cm}\Rightarrow \lambda =24~\text{cm}\).

M và N chia dây thành 3 đoạn bằng nhau nên:

\(\mathrm{AM}=\mathrm{MN}=\mathrm{NB}=\frac{\mathrm{AB}}{3}=8 \mathrm{~cm}\).

Khoảng cách giữa M và \(\mathrm{N}\) nhỏ nhất khi dây duỗi thẳng. Khi đó chúng cách nhau \(\Delta \mathrm{x}=8 \mathrm{~cm}\).

M và \(\mathrm{N}\) cách đều nút những đoạn \(4 \mathrm{~cm}\). Biên độ tại \(\mathrm{M}\) và \(\mathrm{N}\) :

\({{A}_{\text{M}}}={{A}_{\text{N}}}={{A}_{\text{b}}}.\left| \sin \left( \frac{2\pi \text{d}}{\lambda } \right) \right|=2\sqrt{3}\left| \sin \left( \frac{2\pi .4}{24} \right) \right|=3~\text{cm}\).

M và N nằm ở 2 bó cạnh nhau nên chúng dao động ngược pha. Vậy khoảng cách lớn nhất giữa chúng theo phương dao động bằng: 

\(\Delta {\rm{y}} = {{\rm{A}}_{\rm{M}}} + {{\rm{A}}_{\rm{N}}} = 6\;{\rm{cm}} \Rightarrow {{\rm{d}}_{\max }} = \sqrt {\Delta {{\rm{x}}^2} + \Delta {{\rm{y}}^2}}  = \sqrt {{6^2} + {8^2}}  = 10\;{\rm{cm}}\)

\(\frac{{{{\rm{d}}_{\max }}}}{{{{\rm{d}}_{\min }}}} = \frac{{10}}{8} = 1,25.\)

Tỉ số khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa vị trí của M và của N khi dây giao động:

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 154366

Đặt điện áp u \(=\mathrm{U} \sqrt{2} \cos \omega \mathrm{t}\) (U và không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần \(\mathrm{R}\), cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\mathrm{L}\) và tụ điện có điện dung \(\mathrm{C}\) thay đổi được. Khi \(\mathrm{C}=\mathrm{C}_{1}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại bằng \(100~\,\text{V}\) và điện áp hai đầu đoạn mạch trễ pha so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch. Khi \(\text{C}={{\text{C}}_{2}}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là \(50 \mathrm{~V}\) và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trễ pha \(0,25 \%\) so với cường độ dòng điện qua đoạn mạch. Giá trị của U gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Khi \(\mathrm{C}=\mathrm{C}_{1}: \mathrm{U}=\mathrm{U}_{\mathrm{Cmax}}=100 \mathrm{~V}\) và \(\overrightarrow{\mathrm{U}_{\mathrm{RL}}} \perp \overrightarrow{\mathrm{U}} ; \varphi=\beta\)

Và \(\mathrm{R}, \mathrm{L}\) không đổi \(\tan \varphi_{\mathrm{RL}}=\mathrm{const} \Rightarrow \beta=\frac{\pi}{2}-\varphi_{\mathrm{RL}}=\mathrm{const}\)

Áp dụng định lý hàm số \(\sin :\frac{\text{U}}{\sin \beta }=\frac{\text{U}}{\sin \varphi }=\frac{{{\text{U}}_{\text{Cmax}}}}{\sin 90{}^\circ }=\frac{100}{\sin 90{}^\circ }(1)\)

Khi \(\mathrm{C}=\mathrm{C}_{2}\) góc giữa \(\overrightarrow{\mathrm{U}_{\mathrm{RL}}} \perp \overrightarrow{\mathrm{U}} ; \varphi=\beta\) và \(\overrightarrow{\mathrm{U}}\) là \(90{}^\circ -0,75\varphi \) do \({\varphi }'=0,25\varphi \) có nghĩa là \(\varphi \downarrow 0,75 \varphi\).

Ta có: \(\frac{U_{\text{C}}^{\prime }}{\sin \left( 90{}^\circ -0,75\varphi  \right)}=\frac{\text{U}}{\sin \beta }=\frac{\text{U}}{\sin \varphi }(2)\)

Từ (1) và (2) ta có: \(\frac{50}{\sin (90-0,75\varphi )}=100\Rightarrow \varphi =80{}^\circ \Rightarrow \text{U}=100.\sin 80{}^\circ =98,48(~\text{V})\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 154367

Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số với các biên độ là \(6 \mathrm{~cm}\) và \(4 \mathrm{~cm}\). Tại thời điểm t, các dao động có li độ lần lượt là \(\mathrm{x}_{1}\) và \(\mathrm{x}_{2}\). Biết rằng giá trị cực đại của \(\mathrm{x}_{1} \mathrm{x}_{2}\) là D, giá trị cực tiểu của \(\mathrm{x}_{1} \mathrm{x}_{2}\) là \(\frac{-\mathrm{D}}{3}\). Biên độ dao động của vật gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Phương trình dao động điều hòa

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{{\rm{x}}_1} = {{\rm{A}}_1}.\cos \left( {\omega {\rm{t}} + {\varphi _1}} \right)}\\
{{{\rm{x}}_2} = {{\rm{A}}_2}.\cos \left( {\omega {\rm{t}} + {\varphi _2}} \right)}
\end{array}} \right.\)

Xét tích \({{\text{x}}_{1}}\text{.}{{\text{x}}_{2}}={{\text{A}}_{1}}\text{.}{{\text{A}}_{2}}.\frac{1}{2}\left( \cos \left( 2\omega \text{t}+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)+\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right) \right)\)

Tích đó có giá trị cực đại khi \(\cos \left( {2\omega {\rm{t}} + {\varphi _1} + {\varphi _2}} \right) = 1\) và cực tiểu khi \(\cos \left( 2\omega \text{t}+{{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)=-1\)

Khi đó 

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {{{\rm{x}}_1}{\rm{.}}{{\rm{x}}_2} = \frac{1}{2}{\rm{.}}{{\rm{A}}_1}{\rm{.}}{{\rm{A}}_2}\left( {1 + \cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)} \right) = {\rm{D}}(1)}\\ {{{\rm{x}}_1}{\rm{.}}{{\rm{x}}_2} = \frac{1}{2}{\rm{.}}{{\rm{A}}_1}{\rm{.}}{{\rm{A}}_2}\left( { - 1 + \cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right)} \right) = \frac{{ - {\rm{D}}}}{3}(2)} \end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {(1) + (2) \Rightarrow \cos \left( {{\varphi _1} - {\varphi _2}} \right) = \frac{2}{3}\frac{{\rm{D}}}{{{{\rm{A}}_1}\;{{\rm{A}}_2}}}(3)}\\ {(1) - (2) \Rightarrow {{\rm{A}}_1}{\rm{.}}{{\rm{A}}_2} = \frac{4}{3}{\rm{D}}{\mkern 1mu} (4)} \end{array}} \right.\)

Từ (3) và (4) \(\Rightarrow \cos \Delta \varphi =\frac{1}{2}\)

Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động là: x\(\text{A}=\sqrt{\text{A}_{1}^{2}+\text{A}_{1}^{2}+2~{{\text{A}}_{1}}~{{\text{A}}_{2}}\cos \Delta \varphi }\approx 8,7(~\text{cm})\)..

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »