Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyễn Công Trứ
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
60 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một nguồn âm là nguồn điểm phát âm đẳng hướng trong không gian. Giả sử không có sự hấp thụ và phản xạ âm.Tại một điểm cách nguồn âm 10m thì mức cường độ âm là 80 dB. Tại điểm cách nguồn âm 1m thì mức cường độ âm là
Áp dụng công thức tính nhanh:
\(L_1-L_2=20log(\frac{R_2}{R_1})\)
\(\Rightarrow 80-L_2=20log(\frac{1}{10})\)
\(\Rightarrow L_2=100\)
Đáp án B
Đơn vị đo cường độ âm là
Cường độ âm I = P/\(4\pi r^2\), với P tính bằng W, r tính bằng m ⇒ đơn vị của I là W/m2
Đáp án B
Đặt điện áp u = U0 cos100\(\pi\)t (t tính bằng s) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = \(\frac{1}{\pi}\) (H). Cảm kháng của cuộn dây là mấy?
\(Z_L=L.\omega =1/\pi.100\pi = 100\Omega\)
Đáp án C
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
+ Theo thuyết electron, vật nhiễm điện dương khi vật đã thiếu electron.
Chọn đáp án B
Công của nguồn điện được xác định theo công thức nào sau đây ?
+ Công của nguồn điện được xác định bằng biểu thức A = \(\xi It\) .
Công thức nào sau đây là công thức định luật Faraday?
\(I = \frac{{m.F.n}}{{t.A}}\)
Đáp án C
Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
+ Sự cộng hưởng xảy ra khi tần số dao động bằng tần số dao động riêng của hệ
Hai dao động thành phần có cùng tần số và có biên độ A1 và A2. Biên độ dao động tổng hợp A của hai dao động thành phần có giá trị nào sau đây chắc chắn không hợp lý.
+ Điều kiện thỏa: \(\left| {{A_1} - {A_2}} \right| \le A \le {A_1} + {A_2} \Rightarrow \) D chắc chắn không hợp lý
Gọi λ là bước sóng. Xét sóng truyền trên dây đàn hồi dài vô hạn, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kề nhau là
+ Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kề nhau là một bước sóng λ
Xét hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây AB đàn hồi. Nếu đầu A nối với nguồn dao động, đầu B cố định thì sóng tới và sóng phản xạ tại B sẽ
+ Dầu B cố định thì sóng phản xạ ngược pha với sóng tới
Các đặc tính sinh lí của âm gồm
+ Đặc trưng sinh lý của âm gồm: Độ cao, độ to, âm sắc.
+ Đặc trưng vật lý của âm gồm: Tần số, cường độ âm, đồ thị âm.
Cho đoạn mạch gồm điện trở có giá trị R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch. Công thức tính tổng trở của đoạn mạch này là
+ Đoạn mạch chỉ có điện trở R và tụ điện có điện dung C: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {\frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} \)
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(2πft) V, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là
+ Tần số để mạch RLC có hiện tượng cộng hưởng \({f_0} = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Trong thực tế, khi truyền tải điện năng đi xa bằng dòng điện xoay chiều thì phương án tối ưu được chọn là dùng
+ Công suất hao phí: \(\Delta P = R.\frac{{{P^2}}}{{{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
→ Để giảm hao phí thì điện áp khi truyền đi có giá trị lớn.
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
+ Sơ đồ khối máy phát thanh vô tuyến không có mạch tách sóng.
Khi nói về quang phổ vạch phát xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?
+ Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng
Tia X không có tính chất nào sau đây ?
+ Tia X có bản chất là sóng điện từ, không mang điện → Không bị lệch khi chuyển động trong điện trường và từ trường
Tia Rơnghen được ứng dụng trong máy “chiếu, chụp X quang” là dựa vào tính chất nào sau đây”
+ Tia rơn ghen có tính đâm xuyên mạnh nên được ứng dụng trong m áy chiếu chụp X - quang.
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang điện?
+ Hiện tượng quang điện là hiện tượng êlectron bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng
Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính các quỹ đạo dừng: K; L; M; N; O; … của electron tăng tỉ lệ với bình phương của các số nguyên liên tiếp. Quỹ đạo dừng K có bán kính r0 ( bán kính Bo). Quỹ đạo dừng N có bán kính
+ n = 4 => rn = n2r0 = 16r0.
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) (trong đó U > 0, ω > 0) vào hai đầu cuộn thuần cảm có độ tự cảm L. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm: \(I = \frac{U}{{\omega L}}\)
Hai khung dây tròn có mặt phẳng song song với nhau đặt trong từ trường đều. Khung dây một có đường kính 20 cm và từ thông qua nó là 30 Wb. Khung dây hai có đường kính 40 cm, từ thông qua nó là
+ Từ thông qua khung dây \({\Phi _2} = 2{\Phi _1} = 60\left( {{\rm{W}}b} \right)\)
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 5cos(4πt + π/4) cm. Pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 2,5 s là
+ Pha dao động tại thời điểm \(t = 2,5s:4\pi .2,5 + \frac{\pi }{2} = 10,5\pi \)
Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,09 s. Âm do lá thép phát ra là
\(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,09}} = 11,1Hz < 16Hz \Rightarrow \) Hạ âm
Một đường dây dẫn gồm hai dây có tổng điện trở R = 5 Ω dẫn dòng điện xoay chiều đến công tơ điện. Một động cơ điện có công suất cơ học 1,496 kW có hệ số công suất 0,85 và hiệu suất 80% mắc sau công tơ. Biết động cơ hoạt động bình thường và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu công tơ bằng 220 V. Tìm điện năng hao phí trên đường dây tải trong 5h.
+ Công suất tiêu thụ điện: \(P = \frac{{{P_i}}}{H} \Rightarrow UI\cos \varphi = \frac{{{P_i}}}{H} \Rightarrow 220.I.0,86 = \frac{{1,{{496.10}^3}}}{{0,8}} \Rightarrow I = 10\left( A \right)\)
+ Điện năng hao phí trên đường dây sau 5 h:
\(\Delta A = \Delta Pt = {I^2}Rt = {10^2}.5.5\left( h \right) = 2500\left( h \right) = 2500\left( {Wh} \right) = 2,5\left( {kWh} \right)\)
Một sóng điện từ truyền trong chân không, có tần số 10 MHz thuộc vùng nào của sóng vô tuyến?
Bước sóng \(\lambda = \frac{c}{f} = \frac{{{{3.10}^8}}}{{{{10.10}^7}}} = 30m \Rightarrow \) Bước sóng vài chục mét → Thuộc sóng ngắn
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D. Khi nguồn ánh sáng phát bức xạ đơn sắc có bước sóng thì khoảng vân giao thoa trên màn là i. Hệ thức nào sau đây đúng ?
+ Khoảng vân \(i = \frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda = \frac{{ia}}{D}\)
Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công thoát êlectron của một kim loại là 2,362 eV, giới hạn quang điện của kim loại trên là
\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{2,362.1,{{6.10}^{ - 19}}}} = 5,{259.10^{ - 7}}m \approx 0,526\mu m\)
Một con lắc lò xo có vật nhỏ khối lượng 0,1 kg dao động điều hòa trên trục Ox với phương trình x = Acosωt (cm). Đồ thị biểu diễn động năng theo bình phương li độ như hình vẽ. Lấy π2 = 10. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì là
+ Từ đồ thị: \(A = 4cm;E = 0,08J \Rightarrow \omega = \sqrt {\frac{{2E}}{{m{A^2}}}} = 10\pi \left( {rad/s} \right)\)
→ Tốc đọ trung bình trong một chu kỳ: \({v_{tb}} = \frac{{2\omega A}}{\pi } = 80cm/s\)
Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động cùng pha. Bước sóng λ = 4 cm. Điểm M trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB dao động cùng pha với nguồn. Giữa M và trung điểm I của đoạn AB còn có một điểm nữa dao động cùng pha với nguồn. Khoảng cách MI là
+ Để một điểm nằm trên trung trực của đoạn thẳng nối hai nguồn, dao động cùng hpa với nguồn thì điểm này cách nguồn một đonạ d = kλ
Mặt khác \(d > \frac{{AB}}{2} \Rightarrow k > \frac{{AB}}{{2\lambda }} = \frac{{20}}{{2.4}} = 2,5\)
+ Giữa M và I còn một điểm nữa cùng pha với nguồn → M là điểm cùng pha ứng với k = 4
\( \Rightarrow MI = \sqrt {{d^2} - {{\left( {\frac{{AB}}{2}} \right)}^2}} = \sqrt {{{16}^2} - {{10}^2}} = 12,49\left( {cm} \right)\)
Đặt điện áp xoay chiều u = U0 cos(2πft) (U0, f không đổi) vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp trong đó R thay đổi được. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc hệ số công suất theo R. Hệ số công suất của mạch khi \(R = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\Omega \) là?
+ Hệ số công suất của mạch: \(\varphi = \frac{R}{Z} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{1}{{\sqrt {1 + \frac{{{{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}}}{{{R^2}}}} }}\)
+ Khi \(R = 4 \Rightarrow \cos \varphi = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \Rightarrow {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} = 16\)
+ Khi \(R = \frac{{4\sqrt 3 }}{3}\Omega \Rightarrow \cos \varphi = \frac{{\frac{{4\sqrt 3 }}{3}}}{{\sqrt {{{\left( {\frac{{4\sqrt 3 }}{3}} \right)}^2} + 16} }} = \frac{1}{2}\)
Cho mạch điện gồm cuộn dây có điện trở r = 30Ω và độ tự cảm L = 6/10π(H) nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp u = U0cos100πt (V) không đổi. Khi điều chỉnh C = C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại. Khi điều chỉnh C = C2 thì dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại. Tỉ số \(\frac{{{Z_{C1}}}}{{{Z_{C2}}}}\) bằng
+ \({Z_L} = 60\left( \Omega \right)\)
+ C thay đổi để \({U_{C\max }} \Rightarrow {Z_{C1}} = \frac{{{R^2} + Z_L^2}}{{{Z_L}}} = \frac{{{{30}^2} + {{60}^2}}}{{60}} = 75\left( \Omega \right)\)
+ C thay đổi để Imax thì xảy ra cộng hưởng khi đó \({Z_L} = {Z_{C2}} = 60\Omega \)
+ Vậy \(\frac{{{Z_{C1}}}}{{{Z_{C2}}}} = \frac{5}{4}\)
Một mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là 10-9. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6 thì điện tích trên tụ điện là
\(\frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} + \frac{{{q^2}}}{{q_0^2}} = 1 \Rightarrow \frac{{{i^2}}}{{{\omega ^2}q_0^2}} + \frac{{{q^2}}}{{q_0^2}} = 1 \Rightarrow \frac{{{{\left( {{{6.10}^{ - 2}}} \right)}^2}}}{{\left( {{{10}^4}} \right).{{\left( {{{10}^{ - 9}}} \right)}^2}}} + \frac{{{q^2}}}{{{{\left( {{{10}^{ - 9}}} \right)}^2}}} = 1 \Rightarrow q = {8.10^{ - 8}}C\)
Trong ống Cu – lít – giơ, electron của chùm tia catot đến anot có vận tốc cực đại là 6,6.107 m/s. Biết rằng năng lượng của mỗi phôtôn chùm tia X có được là nhờ sự chuyển hóa một phần động năng của electron. Bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra từ ống này là
+ Bước sóng ngắn nhất mà tia X phát ra ứng với sự chuyển hóa hoàn toàn động năng của các chùm electron:
\(\frac{{hc}}{\lambda } = \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow \lambda = \frac{{2hc}}{{m{v^2}}} = \frac{{2.6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{9,{{1.10}^{ - 31}}.{{\left( {6,{{6.10}^7}} \right)}^2}}} = 0,1nm\)
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật có khối lượng 300g đang dao động điều hòa theo phương ngang. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi của động năng và thế năng của con lắc được cho như hình vẽ. Biên độ dao động của con lắc có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
+ Cơ năng của vật W = 2.0,75 = 1,5mJ
+ Thời điểm t = 0 vật có Wđ = 1,125mJ → \({{\rm{W}}_t} = 0,375mJ = \frac{1}{4}W \Rightarrow x = \pm \frac{A}{2}\)
+ Thời điểm \(t = \frac{\pi }{3}\left( s \right)\) thì \({{\rm{W}}_{t\max }} = 1,5mJ \Rightarrow x = \pm A\)
+ Từ đồ thị ta thấy, từ thời điểm t = 0 đến \(t = \frac{\pi }{3}\) vật đi từ vị trí có \(x = \pm \frac{A}{2}\) tới vị trí thế năng bằng 0 (x =0) rồi tăng tới thế năng cực đại
+ Vậy nên \(\frac{T}{3} = \frac{\pi }{3}s \Rightarrow T = \pi \left( s \right)\)
+ Mà \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \Rightarrow k = 1,2\left( {\frac{N}{m}} \right)\)
+ Cơ năng \(W = \frac{1}{2}k{A^2} \Rightarrow A = 0,05m = 5cm\)
Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp A, B dao động với phương trình uA = uB = acosωt. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm đứng yên liên tiếp trên đoạn AB là 3 cm. Xét hai điểm M1 và M2 trên đoạn AB cách trung điểm O của AB những đoạn lần lượt là 2 cm và 5,5 cm. Tại thời điểm t, M1 có vận tốc dao động bằng 30 cm/s thì vận tốc dao động của M2 có giá trị bằng
+ Khoảng cách giữa hai điểm đứng yên trên AB là nửa bước sóng → 0,5λ = 3cm → λ = 6cm
Một cách gần đúng, ta có thể xem hiện tượng giao thoa sóng nước trên AB tương tự như sóng dừng
→ Biên độ dao động của các điểm cách “bụng” O một đoạn d là:
\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{a_{M1}} = {a_b}\left| {\cos \left( {\frac{{2\pi .2}}{6}} \right)} \right| = \frac{{{a_b}}}{2}\\
{a_{M2}} = {a_b}\left| {\cos \left( {\frac{{2\pi .5,5}}{6}} \right)} \right| = \frac{{\sqrt 3 {a_b}}}{2}
\end{array} \right.\)
+ Với M1 và M2 nằm trên các bó sóng đối xứng nhau qua một nút
→ Dao động ngược pha \({v_{M2}} = - \frac{{{a_{M2}}}}{{{a_{M1}}}}{v_{M1}} = - 30\sqrt 3 cm/s\)
Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A,M,N,B. Giữa A và M chỉ có điện trở thuần R, giữa M và N chỉ có cuộn dây có điện trở thuần r = 0,25R, giữa hai điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 184 V ‒ 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AN bằng 200 V. Điện áp tức thời trên đoạn AN vuông pha với điện áp tức thời trên đoạn MB. Điện áp hiệu dụng trên đoạn MB gần nhất với
+ \({u_{AN}} \bot {u_{MB}} \Rightarrow \frac{{{Z_L}}}{{R + r}}\frac{{{Z_C} - {Z_L}}}{r} = 1 \Leftrightarrow \frac{{{Z_L}}}{{5r}}\frac{{{Z_C} - {Z_L}}}{r} = 1\)
+ Tiến hành chọn \(\left\{ \begin{array}{l}
r = 1\\
{Z_L} = X
\end{array} \right.\) \( \Rightarrow {Z_C} - {Z_L} = \frac{5}{X}\)
+ Mặt khác
\({Z_{AN}} = \frac{{200}}{{184}}Z \Rightarrow {\left( {R + r} \right)^2} + Z_L^2 = \frac{{625}}{{529}}\left[ {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} \right] \Leftrightarrow 25 + {X^2} = \frac{{15625}}{{529}} + \frac{{15625}}{{529}}\frac{1}{{{X^2}}}\)
\( \Rightarrow X = 2,856 \Rightarrow \) Điện áp hiệu dụng trên MB:
\({U_{MB}} = \frac{{{Z_{MB}}}}{Z}U = \frac{{\sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{{\left( {R + r} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}U = \frac{{\sqrt {{1^2} + {{\left( {\frac{5}{{2,856}}} \right)}^2}} }}{{\sqrt {{5^2} + {{\left( {\frac{5}{{2,856}}} \right)}^2}} }}184 = 70V\)
Trong thí nghiệm Yang, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng \({\lambda _1} = 0,4\,\mu m\) và \({\lambda _2} = 0,6\,\mu m\). Trên màn quan sát, gọi M và N là hai điểm nằm ở hai phía so với vân trung tâm mà M là vị trí của vân sáng bậc 11 của bức xạ \({\lambda _1}\) N là vị trí vân sáng bậc 13 của bức xạ \({\lambda _2}\). Số vân sáng quan sát được trên đoạn MN là
Xét tỉ số \(\frac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{{0,6}}{{0,4}} = 1,5\)
+) Vị trí M là vân sáng thứ 11 của bức xạ \({\lambda _1} \Rightarrow {x_M} = 11.{i_1} = 11.\frac{{{i_2}}}{{1,5}} = 7,3.{i_2}\)
+) Vị trí N là vân sáng thứ 13 của bức xạ \({\lambda _2} \Rightarrow {x_N} = - 13.{i_2} = - 11.1,5.{i_1} = - 16,5.{i_1}\)
(do M, N nằm ở hai phía so với vân trung tâm nên \({x_M},{x_N}\) trái dấu) \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
- 16,5 \le {k_M} \le 11\\
- 13 \le {k_N} \le 7,3
\end{array} \right.\)
⇒ Trên đoạn MN có 28 vân sáng của mỗi bức xạ \({\lambda _1}\) và có 21 vân sáng của bức xạ \({\lambda _2}\)
+) Xác định số vân sáng trùng nhau, mỗi vị trí trùng nhau được tính là một vân sáng. Để hai vân trùng nhau thì \({x_1} = {x_2} \Leftrightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{3}{2}\)
Từ O đến N sẽ có 4 vị trí trùng nhau, từ O đến M sẽ có 2 vị trí trùng nhau.
Số vân sáng quan sát được là 21 + 28 - 6 = 43.
Chọn A.
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(12t + π) (cm). Tần số góc của dao động là
Đáp án C
Tần số góc của dao động x = 4cos(12t + π) là 12 rad/s.