Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý - Trường THPT Yên Lạc
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
61 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trên sợi dây đàn hai đầu cố định, dài l = 100 cm, đang xảy ra sóng dừng. Cho tốc độ truyền sóng trên dây đàn là 450 m/s. Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra bằng
Tần số âm cơ bản do dây đàn phát ra là \({f_0} = \frac{v}{{2l}} = \frac{{450}}{{2.1}} = 225Hz\)
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 2 cm thì động năng của vật là 0,48 J. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 6 cm thì động năng của vật là 0,32 J. Biên độ dao động của vật bằng
Ta có
\(\eqalign{ & \left\{ \matrix{ {1 \over 2}k{x^2} + 0,48 = {1 \over 2}k{A^2} \hfill \cr {1 \over 2}k{\left( {3x} \right)^2} + 0,32 = {1 \over 2}k{A^2} \hfill \cr} \right. = > {1 \over 2}k{x^2} = 0,02J = > k = 100N/m \cr & = > {1 \over 2}k{A^2} = 0,5J = > A = 0,1m = 10cm \cr} \)
Kẻ trộm giấu viên kim cương ở dưới đáy một bể bơi. Anh ta đặt chiếc bè mỏng đồng chất hình tròn bán kính R trên mặt nước, tâm của bè nằm trên đường thẳng đứng đi qua viên kim cương. Mặt nước yên lặng và mức nước là h = 2,0 m. Cho chiết suất của nước là \(n = \frac{4}{3}\) . Giá trị nhỏ nhất của R để người ở ngoài bể bơi không nhìn thấy viên kim cương gần đúng bằng:
Để người ngoài bể không quan sát thấy viên kim cương thì tia sáng từ viên kim cương đến rìa cảu tấm bè bị phạ xạ toàn phần không cho tia khúc xạ ra ngoài không khí
Góc tới giới hạn ứng với cặp môi trường nước và không khí là \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{3}{4}\)
Ta có \(\tan {i_{gh}} = \frac{{{R_{\min }}}}{h} = > {R_{\min }} = h\tan {i_{gh}} = 2,27m\)
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Z là tổng trở của mạch. Điện áp hai đầu mạch \(u = {U_0}cos(\omega t + \varphi )\) và dòng điện trong mạch \(i = {I_0}cos\omega t\) . Điện áp tức thời và biên độ hai đầu R, L, C lần lượt là uR, uL, uC và U0R, U0L, U0C. Biểu thức nào là đúng?
\(\frac{{u_C^2}}{{U_{0C}^2}} + \frac{{u_R^2}}{{U_{0R}^2}} = 1\)
Đáp án C
Đặt điện áp xoay chiều \(u = 120\sqrt 2 cos\left( {100\pi t{\text{ }} + \frac{\pi }{6}} \right){\text{ }}V\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện \(C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) . Dòng điện qua tụ có biểu thức?
Dung kháng và cường độ dòng điện cực đại qua mạch là \({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\Omega = > {I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_C}}} = \frac{{120\sqrt 2 }}{{100}} = 1,2\sqrt 2 \Omega \)
Vì trong mạch chỉ chứ tụ nên i sớm pha hơn u góc \(\frac{\pi }{2}\) vậy pha ban đầu của i là \({\varphi _i} = \frac{\pi }{6} + \frac{\pi }{2} = \frac{{2\pi }}{3}\)
Dòng điện qua mạch có biểu thức là \(i = 1,2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi + \frac{{2\pi }}{3}} \right)A\)
Một sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ. M và N là hai đỉnh sóng nơi sóng truyền qua. Giữa M, N có 1 đỉnh sóng khác. Khoảng cách từ vị trí cân bằng của M đến vị trí cân bằng của N bằng:
M và N là hai đỉnh sóng mà giữa chúng còn 1 đỉnh sóng nữa vậy khoảng cách giữa M và N là 2 bước sóng
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 40 Ω, tụ điện có \(C = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{6\pi }}F\) và cuộn dây thuần cảm có \(L{\text{ }} = \frac{1}{\pi }H\) mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu mạch \(u = 120cos(100\pi t + \frac{\pi }{3}){\text{ }}V\). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch:
Cảm kháng, dung kháng và tổng trở của toàn mạch là
\(\eqalign{ & {Z_L} = \omega .L = 100\pi .{1 \over \pi } = 100\Omega ;{Z_C} = {1 \over {\omega C}} = {1 \over {100\pi .{{{{10}^{ - 3}}} \over {6\pi }}}} = 60\Omega \cr & = > Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{40}^2} + {{\left( {100 - 60} \right)}^2}} = 40\sqrt 2 \Omega \cr} \)
Cường độ dòng điện cực đại qua mạch là \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{120}}{{40\sqrt 2 }} = 1,5\sqrt 2 A\)
Độ lệch pha giữ u và i là \(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{{100 - 60}}{{40}} = 1;{Z_L} > {Z_C} = > \varphi = \frac{\pi }{4} = > {\varphi _i} = \frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{4} = \frac{\pi }{{12}}\)
Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là \(i = 1,5\sqrt 2 \cos \left( {100\pi + \frac{\pi }{{12}}} \right)A\)
Dòng điện Phu-cô là
Dòng điện Phu-cô là dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối vật dẫn khi khối vật dẫn chuyển động cắt các đường sức từ.
Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu mạch \(u = U\sqrt 2 cos(\omega t + \varphi )\) và dòng điện trong mạch \(i = I\sqrt 2 cos\omega t\) . Biểu thức nào sau đây về tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch là KHÔNG đúng?
\(P = \frac{{{U^2}}}{R}cos\varphi\)
Đáp án B
Mắt không có tật là mắt
Đáp án B
Mắt không có tật là mắt khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120V, tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM ghép nối tiếp với đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R; đoạn mạch MB gồm cuộn dây không thuần cảm ghép nối tiếp với tụ C. Điều chỉnh R đến giá trị R0 sao cho công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại thì thấy điện áp hiệu dụng đoạn mạch MB bằng \(40\sqrt 3 \;V\) và công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB bằng 90W. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch MB bằng
Đáp án A
Khi R biến thiên để công suất tiêu thụ trên biến trở là cực đại, ta có
\(R = {R_0} = \sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = > {Z^2} = {\left( {{R_0} + r} \right)^2} + {\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)^2} = 2{R_0}\left( {r + {R_0}} \right)(1)\)
Công suất tiêu thụ trên mạch khi đó là \({P_{AB}} = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}\left( {{R_0} + r} \right) = \frac{{{U^2}}}{{2{R_0}}} \Leftrightarrow 90 = \frac{{{{120}^2}}}{{2{R_0}}} = > {R_0} = 80\Omega \)
Kết hợp với giải thuyết: \({U_{AM}} = \frac{{U\sqrt {{r^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}{Z} = U\frac{{{R_0}}}{Z} \Leftrightarrow 40\sqrt 3 = 120\frac{{80}}{Z} = > Z = 80\sqrt 3 \Omega \)
Thay vào (1) ta tìm được \(r = 40\Omega \)
Vậy công suất tiêu thụ trên MB là \({P_{MB}} = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}r = 30W\)
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ, thuộc của động năng Wđh của một con lắc lò xo vào thời gian t. Tần số dao động của con lắc bằng
Dựa vào đồ thị
\(\begin{array}{l}
3.\frac{{T'}}{4} = {10.10^{ - 3}}s \to T' = \frac{{40}}{m}{.10^{ - 3}}s\\
\to T = 2T' = \frac{{80}}{3}{.10^{ - 3}}s \to f = \frac{1}{T} = 37,5Hz
\end{array}\)
Một chất điểm tham gia đồng thời hai dao động x(cm) điều hòa cùng phương có đồ thị như hình vẽ. Phương trình vận tốc của chất điểm là:
Phương trình dao động của x1, x2 lần lượt là \({x_1} = 3\cos \left( {\frac{\pi }{2}t - \frac{\pi }{2}} \right)cm;{x_2} = 2\cos \left( {\frac{\pi }{2}t + \frac{\pi }{2}} \right)\)
Phương trình dao động tổng quát của x là \(x = {x_1} + {x_2} = 1\cos \left( {\frac{\pi }{2}t - \frac{\pi }{2}} \right)cm\)
Phương trình vận tốc của chất điểm là \(v = x' = \frac{\pi }{2}\cos \frac{\pi }{2}t\left( {cm/s} \right)\)
Đặt điện áp \(u = {U_0}cos(\omega t + \frac{\pi }{3})\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i{\text{ }} = \sqrt 6 cos(\omega t{\text{ }} + \frac{\pi }{6})(A)\) và công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng 150 W. Giá trị U0 bằng
Công suất tiêu thụ của mạch là
\(\eqalign{
& P = UI\cos \varphi = > U = {P \over {I\cos \varphi }} = {{150} \over {\sqrt 3 .\cos {\pi \over 6}}} = 100V \cr
& = > {U_0} = U\sqrt 2 = 100.\sqrt 2 V \cr} \)
Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho vòng dây dịch chuyển lại gần hoặc ra xa nam châm
Hình B đúng vì trong hình B khi khung dây lại gần nam châm thì số đường sức từ qua khung tăng lên (B tăng); dòng cảm ứng có chiều làm giảm sự tăng nên cảm ứng từ do khung dây gây ra có chiều từ phải sang trái. (do cảm ứng từ cyar nam châm đi ra từ cực Bắc).
Áp dụng quy tắc nắm tay phải xác định được chiều dòng điện cùng chiều kim đồng hồ.
Chọn C
Đặt điện áp \(u = 180\sqrt 2 cos\omega t\left( V \right)\) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có điện trở thuần R, đoạn mạch MB có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi L=L1 là U và \({\varphi _1}\) , còn khi L = L2 thì tương ứng là \(\sqrt 3 U\) và \({\varphi _2}\). Biết \({\varphi _1} + {\varphi _2} = {\text{ }}{90^0}\). Giá trị U bằng
Đáp án C
Do \({\varphi _1} + {\varphi _2} = {90^0}\;$$ nên ta có: $$x = {Z_{L1}} - {Z_C} = \frac{{{R^2}}}{{{Z_C} - {Z_{L2}}}} = \frac{{{R^2}}}{y}\left( 1 \right)\,\,\,\,\left( {y = {Z_C} - {Z_{L2}}} \right)$ \)
\(\eqalign{ & {U_{MB1}} = {{180x} \over {\sqrt {\left( {{R^2} + {x^2}} \right)} }} = U;{U_{MB2}} = {{180y} \over {\sqrt {\left( {{R^2} + {y^2}} \right)} }} = \sqrt 3 U \cr & = > {x \over y}.{{\sqrt {\left( {{R^2} + {y^2}} \right)} } \over {\sqrt {\left( {{R^2} + {x^2}} \right)} }} = {1 \over {\sqrt 3 }}\left( 2 \right) \cr} \)
Từ (1) và (2) ta được U = 90V
Sóng dừng hình thành trên một sợi dây đàn hồi OB, với đầu phản xạ B cố định và tốc độ lan truyền v = 400cm/s. Hình ảnh sóng dừng như hình vẽ. Sóng tới tại B có biên độ A= 2cm, thời điểm ban đầu hình ảnh sợi dây là đường (1), sau đó các khoảng thời gian là 0,005 s và 0,015 s thì hình ảnh sợi dây lần lượt là (2) và (3). Biết xM là vị trí phần tử M của sợi dây lúc sợi dây duỗi thẳng. Khoảng cách xa nhất giữa M tới phần tử sợi dây có cùng biên độ với M là?
Đáp án C
Chu kỳ sóng là \(\frac{T}{8} = 0,005s = > T = 0,04s = > \lambda = v.T = 16cm\)
${u_0} = \sqrt 2 A$ => M cách nút gần nhất một khoảng \({u_0} = \sqrt 2 A = > \frac{\lambda }{8} = 2cm\)
Điểm có cùng biên độ với M sẽ nằm ở bó sóng cuối cùng, luôn dao động ngược pha với M. Từ hình vẽ ta có
\({d_{\max }} = \sqrt {{{\left( {2.2\sqrt 2 } \right)}^2} + {{\left( {24} \right)}^2}} = 24,66cm\)
Lăng kính có thiết diện là tam giác có góc chiết quang A đặt trong không khí. Biết chiết suất của lăng kính là \(n = \sqrt 3 \). Chiếu một tia sáng đơn sắc tới mặt bên thứ nhất và cho tia ló ra khỏi mặt bên thứ hai. Biết góc lệch cực tiểu của tia sáng qua lăng kính bằng góc chiết quang. Tìm góc chiết quang.
Khi có góc lệch cực tiểu thì \({i_1} = {i_2} = \frac{{{D_{\min }} + A}}{2},{r_1} = {r_2} = 0,5A\)
Mà \(n = \frac{{\sin \left( {\frac{{{D_{\min }} + A}}{2}} \right)}}{{\sin \frac{A}{2}}};D = A = > \sqrt 3 = \frac{{\sin A}}{{\sin \frac{A}{2}}} = > A = {60^0}\)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần \({R_1} = 40{\text{ }}\Omega \) mắc nối tiếp với tụ điện có diện dụng \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{4\pi }}{\text{ }}F\) , đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Đặt vào A, B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt là : \({u_{AM}} = 50\sqrt 2 cos(100\pi t{\text{ }} - \frac{{7\pi }}{{12}}){\text{ }}V\) và \({u_{MB}} = 150cos100\pi t{\text{ }}\left( V \right).\) Hệ 12 số công suất của đoạn mạch AB là
Đáp án A
+ Ta có ZC = 40Ω
+ tanφAM = \( - \frac{{{Z_C}}}{{{R_1}}} = - 1 \to {\phi _{AM}} = - \frac{\pi }{4}\)
+ Từ hình vẽ có: φMB = \(\frac{\pi }{3}\)
tan φMB = \(\frac{{{Z_L}}}{{{R_2}}} = \sqrt 3 \to {Z_L} = R_2^{}\sqrt 3 \)
* Xét đoạn mạch AM: \(I = \frac{{{U_{AM}}}}{{{Z_{AM}}}} = \frac{{50}}{{40\sqrt 2 }} = 0,625\sqrt 2 \)
* Xét đoạn mạch MB: \({Z_{MB}} = \frac{{{U_{MB}}}}{I} = 120 = \sqrt {R_2^2 + Z_L^2} = 2{R_2} \Rightarrow {R_2} = 60;{Z_L} = 60\sqrt 3 \)
Hệ số công suất của mạch AB là :
Cosφ = \(\frac{{{R_1} + {R_2}}}{{\sqrt {{{({R_1} + R{}_2)}^2} + {{(Z_L^{} - {Z_C})}^2}} }}\) » 0,84
Cho con lắc đơn dài \(\ell = 100{\text{ }}cm,\) vật nặng m có khối lượng 100g, dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Kéo con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng một góc \({\alpha _0} = {\text{ }}{60^0}\) rồi thả nhẹ. Bỏ qua ma sát. Chọn đáp án đúng.
Đáp án D
Tốc độ cực đại của con lắc khi đi qua vị trí cân bằng là \({v_{\max }} = \sqrt {2gl\left( {1 - \cos {\alpha _0}} \right)} = \sqrt {2.10.1.\left( {1 - \cos 60} \right)} = \sqrt {10} \left( {m/s} \right)\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 cos100\pi t{\text{ }}V\) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 125 V và điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng 80 V. Giá trị của U là
Khi L thay đổi để ULmax ta có \({U^2} = {U_L}\left( {{U_L} - {U_C}} \right) = 125.\left( {125 - 80} \right) = {75^2} = > U = 75V\)
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng tần số, cùng pha giao nhau.
Chọn đáp án D
Một bóng đèn ghi 6 V – 6 W được mắc vào một nguồn điện có điện trở 2 Ω thì sáng bình thường. Suất điện động của nguồn điện là
Điện trở của bóng đèn: \(R = {{U_{dm}^2} \over {{P_{dm}}}} = {{{6^2}} \over 6} = 6W\)
Vì bóng đèn sang bình thường nên \(I = {I_{dm}} = {{{P_{dm}}} \over {{U_{dm}}}} = {6 \over 6} = 1A\)
Từ công thức \(I = {E \over {R + r}} \Rightarrow E = I\left( {R + r} \right) = 1\left( {6 + 2} \right) = 8V\)
Chọn đáp án C
Một nguồn điện có suất điện động 15 V, điện trở trong 0,5 Ω mắc với mạch ngoài có hai điện trở R1 = 20 Ω và R2 = 30 Ω mắc song song. Công suất của mạch ngoài là
Điện trở tương đương của mạch ngoài được tính theo công thức
\({R_N} = {{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{20.30} \over {20 + 30}} = 12\Omega \)
Cường độ dòng điện trong mạch:
\(I = {E \over {{R_N} + r}} = {{15} \over {12 + 0,5}} = 1,2A\)
Công suất của mạch ngoài
\({P_N} = {I^2}{R_N} = 1,{2^2}.12 = 17,28W\)
Chọn đáp án C
Tại một nơi xác định, hai con lắc đơn có độ dài l1 và l2 dao động điều hoà với tần số tương ứng f1 và f2. Tỉ số \({{{f_1}} \over {{f_2}}}\) bằng
Vì \(f = {1 \over {2\pi }}\sqrt {{g \over l}} \) nên \({{{f_1}} \over {{f_2}}} = \sqrt {{{{l_2}} \over {{l_1}}}} \)
Chọn đáp án A
Một khối khí lý tưởng được nén đẳng nhiệt từ thể tích 10 lít đến thể tích 4 lít, áp suất khí tăng thêm 6 at. Áp suất ban đầu của khí là
Vì quá trình đẳng nhiệt nên ta có
\({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = \left( {{p_1} + 6} \right){V_2} \Leftrightarrow 10{p_1} = \left( {{p_1} + 6} \right).4 \Rightarrow {p_1} = 4\left( {at} \right)\)
Chọn đáp án C
Một vật rơi tự do từ độ cao 45m xuống đất.Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s cuối cùng là:
Thời gian rơi của vật: \(t=\sqrt{\frac{2h}{g}}=\sqrt{\frac{2.45}{10}}=3s\)
Quãng đường vật đi được trong 2s cuối cùng:
\(\Delta s=h-\frac{1}{2}g{{\left( t-2 \right)}^{2}}=45-\frac{1}{2}.10.{{\left( 3-2 \right)}^{2}}=45-5=40m\)
Chọn D.
Hai dao động điều hòa, cùng phương, cùng tần số, cùng pha, có biên độ lần lượt là A1, A2. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động này là?
Vì hai dao động cùng pha nên biên độ dao động tổng hợp được tính theo công thức A = A1 + A2
Chọn đáp án A
Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là
Lực Lo-ren-xơ được tính theo công thức
\(f = \left| q \right|vB\sin \alpha = {10.10^{ - 6}}{.10^5}.1.\sin {90^0} = 1N\)
Chọn đáp án A
Sóng dừng trên dây có tần số f = 20Hz và truyền đi với tốc độ 1,6 m/s. Bụng sóng dao động với biên độ 3cm. Gọi N là vị trí của một nút sóng, C và D là hai vị trí cân bằng của hai phần tử trên dây cách N lần lượt là 9cm và 32/3cm và ở 2 bên của N. Tại thời điểm t1 li độ của phần tử tại điểm C là \( - \sqrt 2 cm\) và đang hướng về VTCB. Vào thời điểm t2 = t1 + 9/40s li độ của phần tử tại điểm D là
λ = v/f = 8 cm
* Ta có CN =9 cm= λ + λ /8 ; ND = 32/3 cm = λ + λ /3
+ C cách 1 nút là λ /8 => biên độ dao động tại C là : \({A_C} = {\rm{ }}2a|sin{{2\pi d} \over \lambda }| = {\rm{ }}2a\left| {sin{{2\pi {\lambda \over 8}} \over \lambda }} \right| = {\rm{ a}}\sqrt 2 \)
+ D cách 1 nút là λ/3 => biên độ dao động tại D là :\({A_D} = {\rm{ }}2a|sin{{2\pi d} \over \lambda }| = {\rm{ }}2a\left| {sin{{2\pi {\lambda \over 3}} \over \lambda }} \right| = {\rm{ a}}\sqrt 3 \)
* Các phần tử trên cùng 1 bó sóng luôn dao động cùng pha, 2 bó sóng cạnh nhau luôn dao động ngược pha. Từ hình vẽ suy ra uC và uD dao động ngược pha. Ta có
\({u_C} = a\sqrt 2 \cos \omega t;{u_D} = - a\sqrt 3 \cos \omega t \Rightarrow {{{u_C}} \over {{u_D}}} = - {{\sqrt 2 } \over {\sqrt 3 }} \Rightarrow {u_D} = - {u_C}{{\sqrt 3 } \over {\sqrt 2 }}\)
* Ta có Δt = t2 – t1 = 9/40 s = 2T + T/2
Ở thời điểm t1 : \({u_C} = - \sqrt 2 cm\) => ở thời điểm t2 : \({u_C} = \sqrt 2 cm\)
=> Ở thời điểm t2 : \({u_D} = {u_C}{{ - \sqrt 3 } \over {\sqrt 2 }} = - \sqrt 3 cm\)
Chọn D
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox, gọi Δt là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật có động năng bằng thế năng. Tại thời điểm t vật qua vị trí có tốc độ 15\(\pi \sqrt 3 \) cm/s với độ lớn gia tốc 22,5 m/s2 , sau đó một khoảng gian đúng bằng t vật qua vị trí có độ lớn vận tốc 45π cm/s. Biên độ dao động của vật là:
Δt là khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật có động năng bằng thế năng => Δt = T/4
Theo đề bài ta có \(v_1^2 + v_2^2 = v_{\max }^2 = {\omega ^2}{A^2}\)
Công thức độc lập với thời gian giữa gia tốc và vận tốc
\(v_1^2 + {{a_1^2} \over {{\omega ^2}}} = {\omega ^2}{A^2} \Leftrightarrow v_1^2 + {{a_1^2} \over {{\omega ^2}}} = v_1^2 + v_2^2 \Leftrightarrow {{a_1^2} \over {{\omega ^2}}} = v_2^2 \Rightarrow \omega = {{{a_1}} \over {{v_2}}} = {{2250} \over {45\pi }} = 5\pi \left( {rad/s} \right)\)
Thay vào công thức tính được biên độ dao động \(A = 6\sqrt 3 cm\)
Chọn đáp án A
Một con lắc lò xo đang dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Chọn gốc toạ độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống dưới. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lực đàn hồi của lò xo vào thời gian được cho như hình vẽ. Biết \({F_1} + 2{F_2} + 7{F_3} = 0\). Tỉ số giữa thời gian lò xo bị giãn và thời gian lò xo bị nén trong một chu kì gần giá trị nào nhất sau đây?
Từ đồ thị ta thấy:
Lực đàn hồi tại thời điểm ban đầu: F = F1 = - k(Δl0 + x)
Lực đàn hồi tại vị trí biên dương: F = F2= - k(Δl0 + A)
Lực đàn hồi tại vị trí biên âm: F = F3 = - k(Δl0 – A)
Gọi Δt là thời gian từ t = 0 đến t = 1/12s
Ta có: T + Δt/2 = 2Δt => Δt = 2T/3 => x = A/2
Theo đề bài F1+2F2+7F3=0 => k(Δl0 + x) +2 k(Δl0 + A) + 7k(Δl0 – A) = 0 => Δl0 = 0,45A
=> Thời gian lo xo nén là tn = 0,351T
=> Thời gian lò xo giãn là tg = 0.649T
Do đó tỉ số là 1,849
Chọn đáp án B
Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn song kết hợp A và B cách nhau 20cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({u_A} = 2\cos (40\pi t + \pi );{u_2} = {a_2}\cos (40\pi t)\) (mm,s). Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là:
Bước sóng λ = v/f = 30/20 = 1,5 cm
Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là số giá trị nguyên của k thỏa mãn
\( - AB \le \left( {k + {1 \over 2}} \right)\lambda \le MB - MA\)
\( \Leftrightarrow - 20 \le \left( {k + {1 \over 2}} \right).1,5 \le 20\sqrt 2 - 20\)
\( \Leftrightarrow - 13,8 \le k \le 5,02\)
Có 19 điểm
Chọn đáp án A
Vật dao động trên quỹ đạo dài 8 cm, tần số dao động của vật là f = 10 Hz. Xác định phương trình dao động của vật biết rằng tại t = 0 vật đi qua vị trí x = - 2cm theo chiều âm.
Quỹ đạo dài 8 cm => A = 4 cm
Tần số f = 10Hz => ω = 2πf = 20π rad/s
Tại t = 0 vật đi qua vị trí x = - 2cm theo chiều âm => φ = 2π/3 rad
Như vậy, PT dao động của vật là x = 4cos(20pt + 2p/3) cm.
Chọn đáp án D
Một con ℓắc đơn có chiều dài dây treo 50 cm và vật nhỏ có khối ℓượng 0,01 kg mang điện tích q = +5.10-6C được coi ℓà điện tích điểm. Con ℓắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ ℓớn E = 104V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới. Lấy g = 10 m/s2, π = 3,14. Chu kì dao động điều hoà của con ℓắc ℓà
Vì con ℓắc dao động điều hoà trong điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ ℓớn E = 104V/m và hướng thẳng đứng xuống dưới nên
\(g' = g + a = g + {{\left| q \right|E} \over m} = 10 + {{\left| {{{5.10}^{ - 6}}} \right|{{.10}^4}} \over {0,01}} = 15m/{s^2}\)
Chu kì dao động mới của con lắc đơn
\(T' = 2\pi \sqrt {{l \over {g'}}} = 2\pi \sqrt {{{0,5} \over {15}}} = 1,15s\)
Chọn đáp án C
Điện phân cực dương tan một dung dịch trong 20 phút thì khối lượng cực âm tăng thêm 4 gam. Nếu điện phân trong một giờ với cùng cường độ dòng điện như trước thì khối lượng cực âm tăng thêm là
Công thức của định luật Fa-ra-đây tính khối lượng chất tạo thành ở điện cực là \(m = {1 \over F}.{A \over n}.It\)
Do đó ta có \({{{m_2}} \over {{m_1}}} = {{{t_2}} \over {{t_1}}} = 3 \Rightarrow {m_2} = 3{m_1} = 12g\)
Chọn đáp án B
Đặt một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U\sqrt 2 \cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) vào hai đầu một mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Khi trong mạch có cộng hưởng điện thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch được tính bằng
Mạch RLC xảy ra cộng hưởng nghĩa là ZL = ZC → Z = R
Do đó, cường độ dòng điện hiệu dụng được tính theo công thức
\({U \over R}\)
Chọn đáp án C
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Đáp án A
B, C , D – đúng
A – sai
Vì: Một khung dây dẫn hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ song song với các đường cảm ứng từ thì từ thông trong qua khung không biến thiên, trong khung không xuất hiện dòng điện cảm ứng
Khung dây dẫn ABCD rơi thẳng đứng (theo chiều mũi tên ở hình vẽ) qua vùng không gian có từ trường đều MNPQ. Đặt tên các vùng không gian như sau: vùng 1 trước MN, vùng 2 trong MNPQ, vùng 3 sau PQ. Trường hợp nào sau đây trong khung dây dẫn xuất hiện dòng điện cảm ứng? dòng điện cảm ứng khi đó có chiều như thế nào?
Đáp án: D
Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 1 và vùng 2, từ thông qua mặt phẳng khung dây tăng, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung có chiều ADCBA
Khi khung dây dẫn đang chuyển động giữa vùng 2 và vùng 3, từ thông qua mặt phẳng khung dây giảm, lúc này dòng điện cảm ứng trong khung dây có chiều ABCDA
Trong các hình vẽ a, b, c, d mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây kín. Khi xác định chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong các vòng dây thì kết luận nào sau đây là đúng?
Đáp án: D
Áp dụng định định luật Len – xơ dùng để xác định chiều của dòng điện cảm ứng:
Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho nó có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó.
Sau đó sử dụng quay tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của dòng điện cảm ứng.