Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Phan Đăng Lưu

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 67 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 154049

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(πt + 0,25π) cm. Kể từ lúc t = 0, vật đi qua vị trí lực kéo về triệt tiêu lần thứ ba vào thời điểm

Xem đáp án

T=2s; thời điểm t=0 vật qua vị trí x=\(2,5\sqrt{2}\) ngược chiều dương, vẽ vòng tròn lượng giác ta xác định được t = \(T+\frac{T}{8}\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 154050

Đặt điện áp u = Uocos(100πt + j) V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp với C thay đổi được. Cho L = \(\frac{1}{2\pi }\) (H). Ban đầu, điều chỉnh C = C1= \(\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }\) (F). Sau đó, điều chỉnh C giảm một nửa thì pha dao động của dòng điện tức thời trong mạch tăng từ  \(\frac{\pi }{4}\) đến \(\frac{5\pi }{12}\). Giá trị của R bằng

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\varphi  – \frac{\pi }{4} = {\tan ^{ – 1}}\left( {\frac{{50 – 100}}{R}} \right)\\
\varphi  – \frac{{5\pi }}{{12}} = {\tan ^{ – 1}}\left( {\frac{{50 – 200}}{R}} \right)
\end{array} \right.\\
 \to \frac{\pi }{6} = {\tan ^{ – 1}}\left( {\frac{{ – 50}}{X}} \right) – {\tan ^{ – 1}}\left( {\frac{{ – 150}}{X}} \right)\\
 \to X = 50\sqrt 3  = R
\end{array}\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 154054

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi 150 V vào đoạn mạch AMB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết sau khi thay đổi độ tự cảm L thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB tăng \(2\sqrt{2}\) lần và dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi lệch pha nhau một góc 0,5π. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi ta chưa thay đổi L có giá trị bằng

Xem đáp án

+ Biểu diễn điện áp \(\overrightarrow{U}=\overrightarrow{{{U}_{AM}}}+\overrightarrow{{{U}_{MB}}}\)

Vì \({{u}_{AM}}\) luôn vuông pha với uAM nên quỹ tích của M là đường tròn nhận U là đường kính

+Ta có :

\(\begin{array}{l}
\sqrt {{{(2\sqrt 2 {U_{MBI}})}^2} + {U_{MBI}}^2} = 3{U_{MBI}} = 150\\
\Rightarrow {U_{MBI}} = 50V\\
\Rightarrow {U_{AMI}} = 2\sqrt 2 {U_{MBI}} = 100\sqrt 2 V
\end{array}\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 154056

Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15 cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với AM = 4 cm và BN = 8 cm. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và biên độ của bụng là 1 cm. Tỉ số giữa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm M, N xấp xỉ bằng

Xem đáp án

Trên dây có 5 bụng sóng:

\(\begin{array}{l}
5\frac{\lambda }{2} = 15 \Rightarrow \frac{\lambda }{2} = 3cm;\\
{a_M} = |1\sin \frac{{2\pi .4}}{6}|;{a_N} = |1\sin \frac{{2\pi .7}}{6}| = \frac{{\sqrt 3 }}{2}
\end{array}\) 

Ta thấy N và M dao động ngược pha, cùng biên độ nên

\(\frac{{2\sqrt {1,{5^2} + 0,{5^2}.3} }}{{7 – 4}} = 1,1547000538\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 154057

Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1 = A1cos(10t +π/6) cm ; x2 = 4cos(10t + φ) cm (x1 và x2 tính bằng cm, t tính bằng s), A1 có giá trị thay đổi được. Phương trình dao động tổng hợp của vật có dạng x1 = A1cos(10t +π/3) cm.  Độ lớn gia tốc lớn nhất của vật có thể nhận giá trị là

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{x_2} = x – {x_1}\\
 \Rightarrow {A_2}^2 = {A^2} + {A_1}^2 – 2A{A_1}\cos \left( {\frac{\pi }{3} – \frac{\pi }{6}} \right)
\end{array}\) ;

xét hàm số \({A_1}^2 – \sqrt 3 A{A_1} – ({A^2} – 16) = 0\), để phương trình này có nghiệm A1 thì

 \(\begin{array}{l}
\Delta  =  – A + 64 \ge 0\\
 \Rightarrow A \le 8cm\\
 \Rightarrow {{\rm{A}}_{\max }} = 8cm
\end{array}\)

→ Gia tốc cực đại có độ lớn:

 \({{\rm{a}}_{\max }} = {\omega ^2}{A_{\max }} = {10^2}.8 = 8m/{s^2}\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 154058

Một mạch dao động điện từ, điện tích của tụ điện biến thiên theo biểu thức q = 6cos4000t μC. Cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch này là

Xem đáp án

Áp dụng công thức: I = Qω và công thức: Q= Q0/ √2 .

Ta thu được kết quả: I = 12\(\sqrt{2}\)mA.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 154065

Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong \(\frac{5}{3}s\)(s) là 35 cm. Tại thời điểm vật kết thúc quãng đường 35 cm đó thì tốc độ của vật là

Xem đáp án

Vì 35=4.4+2.5+5

=>\(T+\frac{T}{2}+\frac{T}{6}=\frac{5}{3}\to T=1s\to \omega =2\pi rad/s\)

=>\(v=\omega \sqrt{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}=2\pi \sqrt{{{5}^{2}}-{{2,5}^{2}}}\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 154067

Một sóng hình sin lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với bước sóng λ. Ba điểm A, B, C trên hai phương truyền sóng sao cho OA vuông góc với OC và B là một điểm thuộc tia OA sao cho OB > OA. Biết OA = 7λ. Tại thời điểm người ta quan sát thấy giữa A và B có 5 đỉnh sóng (kể cả A và B) và lúc này góc ACB đạt giá trị lớn nhất. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn AC bằng

Xem đáp án

Ta thấy giữa AB có 5 đỉnh sóng ( kể cả A và B) nên \(AB=4\lambda \) và OB=\(11\lambda \);

Gọi H là chân đường cao hạ từ O xuống AC, ta có góc ACB=OCB-ACO=\(\beta -\alpha =\gamma \)

\(\tan \beta =\frac{11\lambda }{OC}=\frac{11\lambda }{h}\); \(\tan \alpha =\frac{7\lambda }{OC}=\frac{7\lambda }{h}\)

=>\(\tan \left( \beta -\alpha  \right)=\tan \gamma =\frac{\frac{4\lambda }{h}}{1+\frac{77{{\lambda }^{2}}}{{{h}^{2}}}}=\frac{4\lambda }{h+\frac{77{{\lambda }^{2}}}{h}}\)

=>\(\gamma \)lớn nhất khi \(h=\sqrt{77}\lambda \);

gọi M là một điểm trên AC ta có để M dao động ngược pha với nguồn thì dM=\(\left( k+0,5 \right)\lambda \)

Ta tính được \(\alpha ={{38,58}^{o}}\); OH=\(h\sin \alpha =5,47\lambda \);

Xét trên CH ta tìm được 4 vị trí; xét trên HA ta tìm được 2 vị trí điểm M dao động ngược pha với nguồn.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 154068

Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x=Ac\text{os}(\omega t)\) . Gia tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức:

Xem đáp án

Gia tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức: \(a=A{{\omega }^{2}}c\text{os}(\omega t+\pi )\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 154069

Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ

Xem đáp án

Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ: \(T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\) 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 154070

Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là

Xem đáp án

Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là một phần tư bước sóng.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 154071

Máy biến áp là thiết bị

Xem đáp án

Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 154072

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số

Xem đáp án

Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số cả hai sóng đều không đổi.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 154073

Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào ?

Xem đáp án

Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu quang phổ vạch phát xạ.   

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 154074

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ?

Xem đáp án

Tia tử ngoại không có tác dụng thắp sáng. 

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 154075

Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo ?

Xem đáp án

Phản ứng: \({}_{92}^{238}U\to {}_{2}^{4}He+{}_{90}^{234}Th\) không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 154076

Độ hụt khối của hạt nhân có biểu thức:

Xem đáp án

Độ hụt khối của hạt nhân có biểu thức: \(\Delta m=\left( (A-Z){{m}_{n}}+Z{{m}_{p}} \right)-{{m}_{X}}\) 

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 154077

Công thức xác định cường độ điện trường gây bởi điện tích Q

Xem đáp án

Công thức xác định cường độ điện trường gây bởi điện tích Q

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 154082

Các hạt nhân đơteri triti heli có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là

Xem đáp án

Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là:

\({}_{2}^{4}He\), \({}_{1}^{3}H\), \({}_{1}^{2}H\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 154087

Lực nào sau đây không phải lực từ?

Xem đáp án

Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng không phải lực từ, đó là trọng lực.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »