Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Lý Thường Kiệt

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 87 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 152608

Biết \({{I}_{0}}\) là cường độ âm chuẩn. Tại điểm có cường độ âm I thì mức cường độ âm là 

Xem đáp án

Ta có, mức cường độ âm: \(L=\log \frac{I}{{{I}_{0}}}(B)=10\log \frac{I}{{{I}_{0}}}(dB)\)

Chọn B. 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 152609

Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?

Xem đáp án

Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn trên mét.

Chọn D. 

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 152610

Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, người ta sử dụng nguồn sáng gồm các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, chàm và tím. Vân sáng gần vân trung tâm nhất là vân sáng của ánh sáng màu: 

Xem đáp án

Ta có vân sáng gần vân trung tâm nhất ứng với ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất (do \({{x}_{s}}=ki=k\frac{\lambda D}{a}\))

⇒ Trong các ánh sáng của nguồn, vân sáng gần vân trung tâm nhất là ánh sáng chàm. Chọn D. 

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 152611

Sóng cơ truyền được trong các môi trường 

Xem đáp án

Sóng cơ truyền được trong các môi trường: Rắn, lỏng và khí. 

Chọn A. 

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 152612

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

Xem đáp án

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số của cả hai sóng đều không đổi.     

Chọn C. 

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 152613

Một ánh sáng đơn sắc lan truyền trong chân không với bước sóng λ. Lượng tử năng lượng của ánh sáng này được xác định bởi: 

Xem đáp án

Năng lượng của ánh sáng: \(\varepsilon =hf=\frac{hc}{\lambda }\)

Chọn D. 

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 152614

Trong chân không bức xạ có bước sóng nào sau đây là bức xạ hồng ngoại: 

Xem đáp án

Bức xạ hồng ngoại là bức xạ có bước sóng lớn hơn 0,76μm 

Chọn A. 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 152616

Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tử ngoại, đơn sắc màu lục. Tia có tần số nhỏ nhất là: 

Xem đáp án

Ta có tia hồng ngoại có bước sóng lớn nhất trong các tia nên tia hồng ngoại có tần số nhỏ nhất trong các tia đó. 

Chọn B. 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 152617

Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây của cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp lần lượt là Nvà N2. Nếu máy biến áp này là máy hạ áp thì: 

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)

Máy biến áp là máy hạ áp \(\Rightarrow {{U}_{2}}<{{U}_{1}}\Rightarrow \frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}<1\) Chọn D. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 152618

Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng ánh sáng

Xem đáp án

Giới hạn quang điện của các kim loại như bạc, đồng, kẽm, nhôm nằm trong vùng ánh sáng

 tử ngoại có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng tím \(\lambda <0,38\mu m\).

 Chọn A. 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 152619

Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi? 

Xem đáp án

Khi sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì tần số của sóng không đổi.

Chọn A. 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 152620

Mạch dao động gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc dao động riêng của mạch xác định bởi 

Xem đáp án

Tần số góc của dao động của mạch LC: \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\).

Chọn A. 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 152621

Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos 2\pi ft(V)\) có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi \(f={{f}_{0}}\) thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của \({{f}_{0}}\) là 

Xem đáp án

Khi có cộng hưởng điện \({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\Rightarrow {{\omega }_{0}}L=\frac{1}{{{\omega }_{0}}C}\Rightarrow {{\omega }_{0}}=\frac{1}{\sqrt{LC}}\)

⇒ Tần số khi cộng hưởng điện: \({{f}_{0}}=\frac{{{\omega }_{0}}}{2\pi }=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\) .

Chọn D. 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 152622

Công thức tính chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là:

Xem đáp án

Chu kì dao động của con lắc đơn \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 152623

Một sóng cơ có tần số f, truyền trên một sợi dây đàn hồi với tốc độ v và có bước sóng λ. Hệ thức đúng là?

Xem đáp án

+ Biểu thức liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v và tần số f là v = λf.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 152624

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, nếu rôto có p cặp cực và quay với vận tốc n vòng/phút thì tần số của dòng điện phát ra là

Xem đáp án

+ Tần số của máy phát điện \(f=\frac{pn}{60}\).

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 152625

Đặt điện áp u = U0cos(ωt + 0,25π) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φi) . Giá trị của \({{\varphi }_{i}}\) bằng

Xem đáp án

+ Đối với đoạn mạch chỉ chứa tụ thì dòng điện trong tụ sớm pha hơn điện áp một góc 0,5π → φi = 0,25π + 0,5π = 0,75π.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 152626

Gọi N1 và N2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến áp lí tưởng. Nếu mắc hai đầu của cuộn sơ cấp điện áp hiệu dụng là U1. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp sẽ là

Xem đáp án

+ Công thức máy biến áp\({{U}_{2}}={{U}_{1}}\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 152627

Chọn câu đúng nhất. Điều kiện để có dòng điện    

Xem đáp án

+ Điều kiện để có dòng điện là có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 152628

Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc riêng là ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0, cường độ dòng điện cực đại I0 qua cuộn dây được tính bằng biểu thức

Xem đáp án

+ Công thức liên hệ giữa cường độ dòng điện cực đại I0 và điện tích cực đại q0 trên bản tụ là : I0 = ωq0.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 152629

Chọn phương án đúng. Quang phổ liên tục của một vật nóng sáng

Xem đáp án

+ Quang phổ liên tục chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn phát mà không phụ thuộc vào bản chất của nguồn phát.

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 152630

Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện, công thoát electron A của kim loại, hằng số Planck h và tốc độ ánh sáng trong chân không c là

Xem đáp án

+ Công thức liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A với hằng số h và c: \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\).

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 152631

Lực tương tác nào sau đây không phải là lực từ ?

Xem đáp án

+ Lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên là lực tĩnh điện, không phải lực từ.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 152632

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 6cosπt (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động là

Xem đáp án

+ Tốc độ lớn nhất của chất điểm trong quá trình dao động vmax = ωA = 6π cm/s.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 152633

Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-5 W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó là

Xem đáp án

+ Mức cường độ âm tại điểm có cường độ âm I: \(L=10\log \frac{I}{{{I}_{0}}}=10\log \frac{{{10}^{-5}}}{{{10}^{-12}}}=70\) dB.

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 152634

Gọi λch, λc, λl,  λv  lần lượt là bước sóng của các tia chàm, cam, lục, vàng. Sắp xếp thứ tự nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

+ Thứ tự đúng là λc > λv > λl > λch.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 152635

Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng 0,5 μm. Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?

Xem đáp án

+ Bước sóng của ánh sáng kích thích luôn ngắn nhơn bước sóng huỳnh quang, vậy bước sóng 0,6 μm không thể gây ra hiện tượng phát quang.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 152636

Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với \({{A}_{X}}=2{{\text{A}}_{Y}}=0,5{{\text{A}}_{Z}}\). Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

Xem đáp án

+ Để dễ so sánh, ta chuẩn hóa AY = 1 → \(\left\{ \begin{align} & {{A}_{X}}=2 \\ & {{A}_{Z}}=4 \\ \end{align} \right.\)

Hạt nhân Z có năng lượng liên kết nhỏ nhất nhưng số khối lại lớn nhất nên kém bền vững nhất, hạt nhân Y có năng lượng liên kết lớn nhất lại có số khối nhỏ nhất nên bền vững nhất

Vậy thứ tự đúng là Y, X và Z

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 152637

Cho phản ứng hạt nhân \({}_{17}^{35}Cl+{}_{Z}^{A}X\to n+{}_{18}^{37}\text{Ar}\). Trong đó hạt X có

Xem đáp án

+ Phương trình phản ứng: \({}_{17}^{35}Cl+{}_{1}^{3}X\to {}_{0}^{1}n+{}_{18}^{37}Ar\)→ Hạt nhân X có Z = 1 và A = 3.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 152639

Trên vành của một kính lúp có ghi 10x, độ tụ của kính lúp này bằng

Xem đáp án

+ Kính lúp có ghi 10× → G = 10.

Người ta thường lấy điểm cực cận của mắt là 25 cm.

→ \({{G}_{\infty }}=\frac{O{{C}_{C}}}{f}\) → \(f=\frac{0,25}{10}=0,025\)m → D = 40 dp.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 152640

Một con lắc lò xo nằm ngang dao động theo phương trình \(x=5\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\)  (x tính bằng cm; t tính bằng s). Kể từ t = 0, lò xo không biến dạng lần đầu tại thời điểm

Xem đáp án

+ Lò xo không biến dạng tại vị trí cân bằng.

→ Biểu diễn dao động của vật tương ứng trên đường tròn.

+ Từ hình vẽ ta thấy rằng khoảng thời gian tương ứng là

\(t=\frac{5}{12}T=\frac{5}{12}\)s

 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 152641

Tại một phòng thí nghiệm, học sinh A sử dụng con lắc đơn để đo gia tốc rơi tự do g bằng phép đo gián tiếp. Kết quả đo chu kì và chiều dài của con lắc đơn là T = 1,919 ± 0,001s và l = 0,900 ± 0,002 m. Bỏ qua sai số của số π. Cách viết kết quả đo nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

+ Ta có \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)→ \(\overline{g}={{\left( 2\pi  \right)}^{2}}\frac{\overline{l}}{\overline{{{T}^{2}}}}=9,64833\)m/s2

→ Sai số tuyệt đối của phép đo: \(\Delta g=\overline{g}\left( \frac{\Delta l}{\overline{l}}+2\frac{\Delta T}{\overline{T}} \right)=0,0314\)m/s2

Ghi kết quả: \(T=9,648\pm 0,031\) m/s2

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 152642

Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số, cách nhau AB = 8 cm tạo ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ = 2 cm. Một đường thẳng (∆) song song với AB và cách AB một khoảng là 2 cm, cắt đường trung trực của AB tại điểm C. Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu trên (∆) là

Xem đáp án

+ Để M là cực tiểu và gần trung trực của của AB nhất thì M phải nằm trên cực tiểu ứng với k = 0.

→ d2 – d1 = (0 + 0,5)λ = 1 cm.

Từ hình vẽ, ta có:

\(\left\{ \begin{align} & d_{1}^{2}={{2}^{2}}+{{x}^{2}} \\ & d_{2}^{2}={{2}^{2}}+{{\left( 8-x \right)}^{2}} \\ \end{align} \right.\)→ \(\sqrt{{{2}^{2}}+{{\left( 8-x \right)}^{2}}}-\sqrt{{{2}^{2}}+{{x}^{2}}}=1\)

→ Giải phương trình trên ta thu được x = 3,44 cm.

Vậy khoảng cách ngắn nhất giữa M và trung trực AB là 4 – 3,44 = 0,56 cm.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 152643

Một sợi dây AB = 120 cm, hai đầu cố định, khi có sóng dừng ổn định trên sợi dây xuất hiện 5 nút sóng. O là trung điểm dây, M, N là hai điểm trên dây nằm về hai phía của O, với OM = 5 cm, ON = 10 cm, tại thời điểm t vận tốc dao động của M là 60 cm/s thì vận tốc dao động của N là:

Xem đáp án

Sóng dừng xuất hiện trên dây có hai đầu cố định gồm 5 nút sóng → có 4 bó sóng.

→ Bước sóng trên dây : λ = 0,5l = 0,5.120 = 60 cm.

+ M và N nằm đối xứng với nhau qua một nút sóng, do vậy chúng dao động ngược pha nhau

→ Với hai dao động ngược pha, ta luôn có tỉ số :

\(\frac{{{v}_{N}}}{{{v}_{M}}}=\frac{{{v}_{N}}}{60}=-\frac{{{A}_{N}}}{{{A}_{M}}}=-\frac{\left| \sin \frac{2\pi ON}{\lambda } \right|}{\left| \sin \frac{2\pi OM}{\lambda } \right|}=\frac{\left| \sin \frac{2\pi .10}{60} \right|}{\left| \sin \frac{2\pi .5}{60} \right|}=-\sqrt{3}\)→ \({{v}_{N}}=-60\sqrt{3}\)cm/s.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 152644

Một mạch điện không phân nhánh gồm điện trở R = 100 Ω, cuộn thuần cảm có L thay đổi được và tụ có điện dung C. Mắc mạch vào nguồn có điện áp \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\) V. Thay đổi L để điện áp hai đầu điện trở có giá trị hiệu dụng UR = 100 V. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là

Xem đáp án

+ Thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch UR = U = 100 V → mạch xảy ra cộng hưởng → Z = R = 100 Ω và i cùng pha với u.

→ \(i=\frac{u}{R}=\frac{100\sqrt{2}}{100}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\)A.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 152645

Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2 T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là

Xem đáp án

Tần số góc chuyển động quay của khung dây ω = 2πn = 4π rad/s.

+ Từ thông qua mạch

\(\Phi =NB\text{S}\cos \left( \omega t+\pi  \right)=\underbrace{100.0,{{2.600.10}^{-4}}}_{1,2}\cos \left( 4\pi t+\pi  \right)\)Wb

→ Suất điện động cảm ứng trong khung dây: \(e=-\frac{d\Phi }{dt}=4,8\pi \sin \left( 4\pi t+\pi  \right)\)V.

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 152646

Thí nghiệm giao thoa Yang với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách giữa hai khe a = 1 mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 5,25 mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa và dọc theo đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe một đoạn 0,75 m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là

Xem đáp án

+ Ta có : \(\left\{ \begin{align} & {{x}_{M}}=5\frac{D\lambda }{a} \\ & {{x}_{M}}=3,5\frac{\left( D+0,75 \right)\lambda }{a} \\ \end{align} \right.\)→ 5D = 3,5(D + 0,75) → D = 1,75 m.

→ Bước sóng dùng trong thí nghiệm

\({{x}_{M}}=5\frac{D\lambda }{a}\) → \(\lambda =\frac{xa}{5\text{D}}=\frac{5,{{25.10}^{-3}}{{.1.10}^{-3}}}{5.1,75}=0,6\)μm.

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 152647

Một cái bể sâu 2 m chứa đầy nước. Một tia sáng Mặt Trời rọi vào mặt nước bể dưới góc tới i = 300. Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ và ánh sáng tím lần lượt là nđ = 1,328 và nt = 1,361. Bề rộng của quang phổ do tia sáng tạo ra ở đáy bể nằm ngang bằng:

Xem đáp án

+ Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng : sini = nsinr → \(\left\{ \begin{align} & {{r}_{d}}=ar\sin \left( \frac{\sin i}{{{n}_{d}}} \right) \\ & {{r}_{t}}=ar\sin \left( \frac{\sin i}{{{n}_{t}}} \right) \\ \end{align} \right.\)

+ Bề rộng quang phổ : L = h(tanrd – tanrt)

→ Thay các giá trị vào biểu thức, ta thu được : L ≈ 22,83 mm.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »