Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Trường THPT Đồng Đậu lần 2
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
48 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 1s ở nơi có gia tốc trọng trường \(g= \pi^2 (m/s^2)\) Chiều dài con lắc là:
Chiều dài con lắc là: \( T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \to l = \frac{{{T^2}g}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{1^2}.{\pi ^2}}}{{4{\pi ^2}}} = 0,25m = 25cm\)
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ x là
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng k, đang dao động điều hòa. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Biểu thức thế năng của con lắc ở li độ x là \( \frac{1}{2}k{x^2}\)
Một con lắc có vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình \(x=Acos(\omega t)\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là:
Cơ năng của con lắc là: \(E=\frac{1}{2}m{\omega ^2}A^2\)
Một ống dây điện hình trụ có chiều dài 62,8 cm có 1000 vòng dây. Mỗi vòng dây có diện tích S= 50 cm 2 đặt trong không khí . Độ tự cảm của ống dây là bao nhiêu ?
Độ tự cảm của ống dây là: \( L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}.S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{1000}^2}}}{{{{62,8.10}^{ - 2}}}}{.50.10^{ - 4}} = 0,01H\)
Để chu kì con lắc đơn tăng gấp 2 lần, ta cần
Ta có: chu kỳ con lắc đơn \( T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)
⇒ Để chu kì con lắc đơn tăng gấp 2 lần, ta cần tăng chiều dài lên 4 lần
Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10–5W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0= 10–12W/m2 . Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
Mức cường độ âm tại điểm đó bằng: \( L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}} = 10\lg \frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}} = 70dB\)
Hai dao động điều hòa có các phương trình li độ lần lượt là \( {x_1} = 5\cos (100\pi t + \frac{\pi }{2})(cm)\) và\( {x_2} = 12\cos (100\pi t)(cm)\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng
+ Độ lệch pha: \(\Delta \varphi = \frac{\pi }{2}(rad)\) ⇒ hai dao dộng này vuông pha nhau
+ Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng:
\( A = \sqrt {{A_1}^2 + {A_2}^2} = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}} = 13cm\)
Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ \( x = 2\cos (2\pi t + \frac{\pi }{2})(cm)\) (x tính bằng cm, ttính bằng s). Tại thời điểm t =1/4 s, chất điểm có li độ bằng:
Phương trình dao động: \( x = 2\cos (2\pi t + \frac{\pi }{2})(cm)\)
Thay t =1/4s vào phương trình ⇒ chất điểm có li độ bằng: x=-2cm
Hiện tượng giao thoa sóng xảy ra khi có sự gặp nhau của hai sóng
Hiện tượng giao thoa xảy ra với hai nguồn sóng kết hợp → hai nguồn cùng phương, cùng pha cùng tần số là hai nguồn kết hợp.
Điện áp giữa hai cực của một vôn kế nhiệt là \( u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t)(V)\) thì số chỉ của vôn kế này là:
Số chỉ của vôn kế này là: \( U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 100(V)\)
Một sợi dây đàn hồi dài 130 cm, được rung với tẩn số f, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định. Người ta đo được khoảng cách giữa một nút và một bụng ở cạnh nhau bằng 10cm. Sợi dây có
+ Khoảng cách giữa một bụng và một nút liên tiếp:
\(\Delta x = \frac{\lambda }{4} = 10 \to \lambda = 40cm\)
+ Xét tỉ số: \( n = \frac{l}{{\frac{\lambda }{2}}} = \frac{{130}}{{20}} = 6,5 \notin Z\) ⇒ không phải sợi dây hai đầu cố định
+ Xét tỷ số: \( n = \frac{l}{{\frac{\lambda }{4}}} = \frac{{130}}{{10}} = 13 \in Z\) ⇒ sợi dây một đầu cố định, một đầu tự do
Đặt điện áp \(u=U_0 cos\omega t\) vào hai đầu đoạn mạch có RLC mắc nối tiếp. Điều chỉnh để \(\omega =\omega_0\) thì trong mạch có cộng hưởng điện, tần số góc được tính theo công thức:
Khi trong mạch có cộng hưởng điện : \( {Z_L} = {Z_C} \Leftrightarrow L.{\omega _0} = \frac{1}{{{\omega _0}C}} \Rightarrow {\omega _0} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Mắc một vôn kế nhiệt vào một đoạn mạch điện xoay chiều. Số chỉ của vôn kế mà ta nhìn thấy được cho biết giá trị của hiệu điện thế
Vôn kế, ampe kế nhiệt chỉ đo được các giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều
Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện chạy qua mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch luôn:
Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có một phần tử là điện trở thuần thì điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch biến đổi điều hòa cùng tần số và cùng pha với nhau. Do vậy khi biểu diễn trên giản đồ hai véc tơ I và Uk là cùng phương chiều.
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi?
Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì tần số không đổi
Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai ?
Trong dao động điều hòa, cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn
Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường
Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
Trên một sợi dây đàn hồi đang có sóng dừng. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là 0,25 m. Sóng truyền trên dây với bước sóng là:
Khoảng cách ngắn nhất giữa một nút sóng và vị trí cân bằng của một bụng sóng là λ/4
=> λ/4 = 0,25
=> λ = 1m
Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tốc độ của vật đạt cực đại
Một vật dao động điều hòa với chu kì T. Tốc độ của vật đạt cực đại khi vật qua vị trí cân bằng
Một nhỏ dao động điều hòa với li độ \( x = 10\cos (\pi t + \frac{\pi }{6})\) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Lấy \(\pi^2= 10\). Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là
+ Gia tốc của vật có độ lớn cực đại là: \( {a_{\max }} = {\omega ^2}A = 10{\pi ^2} = 100(cm/{s^2})\)
Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài có phương trình sóng là: \( u = 6\cos (4\pi t - 0,02\pi x)\) .Trong đó u và x được tính bằng cm và t tính bằng giây. Hãy xác định vận tốc truyền sóng.
+ Đồng nhất phương trình sóng bài cho với phương trình sóng tổng quát ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \omega = 4\pi (rad/s)\\ 0,02\pi x = \frac{{2\pi x}}{\lambda } \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} T = 0,5s\\ \lambda = 100cm \end{array} \right.\)
⇒ vận tốc truyền sóng: \( \to v = \frac{\lambda }{T} = \frac{{100}}{{0,5}} = 200cm/s=2m/s\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ \(2A/3\) thì động năng của vật là
+ Khi vật đi qua vị trí: x = 2A/3
+ Thế năng của vật:
\( {{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{x^2} = \frac{1}{2}k{(\frac{2}{3}A)^2} = \frac{4}{9}.\frac{1}{2}.k.{A^2} = \frac{4}{9}{\rm{W}}\)
+ Động năng của vật: \( {{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_t} = {\rm{W}} - \frac{4}{9}{\rm{W}} = \frac{5}{9}{\rm{W}}\)
Một điện tích \( {\rm{ - 1}}\mu {\rm{C}}\) đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1 m có độ lớn và hướng là
Ta có: Q < 0, véc tơ cường độ điện trường hướng về nó, và có độ lớn là: \( {\rm{E = }}\frac{{k\left| Q \right|}}{{{r^2}}} = \frac{{{{9.10}^9}\left| { - {{10}^{ - 6}}} \right|}}{{{1^2}}} = 9000V/m\)
Ảnh thật cách vật 60 cm và cao gấp 2 lần vật. Thấu kính này
+ Ảnh tạo bởi thấu kính là ảnh thật nên thấu kính đã cho là TKHT.
+ Khoảng cách giữa ảnh và vật là: \( d + d' = 60cm(1)\)
+ Ảnh thật ngược chiều vật và cao gấp 2 lần vật nên:
\( - \frac{{d'}}{d} = - 2 \to d' = 2d(2)\)
Từ (1)và (2), suy ra: \( \to \left\{ \begin{array}{l} d = 20cm\\ d' = 40cm \end{array} \right.\)
+ Tiêu cự của thấu kính: \( \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{20}} + \frac{1}{{40}} = \frac{3}{{40}} \to f = \frac{{40}}{3}cm\)
Một nguồn O phát sóng cơ có tần số 10 Hz truyền theo mặt nước theo đường thẳng với v = 60 cm/s. Gọi M và N là điểm trên phương truyền sóng cách O lần lượt 20 cm và 45 cm. Trên đoạn MN có bao nhiêu điểm dao động lệch pha với nguồn O góc \(\pi/3\)
+ Bước sóng: \( \lambda = \frac{v}{T} = \frac{{60}}{{10}} = 6cm\)
+ Điều kiện để một điểm P lệch pha \(\pi /3\) so với O:
\( \Delta \varphi = \frac{{2\pi x}}{\lambda } = \frac{\pi }{3} + k2\pi \to x = \frac{\lambda }{6} + k\lambda = 1 + 6k(k \in Z)\)
+ Mà P nằm trên đoạn MN nên:
\(\begin{array}{l} 20 \le x \le 45 \to 20 \le 1 + 6k \le 45 \Leftrightarrow 3,1 \le 1 + 6k \le 7,3\\ \to k = {\rm{\{ 4;5;6;7\} }} \end{array}\)
Có 4 giá trị k thỏa mãn nên có 4 điểm dao động lệch pha π/3 so với nguồn O
Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng (bỏ qua hao phí) một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 100 V. Ở cuộn thứ cấp, nếu giảm bớt n vòng dây thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó là U, nếu tăng thêm n vòng dây thì điện áp đó là 2U. Nếu tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn này bằng
Gọi n1, n2 lần lượt là số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp ban đầu
Ta có: \( \frac{U}{{{U_1}}} = \frac{{{n_2} - n}}{{{n_1}}},\frac{{2U}}{{{U_1}}} = \frac{{{n_2} + n}}{{{n_1}}} \to \frac{{{n_2} + n}}{{{n_2} - n}} = 2 \to n = \frac{{{n_2}}}{3}\)
+ Tăng thêm 3n vòng dây ở cuộn thứ cấp, thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của cuộn này bằng:
\( \frac{{U{'_2}}}{{{U_1}}} = \frac{{{n_2} + 3n}}{{{n_1}}} = \frac{{2{n_2}}}{{{n_1}}} = 2.\frac{{100}}{{{U_1}}} \to U{'_2} = 200V\)
Đặt điện áp xoay chiều \( u = 200\sqrt 2 \cos (100\pi t)(V)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm tụ điện có dung kháng \(Z_C=50\Omega\) mắc nối tiếp với điện trở thuần \(R=50 \Omega\) . Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức
+ Tổng trở của mạch: \( Z = \sqrt {{R^2} + {Z_C}^2} = 50\sqrt 2 \Omega \)
+ Cường độ dòng điện cực đại của dòng điện: \( {I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{200\sqrt 2 }}{{50\sqrt 2 }} = 4(A)\)
+ Độ lệch pha: \(\begin{array}{l} \tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{{ - 50}}{{50}} = - 1 \to \varphi = \frac{{ - \pi }}{4}\\ \to {\varphi _u} - {\varphi _i} = \frac{{ - \pi }}{4} \to {\varphi _i} = \frac{\pi }{4} \end{array}\)
+ Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch:
\( i = 4\cos (100\pi t + \frac{\pi }{4})(A)\)
Một con lắc đơn dao động điều hoà tại một nơi với chu kì là T, tích điện q cho con lắc rồi cho dao động trong một điện trường đều có phương thẳng đứng thì chu kì dao động nhỏ là T’. Ta thấy T>T’ khi
+ Khi con lắc dao động trong điện trường, nó dao động dưới tác dụng của trọng lực biểu kiến:
\(\begin{array}{l} \overrightarrow {P'} = \overrightarrow P + \overrightarrow F \to \overrightarrow {g'} = \overrightarrow g + \frac{{\overrightarrow F }}{m}\\ T \sim \frac{1}{{\sqrt g }} \to T' > T \Leftrightarrow g' < g \end{array}\)
=> Lực điện trường phải hướng lên
Mà \( \overrightarrow F = q.\overrightarrow E \) nên \(\overrightarrow F\) hướng lên khi
+ q > 0 và điện trường hướng lên
+ q < 0 và điện trường hướng xuống.
Một đoạn mạch xoay chiều gồm R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, người ta đặt điện áp xoay chiều \( u = 100\sqrt 2 \cos (\omega t)(V)\) vào hai đầu mạch đó. Biết \(Z_C=R\) . Tại thời điểm điện áp tức thời trên điện trở là 50 V và đang tăng thì điện áp tức thời trên tụ là
+ Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \sqrt {{U_{0R}}^2 + {U_{0C}}^2} = 100\sqrt 2 \\ {Z_C} = R \to {U_{0R}} = {U_{0C}} \end{array} \right. \to {U_{0R}} = {U_{0C}} = 100V\)
+ Do uR và uC vuông pha nên:
\( \frac{{{u_C}^2}}{{{U_{0C}}^2}} + \frac{{{u_R}^2}}{{{U_{0R}}^2}} = 1 \Leftrightarrow {u_C} = \pm \sqrt {{U_{0R}}^2 - {u_R}^2} = \pm \sqrt {{{100}^2} - {{50}^2}} = \pm 50\sqrt 3 V\)
+ Biểu diễn trên VTLG ta có:
+ Từ VTLG ta có tại thời điểm điện áp tức thời trên điện trở là 50V và đang tăng thì điện áp tức thời trên tụ là −50√3V
Cho mạch điện gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L và r. Biết \(U=200V, U_R=110V;U_{cd}=130V\). Công suất tiêu thụ của mạch là 320 W thì r bằng?
Ta có:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {U^2} = {({U_R} + {U_r})^2} + {U_L}^2 = {200^2}\\ {U_{cd}}^2 = {U_r}^2 + {U_L}^2 = {130^2} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {U_R}^2 + 2{U_R}{U_r} + {U_r}^2 + {U_L}^2 = {200^2}\\ {U_{cd}}^2 = {U_r}^2 + {U_L}^2 = {130^2} \end{array} \right.\\ \to \left\{ \begin{array}{l} {110^2} + 2.110.{U_r} + {130^2} = {200^2}\\ {U_r}^2 + {U_L}^2 = {130^2} \end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l} {U_r} = 50V\\ {U_L} = 120V \end{array} \right. \end{array}\)
+ Độ lệch pha: \( \tan \varphi = \frac{{{U_L}}}{{{U_R} + {U_{{R_0}}}}} = \frac{{120}}{{50 + 110}} = 0,75\)
+ Công suất tiêu thụ đoạn mạch: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{{R + {R_0}}}\cos \varphi \to R + {R_0} = \frac{{{U^2}\cos \varphi }}{P} \to {R_0} = \frac{{{U^2}\cos \varphi }}{P} - R = 25\Omega \)
Một mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(R=20\sqrt 5 \Omega\) , một cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm \(L=0,1/ \pi (H)\) và một tụ điện có điện dung C thay đổi. Tần số dòng điện f =50 Hz. Để tổng trở của mạch là \(60 \Omega\) thì điện dung C của tụ điện là:
+ Cảm kháng của cuộn dây là: \({Z_L} = \omega L = 100\pi .\frac{{0,1}}{\pi } = 10\Omega \)
+ Dung kháng của tụ điện:
\(\begin{array}{l} Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = 60\Omega \Rightarrow \sqrt {{{(20\sqrt 5 )}^2} + {{(10 - {Z_C})}^2}} = 60\Omega \to {(10 - {Z_C})^2} = 1600\\ \to 10 + {Z_C} = \pm 40 \to \left[ \begin{array}{l} {Z_C} = 50\Omega \\ {Z_C} = - 30\Omega (l) \end{array} \right. \end{array}\)
+ Điện dung C của tụ điện là: \( {Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} \to C = \frac{1}{{{Z_C}\omega }} = \frac{1}{{50.100\pi }} = \frac{{{{10}^{ - 3}}}}{{5\pi }}(F)\)
Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn AN và NB mắc nối tiếp, đoạn AN gồm biến trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=2/ \pi (H)\), đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C không đổi. Đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều có biểu thức \( u = 100\sqrt 2 \cos (100\pi t)(V)\) . Vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu đoạn AN. Để số chỉ của vôn kế không đổi với mọi giá trị của biến trở R thì điện dung của tụ điện có giá trị bằng
+ Cảm kháng của cuộn dây: ZL = 200Ω
+ Điện áp giữa hai đầu mạch AN:
\( {U_{AN}} = I.{Z_{AN}} = \frac{{U\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} = \frac{U}{{\sqrt {\frac{{{R^2} + {Z_L}^2 - 2{Z_L}{Z_C} + {Z_C}^2}}{{{R^2} + {Z_L}^2}}} }} = \frac{U}{{\sqrt {1 + \frac{{{Z_L}^2 - 2{Z_L}{Z_C}}}{{{R^2} + {Z_L}^2}}} }}\)
+ Để UAN không phụ thuộc vào R thì: \( {Z_L}^2 - 2{Z_L}{Z_C} = 0 \to {Z_C} = \frac{{{Z_L}}}{2} = 100\Omega \to C = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }(F)\)
Một chất điểm có khối lượng m = 100g , dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình \(x=4cos(2t)(cm)\) . Động năng cực đại của chất điểm bằng
+ Động năng cực đại của chất điểm bằng:\( {{\rm{W}}_{d\max }} = \frac{1}{2}m{v_{\max }}^2 = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = {0,32.10^3}J = 0,32mJ\)
Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Oy; trên phương này có hai điểm P và Q với PQ = 15 cm. Biên độ sóng bằng a =1cm và không thay đổi khi lan truyền. Nếu tại thời điểm t nào đó P có li độ 0 cm thì li độ tại Q là:
Ta có Bước sóng: λ=v/f = 0,4/10 = 0,04m=4cm
+ Độ lệch pha giữa hai điểm P và Q là: \( \Delta \varphi = \frac{{2\pi \Delta d}}{\lambda } = \frac{{2\pi 15}}{4} = \frac{{\pi 15}}{2} = 6\pi + \frac{{3\pi }}{2}\)
Từ vòng tròn lượng giác, ta có li độ tại Q là 0cm
Người ta làm nóng 1 kg nước thêm 10 C bằng cách cho dòng điện 2 A đi qua một điện trở \(6 \Omega\) . Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K . Thời gian cần thiết là
Ta có:
+ Nhiệt lượng mà 1kg nước thu vào để tăng thêm 10C là :
Q=m.c.Δt=1.4200.1=4200J
+ Điện năng dòng điện tiêu thụ : A=I2Rt=22.6.t=24.t(J)
Ta có : A=Q⇔24.t = 4200⇒ t=175s
Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m=25 g và lò xo có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động cưỡng bức theo phương trùng với trục của lò xo dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn 0\(F=F_0cos(\omega t)(N)\). Khi ω lần lượt là 10rad/s và 15 rad/s thì biên độ dao động của vật tương ứng là A 1 và A 2 . So sánh ta thấy:
+ Tần số góc của dao động riêng :\( {\omega _0} = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{{100}}{{0,025}}} \approx 63,25(rad/s)\)
+ Đồ thị mô tả sự phụ thuộc của biên độ vào tần số của dao động cưỡng bức :
Ta có : ω1<ω2 ⇒ A1<A2
Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật M có khối lượng 400g và lò xo có hệ số cứng 40 N/m đang dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng với biên độ 5 cm. Khi M qua vị trí cân bằng người ta thả nhẹ vật m có khối lượng 100g lên M (m dính chặt ngay vào M). Sau đó hệ m và M dao động với biên độ
+ Tần số góc của con lắc: \( {\omega _0} = \sqrt {\frac{k}{m}} = \sqrt {\frac{{40}}{{0,4}}} = 10(rad/s)\)
+ Tốc độ của M khi đi qua VTCB: v = ωA = 50cm/s.
+ Tốc độ của (M + m) khi qua VTCB: \( v' = \frac{{Mv}}{{M + m}} = 40cm/s\)
+ Tần số góc của hệ con lắc: \( \omega ' = \sqrt {\frac{k}{{M + m}}} = \sqrt {\frac{{40}}{{0,5}}} = \frac{{20}}{{\sqrt 5 }}(rad/s)\)
+ Biên độ dao động của hệ: \(A' = \frac{v}{{\omega '}} = 2\sqrt 5 cm\)
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t)(V)\) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau \(2\pi/3\) . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng
Ta có: \( \overrightarrow U = {\overrightarrow U _{AM}} + {\overrightarrow U _{NB}}\)
+ Mà: \(U_{AM}=U_{NB}\) và \( ({{\vec U}_{AM}};{{\vec U}_{NB}}) = \frac{{2\pi }}{3}\)
⇒ nên tứ giác OUAMUABUNB là hình thoi, UAB là đường chéo ngắn nên: \(U=U_{AM}=U_{NB}=220V\)
Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài 1m và vật nhỏ có khối lượng 100g, mang điện tích 2.10-5 C. Treo con lắc đơn này trong điện trường đều với vectơ cường độ điện trường hướng theo phương ngang và có độ lớn 5.104 V/m. Trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo và song song với vectơ cường độ điện trường, kéo vật nhỏ theo chiều của vectơ cường độ điện trường sao cho dây treo hợp với vectơ gia tốc trong trường một góc 54o rồi buông nhẹ cho con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2 . Trong quá trình dao động, tốc độ cực đại của vật nhỏ là:
Vị trí cân bằng của vật là vị trí con lắc có hợp lực tác dụng bằng 0. Khi đó dây treo hợp với phương thẳng đứng góc α
Ta có: \( \alpha = \frac{{{F_d}}}{P} = \frac{{qE}}{{mg}} = \frac{{{{2.10}^{ - 5}}{{.10}^4}}}{{0,1.10}} = 1 \to \alpha = {45^0}\)
Biên độ góc của dao động là: \( \to \alpha = {45^0} \to {\alpha _0} = {54^0} - {45^0} = {9^0} = \frac{{9\pi }}{{180}}\)
\( \to g' = \sqrt {{g^2} + {{\frac{{{q^2}E}}{{{m^2}}}}^2}} = 10\sqrt 2 m/{s^2}\)
+ Tần số góc của dao động là: \( \omega = \sqrt {\frac{{g'}}{l}} = \sqrt {g'} \)
+ Tốc độ dao động cực đại của vật là: \( {v_{\max }} = \omega l{\alpha _0} = \sqrt {g'} .1.\frac{{9\pi }}{{180}} = 0,59m/s\)
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định u=U√2cosωt vào hai đầu đoạn mạch có R,L,C nối tiếp mà tụ điện có điện dung thay đổi được. Mắc lần lượt các vôn kế V1, V2 ,V3 có điện trở vô cùng lớn vào hai đầu điện trở thuần hai đầu cuộn cảm và giữa hai bản của tụ điện. Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho số chỉ của vôn kế V1 ,V2 ,V3 lần lượt chỉ giá trị lớn nhất và người ta thấy: số chỉ lớn nhất của V3 bằng 3 lần số chỉ lớn nhất của V2. Tỉ số giữa chỉ số lớn nhất của V3 so với số chỉ lớn nhất của V1 là:
Ta có:
+ Mạch có C thay đổi:
+ \(U_1=U_{Rmax}=U\)
+ \( {U_2} = {U_{L\max }} = \frac{{U.{Z_L}}}{R}\)
+ \( {U_3} = {U_{C\max }} = \frac{{U.\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }}{R}\)
Ta có: \( \frac{{{U_3}}}{{{U_2}}} = \frac{{\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }}{{{Z_L}}} = 3 \to \frac{R}{{{Z_L}}} = 2\sqrt 2 \to {Z_L} = \frac{R}{{2\sqrt 2 }}\)
+ Tỉ số giữa chỉ số lớn nhất của V3 so với số chỉ lớn nhất của V1 là:
\( \frac{{{U_3}}}{{{U_1}}} = \frac{{\sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} }}{R} = \frac{{\sqrt {{R^2} + {{(\frac{R}{{2\sqrt 2 }})}^2}} }}{R} = \frac{3}{{2\sqrt 2 }}\)