Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Chuyên Thái Bình
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
46 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một học sinh khảo sát dao động điều hòa của một chất điểm dọc theo trục Ox (gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng), kết quả thu được đường biểu diễn sự phụ thuộc li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian t như hình vẽ. Đồ thị \(x\left( t \right),v\left( t \right)\) và \(a\left( t \right)\) theo thứ tự đó là các đường:
Đáp án A
Từ đồ thị ta thấy pha ban đầu của các đồ thị là: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\varphi }_{1}}=\pi \left( rad \right) \\ {{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{2}\left( rad \right) \\ {{\varphi }_{3}}=-\frac{\pi }{2}\left( rad \right) \\ \end{array} \right.\)
Lại có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\varphi }_{v}}-{{\varphi }_{x}}=\frac{\pi }{2} \\ {{\varphi }_{a}}-{{\varphi }_{x}}=\pi \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\varphi }_{x}}=\frac{\pi }{2}={{\varphi }_{2}} \\ {{\varphi }_{v}}=0={{\varphi }_{1}} \\ {{\varphi }_{a}}=-\frac{\pi }{2}={{\varphi }_{3}} \\ \end{array} \right.\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ \(6cm\). Tại \(t=0\) vật có li độ \(x=3\sqrt{3}cm\) và chuyển động ngược chiều dương. Pha ban đầu của dao động của vật là
Đáp án D
Tại thời điểm đầu \(\left( t=0 \right)\), vật có li độ \(x=3\sqrt{3}cm\) và đang chuyển động ngược chiều dương, thay vào phương trình li độ và vận tốc, ta có:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=A\cos \varphi \\ v=-\omega A\sin \varphi <0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}} 3\sqrt{3}=6\cos \varphi \\ \sin \varphi >0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow \varphi =\frac{\pi }{6}\left( rad \right)\)
Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng
Đáp án B
Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng tần số
Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian \(0,02s\), từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị \({{6.10}^{-3}}Wb\) về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
Đáp án A
Độ lớn suất điện động cảm ứng trong vòng dây là:
\(\left| {{e}_{c}} \right|=\left| -\frac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right|=\left| -\frac{0-{{6.10}^{-3}}}{0,02} \right|=0,3\left( V \right)\)
Nói về dao động cưỡng bức khi ổn định, phát biểu nào sau đây là đúng?
Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng \(A,B\) cách nhau \(20cm\), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là \({{u}_{A}}={{u}_{B}}=2cos50\ \pi t\) (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là \(1,5m/s\). Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là
Bước sóng là: \(\lambda =\frac{v.2\pi }{\omega }=\frac{1,5.2\pi }{50\pi }=0,06\left( m \right)=6\left( cm \right)\)
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng AB là:
\({{N}_{\max }}=2.\left( \frac{AB}{\lambda } \right)+1=2.\left( \frac{20}{6} \right)+1=2.3+1=7\)
Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn thẳng AB là:
\({{N}_{\min }}=2.\left( \frac{AB}{\lambda } \right)=2.\left( \frac{20}{6} \right)=2.3=6\)
Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
Hệ số công suất của mạch điện là: \(\cos \varphi =\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
Ta có: \({{\left( \cos \varphi \right)}_{\min }}=0\Leftrightarrow R=0\to \) mạch điện không chứa điện trở
Mạch \(RLC\) mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở trong \(r\). Khi R thay đổi (từ 0 đến ∞) thì giá trị R là bao nhiêu để công suất trong mạch đạt cực đại? (biết trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng).
Hệ số công suất của mạch điện là:
\(\cos \varphi =\frac{R+r}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{1}{\sqrt{1+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{\left( R+r \right)}^{2}}}}}\)
Đặt: \(f=1+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{\left( R+r \right)}^{2}}}\Rightarrow \cos \varphi =\frac{1}{\sqrt{f}}\)
Mạch điện tiêu thụ công suất cực đại: \({{P}_{\max }}\Leftrightarrow {{\left( \cos \varphi \right)}_{\max }}\Rightarrow {{f}_{\min }}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(1+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{\left( R+r \right)}^{2}}}\ge 2\sqrt{\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{\left( R+r \right)}^{2}}}}=\frac{2\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}{R+r}\)
\(\Rightarrow {{f}_{\min }}=\frac{2\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|}{R+r}\Leftrightarrow 1=\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{{{\left( R+r \right)}^{2}}}\)
\(\Rightarrow R+r=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\Rightarrow R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|-r\)
Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\). Khi \(R={{R}_{0}}\) thì thấy điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị \({{R}_{0}}\) thì
Cường độ dòng điện trong mạch là: \(I=\frac{U}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}\)
Công suất tiêu thụ trên biến trở là: \(P=\frac{{{U}^{2}}R}{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}=\frac{{{U}^{2}}}{R+2r+\frac{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}{R}}\)
Đặt \(f=R+\frac{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}{R}\Rightarrow P=\frac{{{U}^{2}}}{f+2r}\)
Công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại: \({{P}_{\max }}\Leftrightarrow {{f}_{\min }}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(R+\frac{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}{R}\ge 2\sqrt{R.\frac{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}{R}}=2\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{f}_{\min }}=2\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}\Leftrightarrow R=\frac{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}{R}\Rightarrow {{R}^{2}}={{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}\)
Khi \(R={{R}_{0}}\), ta có điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở và cuộn dây:
\({{U}_{R}}={{U}_{d}}\Rightarrow R={{Z}_{d}}\Rightarrow {{R}_{0}}=\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}\Rightarrow {{R}_{0}}^{2}={{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}\)
→ Khi \(R={{R}_{0}}\), công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại
→ Khi \(R\) tăng hoặc giảm, công suất tiêu thụ trên biến trở đều giảm
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên \(-A\) về vị trí cân bằng là chuyển động:
Chuyển động của vật từ biên âm về vị trí cân bằng là chuyển động nhanh dần theo chiều dương
Để đo tốc độ truyền sóng v trên mặt chất lỏng, người ta cho nguồn dao động theo phương thẳng đứng với tần số \(f=100Hz\) chạm vào mặt chất lỏng để tạo thành các vòng tròn đồng tâm lan truyền ra xa. Đo khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng thì thu được kết quả \(d=0,48m\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
Khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp là: \(d=4\lambda =0,48\left( m \right)\Rightarrow \lambda =0,12\left( m \right)\)
Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là: \(v=\lambda f=0,12.100=12\left( m/s \right)\)
Đặt hiệu điện thế không đổi \(60V\) vào hai đầu một cuộn dây thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2A\). Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là \(60V\), tần số \(50Hz\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(1,2A\). Độ tự cảm của cuộn dây bằng
Khi đặt vào hai đầu cuộn dây điện áp một chiều, cường độ dòng điện là:
\({{I}_{1}}=\frac{U}{r}\Rightarrow r=\frac{U}{{{I}_{1}}}=\frac{60}{2}=30\left( \Omega \right)\)
Khi đặt vào hai đầu cuộn dây điện áp xoay chiều, cường độ dòng điện là:
\({{I}_{1}}=\frac{U}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}\Rightarrow 1,2=\frac{60}{\sqrt{{{30}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}\Rightarrow {{Z}_{L}}=40\left( \Omega \right)\)
Lại có: \({{Z}_{L}}=\omega L=2\pi fL\Rightarrow L=\frac{{{Z}_{L}}}{2\pi f}=\frac{40}{2\pi .50}=\frac{0,4}{\pi }\left( H \right)\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng bằng \(1,5J\). Nếu tăng khối lượng của vật nặng và biên độ dao động lên gấp đôi thì cơ năng của con lắc mới sẽ
Cơ năng ban đầu của con lắc là: \(W=\frac{k{{A}^{2}}}{2}=1,5\left( J \right)\)
Tăng khối lượng của vật nặng và biên độ lên gấp đôi, cơ năng của con lắc mới là:
\({W}'=\frac{k{{{{A}'}}^{2}}}{2}=\frac{k.{{\left( 2A \right)}^{2}}}{2}=4.\frac{k{{A}^{2}}}{2}=4W=6\left( J \right)\)
\(\Rightarrow \Delta W={W}'-W=4,5\left( J \right)\)
Trong giờ thực hành, để đo điện trở \({{R}_{X}}\) của dụng cụ, một học sinh đã mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở \({{R}_{0}}\) vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu \({{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}}\) lần lượt là điện áp giữa hai đầu \({{R}_{X}}\) và \({{R}_{0}}\). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa \({{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}}\) là
Ta có tỉ số: \(\frac{{{u}_{R}}}{{{u}_{{{R}_{0}}}}}=\frac{{{U}_{R}}}{{{U}_{{{R}_{0}}}}}=\frac{R}{{{R}_{0}}}=k\Rightarrow \frac{{{u}_{R}}}{{{u}_{{{R}_{0}}}}}=k\)
→ Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa \({{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}}\) là đoạn thẳng
Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v vào thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Từ đồ thị ta thấy:
Tại thời điểm \({{t}_{1}}\), vận tốc có giá trị âm và đang giảm → vật đang chuyển động từ vị trí cân bằng về biên âm→ vật có li độ âm và gia tốc âm
Tại thời điểm \({{t}_{2}}\), vận tốc bằng 0 và đang tăng → vật ở biên âm → gia tốc của vật có giá trị cực đại
Tại thời điểm \({{t}_{3}}\), vận tốc có giá trị dương và đang tăng → vật đang chuyển động từ biên âm về vị trí cân bằng → vật có li độ âm và gia tốc dương
Tại thời điểm \({{t}_{4}}\), vận tốc có giá trị cực đại → vật đang ở vị trí cân bằng → gia tốc của vật bằng 0
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại, ta có công thức độc lập với thời gian:
\(\frac{{{i}^{2}}}{{{I}_{0}}^{2}}+\frac{{{u}_{L}}^{2}}{{{U}_{0L}}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{i}^{2}}}{{{I}_{0}}^{2}}+\frac{{{U}_{0L}}^{2}}{{{U}_{0L}}^{2}}=1\Rightarrow i=0\)
Một con lắc lò xo khi dao động điều hòa thì thấy chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo là \(34cm\) và \(26cm\). Độ lệch lớn nhất khỏi vị trí cân bằng của vật nặng khi dao động là
dài quỹ đạo của con lắc là:
\(L={{\text{l}}_{\max }}-{{\text{l}}_{\min }}=2A\Rightarrow A=\frac{{{\text{l}}_{\max }}-{{\text{l}}_{\min }}}{2}=\frac{34-26}{2}=4\left( cm \right)\)
Một người có mắt tốt, không có tật, quan sát một bức tranh trên tường. Người này tiến lại gần bức tranh và luôn nhìn rõ được bức tranh. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt người này thay đổi như thế nào?
Người này tiến lại gần bức tranh, khoảng cách từ người tới bức tranh giảm tới điểm cực cận:
Tiêu cự của thủy tính thể tăng
Góc trông vật: \(\tan \alpha =\frac{AB}{\text{l}}\Rightarrow \tan \alpha \sim\frac{1}{\text{l}}\to \tan \alpha \) tăng →α tăng
Một sóng cơ hình sin truyền trên một phương có bước sóng λ. Gọi d là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phần tử của môi trường tại đó dao động vuông pha nhau. Tỉ số \(\frac{\lambda }{d}\) bằng
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phần tử của môi trường tại đó dao động vuông pha nhau, ta có: \(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{\pi }{2}\Rightarrow \frac{\lambda }{d}=4\)
Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
Thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên
Tại cùng một nơi, ba con lắc đơn có chiều dài \({{\text{l}}_{1}},{{\text{l}}_{2}},{{\text{l}}_{3}}\) có chu kì dao động tương ứng lần lượt là \(0,9s;1,5s\) và \(1,2s\). Nhận xét nào sau đây là đúng về chiều dài của các con lắc?
Chu kì của con lắc đơn là: \(T=2\pi \sqrt{\frac{\text{l}}{g}}\Rightarrow {{T}^{2}}=4{{\pi }^{2}}\frac{\text{l}}{g}\)
Nhận xét: \({{T}_{1}}^{2}+{{T}_{3}}^{2}={{T}_{2}}^{2}\Rightarrow {{\text{l}}_{1}}+{{\text{l}}_{3}}={{\text{l}}_{2}}\Rightarrow {{\text{l}}_{1}}={{\text{l}}_{2}}-{{\text{l}}_{3}}\)
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t. Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều:
Từ đồ thị ta thấy chu kì của dòng điện là: \(T=40.2=80\left( ms \right)=0,08\left( s \right)\)
Số lần dòng điện đổi chiều trong 1 phút là: \(n=2.\frac{60}{T}=2.\frac{60}{0,08}=1500\) (lần)
Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây dài căng ngang với bước sóng \(30cm\). M và N là hai phần tử dây có vị trí cân bằng cách nhau một khoảng 40cm. Biết rằng khi li độ của M là 3cm thì li độ của N là \(-3cm\). Biên độ của sóng là
Độ lệch pha giữa hai điểm \(M,N\) là: \(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }=\frac{2\pi .40}{30}=\frac{8\pi }{3}=\frac{2\pi }{3}\left( rad \right)\)
Ta có vòng tròn lượng giác:
Từ vòng tròn lượng giác ta thấy: \({{u}_{M}}=A\cos \frac{\pi }{6}=3\left( cm \right)\Rightarrow A=2\sqrt{3}\left( cm \right)\)
Mạch điện xoay chiều gồm tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{8\pi }F\), mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở thuần \(r=30\Omega \) và độ tự cảm \(L=\frac{0,4}{\pi }H\). Điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện là \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\). Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là
Dung kháng của tụ điện và cảm kháng của cuộn dây là: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{Z}_{C}}=\frac{1}{\omega C}=\frac{1}{100\pi .\frac{{{10}^{-3}}}{8\pi }}=80\left( \Omega \right) \\ {{Z}_{L}}=\omega L=100\pi .\frac{0,4}{\pi }=40\left( \Omega \right) \\ \end{array} \right.\)
Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là:
\(I=\frac{U}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{100}{\sqrt{{{30}^{2}}+{{\left( 40-80 \right)}^{2}}}}=2\left( A \right)\)
Một dòng điện không đổi có giá trị là \({{I}_{0}}\left( A \right)\). Để tạo ra một công suất tương đương với dòng điện không đổi trên thì dòng điện xoay chiều phải có giá trị cực đại là bao nhiêu?
Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều là: \(I={{I}_{0}}\)
Cường độ dòng điện cực đại là: \({{I}_{\max }}=I\sqrt{2}={{I}_{0}}\sqrt{2}\)
Mạch điện chứa nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, điện trở mạch ngoài là R và có dòng điện I thì hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài được xác định theo biểu thức:
Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài là: \({{U}_{AB}}=E-Ir\)
Trong mạch điện xoay chiều \(RLC\) mắc nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn không nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu linh kiện điện tử nào sau đây?
Hiệu điệ thế giữa hai đầu đoạn mạch là: \(U=\sqrt{{{U}_{R}}^{2}+{{\left( {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right)}^{2}}}\Rightarrow U\ge {{U}_{R}}\)
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?
Dao động tắt dần có biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian → A, C đúng
Có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng → B sai
Ma sát càng lớn, dao động tắt dần càng nhanh → D đúng
Cường độ âm tại một điểm tăng lên gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tại đó tăng thêm \(2dB\)?
Cường độ âm tăng thêm \(2dB\), ta có: \({{L}_{2}}-{{L}_{1}}=10\lg \frac{{{I}_{2}}}{{{I}_{1}}}=2\Rightarrow \lg \frac{{{I}_{2}}}{{{I}_{1}}}=0,2\Rightarrow \frac{{{I}_{2}}}{{{I}_{1}}}={{10}^{0,2}}\approx 1,58\)
Cho đoạn mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm: AM chứa biến trở R, đoạn mạch MN chứa r, đoạn NP chứa cuộn cảm thuần, đoạn PB chứa tụ điện có điện dung biến thiên. Ban đầu thay đổi tụ điện sao cho UAP không phụ thuộc vào biến trở R. Giữ nguyên giá trị điện dung đó và thay đổi biến trở. Khi \({{u}_{AP}}\) lệch pha cực đại so với \({{u}_{AB}}\) thì \({{U}_{PB}}={{U}_{1}}\). Khi tích \(\left( {{U}_{AN}}.{{U}_{NP}} \right)\) cực đại thì \({{U}_{AM}}={{U}_{2}}\). Biết rằng \({{U}_{1}}=2.\left( \sqrt{6}+\sqrt{3} \right){{U}_{2}}\). Độ lệch pha cực đại giữa \({{u}_{AP}}\) và \({{u}_{AB}}\) gần nhất với giá trị nào?
Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch \(AP\) là:
\({{U}_{AP}}=\frac{U\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch \(AP\) không phụ thuộc vào R, ta có:
\({{\left( R+r \right)}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}={{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{Z}_{L}}^{2}={{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}\Rightarrow {{Z}_{L}}={{Z}_{C}}-{{Z}_{L}}\Rightarrow {{Z}_{C}}=2{{Z}_{L}}\)
Ta có giản đồ vecto:
Từ giản đồ vecto, ta thấy góc lệch giữa \({{u}_{AP}}\) và \({{u}_{AB}}\) là:
\(\tan \left( 2\alpha \right)=\frac{2\tan \alpha }{1-{{\tan }^{2}}\alpha }=\frac{2.\frac{{{Z}_{L}}}{R+r}}{1-{{\left( \frac{{{Z}_{L}}}{R+r} \right)}^{2}}}\)
\({{\left( \tan 2\alpha \right)}_{\max }}\Rightarrow {{\left( 2\alpha \right)}_{\max }}\Rightarrow {{\alpha }_{\max }}\Rightarrow {{\left( \tan \alpha \right)}_{\max }}\)
\(\Rightarrow {{\left( \frac{{{Z}_{L}}}{R+r} \right)}_{\max }}\Rightarrow {{\left( R+r \right)}_{\min }}\Rightarrow R=0\)
Khi đó ta có:
\({{U}_{1}}={{U}_{BP}}={{U}_{C}}=\frac{U.{{Z}_{C}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{U.2{{Z}_{L}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}\)
Ta có tích
\({{U}_{AN}}.{{U}_{NP}}=\frac{U.\left( R+r \right)}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}.\frac{U.{{Z}_{L}}}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
\(={{U}^{2}}.\frac{{{Z}_{L}}.\left( R+r \right)}{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}={{U}^{2}}.{{Z}_{L}}.\frac{1}{\left( R+r \right)+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{R+r}}\)
Đặt \(x=R+r;f\left( x \right)=x+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{x}\Rightarrow {{U}_{AN}}.{{U}_{NP}}={{U}^{2}}.{{Z}_{L}}.\frac{1}{f\left( x \right)}\)
Để tích \({{\left( {{U}_{AN}}.{{U}_{NP}} \right)}_{\max }}\Rightarrow f{{\left( x \right)}_{\min }}\)
Áp dụng bất đẳng thức Cô – si, ta có:
\(x+\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{x}\ge 2\sqrt{x.\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{x}}=2\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\)
\(f{{\left( x \right)}_{\min }}\Leftrightarrow x=\frac{{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}{x}\)
\(\Rightarrow {{x}^{2}}={{\left( R+r \right)}^{2}}={{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{Z}_{L}}^{2}\)
\(\Rightarrow R={{Z}_{L}}-r\)
Khi đó ta có: \({{U}_{2}}={{U}_{AM}}={{U}_{R}}=\frac{U.R}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
\(\Rightarrow {{U}_{2}}=\frac{U.\left( {{Z}_{L}}-r \right)}{\sqrt{2{{Z}_{L}}^{2}}}=\frac{U.\left( {{Z}_{L}}-r \right)}{\sqrt{2}{{Z}_{L}}}\)
Theo đề bài ta có:
\({{U}_{1}}=2.\left( \sqrt{6}+\sqrt{3} \right){{U}_{2}}\)
\(\Rightarrow \frac{U.2{{Z}_{L}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}=2.\left( \sqrt{6}+\sqrt{3} \right).\frac{U.\left( {{Z}_{L}}-r \right)}{\sqrt{2}{{Z}_{L}}}\)
\(\Rightarrow \sqrt{2}{{Z}_{L}}^{2}=\left( \sqrt{6}+\sqrt{3} \right).\left( {{Z}_{L}}-r \right).\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{Z}_{L}}^{2}=\frac{\sqrt{6}+\sqrt{3}}{\sqrt{2}}.\left( {{Z}_{L}}-r \right).\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{\left( \frac{{{Z}_{L}}}{r} \right)}^{2}}=\frac{\sqrt{6}-\sqrt{3}}{\sqrt{2}}.\left( \frac{{{Z}_{L}}}{r}-1 \right).\sqrt{1+\frac{{{Z}_{L}}^{2}}{{{r}^{2}}}}\left( 1 \right)\)
Đặt \(\tan \alpha =\frac{{{Z}_{L}}}{r}\), thay vào phương trình (1), ta có:
\({{x}^{2}}=\frac{\sqrt{6}+\sqrt{3}}{\sqrt{2}}\left( x-1 \right)\sqrt{1+{{x}^{2}}}\Rightarrow x=\tan \alpha \approx 1.377\)\(\Rightarrow \alpha \approx {{54}^{0}}\Rightarrow 2\alpha ={{108}^{0}}\)
Góc \({{108}^{0}}\) có giá trị gần nhất với góc \(\frac{4\pi }{7}\)
Lần lượt mắc một điện trở R, một cuộn dây, một tụ điện C vào cùng một nguồn điện ổn định và đo cường độ dòng điện qua chúng thì được các giá trị (theo thứ tự) là \(1A;1A\) và 0A; điện năng tiêu thụ trên R trong thời gian Δt khi đó là Q. Sau đó mắc nối tiếp các linh kiện trên cùng với một ampe kế nhiệt lí tưởng vào một nguồn ổn định thứ hai thì số chỉ ampe kế là 1A; còn nếu mắc điện trở R nối tiếp với tụ vào nguồn thứ hai thì ampe kế cũng chỉ 1A. Biết nếu xét trong cùng thời gian Δt thì: điện năng tiêu thụ trên R khi chỉ mắc nó vào nguồn thứ hai là 4Q. Hỏi khi mắc cuộn dây vào nguồn này thì điện năng tiêu thụ trong thời gian Δt này bằng bao nhiêu?
Khi mắc từng phần tử vào dòng điện thứ nhất, cường độ dòng điện qua tụ điện bằng 0A
→ Dòng điện thứ nhất là dòng điện một chiều
Cường độ dòng điện qua điện trở R là: \({{I}_{1R}}=\frac{U}{R}=1\left( A \right)\)
Với dòng điện một chiều, điện trở trong của cuộn dây có tác dụng cản trở dòng điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây là: \({{I}_{1r}}=\frac{{{U}_{1}}}{{{r}_{1}}}=1\left( A \right)\)
\(\Rightarrow {{I}_{1R}}={{I}_{1r}}\Rightarrow \frac{{{U}_{1}}}{R}=\frac{{{U}_{1}}}{r}\Rightarrow R=r\)
Điện năng tiêu thụ trên điện trở trong thời gian \(\Delta t\) là:
\({{Q}_{1}}=\frac{{{U}_{1}}^{2}}{R}.\Delta t=Q\)
Khi chỉ mắc điện trở R vào nguồn thức hai, điện năng tiêu thụ trên điện trở trong thời gian Δt là:
\({{Q}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}^{2}}{R}.\Delta t=4Q\Rightarrow \frac{{{U}_{2}}^{2}}{R}.\Delta t=4\frac{{{U}_{1}}^{2}}{R}\Delta t\Rightarrow {{U}_{2}}=2{{U}_{1}}\)
Khi mắc điện trở R nối tiếp với tụ vào nguồn thứ hai, số chỉ của ampe kế là:
\({{I}_{2}}=\frac{{{U}_{2}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{Z}_{C}}^{2}}}=1A=\frac{{{U}_{1}}}{R}\)
\(\Rightarrow 2R=\sqrt{{{R}^{2}}+{{Z}_{C}}^{2}}\Rightarrow {{Z}_{C}}^{2}=3{{R}^{2}}\)
Mắc nối tiếp các linh kiện vào một nguồn thứ hai, số chỉ của ampe kế là:
\({{I}_{2}}^{\prime }=1\left( A \right)={{I}_{2}}\Rightarrow \frac{{{U}_{2}}}{\sqrt{{{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{{{U}_{2}}}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{Z}_{C}}^{2}}}\)
\(\Rightarrow {{\left( R+r \right)}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{R}^{2}}+{{Z}_{C}}^{2}\)
\(\Rightarrow 4{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{R}^{2}}+{{Z}_{C}}^{2}\)
\(\Rightarrow 3{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}={{Z}_{C}}^{2}=3{{R}^{2}}\)
\(\Rightarrow {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}=0\Rightarrow {{Z}_{L}}={{Z}_{C}}=\sqrt{3}R\)
Khi mắc cuộn dây vào nguồn điện thứ hai, điện năng tiêu thụ trong thời gian Δtlà:
\({{Q}_{2}}^{\prime }=\frac{{{U}_{2}}^{2}.r}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}.\Delta t=\frac{4{{U}_{1}}^{2}.R}{\sqrt{{{R}^{2}}+3{{R}^{2}}}}.\Delta t=2.\frac{{{U}_{1}}^{2}}{R}.\Delta t=2Q\)
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình là \({{x}_{1}}=5\cos \left( \omega t+\varphi \right)\left( cm \right)\) và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\) thì dao động tổng hợp có phương trình là \(x=A\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{12} \right)\left( cm \right)\). Thay đổi \({{A}_{2}}\) để A có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại mà nó có thể đạt được thì \({{A}_{2}}\) có giá trị là
Ta có giản đồ vecto:
Áp dụng định lí hàm sin, ta có:
\(\frac{A}{\sin \alpha }=\frac{{{A}_{1}}}{\sin \frac{\pi }{6}}\Rightarrow \frac{A}{\sin \alpha }=\frac{5}{\sin \frac{\pi }{6}}=10\Rightarrow A=10\sin \alpha \)
Biên độ dao động tổng hợp đạt cực đại:
\({{A}_{\max }}\Leftrightarrow {{\left( \sin \alpha \right)}_{\max }}=1\Rightarrow A=10\left( cm \right)\)
Theo đề bài ta có: \(A=\frac{{{A}_{\max }}}{2}=5\left( cm \right)\)
Áp dụng định lí hàm cos, ta có:
\({{A}_{1}}^{2}={{A}_{2}}^{2}+{{A}^{2}}-2A.{{A}_{2}}\cos \frac{\pi }{6}\)
\(\Rightarrow {{5}^{2}}={{A}_{2}}^{2}+{{5}^{2}}-2.5.{{A}_{2}}.cos\frac{\pi }{6}\)
\(\Rightarrow {{A}_{2}}^{2}-5\sqrt{3}{{A}_{2}}=0\Rightarrow {{A}_{2}}=5\sqrt{3}\left( cm \right)\)
Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại, có khối lượng 90g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, có cùng độ dài 10cm, biết một quả được giữ cố định ở vị trí cân bằng. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc \({{60}^{0}}\). Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\). Xác định độ lớn lượng điện tích đã truyền cho các quả cầu.
Gọi điện tích truyền cho các quả cầu là q
Điện tích của mỗi quả cầu là: \({q}'=\frac{q}{2}\)
Ta có hình vẽ:
Từ hình vẽ ta thấy: \(P={{F}_{d}}\)
\(\Rightarrow mg=k\frac{{{\left( \frac{q}{2} \right)}^{2}}}{{{\text{l}}^{2}}}\Rightarrow q=\sqrt{\frac{4mg{{\text{l}}^{2}}}{k}}\)
\(\Rightarrow q=\sqrt{\frac{{{4.90.10}^{-3}}.10.0,{{1}^{2}}}{{{9.10}^{9}}}}={{2.10}^{-6}}\left( C \right)\)
Hai dao động điều hòa (1) và (2) cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ \(A=4cm\). Tại một thời điểm nào đó, dao động \(\left( 1 \right)\) có li độ \(x=2\sqrt{3}cm\), đang chuyển động ngược chiều dương, còn dao động (2) đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lúc đó, dao động tổng hợp của hai dao động trên có li độ bao nhiêu và đang chuyển động theo hướng nào dưới đây?
Ở thời điểm t, dao động (1) có:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}\Rightarrow 2\sqrt{3}=4\cos {{\varphi }_{1}}\Rightarrow \cos {{\varphi }_{1}}=\frac{\sqrt{3}}{2} \\ {{v}_{1}}=-\omega A\sin {{\varphi }_{1}}<0\Rightarrow \sin {{\varphi }_{1}}<0 \\ \end{array} \right.\Rightarrow {{\varphi }_{1}}=-\frac{\pi }{6}\)
Ở thời điểm t, dao động (2) có: \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}}
{{x}_{2}}=0 \\
{{v}_{2}}>0 \\
\end{array} \right.\Rightarrow {{\varphi }_{2}}=-\frac{\pi }{2}\)
Sử dụng máy tính bỏ túi, ta có:
\(4\angle \left( -\frac{\pi }{6} \right)+4\angle \left( -\frac{\pi }{2} \right)=4\sqrt{3}\angle \left( -\frac{\pi }{3} \right)\)
Li độ và vận tốc của dao động tổng hợp là:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} x=4\sqrt{3}\cos \left( -\frac{\pi }{3} \right)=2\sqrt{3}\left( cm \right) \\ v=-\omega A\sin \left( -\frac{\pi }{3} \right)>0 \\ \end{array} \right.\)
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện, vôn kế nhiệt mắc vào hai đầu cuộn dây. Nếu nối tắt tụ điện thì số chỉ vôn kế tăng 3 lần và dòng điện chạy qua mạch trong hai trường hợp vuông pha với nhau. Hệ số công suất của mạch điện lúc đầu (khi chưa nối tắt tụ điện) là
Ban đầu, số chỉ của vôn kế là: \({{U}_{V1}}={{U}_{d}}=\frac{U\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
Nối tắt tụ điện, số chỉ của vôn kế là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch: \({{U}_{V2}}=U\)
Theo đề bài ta có:
\({{U}_{V2}}=3{{U}_{V1}}\Rightarrow U=3{{U}_{d}}\Rightarrow U=3\frac{U\sqrt{{{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2}}}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)
\(\Rightarrow {{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}=9\left( {{r}^{2}}+{{Z}_{L}}^{2} \right)\left( 1 \right)\)
Cường độ dòng điện trong hai trường hợp vuông pha với nhau, ta có:
\(\tan {{\varphi }_{1}}.\tan {{\varphi }_{2}}=-1\Rightarrow \frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{r}.\frac{{{Z}_{L}}}{r}=-1\)
\(\Rightarrow {{Z}_{L}}\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)=-{{r}^{2}}\)
Thay vào phương trình (1), ta có:
\(-{{Z}_{L}}\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}=9\left( -{{Z}_{L}}\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)+{{Z}_{L}}^{2} \right)\)
\(\Rightarrow {{Z}_{C}}^{2}-{{Z}_{L}}{{Z}_{C}}=9{{Z}_{L}}{{Z}_{C}}\Rightarrow {{Z}_{C}}^{2}-10{{Z}_{L}}{{Z}_{C}}=0\Rightarrow {{Z}_{C}}=10{{Z}_{L}}\)
\(\Rightarrow {{r}^{2}}=-{{Z}_{L}}\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)=9{{Z}_{L}}^{2}\Rightarrow r=3{{Z}_{L}}\)
Hệ số công suất của mạch điện lúc đầu là:
\(\cos \varphi =\frac{r}{\sqrt{{{r}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}=\frac{3{{Z}_{L}}}{\sqrt{9{{Z}_{L}}^{2}+{{\left( {{Z}_{L}}-10{{Z}_{L}} \right)}^{2}}}}=\frac{1}{\sqrt{10}}\)
Cho mạch điện xoay chiều hai đầu \(AB\), gồm hai đoạn \(AM\) và \(MB\) mắc nối tiếp nhau. Điện áp tức thời giữa hai đầu \(AB,AM,MB\) tương ứng là \({{u}_{AB}},{{u}_{AM}},{{u}_{MB}}\), được biểu diễn bằng đồ thị hình bên theo thời gian \(t\). Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i=\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( A \right)\). Công suất tiêu thụ trên các đoạn mạch \(AM\) và \(MB\) lần lượt là
Từ đồ thị, ta có chu kì của điện áp là:
\(T=2.\left( \frac{40}{3}-\frac{10}{3} \right)=20\left( ms \right)=0,02\left( s \right)\)
\(\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{2\pi }{0,02}=100\pi \left( rad/s \right)\)
Phương trình điện áp giữa hai đầu đoạn mạch \(AB\) là: \({{u}_{AB}}=220\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\)
Ta thấy \({{\varphi }_{AB}}={{\varphi }_{i}}\to \) trong mạch có cộng hưởng \(\to \sum{{{Z}_{L}}=\sum{{{Z}_{C}}}}\Rightarrow {{U}_{L}}={{U}_{C}}\)
Tại thời điểm \(t=\frac{10}{3}\left( ms \right)\to \Delta {{\varphi }_{AM}}=\frac{\pi }{3}\left( rad \right),{{u}_{AM}}=0\) và đang giảm \(\left( {{\varphi }_{AM}}=\frac{\pi }{2} \right)\)
\(\Rightarrow {{\varphi }_{{{u}_{AM}}}}=\frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{3}=\frac{\pi }{6}\left( rad \right)\)
\(\Rightarrow {{u}_{AM}}={{U}_{0AM}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\left( V \right)\)
Tại thời điểm \(t=7,5\left( ms \right)\to \Delta {{\varphi }_{MB}}=\frac{3\pi }{4}\left( rad \right),{{u}_{MB}}=0\) và đang giảm \(\left( {{\varphi }_{MB}}=\frac{\pi }{2} \right)\)
\(\Rightarrow {{\varphi }_{{{u}_{MB}}}}=\frac{\pi }{2}-\frac{3\pi }{4}=-\frac{\pi }{4}\left( rad \right)\)
\(\Rightarrow {{u}_{MB}}={{U}_{0MB}}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\left( V \right)\)
Ta có giản đồ vecto:
Từ giản đồ vecto, ta thấy:
\({{U}_{R1}}+{{U}_{R2}}={{U}_{AB}}=\frac{220}{\sqrt{2}}\left( V \right)\)
\(\Rightarrow {{U}_{L}}\text{cotan}\frac{\pi }{6}+{{U}_{C}}\cot an\frac{\pi }{4}=155,56\)
\(\Rightarrow {{U}_{L}}={{U}_{C}}=\frac{155,56}{\cot an\frac{\pi }{6}+\cot an\frac{\pi }{4}}=56,94\left( V \right)\)
Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch \(AM\) và \(MB\) là:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{P}_{AM}}={{U}_{R1}}.I={{U}_{L}}\cot an\frac{\pi }{6}.I=56,94.\cot an\frac{\pi }{6}.1=98,62\left( W \right) \\ {{P}_{MB}}={{U}_{R2}}.I={{U}_{C}}.\cot an\frac{\pi }{4}.I=56,94.\cot an\frac{\pi }{4}.1=56,94\left( W \right) \\ \end{array} \right.\)
Hai vật A và BB có cùng khối lượng 1(kg) và có kích thước nhỏ, được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dẫn điện dài \(20\left( cm \right)\), vật B tích điện tích \(q={{10}^{-6}}\left( C \right)\). Vật A được gắn vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng \(k=10\left( N/m \right)\), đầu kia của lò xo cố định. Hệ được đặt nằm ngang trên mặt bàn nhẵn trong một điện trường đều có cường độ điện trường \(E={{2.10}^{5}}\left( V/m \right)\) hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời ra chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Sau khoảng thời gian \(1,5\left( s \right)\) kể từ lúc dây bị cắt thì A và B cách nhau một khoảng gần đúng là?
Ban đầu nối hai vật bằng dây dẫn, lực điện tác dụng lên vật B có độ lớn bằng độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật A: \({{F}_{d}}={{F}_{dh}}\Rightarrow \left| qE \right|=k\Delta \text{l}\Rightarrow \Delta \text{l}=\frac{\left| qE \right|}{k}=0,02\left( m \right)=2\left( cm \right)\)
Cắt dây nối hai vật, hai vật chuyển động không vận tốc đầu, vật A ở biên dương
Biên độ dao động của vật A là: \(A=\Delta \text{l}=2\left( cm \right)\)
Tần số góc dao động của con lắc lò xo là: \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{10}{1}}=\sqrt{10}=\pi \left( rad/s \right)\)
Chọn gốc tọa độ tại VTCB của vật A
Phương trình dao động của vật A là: \({{x}_{A}}=2\cos \left( \pi t \right)\left( cm \right)\)
Tại thời điểm \(1,5s\), li độ của vật A là: \({{x}_{A}}=0\)
Vật B chuyển động với gia tốc: \(a=\frac{{{F}_{d}}}{m}=\frac{\left| qE \right|}{m}=0,2\left( m/{{s}^{2}} \right)=20\left( cm/{{s}^{2}} \right)\)
Phương trình chuyển động của vật B là: \({{x}_{B}}=\left( A+\Delta x \right)+{{v}_{0}}t+\frac{a{{t}^{2}}}{2}=22+10{{t}^{2}}\)
Tọa độ của vật B ở thời điểm \(1,5s\) là: \({{x}_{B}}=22+10.1,{{5}^{2}}=44,5\left( cm \right)\)
Khoảng cách giữa hai vật là: \(d=\left| {{x}_{B}}-{{x}_{A}} \right|=44,5\left( cm \right)\)
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn \({{S}_{1}}\) và \({{S}_{2}}\) cách nhau \(16cm\), dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số \(80Hz\). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là \(40cm/s\). Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\). Trên d, điểm M ở cách \({{S}_{1}}10cm\); điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
Bước sóng: \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{40}{80}=0,5\left( cm \right)\)
Điểm \(M,N\) nằm trên đường trung trực của \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\)
Ta có \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{d}_{2M}}={{d}_{1M}}={{d}_{M}} \\ {{d}_{2N}}={{d}_{1N}}={{d}_{N}} \\ \end{array} \right.\)
Độ lệch pha giữa hai điểm \(M,N\) là:
\(\Delta \varphi ={{\varphi }_{M}}-{{\varphi }_{N}}=\frac{2{{d}_{M}}}{\lambda }-\frac{2{{d}_{N}}}{\lambda }=\frac{2\left( {{d}_{M}}-{{d}_{N}} \right)}{\lambda }\)
Điểm N cùng pha với điểm M, ta có: \(\Delta \varphi =k2\pi \Rightarrow \frac{2\left( {{d}_{M}}-{{d}_{N}} \right)}{\lambda }=k2\pi \Rightarrow {{d}_{M}}-{{d}_{N}}=k\lambda \)
Điểm N gần M nhất \(\Rightarrow {{k}_{\min }}=\pm 1\Rightarrow {{d}_{M}}-{{d}_{N}}=\pm \lambda \)
\(\Rightarrow \left( \begin{array}{*{35}{l}} {{d}_{M}}-{{d}_{N}}=\lambda \Rightarrow {{d}_{N}}={{d}_{M}}-\lambda =9,5\left( cm \right) \\ {{d}_{M}}-{{d}_{N}}=-\lambda \Rightarrow {{d}_{N}}={{d}_{M}}+\lambda =10,5\left( cm \right) \\ \end{array} \right.\)
Với \({{d}_{N}}=9,5cm\), ta có:
\(MN=IM-IN=\sqrt{{{d}_{M}}^{2}-{{S}_{1}}{{I}^{2}}}-\sqrt{{{d}_{N}}^{2}-{{S}_{1}}{{I}^{2}}}\approx 0,88\left( cm \right)=8,8\left( mm \right)\)
Với \({{d}_{N}}=10,5cm\), ta có:
\(MN=IN-IM=\sqrt{{{d}_{N}}^{2}-{{S}_{1}}{{I}^{2}}}-\sqrt{{{d}_{M}}^{2}-{{S}_{1}}{{I}^{2}}}=0,8\left( cm \right)=8\left( mm \right)\)
Ở mặt nước, một nguồn sóng đặt tại điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy (thuộc mặt nước). Hai điểm P và Q nằm trên Ox, P dao động ngược pha với O còn Q dao động cùng pha với O. Giữa khoảng OP có 4 điểm dao động ngược pha với O, giữa khoảng OQ có 8 điểm dao động ngược pha với O. Trên trục Oy có điểm M sao cho góc PMQ đạt giá trị lớn nhất. Tìm số điểm dao động ngược pha với O trên đoạn MQ?
Điểm P dao động ngược pha với nguồn, giữa \(OP\) có 4 điểm ngược pha với O, ta có:
\(\begin{array}{*{35}{l}} \Delta {{\varphi }_{P}}=\frac{2\pi .OP}{\lambda }=\left( 2k+1 \right)\pi ;k=4 \\ \Rightarrow OP=4,5\lambda \\ \end{array}\)
Điểm P dao động cùng pha với nguồn, giữa OQ có 8 điểm ngược pha với nguồn \(\to k=8\)
\(\Delta {{\varphi }_{Q}}=\frac{2\pi .OQ}{\lambda }=8.2\pi \Rightarrow OQ=8\lambda \)
Ta có hình vẽ:
Ta có: \(\widehat{PMQ}=\widehat{OMQ}-\widehat{OMP}\Rightarrow \tan \widehat{PMQ}=\tan \left( \widehat{OMQ}-\widehat{OMP} \right)\)
\(\Rightarrow \tan \widehat{PMQ}=\frac{\tan \widehat{OMQ}-\tan \widehat{OMP}}{1+\tan \widehat{OMQ}.\tan \widehat{OMP}}\)
\(\Rightarrow \tan \widehat{PMQ}=\frac{\frac{OQ}{OM}-\frac{OP}{OM}}{1+\frac{OQ}{OM}.\frac{OP}{OM}}=\frac{OM.\left( OQ-OP \right)}{O{{M}^{2}}+OQ.OP}=\frac{OM.PQ}{O{{M}^{2}}+OP.OQ}\)
Đặt \(OM=x\Rightarrow f\left( x \right)=\frac{x.PQ}{{{x}^{2}}+OP.OQ}\)
Xét \({f}'\left( x \right)=\frac{PQ.\left( {{x}^{2}}+OP.OQ \right)-2x.x.PQ}{{{\left( {{x}^{2}}-OP.OQ \right)}^{2}}}=\frac{-{{x}^{2}}.PQ+PQ.OP.OQ}{{{\left( {{x}^{2}}-OP.OQ \right)}^{2}}}\)
Để \(f{{\left( x \right)}_{\max }}\Rightarrow {f}'\left( x \right)=0\Rightarrow -{{x}^{2}}.PQ+PQ.OP.OQ=0\)
\(\Rightarrow x=\sqrt{OP.OQ}=6\lambda \)
Kẻ \(OH\bot MQ\)
Áp dụng hệ thức lượng cho tam giác vuông \(OMQ\), ta có:
\(\frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{O{{M}^{2}}}+\frac{1}{O{{Q}^{2}}}\Rightarrow \frac{1}{O{{H}^{2}}}=\frac{1}{{{\left( 6\lambda \right)}^{2}}}+\frac{1}{{{\left( 8\lambda \right)}^{2}}}\Rightarrow OH=4,8\lambda \)
Số điểm dao động ngược pha với O trên đoạn MH thỏa mãn:
\(OH\le \left( 2k+1 \right)\lambda \le OM\Rightarrow 4,8\lambda \le \left( 2k+1 \right)\lambda \le 6\lambda \)\(\Rightarrow 1,9\le k\le 2,5\Rightarrow k=2\)
→ trên MH có 1 điểm dao động ngược pha với nguồn
Số điểm dao động ngược pha với O trên đoạn QH thỏa mãn:
\(OH\le \left( 2k+1 \right)\lambda \le OQ\Rightarrow 4,8\lambda \le \left( 2k+1 \right)\lambda \le 8\lambda \)\(\Rightarrow 1,9\le k\le 3,5\Rightarrow k=1;2;3\)
→ trên QH có 3 điểm dao động ngược pha với nguồn
→ Trên MQ có 4 điểm dao động ngược pha với nguồn