Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
42 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi có dòng điện xoay chiều với tần số góc ω chạy qua thì tổng trở đoạn mạch là:
Vì mạch gồm R và C mắc nối tiếp nên tổng trở được tính theo công thức \(\sqrt {{R^2} + {{\left( {{1 \over {\omega C}}} \right)}^2}} \)
Chọn A
Trong sóng cơ, công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v , bước sóng l và chu kì T của sóng là
Công thức tính bước sóng là λ = vT với v là tốc độ truyền sóng và T là chu kì dao động.
Chọn C
Một vật dao động điều hòa, khi gia tốc của vật có giá trị cực tiểu thì vật cách biên âm 8 cm. Biên độ dao động của vật là
Gia tốc của vật có giá trị cực tiểu là amin = - ω2A, nghĩa là vật ở vị trí x = A
Theo đề bài thì vật cách biên âm đoạn 8 cm, nghĩa là 2A = 8 cm => A = 4 cm
Chọn C
Một đoạn mạch gồm điện trở thuần R , cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số góc ω thay đổi được. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì tần số góc có giá trị là
Mạch RLC nối tiếp xảy ra cộng hưởng khi tần số góc được xác định theo công thức \(\omega = {1 \over {\sqrt {LC} }}\)
Với L là hệ số tự cảm của cuộn dây và C là điện dung của tụ điện
Chọn B
Một con lắc lò xo dao động với phương trình \(x = A\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) cm ( t tính bằng giây). Tại thời điểm t=0, vật nặng có li độ bằng
Thay t = 0 vào phương trình \(x = A\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) ta được
\(x = A\cos \left( {4\pi t + {\pi \over 3}} \right) = A\cos \left( {4\pi + {\pi \over 3}} \right) = {A \over 2}\)
Chọn B
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) ( trong đó A, \omega là các hằng số, \varphi là hằng số). Tần số góc của dao động là
PTDĐ: x = Acos(ωt + φ) => tần số góc là ω
Chọn C
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng m=100g, k=100N/m. Từ vị trí cân bằng giữ vật để lò xo giãn 5cm theo phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa. Lấy g=10m/s2, mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
Độ giãn của lò xo tại VTCB: \(\Delta {\ell _0} = {{mg} \over k} = {{0,1.10} \over {100}} = 0,01m = 1cm\)
Ban đầu kéo giãn lò xo 5 cm rồi thả nhẹ => biên độ dao động A = 4 cm
Cơ năng dao động của con lắc \(W = {1 \over 2}k{A^2} = {1 \over 2}.100.0,{04^2} = 0,08J\)
Chọn A
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 4\cos \left( {\pi t - {\pi \over 3}} \right)\) cm (t tính bằng s). Kể từ t=0, chất điểm đi qua vị trí có li độ x= -2cm lần thứ 2019 tại thời điểm
Chu kì dao động T = 2π/ω = 2s
Số lần vật đi qua vị trí x = - 2 cm trong một chu kì là 2 lần
Để đi qua vị trí này 2019 lần = 2018 + 1 sẽ hết thời gian t = 1009 T + Δt
Với Δt là thời gian ngắn nhất đẻẻ vật đi từ vị trí ban đầu đến vị trí x = - 2 cm được thể hiện trong hình vẽ sau:
Từ hình vẽ suy ra Δt = T/2
Do đó T = 1009,5T = 2019s
Chọn A
Suất điện động xoay chiều \(e = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over {12}}} \right)V\) có giá trị hiệu dụng là
Ta có \(e = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over {12}}} \right)V \Rightarrow {E_0} = 220\sqrt 2 V\)
Do đó suất điện động hiệu dụng \(E = {{{E_0}} \over {\sqrt 2 }} = {{220\sqrt 2 } \over {\sqrt 2 }} = 200V\)
Chọn C
Đặt một hiệu điện thế U vào hai bản của một tụ điện có điện dung C = 2 µF thì khi ổn định độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện bằng Q = 0, 2mC. Giá trị U là
Áp dụng công thưcs Q = CU → U = Q/C = 0,2.10-3/2.10-6 = 100 V
Chọn C
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) ( trong đó U>0, >0 ) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là?
Vì mạch điện chỉ chứa cuộn cảm nên cường độ dòng điện hiệu dụng được tính theo công thức
\(I = {U \over {{Z_L}}} = {U \over {\omega L}}\)
Chọn D
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều khi cảm kháng của cuộn dây là ZL, dung kháng của tụ điện là ZC, tổng trở của đoạn mạch là Z . Hệ số công suất của mạch là?
Hệ số công suất của đoạn mạch được tính theo công thức \(\cos \varphi = {R \over Z}\)
Chọn A
Từ thông qua một khung dây dẫn biến thiên theo thời gian có biểu thức \(\Phi = {{200} \over \pi }\cos \left( {100\pi t + {\pi \over 2}} \right)m{\rm{W}}b\) ( trong đó t tính bằng s) thì trong khung dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng có giá trị hiệu dụng bằng
Suất điện động cực đại xuất hiện trong khung dây E0 = ω.φ0 = 100π.200/π = 20000mV = 20V
Suất điện động hiệu dụng \(E = {{{E_0}} \over {\sqrt 2 }} = {{20} \over {\sqrt 2 }} = 10\sqrt 2 \)
Chọn D
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 10\cos \left( {2\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) cm ( t tính bằng s). Quãng đường chất điểm đi được trong một chu kì là
PT dao động \(x = 10\cos \left( {2\pi t + {\pi \over 3}} \right)\) → Biên độ A = 10 cm
Vậy quãng đường đi được trong một chu kì là s = 4A = 40 cm
Chọn B
Một sóng cơ hình sin truyền trên một phương có bước sóng λ . Gọi d là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phân tử của môi trường tại đó dao động lệch pha nhau 90o. Tỉ số \({\lambda \over d}\) bằng
Hai điểm lệch pha nhau 900 khi Δφ = π/2 + kπ (k nguyên)
Theo đề bài, hai điểm gần nhau nhất(ứng với k = 0) lệch pha nhau 900 cách nhau khoảng d thì ta có
π/2 = 2π.d/λ => λ/d = 4
Chọn C
Điện năng được truyền từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Biết công suất của nhà máy điện không đổi, hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Ban đầu điện áp truyền đi bằng U thì công suất hao phí trên đường dây bằng 20% công suất ở nơi tiêu thụ. Vào giờ cao điểm công suất tải tiêu thụ tăng thêm 10% thì phải tăng điện áp hiệu dụng nơi phát lên
* Khi điện áp truyền đi là U ta có
P = Php + Ptt = 1,2 Ptt, hay
\({P_{tt}} = {5 \over 6}P;{P_{hp}} = {1 \over 6}\)
* Vào giờ cao điểm:
\(P{'_{tt}} = 1,1{P_{tt}} = 1,1{5 \over 6}P = {{11} \over {12}}P \Rightarrow P{'_{hp}} = {1 \over {12}}P\)
Do đó ta có tỉ số \({{{P_{hp}}} \over {P{'_{hp}}}} = {{U{'^2}} \over {{U^2}}} = 2 \Rightarrow U' = \sqrt 2 U \approx 1,41U\)
Chọn A
Đặt một điện áp xoat chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\) (U và ω > 0, không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM bằng công suất tiêu thụ trên đoạn MB. Sự phụ thuộc của điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AN và MB theo thời gian được cho như đồ thị hình vẽ. Giá trị U gần nhất với đáp án nào sau đây?
* Vì hai đoạn mạch AM (chỉ chứa điện trở) và đoạn mạch MN (chứa cuộn dây và tụ điện) có công suất bằng nhau nên suy ra:
+ cuộn dây có điện trở thuần
+ R = r với r là điện trở của cuộn dây.
* Dựa vào đồ thị thấy rằng uAN và uMB vuông pha nhau; \({U_{0AN}} = 60\sqrt 2 V;{U_{0MB}} = 40\sqrt 2 V\)
Ta có \(\tan {\varphi _{AN}}.\tan {\varphi _{MB}} = - 1 \Leftrightarrow {{{Z_L}} \over {R + r}}.{{{Z_L} - {Z_C}} \over r} = - 1\left( 1 \right)\)
Và \({{{U_{0AN}}} \over {{U_{0MB}}}} = {{{Z_{AN}}} \over {{Z_{MB}}}} = {{\sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + Z_L^2} } \over {\sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = {3 \over 2}\left( 2 \right)\)
Không mất tính tổng quát ta lấy R = r = 1 rồi thay vào (1) và (2) ta tính được ZL = 1,5 và ZC = 17/6
Ta có tỉ số \({{{U_{AB}}} \over {{U_{MB}}}} = {{{Z_{AB}}} \over {{Z_{MB}}}} = {{\sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} } \over {\sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = 1,44 \Rightarrow {U_{AB}} = 1,44{U_{MB}} = 1,44.40 = 57,6V\)
Chọn D
Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,25. Độ cứng của dây cao su là 50 N/m. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ vật sao cho dây cao su giãn 5 cm rồi thả nhẹ. Thời gian kể từ lúc thả cho đến khi vật dừng hẳn là
Chu kì dao động \(T = 2\pi \sqrt {{m \over k}} = 0,28s\)
Chia s = s’ + s’’, trong đó
+ s’ là quãng đường vật dao động điều hòa tắt dần từ t = 0 đến vị trí không còn lực đàn hồi:
Thời gian đi là \(t' = {T \over 4} + {T \over {2\pi }}\arcsin \left( {{{0,5} \over {4,5}}} \right) = 0,075s\)
Áp dụng ĐLBT năng lượng: \({1 \over 2}k{\left( {\Delta \ell } \right)^2} = \mu mg\Delta \ell + {1 \over 2}m{v^2} \Rightarrow v = 1m/s\)
+ s’’ là quãng đường vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc của vật: a = -Fms /m = -2,5 m/s2;
Do đó, \(t'' = {{0 - v} \over a} = {{0 - 1} \over { - 2,5}} = 0,4s\)
Thời gian tổng cộng: t = t’ + t’’ = 0,475 s
Chọn B
Một sợi dây dài 40 cm đang có sóng dừng ngoài hai đầu dây cố định trên dây còn có 3 điểm khác đứng yên, tần số dao động của sóng trên dây là 25 Hz. Biết trong quá trình dao động tại thời điểm sợi dây duỗi thẳng thì tốc độ của điểm bụng khi đó là 1,5p m/s. Gọi x, y lần lượt là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất giữa hai phần tử dây tại hai điểm bụng gần nhau nhất trong quá trình dao động. Tỉ số \(\frac{x}{y}\) bằng
Tốc độ góc ω = 2πf = 50π rad/s
Số bó sóng trên dây là 4 => bước sóng là 40/2 = 20cm
Sợi dây duỗi thẳng khi các phân tử trên dây đều đi qua VTCB do đó tốc độ của điểm bụng khi đó là tốc độ dao động cực đại của nó => ωAb = 1,5π => Ab = 3 cm
Xét hai điểm bụng gần nhau nhất sẽ là hai điểm dao động ngược pha với nhau, do đó
+ Khoảng cách gần nhất khi hai điểm này cùng đi qua VTCB: y = λ/2 = 10cm
+ Khoảng cách xa nhất khi hai điểm ở hai biên khác nhau (một ở đỉnh trên, một ở đỉnh dưới):
\(x = \sqrt {{y^2} + {{\left( {2{A_b}} \right)}^2}} = \sqrt {{5^2} + {6^2}} = 11,66\)
Do vậy \({x \over y} = 1,166\)
Chọn D
Ở mặt thoáng của chất lỏng có hai nguồn A, B cách nhau 18cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = uB = \(a.\cos 20\pi t\) (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 50cm/s. Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng gần A nhất sao cho phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại và cùng pha với nguồn. Khoảng cách AM là
Bước sóng λ = v/f = 50/10 = 5 cm
Gọi M là điểm ở mặt chất lỏng cách nguồn A và B những khoảng d1, d2. PT sóng tổng hợp tại M là
\({u_M} = 2a\cos \left[ {{\pi \over \lambda }\left( {{d_2} - {d_1}} \right)} \right]\cos \left[ {\omega t - {\pi \over \lambda }\left( {{d_1} + {d_2}} \right)} \right]\)
TH1: M dao động cùng pha với nguồn thì \({\pi \over \lambda }\left( {{d_1} + {d_2}} \right) = 2k\pi \Rightarrow {d_2} + {d_1} = 2k\lambda \left( {k \notin Z} \right)\left( 1 \right)\)
M dao động với biên độ cực đại thì \({\pi \over \lambda }\left( {{d_2} - {d_1}} \right) = 2k'\pi \Rightarrow {d_2} - {d_1} = 2k'\pi \left( {k' \notin Z} \right)\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra d1 = (k – k’)λ
Vì M gần A nhất nên k – k’ = 1 nên d1 = λ = 5 cm
TH2: M dao động cùng pha với nguồn thì \({\pi \over \lambda }\left( {{d_1} + {d_2}} \right) = (2k + 1)\pi \Rightarrow {d_2} + {d_1} = (2k + 1)\lambda \left( {k \notin Z} \right)\left( 3 \right)\)
M dao động với biên độ cực đại thì \({\pi \over \lambda }\left( {{d_2} - {d_1}} \right) = (2k' + 1)\pi \Rightarrow {d_2} - {d_1} = (2k' + 1)\lambda \left( {k' \notin Z} \right)\left( 4 \right)\)
Từ (3) và (4) suy ra d1 = (k – k’)λ
Vì M gần A nhất nên k – k’ = 1 nên d1 = λ = 5cm
Chọn C
Một sóng cơ hình sin truyền trên trục Ox theo chiều từ O đến M rồi đến N với bước sóng λ = 4cm, phương trình dao động của phần tử tại O là u0 = 4cos20πt ( t tính bằng s). Hai điểm M và N nằm trên trục Ox ở cùng một phía so với O và đã có sóng truyền qua. Biết MN=1cm. Tại thời điểm t1, M đang là đỉnh sóng, tại thời điểm t2 = t1 + 1/30 s tốc độ của phần tử tại N là
Độ lệch pha giữa hai điểm M và N là \(\Delta \varphi = {{2\pi d} \over \lambda } = {{2\pi .1} \over 4} = {\pi \over 2}\left( {rad} \right)\)
=> M dao động sớm pha hơn N góc π/2
Ta có hình vẽ sau
Từ hình vẽ ta thấy tại thời điểm t + T/3 thì điểm N đang ở vị trí có li độ \(x = 2\sqrt 3 cm\)
Tốc độ dao động của phẩn tử sóng tại N khi đó là \(v = \omega \sqrt {{A^2} - {x^2}} = 20\pi \sqrt {{4^2} - {2^2}.3} = 40\pi \left( {cm/s} \right)\)
Chọn D
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right)\) V ( t tính bằng s) vào hai đầu mạch điện gồm điện trở thuần R=100Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C ghép nối tiếp. Tại thời điểm \(t = {1 \over {600}}\)s điện áp hai đầu tụ điện có giá trị bằng không. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là?
Điện áp hai đầu đoạn mạch \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + {\pi \over 6}} \right) \Rightarrow T = {{2\pi } \over \omega } = {{2\pi } \over {100\pi }} = {1 \over {50}}s\)
Tại thời điểm \(t = {1 \over {600}}s:{u_C} = {\rm{ }}0{\rm{ }} = > {\rm{ }}{\varphi _C} = {\rm{ }} - 2\pi /3{\rm{ }} = > {\rm{ }}{\varphi _i} = {\rm{ }} - {\rm{ }}\pi /6\)
Độ lệch pha giữa u và i là Δφ = π/3 rad
Áp dụng công thức \(\cos \varphi = {R \over Z} \Rightarrow Z = {R \over {\cos \varphi }} = {{100} \over {\cos {\pi \over 3}}} = 200\Omega \)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch
\(P = {{{U^2}R} \over {{Z^2}}} = {{{{220}^2}.100} \over {{{200}^2}}} = 121W\)
Chọn D
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng m=100g, k=100N/m. Từ vị trí cân bằng giữ vật để lò xo giãn 5cm theo phương thẳng đứng rồi thả nhẹ, con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10m/s2, mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
Độ giãn của lò xo tại VTCB: \(\Delta {\ell _0} = {{mg} \over k} = {{0,1.10} \over {100}} = 0,01m = 1cm\)
Ban đầu kéo giãn lò xo 5 cm rồi thả nhẹ => biên độ dao động A = 4 cm
Cơ năng dao động của con lắc \(W = {1 \over 2}k{A^2} = {1 \over 2}.100.0,{04^2} = 0,08J\)
Chọn A
Hai điểm sáng dao động trên cùng một đường thẳng, xung quanh vị trí cân bằng chung O, với phương trình dao động lần lượt là \({x_1} = 8\cos \left( {\omega t - {\pi \over 6}} \right)\) cm và \({x_2} = 4\sqrt 3 \cos \left( {\omega t - {\pi \over 3}} \right)\) cm. Khoảng cách giữa hai điểm sáng khi chúng có cùng giá trị vận tốc là
Biểu thức vận tốc của hai dao động lần lượt là
\({v_1} = - 8\omega \sin \left( {\omega t - {\pi \over 6}} \right);{v_2} = - 4\sqrt 3 \omega \sin \left( {\omega t - {\pi \over 3}} \right)\)
Khi hai điểm sáng có cùng vận tốc thì v1 = v2, nghĩa là
\(8\omega \cos \left( {\omega t + {\pi \over 3}} \right) = 4\sqrt 3 \omega \cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right)\)
\( \Leftrightarrow 2\cos \left( {\omega t + {\pi \over 6} + {\pi \over 6}} \right) = \sqrt 3 \cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right)\)
\( \Leftrightarrow 2\cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right)\cos {\pi \over 6} - 2\sin \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right)\sin {\pi \over 6} - \sqrt 3 \cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right) = 0\)
\( \Leftrightarrow \sin \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right) = 0 \Rightarrow \cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right) = 1\)
Khoảng cách giữa hai vật trong quá trình chuyển động được tính theo công thức
\(d = \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = \left| {4\cos \left( {\omega t + {\pi \over 6}} \right)} \right| = 4cm\)
Chọn B
Cho mạch điện như hình vẽ: E1 = 4V; E2 = 6V; r1 = r2 = 1Ω; R là biến trở. Thay đổi R để công suất trên R cực đại. Giá trị công suất cực đại đó bằng
Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn Eb = E1 + E2 = 10 V; rb = r1 + r2 = 2Ω
Công suất trên điện trở R được tính theo công thức
\(P = {I^2}R = {{E_b^2} \over {{{\left( {R + {r_b}} \right)}^2}}}R = {{E_b^2} \over {{{\left( {{{R + {r_b}} \over {\sqrt R }}} \right)}^2}}} = {{E_b^2} \over {{{\left( {\sqrt R + {{{r_b}} \over {\sqrt R }}} \right)}^2}}}\)
Để Pmax thì mẫu nhỏ nhất
Ta có \(\left( {\sqrt R + {{{r_b}} \over {\sqrt R }}} \right) \ge 2\sqrt {\sqrt R .{{{r_b}} \over {\sqrt R }}} = 2\sqrt {{r_b}} \)
Dấu “=” xảy ra khi \(sqrt R = {{{r_b}} \over {\sqrt R }} \Leftrightarrow R = {r_b}\)
Khi đó \({P_{\max }} = {{E_b^2} \over {4{r_b}}} = {{{{10}^2}} \over {4.2}} = 12,5W\)
Chọn A
Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng với tần số f = 25 Hz. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa một điểm cực đại và một điểm cực tiểu giao thoa liên tiếp là 1 cm. Sóng truyền trên mặt nước có tốc độ là
Khoảng cách giữa cực đại và cực tiêu liên tiếp trên đoạn thẳng nối hai nguồn là λ/4
Do đó, λ = 4 cm
Vận tốc truyền sóng là v = λf = 4.25 = 100 cm/s = 1 m/s
Chọn A
Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. M là một điểm nằm trên trục chính của thấy kính, P là một chất điểm dao động điều hoà quanh vị trí cân bằng trùng với. Gọi P’ là ảnh của P qua thấu kính. Khi P dao động theo phương vuông góc với trục chính, biên độ 5 cm thì P’ là ảnh ảo dao động với biên độ 10 cm. Nếu P dao động dọc theo trục chính của thấu kính với tần số 5 Hz, biên độ 2,5 cm thì P’ có tốc độ trung bình trong khoảng thời gian 0,2 s bằng:
Hệ số phóng đại của thấu kính: k = 10/5 = 2
Nếu P dao động biên độ 2,5cm thì P’ dao động biên độ A = 2,5k = 5cm
Tần số dao động của P bằng đúng tần số dao động của P’: T = 1/f = 0,2s
Trong 1 chu kỳ tốc độ trung bình của vật:
\(v=\frac{4A}{T}=\frac{20}{0,2}\) = 100cm/s = 1m/s
Chọn D
Một chiếc điện thoại di động được treo bằng sợi dây cực mảnh trong một bình thuỷ tinh kín đã hút hết không khí. Điện thoại dùng số thuê bao 0919888888 vẫn đang hoạt động bình thường và được cài nhạc chuông với âm lượng lớn nhất. Bạn A đứng gần bình thuỷ tinh trên và dùng điện thoại di động gọi số thuê bao 0919888888 đó, khi đó bạn A sẽ nghe thấy thế nào?
Vì bình thủy tinh hút hết không khí nên trở thành môi trường chân không. Sóng âm không truyền trong chân không. Vậy nên điện thoại vẫn liên lạc được mà không nghe thấy nhạc chuông.
Chọn C
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L một điện áp có biểu thức u= U0cos(ωt + φ). Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch là:
Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần
\(I=\frac{U}{{{Z}_{L}}}=\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{2}\omega L}\)
Chọn C
Máy biến áp là một thiết bị dùng để biến đổi
Máy biến áp dùng để thay đổi điện áp mà không thay đổi tần số dòng điện xoay chiều
Chọn B
Để đo cường độ xoay chiều chạy qua mạch, người ta mắc một ampe kế lí tưởng nối với đoạn mạch cần đo. Khi đó, số chỉ của ampe kế là giá trị nào dưới đây của cường độ dòng điện?
Ampe kế xoay chiều chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện.
Chọn C
Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không. Khi khoảng cách giữa hai điện tích là r thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là F. Khi khoảng cách giữa 2 điện tích là r/3 thì lực tương tác điện giữa chúng có độ lớn là
Lực tương tác điện giữa hai điện tích: \(F=\frac{k\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{{{r}^{2}}}\)
Khoảng cách giữa hai điện tích giảm đi 3 lần thì lực tương tác tăng lên 9 lần.
Chọn D
Một mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 thì điện tích trên tụ điện là:
\(\frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}+\frac{{{q}^{2}}}{q_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{i}^{2}}}{{{\omega }^{2}}q_{0}^{2}}+\frac{{{q}^{2}}}{q_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{({{6.10}^{-6}})}^{2}}}{{{\left( {{10}^{4}} \right)}^{2}}.{{({{10}^{-9}})}^{2}}}+\frac{{{q}^{2}}}{{{({{10}^{-9}})}^{2}}}=1\Rightarrow q={{8.10}^{-8}}C\)
Chọn A
Một vật khối lượng m = 100g thực hiện dao động tổng hợp của hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình dao động là x1 = 5cos(10t + π) (cm,s); x2 = 10cos(10t - \(\frac{\pi }{3}\)) (cm, s). Giá trị của lực tổng hợp tác dụng lên vật cực đại là:
Biên độ dao động tổng hợp: \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\text{cos}\Delta \varphi }=\sqrt{75}cm\)
\(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\Rightarrow k=m{{\omega }^{2}}=10N/m\)
Độ lớn lực tổng hợp cực đại là Fmax = kA = 0,5\(\sqrt{3}\) N
Chọn A
Hạt mang tải điện trong kim loại là:
Hạt tải điện trong kim loại là electron.
Chọn D
Một tụ điện có dung dịch kháng Zc mắc nối tiếp với điện trở R có giá trị bằng dung dịch kháng thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch vào mạng điện xoay chiều. Hệ số công suất của mạch là:
Mạch RC có tổng trở \(Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{C}^{2}}=R\sqrt{2}\)
Hệ số công suất của đoạn mạch: \(\cos \varphi =\frac{R}{Z}=\frac{1}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\)
Chọn A
Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 3 cm x 4 cm đặt trong từ trường dều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T, véctơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc là 300. Tính từ thông qua khung dây hình chữ nhật đó.
Từ thông qua mặt phẳng khung dây φ = Bscosα = 5.10-4.0,03.0,04.cos600 = 3.10-7Wb
Chọn D
Trong thí ngiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, quan sát vân giao thoa trên màn, người ta xác định được khoảng vân là 0,5 mm. Vị trí vân sáng bậc 4 là:
Vị trí vân sáng bậc 4 là x = 4i = 4.0,5 = 2mm
Chọn C
Mạch dao động LC lí tưởng tụ điện có điện dung 25 pF và cuộn cảm có độ tự cảm 4.10-4 H. Chu kì dao động của mạch là:
Chu kỳ của mạch dao động LC: \(T=\frac{2\pi }{\omega }=2\pi \sqrt{LC}\) = 2π.10-7s
Chọn C
Một dao động điều hoà khi vật có li độ x1 = 3 cm thì vận tốc của nó là v1 = 40 cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2 = 50 cm/s. Li độ của vật khi có vận tốc v3 = 30 cm/s là:
Áp dụng hệ thức độc lập: \({{A}^{2}}={{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\)
Thay số: \({{A}^{2}}={{3}^{2}}+\frac{{{40}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\)
\({{A}^{2}}=\frac{{{50}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\)
Từ hai phương trình trên ta được A = 5cm và ω = 10 rad/s
Vậy khi v3 = 30cm thì vật có li độ: \({{A}^{2}}=x_{3}^{2}+\frac{{{30}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}\Rightarrow {{x}_{3}}=\pm 4cm\)
Chọn D