Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Lương Thúc Kỳ

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 54 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 153808

Trong một dao động điều hòa có chu kì \(T\) thì thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có gia tốc đại đến vị trí có gia tốc bằng một nửa gia tốc cực đại có giá trị là

Xem đáp án

Chọn C.

Thời gian để vật đi từ vị trí có gia tốc cực đại (\(x=-A\)) đến vị trí gia tốc bằng một nửa gia tốc cực đại (\(x=-\frac{A}{2}\)) là \(\frac{T}{6}\).

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 153809

Trong hiện tượng giao thoa sóng, hai nguồn kết hợp \(A\) và \(B\) dao động với cùng tần số và cùng pha ban đầu, số đường cực tiểu giao thoa nằm trong khoảng \(AB\) là

Xem đáp án

Chọn D.

Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng pha, số dãy cực tiểu giao thoa trong khoảng \(AB\) luôn là một số chẵn.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 153810

Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ta có thể coi giống như một máy biến áp ?

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có thể xem bộ kích điện acquy như một máy biến áp.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 153811

Sóng điện từ được dùng để truyền thông tin dưới nước là

Xem đáp án

Chọn D.

Sóng dài được sử dụng trong thông tin liên lạc dưới nước.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 153812

Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn B.

Các vật trên \({{2000}^{0}}\) vừa phát ra tia hồng ngoại vừa phát ra tia tử ngoại → B sai.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 153813

Động năng ban đầu cực đại của các quang êlêctrôn tách khỏi kim loại khi chiếu ánh sáng thích hợp không phụ thuộc vào

Xem đáp án

Chọn D.

Động năng ban đầu của e khi bức ra khỏi kim loại không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 153814

Gọi \({{m}_{p}},{{m}_{n}},{{m}_{X}}\) lần lượt là khối lượng của proton, nơtron và hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\). Năng lượng liên kết của một hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\) được xác định bởi công thức

Xem đáp án

Chọn A.

Năng lượng liên kết của hạt nhân được xác định bởi biểu thức: \(W=\left( Z.{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{X}} \right){{c}^{2}}\).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 153815

Hồ quang điện được ứng dụng trong

Xem đáp án

Chọn B.

Hồ quang điện được ứng dụng trong quá trình hàn điện.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 153816

Suất điện động cảm ứng trong một khung dây phẳng có biểu thức \(e={{E}_{0}}\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Khung dây gồm \(N\) vòng dây. Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây của khung là

Xem đáp án

Chọn D.

Từ thông cực đại qua mỗi vòng dây \({{\Phi }_{0}}=\frac{{{E}_{0}}}{N\omega }\).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 153817

Vật thật qua thấu kính phân kì

Xem đáp án

Chọn D.

Vật thật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo cùng chiều với vật.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 153818

Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang có tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì vận tốc có độ lớn 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là

Xem đáp án

Chọn B.

Ta có:

\(\omega =10\) rad/s; \(v=60\)cm/s.

\({{v}_{{{E}_{d}}={{E}_{t}}}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\omega A\)→ \(A=6\sqrt{2}\)cm.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 153819

Đặt vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm \(L\) một điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\). Cách nào sau đây có thể làm tăng cảm kháng của cuộn cảm

Xem đáp án

Chọn D.

Cảm kháng của cuộn dây \(Z=L\left( 2\pi f \right)\)→ ta có thể tăng cảm kháng của cuộn dây bằng cách tăng độ tự cảm \(L\) của cuộn cảm.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 153820

Một mạch dao động lí tưởng đang có dao động tự do. Tại thời điểm \(t=0\), điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất \(\Delta t\) thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của dao động này là

Xem đáp án

Chọn C.

Thời gian ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ giảm từ cực đại đến một nửa cực đại là \(\Delta t=\frac{T}{6}\)→ \(T=6\Delta t\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 153823

Phóng xạ và hạt nhân

Xem đáp án

Chọn D.

Phóng xạ và phân hạch đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 153824

Số nucleon có trong hạt nhân \({}_{11}^{23}Na\)là

Xem đáp án

Chọn A.

Quy ước kí hiệu hạt nhân \({}_{Z}^{A}X\)→ \(A=23\).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 153825

Hình vẽ bên mô tả hình ảnh đường sức điện của điện trường gây bởi hai điện tích điểm \(A\) và \(B\). Kết luận nào sau đây là đúng?

 

Xem đáp án

Chọn A.

\(A\) là điện tích dương và \(B\) là điện tích âm.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 153826

Một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động \(\xi \) và điện trở trong \(r\), mạch ngoài có một biến trở \(R\). Thay đổi giá trị của biến trở \(R\), khi đó đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn vào cường độ dòng điện trong mạch có dạng

Xem đáp án

Chọn D.

Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện \({{U}_{N}}=rI\)→ đồ thị có dạng là một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 153827

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi

Xem đáp án

Chọn C.

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 153828

Một con lắc đơn có chiều dài \(l\) được kích thích dao động bé với biên độ \({{\alpha }_{0}}\) tại nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Lực kéo về tác dụng lên con lắc tại vị trí biên được xác định bởi

Xem đáp án

Chọn C.

Lực kéo về có độ lớn cực đại tại biên \({{F}_{kv}}=mg{{\alpha }_{0}}\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 153829

Cho hai dao động điều hòa \({{x}_{1}}\) và \({{x}_{2}}\) cùng tần số và cùng vị trí cân bằng \(O\) trên trục \(Ox\). Đồ thị biễu diễn sự phụ thuộc của \({{x}_{1}}\) vào \({{x}_{2}}\) được cho như hình vẽ. Độ lệch pha giữa hai dao động này là

Xem đáp án

Chọn C.

Từ đồ thị, ta thấy:

hai dao động có cùng biên độ \(A\).

tại vị trí \({{x}_{2}}=0\) thì \({{x}_{1}}=\frac{A}{2}\) và đang tăng.

→ độ lệch pha giữa hai dao động là \(\Delta \varphi =\frac{\pi }{6}\) .

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 153830

Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi với hai đầu cố định. Biết \({{f}_{0}}=10\)Hz là tần số nhỏ nhất cho sóng dừng trên dây. Tần số nào sau đây không thể tạo được sóng dừng?

Xem đáp án

Chọn B.

Tần số cho được sóng dừng trên dây hai đầu cố định\({{f}_{n}}=n{{f}_{0}}\) (\(n\) là một số nguyên) → \(f=25\) Hz không thể gây được sóng dừng.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 153831

Hai điểm \(M\), \(N\) ở môi trường đàn hồi có sóng âm phát ra từ nguồn \(S\) truyền qua. Biết \(S\), \(M\), \(N\)thẳng hàng và \(SN=2SM\). Ban đầu, mức cường độ âm tại \(M\) là \(L\) dB. Nếu công suất của nguồn phát tăng lên 100 lần thì mức cường độ âm tại điểm \(N\) bằng

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:

 \(\left\{ \begin{align} & {{L}_{M}}=10\log \frac{P}{{{I}_{0}}4\pi S{{M}^{2}}} \\ & {{L}_{N}}=10\log \frac{100P}{{{I}_{0}}4\pi S{{N}^{2}}} \\ \end{align} \right.\)→ \({{L}_{N}}=L+10\log 100\frac{S{{M}^{2}}}{S{{N}^{2}}}=L+14\)dB.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 153833

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha có 5 cặp cực vào hai đầu đoạn mạch \(AB\) gồm điện trở thuần \(R=100\)Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac{41}{6\pi }\) H và tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{3\pi }\) F ghép nối tiếp với nhau. Biết tốc độ quay rôto của máy có thể thay đổi được. Nhận thấy rằng, khi tốc độ rôto của máy là \(n\) hoặc \(3n\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch có cùng giá trị. \(n\) bằng

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:

Cường độ dòng điện trong mạch:

\(I=\frac{\omega \Phi }{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( L\omega -\frac{1}{C\omega } \right)}^{2}}}}\)→ \(\frac{1}{{{C}^{2}}}\frac{1}{{{\omega }^{4}}}-\left( \frac{2L}{C}-{{R}^{2}} \right)\frac{1}{{{\omega }^{2}}}+{{L}^{2}}-{{\left( \frac{\Phi }{I} \right)}^{2}}=0\).

→ Hai giá trị của tần số góc cho cùng dòng điện hiệu dụng trong mạch thõa mãn\(\frac{1}{\omega _{1}^{2}}+\frac{1}{\omega _{2}^{2}}=2LC-{{R}^{2}}{{C}^{2}}\), với \({{\omega }_{2}}=3{{\omega }_{1}}\)

→ \(\frac{10}{9\omega _{1}^{2}}=2LC-{{R}^{2}}{{C}^{2}}\)→ \({{\omega }_{1}}=\sqrt{\frac{10}{9\left( 2LC-{{R}^{2}}{{C}^{2}} \right)}}=\sqrt{\frac{10}{9\left( 2\frac{41}{6\pi }\frac{{{10}^{-4}}}{3\pi }-{{100}^{2}}{{\left( \frac{{{10}^{-4}}}{3\pi } \right)}^{2}} \right)}}=50\pi \)rad/s.

\(f=pn\)→ \(n=\frac{f}{p}=\frac{\omega }{2\pi p}=\frac{50\pi }{2\pi .5}=5\)vòng/s.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 153834

Với \({{e}_{1}}\), \({{e}_{2}}\) và \({{e}_{3}}\) lần lượt là suất điện động của các cuộn dây trong máy phát điện xoay chiều bap ha. Tại thời điểm \({{e}_{1}}={{e}_{2}}=60\)V thì \({{e}_{3}}\) bằng      

Xem đáp án

Đáp án C.

Ta có:

\({{e}_{1}}={{e}_{2}}=60\)V.

\({{e}_{1}}+{{e}_{2}}+{{e}_{3}}=0\)→ \({{e}_{3}}=-{{e}_{1}}-{{e}_{2}}=-60-60=-120\)V.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 153835

Đoạn mạch điện gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp giữa hai đầu cuộn dây và dòng điện là \({{60}^{0}}\). Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn dây bằng điện áp hiệu dung ở hai đầu đoạn mạch và bằng 220 V. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là

Xem đáp án

Biễu diễn vecto các điện áp. Ta có:

\({{u}_{d}}\) lệch pha \(u\) góc \({{60}^{0}}\) → \(\widehat{BAC}={{60}^{0}}\).

\({{U}_{d}}=U=220\)V → \(AB=AC\) → \(\Delta ABC\) đều.

→ \({{U}_{C}}=BC=AB=220\)V.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 153837

Chiếu xiên góc một tia sáng đơn sắc từ không khí vào nước dưới góc tới \(i={{40}^{0}}\). Biết chiết suất của nước với ánh sáng đơn sắc là \(n=\frac{4}{3}\). Góc khúc xạ của tia sáng khi vào môi trường nước là

Xem đáp án

Chọn A.

Ta có:

\(i={{40}^{0}}\), \({{n}_{1}}=1\), \({{n}_{2}}=\frac{4}{3}\).

\({{n}_{1}}\sin i={{n}_{2}}\sin r\)→ \(r={{29}^{0}}\).

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 153838

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, hai photon có năng lượng lần lượt là \({{\varepsilon }_{1}}\) và \({{\varepsilon }_{2}}\) (\({{\varepsilon }_{2}}>{{\varepsilon }_{1}}\))  có tần số hơn kém nhau một lượng

Xem đáp án

Chọn A.

Độ chênh lệch tần số \(\Delta f=\frac{{{\varepsilon }_{1}}-{{\varepsilon }_{2}}}{h}\).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 153840

Người ta dùng một proton bắn phá hạt nhân \(X\) đang đứng yên tạo thành hai hạt \(\alpha \). Biết rằng các hạt \(\alpha \) bay ra với cùng tốc độ và các vectơ vận tốc của chúng hợp với nhau một góc \(\beta \). Cho rằng khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị \(u\) được lấy bằng số khối của chúng, phản ứng là tỏa năng lượng. Góc \(\beta \) có thể nhận giá trị bằng

Xem đáp án

Ta có:

\(\overrightarrow{{{p}_{p}}}=\overrightarrow{{{p}_{\alpha 1}}}+\overrightarrow{{{p}_{\alpha 2}}}\) → \({{m}_{p}}{{v}_{p}}=2{{m}_{\alpha }}{{v}_{\alpha }}\cos \left( \frac{\beta }{2} \right)\)

→ \(\cos \left( \frac{\beta }{2} \right)=\frac{1}{2}\left( \frac{{{m}_{p}}}{{{m}_{\alpha }}} \right)\left( \frac{{{v}_{p}}}{{{v}_{\alpha }}} \right)\) (1).

phản ứng là tỏa năng lượng

→ \(\Delta E=2{{K}_{\alpha }}-{{K}_{p}}>0\) → \(2\left( \frac{1}{2}{{m}_{\alpha }}v_{\alpha }^{2} \right)>\frac{1}{2}{{m}_{p}}v_{p}^{2}\)

→ \(\frac{{{v}_{p}}}{{{v}_{\alpha }}}<\sqrt{\frac{2{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{p}}}}\)(2).

Từ (1) và (2) → \(\cos \left( \frac{\beta }{2} \right)<\frac{1}{2}\left( \frac{{{m}_{p}}}{{{m}_{\alpha }}} \right)\sqrt{\frac{2{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{p}}}}=\frac{1}{2}\left( \frac{1}{4} \right)\sqrt{\frac{2.\left( 4 \right)}{1}}\approx 0,35\) → \(\beta >{{139}^{0}}\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 153841

Tiến hành thí nghiệm Y– âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({{\lambda }_{1}}\) và \({{\lambda }_{2}}\) trên màn, trong khoảng giữa hai vị trí có vân sáng trùng nhau liên tiếp có tất cả \(N\) vị trí mà ở mỗi vị trí đó có một bức xạ cho vân sáng. Biết \({{\lambda }_{1}}\) và \({{\lambda }_{2}}\)có giá trị nằm trong khoảng từ 400 nm đến 600 nm. \(N\) không thể nhận giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Giử sử \({{\lambda }_{2}}>{{\lambda }_{1}}\). Ta có:

\(\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}\) với \(\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}\) là phân số tối giản và \(1<\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}<\frac{{{\lambda }_{max}}}{{{\lambda }_{\min }}}=\frac{600}{400}=1,5\) hay \({{k}_{2}}<{{k}_{1}}<1,5{{k}_{2}}\) (1).

\(n={{k}_{1}}+{{k}_{2}}-2\)(2).

Từ (1) và (2) → \(\left\{ \begin{align} & {{k}_{2}}>\frac{n+2}{2,5} \\ & {{k}_{2}}<\frac{n+2}{2} \\ \end{align} \right.\)và \(\left\{ \begin{align} & {{k}_{1}}>\frac{n+2}{2,5} \\ & {{k}_{1}}<1,5\left( \frac{n+2}{2} \right) \\ \end{align} \right.\)

→ Thử các đáp án bài toán, ta nhận thấy rằng \(N=8\), không thõa mãn.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 153842

Cho hai chất điểm dao động điều hòa cùng vị trí cân bằng \(O\) trên trục \(Ox\) với biên độ lần lượt là \({{A}_{1}}=4\) cm và .\({{A}_{2}}=8\).cm. Biết độ lệch pha giữa hai dao động này là \(\Delta \varphi ={{60}^{0}}\), khoảng cách lớn nhất giữa hai chất điểm trong quá trình dao động là

Xem đáp án

Chọn D.

Khoảng cách lớn nhất giữa hai dao động:

 \({{d}_{max}}=\sqrt{A_{2}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \Delta \varphi }=\sqrt{{{4}^{2}}+{{8}^{2}}-2.4.8\cos {{60}^{0}}}=4\sqrt{3}\)cm.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 153843

Con lắc gồm vật nặng khối lượng \(m=100\)g, mang điện \(q={{10}^{-6}}\)C; lò xo có độ cứng \(k=100\)N/m được đặt trên một bề mặt nằm ngang có hệ số ma sát trượt \(\mu =0,1\). Ban đầu, kéo vật đến vị trí lò xo giãn một đoạn \(\Delta l=5\)cm, đồng thời thả nhẹ và làm xuất hiện trong không gian một điện trường với vecto cường độ điện trường xiên góc \(\alpha ={{60}^{0}}\) như hình vẽ, \(E={{10}^{6}}\)V/m. Lấy \(g={{\pi }^{2}}=10\)m/s2. Tốc độ của con lắc khi nó đi qua vị trí lò xo không biến dạng lần đầu tiên gần nhất giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Ta có:

\(m=100\)g; \(k=100\)N/m → \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}=\sqrt{\frac{100}{\left( {{100.10}^{-3}} \right)}}=10\pi \)rad/s.

dao động của con lắc cho đến khi đổi chiều chuyển động là một dao động điều hòa.

Tại vị trí cân bằng

\(qE\cos \alpha =k\Delta {{l}_{0}}+\mu \left( mg+qE\sin \alpha\right)\)→ \(\Delta {{l}_{0}}=\frac{qE\cos \alpha -\mu \left( mg+qE\sin \alpha\right)}{k}=0,44\)cm.

biên độ dao động \(A=\Delta l+\Delta {{l}_{0}}=5+0,44=5,44\)cm.

Vị trí lò xo không biến dạng, được biểu diễn bằng điểm \(M\) trên đường tròn. Từ hình vẽ, ta có

\(v=\omega A\sin \beta =\omega A\sqrt{1-{{\left( \frac{\Delta {{l}_{0}}}{A} \right)}^{2}}}=\left( 10\pi  \right).\left( 5,44 \right).\sqrt{1-{{\left( \frac{0,44}{5,44} \right)}^{2}}}\approx 170\)cm/s.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 153844

Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn \(A\), \(B\) dao động với theo trình \(u=a\cos \left( 2\pi t \right)\), cách nhau một khoảng \(8\lambda \) cm (với \(\lambda \) là bước sóng của sóng). Trên mặt nước, tia \(By\) vuông góc với \(AB\) tại \(B\). \(M\) và \(N\) là hai điểm nằm trên \(By\), \(M\) dao động với biên độ cực đại cùng pha với nguồn, gần \(B\) nhất; \(N\)cũng là một đểm dao động với biên độ cực đại cùng pha với nguồn nhưng xa \(B\) nhất. \(MN\) bằng

Xem đáp án

Để đơn giản, ta chọn \(\lambda =1\). Ta có:

điều kiện cực đại cùng pha \(\left\{ \begin{align} & {{d}_{1}}-{{d}_{2}}=k \\ & {{d}_{1}}+{{d}_{2}}=n \\ \end{align} \right.\), \(n\) và \(k\) cùng chẵn hoặc cùng lẻ.

→ \({{d}_{1}}=\frac{n+k}{2}\) và \({{d}_{2}}=\frac{n-k}{2}\).

từ hình vẽ \(d_{1}^{2}=d_{2}^{2}+{{d}^{2}}\)→ \(n=\frac{{{d}^{2}}}{k}\).

\(k\)

\(n\)

1

64

2

32

4

16

Lập bảng giá trị. Từ bảng ta nhận thấy rằng

\(M\) thuộc cực đại \(k=4\) và \(n=6\) → \({{d}_{2M}}=1\).

\(N\) thuộc cực đại \(k=1\) và \(n=64\) → \({{d}_{2N}}=31,5\)

→ \(MN={{d}_{2N}}-{{d}_{2M}}=30,5\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 153845

Một sợi dây căng ngang với đầu \(B\) cố định, đầu \(A\) nối với nguồn sóng thì trên dây có sóng dừng. Biên độ của bụng sóng là 6 cm và khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần sợi dây duỗi thẳng là \(\Delta t=0,01\)s. Biết hình ảnh của sợi dây tại thời điểm \(t\) có dạng như hình vẽ. Vận tốc tương đối cực đại giữa hai điểm \(M\), \(N\) là

Xem đáp án

Ta có:

\(\frac{T}{2}=0,01\)s → \(T=0,02\)s và \(\omega =100\pi \) rad/s.

\({{a}_{M}}={{a}_{N}}=\frac{{{a}_{bung}}}{2}\) → \({{v}_{Mmax}}={{v}_{Nmax}}=\omega {{a}_{M}}=\left( 100\pi  \right).\left( 6 \right)=600\pi \)mm/s.

\(M\) và \(N\) thuộc hai bó dao động ngược pha nhau.

→ \(\Delta {{v}_{max}}={{v}_{Mmax}}+{{v}_{Nmax}}=1200\pi \)mm/s.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 153846

Điện năng được truyền từ nơi phát đến một khu dân cư bằng đường dây một pha với hiệu suất truyền tải là 80%. Coi hao phí điện năng chỉ do tỏa nhiệt trên đường dây và không vượt quá 20%. Nếu công suất sử dụng điện của khu dân cư này tăng 50% và giữ nguyên điện áp ở nơi phát thì hiệu suất truyền tải điện năng trên chính đường dây đó gần nhất giá trị nào sao đây?

Xem đáp án
  • Lúc đầu
  • Công suất
  • Dòng điện
  • Hao phí
  • Tiêu thụ
  •  
  • \(P\)
  • \(I\)
  • 20
  • 80
  • Lúc sau
  • \(nP\)
  • \({{n}^{2}}I\)
  • \({{n}^{2}}20\)
  • 120

Chọn B.

Nhận thấy rằng, trong trường hợp thứ hai của bài toán truyền tải, công suất nơi tiêu thụ tăng → do đó công suất truyền tải lúc sau cũng phải tăng theo.

Vì điện áp ở nơi truyền tải được giữ không đổi, nếu tăng \(nP\) thì dòng điện lúc sau là \(nI\). Ta lập bảng tỉ lệ

Ta có

\(100n=20{{n}^{2}}+120\) → \(n=3\) hoặc \(n=2\).

\(n=2\) thì \(\frac{\Delta P}{P}=\frac{20n}{100}=0,4\) → \(H=0,6\) (nhận).

\(n=3\) thì \(\frac{\Delta P}{P}=\frac{20n}{100}=0,6>0,5\) → \(H=0,4\) (loại).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 153847

Poloni \({}_{84}^{210}Po\) là một chất phóng xạ phát ra một hạt \(\alpha \) và biến thành hạt nhân chì \({}_{82}^{206}Pb\). Cho rằng toàn bộ hạt nhân chì \({}_{82}^{206}Pb\) sinh ra đều có trong mẫu chất. Tại thời điểm \({{t}_{1}}\) tỉ số giữa hạt \({}_{84}^{210}Po\) và số hạt \({}_{82}^{206}Pb\)có trong mẫu là \(\frac{1}{7}\). Tại thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+\Delta t\) thì tỉ số đó là \(\frac{1}{31}\). Tại thời điểm \({{t}_{3}}={{t}_{1}}-\Delta t\) thì tỉ số giữa khối lượng của hạt \({}_{84}^{210}Po\) và \({}_{82}^{206}Pb\)có trong mẫu là

Xem đáp án

Ta có:

Tỉ số giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu tại thời điểm \({{t}_{1}}\) là

\(\frac{{{N}_{Po}}}{{{N}_{Pb}}}=\frac{{{N}_{0}}{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}}{{{N}_{0}}\left( 1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}} \right)}\)↔ \(\frac{{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}}{1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}}=\frac{1}{7}\)→ \({{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}=0,125\).

Tỉ số giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu tại thời điểm \({{t}_{2}}={{t}_{1}}+\Delta t\) là

\(\frac{{{{{N}'}}_{Po}}}{{{{{N}'}}_{Pb}}}=\frac{{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}+\Delta t}{T}}}}{1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}+\Delta t}{T}}}}\)↔ \(\frac{{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}{{2}^{-\frac{\Delta t}{T}}}}{1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}{{2}^{-\frac{\Delta t}{T}}}}=\frac{1}{31}\)→ \({{2}^{-\frac{\Delta t}{T}}}=0,25\).

→ Tỉ số giữa số hạt nhân Po và Pb trong mẫu tại thời điểm \({{t}_{3}}={{t}_{1}}-\Delta t\) sẽ là

\(\frac{{{{{m}''}}_{Po}}}{{{{{m}''}}_{Pb}}}=\frac{{{A}_{Po}}{{{{N}''}}_{Po}}}{{{A}_{Pb}}{{{{N}''}}_{Pb}}}=\frac{{{A}_{Po}}}{{{A}_{Pb}}}\frac{{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}-\Delta t}{T}}}}{1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}-\Delta t}{T}}}}\) ↔ \(\frac{210}{206}\frac{{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}{{2}^{\frac{\Delta t}{T}}}}{1-{{2}^{-\frac{{{t}_{1}}}{T}}}{{2}^{\frac{\Delta t}{T}}}}=\frac{210}{206}\frac{0,125.4}{1-0,125.4}=\frac{105}{103}\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »