Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Hoàng Xuân Hãn

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 46 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 152968

Độ cao là một đặc tính sinh lí phụ thuộc vào

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 152970

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là

Xem đáp án

Chọn đáp án D.

Phạm vi tác dụng của lực tương tác mạnh trong hạt nhân là trong phạm vi kích thước hạt nhân, vào cỡ 10-13 cm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 152971

Chiếu bức xạ đơn sắc có năng lượng phôton bằng ε vào kim loại có công thoát bằng A. Điều kiện để không có hiện tượng quang điện xảy ra là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Để xảy ra được hiện tượng quang điện thì năng lượng của ánh sáng kích thích phải đủ lớn, ít nhất phải đạt được bằng công thoát e của kim loại. Vậy để không xảy ra hiện tượng quang điện thì năng lượng photon ε < A.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 152972

Một chùm ánh sáng đơn sắc màu đỏ truyền từ không khí vào nước thì

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Tần số là đặc trưng riêng của ánh sáng nên khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác tần số của ánh sáng không đổi.

Sóng điện từ truyền trong nước chậm hơn trong không khí. Mà v = λ.f → bước sóng tỉ lệ thuận với tốc độ → Khi chùm ánh sáng đỏ truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi và bước sóng giảm.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 152973

Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật nhất của tia nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Tác dụng nhiệt là tính chất nổi bật của tia hồng ngoại.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 152974

Sóng cơ học không truyền được trong chân không còn sóng điện từ thì có thể.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Sóng cơ học không truyền được trong chân không còn sóng điện từ thì có thể.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 152976

Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 152978

Cho biết khối lượng hạt nhân \({}_{92}^{234}U\) là 233,9904 u. Biết khối lượng của hạt prôtôn và nơtrôn lần lượt là mp= 1,007276 u và mn= l,008665 u. Độ hụt khối của hạt nhân \({}_{92}^{234}U\) bằng

Xem đáp án

Độ hụt khối: \(\Delta m{{ }} = \left[ {Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right).{m_n}} \right] - {m_X}\)

\( \Rightarrow \Delta {m_{U234}} = 92.1,007276u + \left( {234 - 92} \right).1,008665u - 233,9904u = 1,909422u\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 152979

Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Gọi v là tốc độ của electron trên quỹ đạo K. Khi nhảy lên quỹ đạo N, electron có tốc độ bằng?

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} \text { Ta có }{r}_{\mathrm{n}}=\mathrm{n}^{2}{r}_{0} \\ \text { Mà }{F}_{\text {dien }}=\mathrm{F}_{\mathrm{ht}} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} \mathrm{k} \frac{\mathrm{q}_{0}^{2}}{\mathrm{r}_{0}^{2}}=\mathrm{m} \frac{\mathrm{v}^{2}}{\mathrm{r}_{0}} \\ \mathrm{k} \frac{\mathrm{q}_{0}^{2}}{\mathrm{r}_{4}^{2}}=\mathrm{m} \frac{\mathrm{v}_{4}^{2}}{\mathrm{r}_{4}} \end{array}\right. \end{array} \Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} \mathrm{k} \frac{\mathrm{q}_{0}^{2}}{\mathrm{r}_{0}^{2}}=\mathrm{m} \frac{\mathrm{v}^{2}}{\mathrm{r}_{0}} \\ \mathrm{k} \frac{\mathrm{q}_{0}^{2}}{256{r}_{0}^{2}}=\mathrm{m} \frac{\mathrm{v}_{4}^{2}}{16{r}_{0}} \end{array} \Leftrightarrow 256=\frac{16{v}^{2}}{\mathrm{v}_{4}^{2}} \Rightarrow{v}_{4}=\frac{\mathrm{v}}{4} .\right.. \)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 152980

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Nguồn có điện trở trong r = 1 , R1 = 2 , R2 = 3 , R3 = 6 .Tỉ số cường độ dòng điện mạch ngoài khi K ngắt và khi K đóng là \(\dfrac{{{I_{ngat}}}}{{{I_{dong}}}}\) bằng.

Xem đáp án

+ Khi k ngắt :

- Điện trở tương đương mạch ngoài ( R1 nt [R2//R3] ): RNngat = ( 2+2 ) = 4 .

- Cường độ dòng điện qua mạch chính khi k ngắt:

\({I_{ngat}} = \dfrac{E}{{{R_{Nngat}} + r}} = \dfrac{E}{{4 + 1}}.\)

+ Khi K đóng:

- Điện trở mạch ngoài chỉ còn R2// R3 :

\({R_{Ndong}} = \dfrac{{{R_3}{R_2}}}{{{R_3} + {R_2}}} = \dfrac{{6.3}}{{6 + 3}} = 2\,\Omega .\)

- Cường độ dòng điện qua mạch chính khi k đóng:

\({I_{dong}} = \dfrac{E}{{{R_{Ndong}} + r}} = \dfrac{E}{{2 + 1}}.\)

+ Tỉ số cường độ dòng điện mạch ngoài khi K ngắt và khi K đóng là

\(\dfrac{{{I_{ngat}}}}{{{I_{dong}}}} = \dfrac{{{R_{Ndong}} + r}}{{{R_{Nngat}} + r}} = \dfrac{{2 + 1}}{{4 + 1}} = \dfrac{3}{5}.\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 152981

Một vật dao động điều hòa, thương số giữa gia tốc và … có giá trị không đổi theo thời gian. Đại lượng còn thiếu trong dấu “…” là

Xem đáp án

Một vật dao động điều hòa, thương số giữa gia tốc và lực kéo về có giá trị không đổi theo thời gian.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 152982

Hai dao động điều hòa cùng phương có đồ thị mô tả như hình vẽ. Gọi (x1t1, x2t1), (x1t2, x2t2) lần lượt là các tọa độ của x1 và x2 ở các thời điểm t1 và t2 như trên đồ thị. Biểu thức đúng là

Xem đáp án

Tại thời điểm t1: \({x_{1t1}} = - 3cm;{x_{2t1}} = - 1,5cm\)

Tại thời điểm t2: \({x_{1t2}} = 1,5\sqrt 3 cm;\quad {x_{2t2}} = 0\)

=> \(\;{x_{1t1}} + {x_{2t1}} = - 4,5cm\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 152984

So với trong chân không thì bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong môi trường có chiết suất n đối với ánh sáng đơn sắc này sẽ

Xem đáp án

So với trong chân không thì bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong môi trường có chiết suất n đối với ánh sáng đơn sắc này sẽ giảm n lần.

Vì \({{{\lambda }}_n}{{ = }}\dfrac{{{{{\lambda }}_{{{ck}}}}}}{n}\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 152986

Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí, đặt hai điện tích \({q_1} = - 2,{7.10^{ - 6}}C\), \({q_2} = 6,{4.10^{ - 6}}C\). Xác định lực điện do hai điện tích này tác dụng lên \({q_3} = {4.10^{ - 6}}C\) đặt tại C. Biết AC = 6 cm, BC = 8 cm.

Xem đáp án

+ Các điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 các lực \(\overrightarrow {{F_{13}}} \) và \(\overrightarrow {{F_{23}}} \) có phương chiều như hình vẽ và độ lớn

\({F_{13}} = k\dfrac{{\left| {{q_1}{q_3}} \right|}}{{A{C^2}}} = 2,7N\),  \({F_{23}} = k\dfrac{{\left| {{q_2}{q_3}} \right|}}{{B{C^2}}} = 3,6N\)

+ Lực tổng hợp tác dụng lên q3 có phương chiều như hình vẽ, và độ lớn

\(F = \sqrt {F_{13}^2 + F_{23}^2} = 4,5N\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 152987

Biết h là hằng số Plăng, c là tốc độ ánh sáng trong chân không Nếu trong một môi trường ta biết được bước sóng của lượng tử bằng λ và năng lượng là \(\varepsilon \), thì chiết suất tuyệt đối của môi trường đó bằng

Xem đáp án

Bước sóng truyền trong môi trường có chiết suất n là λ thì bước sóng trong chân không là \({\lambda _0} = n\lambda \) nên \(\varepsilon = \dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = \dfrac{{hc}}{{n\lambda }} \Rightarrow n = \dfrac{{hc}}{{\varepsilon \lambda }}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 152990

Một bức xạ hồng ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,4 thì có bước sóng 3 µm và một bức xạ tử ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,5 có bước sóng 0,14 µm. Tỉ số năng lượng photôn 2 và photôn 1 là

Xem đáp án

\(\dfrac{\varepsilon_{2}}{\varepsilon_{1}}=\dfrac{\dfrac{h c}{\lambda_{2}}}{\dfrac{h c}{\lambda_{1}}}=\dfrac{\dfrac{h c}{n_{2} \lambda_{2}}}{\dfrac{h c}{n_{2} \lambda_{1}}}=\dfrac{n_{1} \lambda_{1}}{n_{2} \lambda_{2}}=\dfrac{3.1,4}{0,14.1,5}=20\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 152991

Đồng vị nNa24 là chất phóng xạ β-, trong 10 giờ đầu người ta đếm được 1015 hạt β- bay ra. Sau 30 phút kể từ khi đo lần đầu người ta lại thấy trong 10 giờ đếm được 2,5.1014 hạt β- bay ra. Tính chu kỳ bán rã của đồng vị nói trên.

Xem đáp án

Ta thấy \({t_3} - {t_2} = \Delta t = 10h\) và \({t_2} = 0,5h\) nên \(\dfrac{{\Delta {N_1}}}{{\Delta {N_2}}} = {e^{\dfrac{{\ln 2}}{T}{t_2}}} \Rightarrow \dfrac{{{{10}^{15}}}}{{2,{{5.10}^{14}}}} = {e^{\dfrac{{\ln 2}}{T}.10,5}} \Rightarrow T = 5,25\left( h \right) \)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 152992

Một nguồn âm điểm phát ra sóng âm theo mọi hướng trong một môi trường đồng tính, đẳng hướng. Tại một điểm M trong môi trường nhận được sóng âm. Nếu cường độ âm tại M tăng gấp 10 lần thì

Xem đáp án

Nếu cường độ âm tại M tăng gấp 10 lần thì mức cường độ âm tăng thêm 10 dB.

\({L_2} - {L_1} = 10\lg \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}} = 10\lg \dfrac{{10{I_1}}}{{{I_1}}} = 10(dB) > 0\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 152993

Cho phản ứng \(_{17}^{37}Cl + {\rm{ }}_1^1p \to {\rm{ }}_{18}^{37}Ar + {\rm{ }}_0^1n\). Phản ứng này tỏa ra hay thu vào bao nhiêu năng lượng?

Biết \({m_{Ar}} = 36,956889{\rm{ }}u,{\rm{ }}{m_{Cl}} = 36,956563{\rm{ }}u,{\rm{ }}{m_n} = 1,008665{\rm{ }}u,{\rm{ }}{m_p} = 1,007276{\rm{ }}u,{\rm{ }}1{\rm{ }}u = 931,5{\rm{ }}MeV/{c^2}\)

Xem đáp án

Bài cho biết khối lượng của các hạt trước và sau phản ứng nên ta sử dụng công thức

\(\Delta Q = \left( {{m_t} - {m_s}} \right).{c^2} = \left( {{m_{Cl}} + {m_p} - {m_{Ar}} - {m_n}} \right){c^2}.\)

\(= \left( {36,956563 + 1,007276 - 36,956889 - 1,008665} \right).931,5 \approx - 1,6\)

 Vậy phản ứng thu năng lượng 1,6 MeV.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 152995

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Young, Khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5 m. Trên màn, người ta đo khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 7 cùng phía so với vân trung tâm là 4,5 mm. Bước sóng dùng trong thì nghiệm là

Xem đáp án

\({x_7} - {x_2} = 7\dfrac{{\lambda D}}{a} - 2\dfrac{{\lambda D}}{a} = 5\dfrac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \dfrac{{\left( {{x_7}0{x_2}} \right)a}}{{5D}} = \dfrac{{4,{{5.10}^{ - 3}}{{.10}^{ - 3}}}}{{5.1,5}}0,{6.10^{ - 6}}\left( m \right).\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 152996

Trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Mạch tách sóng chỉ có ở máy thu thanh. nên trong sơ đồ khối của một máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch tách sóng.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 152997

Một con lắc lò xo được treo vào một điểm cố định đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc ly độ x của vật m theo thời gian t. Tần số dao động của con lắc lò xo có giá trị là

Xem đáp án

Mỗi ô có khoảng thời gian là 1/3 s

Từ đồ thị ta có 3 ô (từ ô thứ 2 đến ô thứ 5 có 5T/4 =1 s):

\(\dfrac{{5T}}{4} = 1s \Rightarrow T = 0,8s = > f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{1}{{0,8}} = 1,25Hz.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 153001

Cường độ dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà chỉ cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở trong trường hợp nào?

Xem đáp án

Cường độ dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà chỉ cùng pha với điện áp giữa hai đầu điện trở trong mọi trường hợp vì hiệu điện thế hai đầu điện trở thuần luôn cùng pha với cường độ dòng điện.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 153003

Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) có giá trị hiệu dụng U và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần L, biến trở R và tụ điện C. Gọi URL là điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây và biến trở R, UC là điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ C, UL là điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm thuần L. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của URL, UL và UC theo giá trị của biến trở R. Khi R = 2R0, thì điện áp hiệu dụng UL bằng:

Xem đáp án

Dễ thấy đồ thị nằm ngang không đổi là:

\(\begin{array}{l} {U_{RL}} = \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }}{{\sqrt {{R^2} + ({Z_L} - {Z_C})_{}^2} }} = \dfrac{U}{{\sqrt {1 + \dfrac{{{Z_C}({Z_C} - 2{Z_L})}}{{{R^2} + Z_L^2}}} }} = U.\\ \Leftrightarrow {Z_C} - 2{Z_L} = 0 \Rightarrow {Z_C} = 2{Z_L}(1) \end{array}\)

Tại R= 0: \({U_L} = \dfrac{{U{Z_L}}}{{\sqrt {{R^2} + ({Z_L} - {Z_C})_{}^2} }} = \dfrac{{U{Z_L}}}{{\sqrt {({Z_L} - 2{Z_L})_{}^2} }} = U.\]. Và \[{U_C} = 2U\)

Tại giao điểm URL và UC thì R= R0: \({U_{RL}} = {U_C} \Leftrightarrow U = \dfrac{{U.{Z_C}}}{{\sqrt {R_0^2 + Z_L^2} }}.\)

\( = > Z_C^2 = R_0^2 + Z_L^2 \Leftrightarrow 4Z_L^2 = R_0^2 + Z_L^2 \Rightarrow Z_L^{} = \dfrac{{{R_0}}}{{\sqrt 3 }};{Z_C} = \dfrac{{2{R_0}}}{{\sqrt 3 }}(2)\)

Khi R = 2R0, thì điện áp hiệu dụng UL: \({U_L} = \dfrac{{U{Z_L}}}{{\sqrt {{R^2} + ({Z_L} - {Z_C})_{}^2} }} = \dfrac{{U\dfrac{{{R_0}}}{{\sqrt 3 }}}}{{\sqrt {4{R_0}^2 + (\dfrac{{{R_0}}}{{\sqrt 3 }})_{}^2} }} = \dfrac{U}{{\sqrt {13} }}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 153006

Một vòng dây dẫn kín được đặt trong từ trường. Khi từ thông qua vòng dây biến thiên một lượng △Φ trong một khoảng thời gian △t thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là

Xem đáp án

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây là \({e_c} = - \dfrac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »