Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Hàn Thuyên
Đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật lý năm 2020
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
45 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 6cos(4πt)cm, biên độ dao động của vật là
Phương trình x = 6cos(4πt)cm, biên độ dao động của vật là:
A=6cm
Đặt điện áp \( u = {U_0}\cos (100\pi t)\) (t: giây) vào hai đầu một tụ điện có điện dung \( C = \frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}(F)\). Dung kháng của tụ điện là:
Dung kháng của tụ điện là:
\( {Z_C} = \frac{1}{{C.\omega }} = \frac{1}{{\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}.100\pi }} = 150\Omega \)
Công tơ điện là dụng cụ điện dùng để đo
Công tơ điện là dụng cụ điện dùng để đo lượng điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong một thời gian nhất định.
Một con lắc lò xo có m = 100 g, dao động điều hoà với chu kì T = 2 s, năng lượng dao độngE = 2.10-4J. Lấy π2= 10. Biên độ dao động và vận tốc cực đại của vật là:
+ Tần số góc : \( \omega = \frac{{2\pi }}{T} = \pi (rad/s)\)
+ Biên độ dao động: \( E = \frac{1}{2}.m.{\omega ^2}.{A^2} \to A = \sqrt {\frac{{2E}}{{m.{\omega ^2}}}} = 0,02m = 2cm\)
+ Vận tốc cực đại: \( {v_{\max }} = \omega .A = 2\pi (cm/s)\)
Trong mạch dao động LC (lí tưởng), nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và dòng điện trong mạch cực đại I0 thì năng lượng điện trường biến thiên với tần số:
+ Tần số: \( f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{{{I_0}}}{{{Q_0}.\pi }}\)
+ Tần số năng lượng biến thiên gấp hai lần tần số:
\( \to {f_{energy}} = 2f = \frac{{{I_0}}}{{{Q_0}.\pi }}\)
Một con lắc đơn dao động điều hòa ở nơi có gia tốc trọng trường g = \(\Pi^2\)(m/s2) với chu kỳ T = 1s. Chiều dài l của con lắc đơn đó là:
Chiều dài l của con lắc đơn đó là:
\(T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \to l = \frac{{g.{T^2}}}{{4{\pi ^2}}} = \frac{{{\pi ^2}.1}}{{4.{\pi ^2}}} = 25cm\)
Có hai thanh kim loại bằng sắt, bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng chỉ hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ?
Khi đặt chúng gần nhau thì chúng chỉ hút nhau thì: Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt.
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai ?
Sai: Sóng điện từ là sóng dọc
Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hòa âm (xv < 0), khi đó:
Tại thời điểm t thì tích của li độ và vận tốc của vật dao động điều hòa âm (xv < 0), khi đó: Vật đang chuyển động nhanh dần về vị trí cân bằng
Đặt lần lượt điện áp u = U\(\sqrt2\)cos ωt (V) vào bốn đoạn mạch khác nhau có các RLC nối tiếp (cuộn dây thuần cảm) ta được kết quả dưới đây:
+ Công suất của đoạn mạch là:
\( P = UI\cos \varphi = U.\frac{U}{Z}.\frac{R}{Z} = {U^2}.\frac{{{R^2}}}{{{Z^2}}}.\frac{1}{R} = \frac{{{U^2}}}{R}{\cos ^2}\varphi \)
+ Công suất tương ứng của từng đoạn mạch là:
\(\left\{ \begin{array}{l} {P_1} = \frac{{{U^2}}}{{50}}{.0,6^2} = {7,2.10^{ - 3}}{U^2}\\ {P_2} = \frac{{{U^2}}}{{100}}{.0,8^2} = {6,4.10^{ - 3}}{U^2}\\ {P_3} = \frac{{{U^2}}}{{80}}{.0,7^2} = {6,125.10^{ - 3}}{U^2}\\ {P_4} = \frac{{{U^2}}}{{120}}{.0,9^2} = {6,75.10^{ - 3}}{U^2} \end{array} \right.\)
Vậy Công suất tiêu thụ của các đoạn mạch: P3<P2<P4<P1
Một mạch điện xoay chiều R, L, C nối tiếp (cuộn dây thuần cảm)có R = 100 Ω, L = 1/π H,C = 10-4/2π F. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế xoay chiều có tần số f = 50 Hz. Độ lệch phagiữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch là:
+ Cảm kháng và Dung kháng lần lượt bằng:
\([\begin{array}{l} {Z_L} = L.\omega = 2\pi f.L = 100\Omega \\ {Z_C} = \frac{1}{{C.\omega }} = \frac{1}{{C.2\pi f}} = 200\Omega \end{array}\)
+ Độ lệch pha:
\( \to \tan \varphi = \frac{{100 - 200}}{{100}} = - 1 \to \varphi = \frac{{ - \pi }}{4}\)
Hình dưới đây mô tả một sóng dừng trên sợi dây MN. Gọi H là một điểm trên dây nằm giữa nút M và nút P, K là một điểm nằm giữa nút Q và nút N.
Kết luận nào sau đây là đúng?
+ Vì H,K nằm trên 2 bó sóng dao động cùng pha nhau nên H,K dao động cùng pha
Một sóng cơ có tần số 20Hz, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng 80cm/s. Bước sóngcủa sóng đó là
Bước sóng của sóng đó là:
\( \lambda = \frac{v}{f} = 4cm\)
Một máy phát điện xoay chiều một pha rôto có 2 cặp cực. Để tần số dòng điện phát ra là 50 (Hz)thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?
Công thức liên hệ:
\( f = \frac{{pn}}{{60}} \to n = \frac{{60f}}{p} = \frac{{60.50}}{2} = 1500\) (vòng/ phút)
Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã:
Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã: Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy chương bạc?
+ Để mạ bạc cho huy chương ta phải dùng huy chương làm catot và anot phải bằng bạc và dung dịch phải chứa muối của kim loại Bạc có thẻ là AgNO3
Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L, tụ có C = 1,25\( \mu F\) . Dao động điện từ trong mạch có tần số góc \(\omega\)= 4000 (rad/s), cường độ dòng điện cực đại \(I_0=40mA\) trong mạch . Năng lượng điện từ trong mạch là
+ Năng lượng điện từ trong mạch là
\( {\rm{W}} = \frac{1}{2}L.I_0^2 = \frac{1}{2}\frac{{LC}}{C}.I_0^2 \to {\rm{W}} = \frac{1}{2}.\frac{{I_0^2}}{{{\omega ^2}C}} = \frac{1}{2}.\frac{{{{({{40.10}^{ - 3}})}^2}}}{{{{4000}^2}{{.1,25.10}^{ - 6}}}} = {4.10^{ - 5}}J\)
Khảo sát thực nghiệm một máy biến áp có cuộn sơ cấp A và cuộn thứ cấp B. Cuộn A được nối với mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi. Cuộn B gồm các vòng dây quấn cùng chiều, một số điểm trên B được nối ra các chốt m, n, p, q (như hình vẽ). Số chỉ của vôn kế V có giá trị nhỏ nhất khi K ở chốt nào sau đây:
Ta có: \( \frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)
Và U1, N1 không đổi ⇒ \( {U_2} \sim {N_2} \Rightarrow {U_2}_{\min } \Leftrightarrow {N_2}_{\min}\)
Vậy K ở chốt q
Một con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m, dây treo có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động riêng của con lắc đó là
Tần số dao động:
\( f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{\frac{{2\pi }}{\omega }}} = \frac{1}{{2\pi }}.\sqrt {\frac{g}{l}} \)
Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 , khi:
Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0, khi đoạn mạch có điện trở thuần bằng không.
Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có:
Hiện tượng giao thoa xảy ra khi có: hai sóng xuất phát từ hai tâm dao động cùng pha, cùng tần số gặp nhau.
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 100 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở vô cực mà không cần phải điều tiết:
Theo giả thuyết: \( d = \infty ,d' = - 100cm = - 1m\)
Độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở vô cực mà không cần phải điều tiết:
\( D = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{\infty } - \frac{1}{1} = - 1dp\)
Đài phát thanh – truyền hình Bắc Ninh có trụ sở tại thành phố Bắc Ninh. Xét một sóng điện từtruyền theo phương ngang từ đài về phía Nam. Gọi B0 và E0 lần lượt là độ lớn cực đại của véc-tơ cảm ứng từ và véc-tơ cường độ điện trường trong sóng điện từ này. Vào thời điểm t nào đó, tại một điểm M trên phương truyền đang xét, véc-tơ cảm ứng từ hướng thẳng đứng lên trên và có độ lớn là B0/2. Khi đó véc-tơ cường độ điện trường có độ lớn là:
+ Điện trường và từ trường biến thiên cùng pha, nên:
\( \frac{e}{{{E_0}}} = \frac{b}{{{B_0}}} = \frac{{\frac{{{B_0}}}{2}}}{{{B_0}}} \to \frac{e}{{{E_0}}} = \frac{1}{2} \to e = \frac{{{E_0}}}{2}\)
+ Ta có biểu diễn các vec-tơ cường độ điện trường và vec-tơ cường độ từ trường:
Từ hình vẽ, ta thấy vec-tơ cường độ điện trường hướng sang phía Đông.
Hai thanh nhỏ gắn trên cùng một nhánh âm thoa chạm vào mặt nước tại hai điểm A và B cách nhau l = 4 cm. Âm thoa rung với tần số f = 400 Hz, vận tốc truyền trên mặt nước v = 1,6 m/s.Giữa hai điểm A và B có bao nhiêu gợn sóng, trong đó có bao nhiêu điểm đứng yên?
+ Bước sóng: \( \lambda = \frac{v}{f} = 0,4cm\)
+ Số gợn lồi là số các giá trị k thỏa mãn \( - \frac{l}{\lambda } < k < \frac{l}{\lambda } \Leftrightarrow - 10 < k < 10\) ⇒ có 19 gợn sóng
+ Số điểm đứng yên là số giá trị k nguyên thỏa mãn:
\( - \frac{l}{\lambda } - \frac{1}{2} < k < \frac{l}{\lambda } - \frac{1}{2} \Leftrightarrow - 10,5 < k < 10,5\) ⇒ có 20 điểm đứng yên
Cho đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp xoay chiều như hình vẽ.
Đặt điện áp đó vào hai đầu đoạn mạch gồm một cuộn dây thuần cảm L, điện trở thuần R, tụ điện C=1/(2π)mF mắc nối tiếp. Biết hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn dây L và hai đầu tụ điện bằng nhau và bằng một nửa trên điện trở R. Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó là:
+ Từ đồ thị, ta thấy chu kì của điện áp hai đầu đoạn mạch là:
\( T = 2.(12,5 - 2,5){.10^{ - 3}} = 0,02(s) \to \omega = \frac{{2\pi }}{T} = 100\pi (rad/s)\)
+ Ở thời điểm t=2,5.10−3s, điện áp bằng 0 và đang giảm, góc quay của điện áp là: \( \Delta \varphi = \omega \Delta t = 100\pi {.2,5.10^{ - 3}} = \frac{\pi }{4}(rad)\)
+ Ta có vòng tròn lượng giác:
+ Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy:
\( 120 = {U_0}\cos (\frac{\pi }{4}) \to {U_0} = 120\sqrt 2 (V)\)
Theo đề bài ta có:
\(\begin{array}{l} {U_L} = {U_C} = \frac{{{U_R}}}{2} \to I.{Z_L} = I.{Z_C} = \frac{{I.R}}{2}\\ \to {Z_L} = {Z_C} = \frac{R}{2} \end{array}\)
Vậy trong mạch có cộng hưởng
\(\left\{ \begin{array}{l} \omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \to L = \frac{1}{{{\omega ^2}.C}} = \frac{{0,2}}{\pi }(H)\\ {U_R} = U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{120\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 120(V) \end{array} \right.\)
+ Dung kháng của tụ điện là:
\( {Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = 20\Omega \to R = 2{Z_C} = 40\Omega \)
+ Công suất của mạch là:
\( P = \frac{{{U_R}^2}}{R} = \frac{{{{120}^2}}}{{40}} = 360W\)
Một tụ điện không khí gồm có tất cả 21 bản hình tròn bán kính R = 2 cm, đặt song song đối diện đan xen nhau như hình vẽ. Khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là d = 1 mm. Mắc hai đầu tụ xoay với cuộn cảm L=8.10−6H. Khung dao động này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng là
+ Tụ điện là hệ gồm 20 tụ điện ghép song song. Điện dung nhỏ nhất và lớn nhất của tụ điện là:
\(\left\{ \begin{array}{l} {C_0} = \frac{{\varepsilon \pi {R^2}}}{{4\pi kd}} = \frac{{1.\pi {{0,02}^2}}}{{4\pi {{9.10}^9}{{.1.10}^{ - 3}}}} = {1,1.10^{ - 22}}C\\ C = 20{C_0} = {2,2.10^{ - 10}}(C) \end{array} \right.\)
+ Khung dao động này có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng:
\( 2\pi c\sqrt {L{C_0}} \le \lambda \le 2\pi c\sqrt {LC} \to 17,77 \le \lambda \le 79,48(m)\)
Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = 4 cos(4 π t + π /6) cm. Kể từ thời điểm véctơ gia tốc đổi chiều lần đầu tiên, trong thời gian 5,1 s sau đó vật đi qua vị trí mà lực kéo về có độ lớn bằng một nữa độ lớn lực kéo về cực đại bao nhiêu lần?
+ Vectơ gia tốc đổi chiều tại vị trí biên do gia tốc sớm pha hơn li độ π rad.
=> Pha ban đầu của gia tốc là: φ = -π/6 .
=> gia tốc đổi chiều lần đầu tiên khi đi qua biên dương , khi đó vật ở biên âm.
+ Ta có: \( T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 0,5s\)
=> t = 5,1s = 10T + T/5
+ Do lực kéo về cùng pha với phương trình li độ của vật và trong mỗi chu kì có 4 lần lực kéo về bằng 1 nửa lực kéo về cực đại.
Mặt khác: Fk = -kx => Fk =Fk /2 khi x =\( x = \pm \frac{A}{2}\) .
Khoảng thời gian vật đi từ biên dương đến vị trí A/2 là \( t' = \frac{{\frac{\pi }{3}}}{{2\pi }}T = \frac{T}{6} < \frac{T}{5}\)
==> Trong khoảng thời gian t vật đi qua vị trí lực kéo bằng 1/2 lực kéo cực đại là:
x = 4.10 +1 = 41 lần.
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L. Nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E điện trở trong r vào 2 đầu cuộn cảm. Sau khi dòng điện trong mạch ổn định, cắt nguồn thì trong mạch LC có dao động điện từ với điện áp cực đại giữa hai bản tụ là Uo. Biết L = 25r2C. Tỉ số giữa Uo và E là:
+ Nối 2 cực của nguồn điện một chiều có suất điện động E điện trở trong r vào 2 đầu cuộn cảm thì dòng trong mạch I=E/r
+ Sau khi ngắt nguồn, áp dụng định luật bảo toàn năng lượng ta có:
\( 0,5.L{I^2} = 0,5.C.U_0^2 \to \frac{{U_0^2}}{{{E^2}}} = \frac{L}{{{r^2}C}} = 25 \to \frac{{{U_0}}}{E} = 5\)
Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì thu được sóng điện từ có bước sóng λ1=100m, thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch thu được sóng λ2=75m. Khi mắc hai tụ nối tiếp với nhau rồi mắc vào mạch thì bắt được sóng có bước sóng là:
+ Bước sóng: \( \lambda = cT = c.2\pi \sqrt {LC} \to \frac{1}{C} = \frac{{{c^2}.4.{\pi ^2}.L}}{{{\lambda ^2}}}\)
+ Ghép nối tiếp: \( \frac{1}{{{C_b}}} = \frac{1}{{{C_1}}} + \frac{1}{{{C_2}}}\)
Vậy ta thu được:
\( \to \frac{1}{{{\lambda ^2}_b}} = \frac{1}{{{\lambda ^2}_1}} + \frac{1}{{{\lambda ^2}_2}} \to {\lambda _b} = 60m\)
Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng S1và S2cách nhau 9 cm, đang dao động điều hòatrên phương thẳng đứng, cùng pha,cùng biên độ bằng 1 cm, và cùng tần số bằng 300 Hz. Tốc độ truyềnsóng trên mặt chất lỏng bằng 360 cm/s. Giả sử biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền sóng. Tổngsố điểm trên đoạn SS2mà phần tử chất lỏng tại đó dao động với biên độ bằng 1 cm là
+ Bước sóng của sóng cơ do hai nguồn tạo ra là:
\( \lambda = \frac{v}{f} = 1,2m\)
+ Biên độ dao động cực đại của phần tử môi trường là:
A = 2a = 2.1 = 2 (cm)
+ Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ 1 cm
\( \to {A_M} = \frac{A}{2} \to 2a\left| {\cos \frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda }} \right| = a \to \cos \frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda } = \pm \frac{1}{2} \to \left[ \begin{array}{l} \frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda } = \frac{\pi }{3} + k\pi \\ \frac{{\pi ({d_2} - {d_1})}}{\lambda } = - \frac{\pi }{3} + k\pi \end{array} \right. \to \left[ \begin{array}{l} \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda } = \frac{1}{3} + k\\ \frac{{{d_2} - {d_1}}}{\lambda } = \frac{{ - 1}}{3} + k \end{array} \right.\)+ Điểm M nằm trên S1S2
\(\begin{array}{l} - AB \le {d_2} - {d_1} \le AB\\ \to \left[ \begin{array}{l} \frac{{ - AB}}{\lambda } \le \frac{1}{3} + k \le \frac{{AB}}{\lambda }\\ \frac{{ - AB}}{\lambda } \le \frac{{ - 1}}{3} + k \le \frac{{AB}}{\lambda } \end{array} \right. \to \left[ \begin{array}{l} \frac{{ - 9}}{{1,2}} - \frac{1}{3} \le k \le \frac{9}{{1,2}} - \frac{1}{3}\\ \frac{{ - 9}}{{1,2}} + \frac{1}{3} \le k \le \frac{9}{{1,2}} + \frac{1}{3} \end{array} \right. \to \left[ \begin{array}{l} - 7,83 \le k \le 7,17\\ - 7,17 \le k \le 7,83 \end{array} \right. \to \left[ \begin{array}{l} k = - 7; - 6;.....;6;7\\ k = - 7; - 6;.....;6;7 \end{array} \right. \end{array}\)
Vậy có tất cả 30 điểm dao động với biên độ a trên đoạn S1S2
Một khu tập thể tiêu thụ một công suất điện 14289 W, trong đó các dụng cụ điện ở khu này đều hoạtđộng bình thường ở điện áp hiệu dụng là 220 V. Điện trở của dây tải điện từ nơi cấp điện đến khu tập thể là r.Khi khu tập thể không dùng máy biến áp hạ thế, để các dụng cụ điện của khu này hoạt động bình thường thìđiện áp hiệu dụng ở nơi cấp điện là 359 V, khi đó điện áp tức thời ở 2 đầu dâycủa khu tập thể nhanh pha π/6so với dòng điện tức thời chạy trọng mạch. Khi khu tập thể dùng máy biến áp hạ thế lí tưởng có tỉsố N1/N2=15, để các dụng cụ điện của khu này vẫn hoạt động bình thường giống như khi không dùng máy biến áp hạ thế thì điện áp hiệu dụng ở nơi cấp điện gần giá trị nào nhất sau đây (biết hệ số công suất ở mạch sơ cấp của máy hạ thế bằng 1):
+ Khi không dùng máy biến áp, cường độ dòng điện qua mạch cung cấp cho khu tập thể chính là cường độ dòng điện chạy qua đường dây:
\( I = \frac{P}{{U\cos \varphi }} = \frac{{14289}}{{220.\cos \frac{\pi }{6}}} = 75(A)\)
+ Độ giảm áp qua đường dây là:
\(\begin{array}{l} \Delta U = {U_0} - U \to I.r = {U_0} - U\\ \to r = \frac{{{U_0} - U}}{I} = \frac{{359 - 220}}{{75}} = \frac{{139}}{{75}}\Omega \end{array}\)
+ Khi dùng máy biến áp: Điện áp hiệu dụng của cuộn sơ cấp là:\( {U_1} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}.{U_2} = 15.220 = 3300(V)\)
+ Cường độ dòng điện của cuộn sơ cấp là:
\( {I_1} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}.{I_2} = \frac{1}{{15}}.75 = 5(A)\)
+ Điện áp hiệu dụng ở nơi cấp điện là:
\( {U_0}_1 = {U_1} + {I_1}.r = 3300 + 5.\frac{{139}}{{75}} = 3309,3(V)\)
Một người đứng giữa hai loa A và loa B. Khi loa A bật thì người đó nghe được âm có mứccường độ 76dB. Khi loa B bật thì nghe được âm có mức cường độ 80 dB. Nếu bật cả hai loa thì ngheđược âm có mức cường độ bao nhiêu?
+ Khi loa A bật thì cường độ âm là: \( {L_A} = 10\log \frac{{{I_A}}}{{{I_0}}} \to {I_A} = {10^{ - 4,4}}{\rm{W}}/{m^2}\)
+ Khi loa B bật thì cường độ âm là:
\( {L_B} = 10\log \frac{{{I_B}}}{{{I_0}}} \to {I_B} = {10^{ - 4}}{\rm{W}}/{m^2}\)
Cho một đoạn mạch gồm một cuộn dây thuần cảm L = 1/π (H) mắc nối tiếp với tụ điện có điệndung không đổi C và một biến trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệudụng 200 V, tần số 50 Hz. Thay đổi giá trị của biến trở R thấy công suất tiêu thụ cực đại trong đoạn mạch là 200 W. Điện dung C trong mạch có giá trị
+Cảm kháng của cuộn dây: \( {Z_L} = \omega L = 100\Omega \)
+Công suất tiêu thụ cực đại của đoạn mạch:
\( {P_{\max }} = \frac{{{U^2}}}{{2R}} \to 200 = \frac{{{{200}^2}}}{{2R}} \to R = 100\Omega \)
+ Công suất của mạch đạt cực đại khi:
\( R = \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| \to 100 = \left| {100 - {Z_C}} \right| \to {Z_C} = 200\Omega \)
+ Điện dung của tụ điện là:
\( C = \frac{1}{{\omega {Z_C}}} = \frac{1}{{2\pi .50.200}} = \frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}(F)\)
Chất điểm P đang dao động điều hoà trên đoạn thẳng MN, trên đoạn thẳng đó có bảy điểm theo đúng thứ tự M, P1,P2,P3,P4,P5, N với P3 là vị trí cân bằng. Biết rằng từ điểm M,cứ sau 0,25 s chất điểm lại qua các điểm P1,P2,P3,P4,P5, N. Tốc độ của nó lúc đi qua điểm P1 là 4π cm/s. Biên độ A bằng
+ Chất điểm chuyển động chia đường tròn thành 12 cung, thời gian chuyển động trên mỗi cung tròn là 0,25 s.
→ chu kì dao động của chất điểm là T = 12.t = 12.0,25 = 3 s.
→ tần số góc ω = 2π/3 rad/s.
\(\begin{array}{l} \varphi = \frac{{2\pi }}{{12}} = \frac{\pi }{6} \to {x_{p1}} = \frac{{A\sqrt 3 }}{2}\\ \to \left| {{v_p}_1} \right| = \frac{{{v_0}}}{2} \to {v_0} = 8\pi cm/s \end{array}\)
\( {v_0} = A\omega \to A = \frac{{{v_0}}}{\omega } = \frac{{8\pi .3}}{{2\pi }} = 12cm\)
Tại một buổi thực hành tại phòng thí nghiệm bộ môn vật lý trường THPT Lương Đắc Bằng. Một học sinh lớp 12A3, dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kỳ dao động điều hòa T của một con lắc đơn bằng cách đo thời gian dao động. Ba lần đo cho kết quả thời gian của mỗi chu kỳ dao động lần lượt là 2,01s; 2,12s; 1,99s. Thang chia nhỏ nhất của đồng hồ là 0,01s. Kết quả của phép đo chu kỳ được biểu diễn bằng:
Ta có: \( \overline T = \frac{{{T_1} + {T_2} + {T_3}}}{3} = 2,04s\)
+ Lại có thêm: \( \Delta T = \frac{{\left| {\overline T - {T_1}} \right| + \left| {\overline T - {T_2}} \right| + \left| {\overline T - {T_3}} \right|}}{3} = 0,0533\)
Vì tính thêm cả thang chia nhỏ nhất của đồng hồ nên ta sẽ có:
\( T = 2,04 \pm 0,06s\)
Mạch dao động điện từ LC gồm một cuộn dây có độ tự cảm 6μH có điện trở thuần 1Ω và tụ điệncó điện dung 6nF. Điện áp cực đại trên tụ lúc đầu 10V. Để duy trì dao động điện từ trong mạch người tadùng một pin có suất điện động là 10V, có điện lượng dự trữ ban đầu là 400C. Nếu cứ sau 12 giờ phải thay pin mới thì hiệu suất sử dụng của pin là:
Ta có: Năng lượng dao động của mạch dao động điện từ LC:
\( {\rm{W}} = \frac{{C.U_0^2}}{2} = \frac{{L.I_0^2}}{2}\)
+ Cường độ dòng điện cực đại chạy qua mạch giao động: \( {I_0} = \sqrt {\frac{C}{L}} {U_0}\)
Công suất cần cung cấp cho mạch LC duy trì dao động của mạch tương đương với công suất tỏa nhiệt hao phí trong điện trở thuần R:
\( P = R{I^2} = \frac{1}{2}I_0^2R = \frac{{C.U_0^2}}{{2L}}R\)
Thay số vào:
\( {P_1} = \frac{{{{6.10}^{ - 9}}{{.10}^2}.1}}{{{{2.6.10}^{ - 6}}}} = {50.10^{ - 3}}{\rm{W}}\)
+ Công suất mà bộ pin có thể cung cấp trong thời gian t: \(\left\{ \begin{array}{l} P = UI\\ I = \frac{q}{t} \end{array} \right. \to P = \frac{{qE}}{t}\)(trong đó q là điện lượng của bộ pin)
+ Hiệu suất sử dụng của pin:
\( H = \frac{{{P_1}}}{P} = \frac{{{P_1}t}}{{Eq}} = \frac{{{{50.10}^{ - 3}}.12.3600}}{{10.400}} = 0.54 = 54\% \)
Đặt một điện áp \( u = U\sqrt 2 \cos (\omega t)(V)\)(U và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch như hình vẽ.Biết \( {Z_L} = R\sqrt 3 \) . Điều chỉnh C=C1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại thì hệ số công suất trong mạch là \( \cos {\varphi _1}\). Điều chỉnh C=C2 để tổng điện áp hiệu dụng \( {U_{AM}} + {U_{MB}}\) đạt giá trị cực đại thì hệ số công suất trong mạch là \( \cos {\varphi _2}\) . Khi C=C3 thì hệ số công suất của mạch là \( \cos {\varphi _3} = \cos {\varphi _1} .\cos {\varphi _2}\) và cường độ dòng điện trong mạch chậm pha hơn điện áp hai đầu đoạn mạch, khi đó tỉ số giữa điện trở thuần và dung kháng của tụ điện gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta chọn R=1 ⇒ \( {Z_L} = \sqrt 3 \)
+ Khi C=C1, thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là cực đại:
\( \sin {\varphi _1} = \cos {\varphi _{RL}} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_L^2} }} = \frac{1}{2} \to {\varphi _1} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
+ C=C2 thì: \( {({U_{AM}} + {U_{MB}})_{\max }}\) \( \to {U_{AM}} = {U_{MB}} \Leftrightarrow {R^2} + Z_L^2 = Z_C^2 \to {Z_C} = 2\)
Vậy hệ số công suất của mạch lúc này là:
\( \cos {\varphi _2} = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} \approx 0.97\)
+ Khi C=C3 thì cường độ dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp ⇒ ZC>ZL ⇒ Mạch đang có tính dung kháng
\(\begin{array}{l} \cos {\varphi _3} = \cos {\varphi _1}.\cos {\varphi _2} \Leftrightarrow \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} = 0,84\\ \Leftrightarrow \frac{1}{{\sqrt {{1^2} + {{(\sqrt 3 - {Z_C})}^2}} }} = 0,84 \Leftrightarrow {Z_C} = 2,15\Omega \end{array}\)
Hình vẽ dưới đây biểu diễn hình dạng của một sợi dây đang có sóng dừng với tần số f = 20 Hz. Biết các đường 3, 2, 1 lần lượt là hình dạng sợi dây ở thời điểm t, t + Δt, t + 3Δt. Giá trị của Δt nhỏ nhất là:
+ Khoảng thời gian từ vị trí ứng với đường 2 qua vị trí ứng với đường 3 là: (t+3Δt)−(t+Δt) = 2Δt
+ Xét Δt nhỏ nhất thì từ vị trí đường số 2 về vị trí cân bằng dây duỗi thẳng là Δt
+ Thời gian từ vị trí ứng với đường số 1 đến vị trí cân bằng dây duỗi thẳng là:
\( 2\Delta t = \frac{T}{4} \Rightarrow \Delta t = \frac{T}{8} = \frac{1}{{8f}} = \frac{1}{{160}}s\)
Một con lắc lò xo dao động theo phương thẳng đứng với chu kì T, lực đàn hồi lớn nhất là 9 N, lực đàn hồi ở vị trí cân bằng là 3 N. Con lắc đi từ vị trí lực đàn hồi lớn nhất đến vị trí lực đàn hồi nhỏ nhất trong khoảng thời gian là:
Ta có: Lực đàn hồi của con lắc khi ở vị trí cân bằng là:
\( {F_0} = k\Delta {l_0} = 3N\)
+ Lực đàn hồi cực đại là:
\( {F_{dh\max }} = k(\Delta {l_0} + A) = k\Delta {l_0} + kA \Leftrightarrow 9 = 3 + kA \to kA = 6(N)\)
Nhận xét: \( \frac{{\Delta {l_0}}}{A} = \frac{3}{6} = \frac{1}{2}\) ⇒ Lực đàn hồi cực tiểu của lò xo:
\( {F_{dh\min }} = 0 \Leftrightarrow x = \frac{{ - A}}{2}\)
Ta có vòng tròn lượng giác:
+ Từ vòng tròn lượng giác, ta thấy lắc đi từ vị trí lực đàn hồi lớn nhất đến vị trí lực đàn hồi nhỏ nhất, vật quay được góc: \( \Delta \varphi = \frac{{2\pi }}{3}rad\)
+ Thời gian con lắc đi từ vị trí lực đàn hồi lớn nhất đến vị trí lực đàn hồi nhỏ nhất là:
\( \Delta t = \frac{{\Delta \varphi }}{\omega } = \frac{{\frac{{2\pi }}{3}}}{{\frac{{2\pi }}{T}}} = \frac{T}{3}s\)
Đoạn mạch xoay chiều như hình vẽ, cuộn dây thuần cảm:
biết L = 2/π (H), C = 31,8 (µF), R có giá trị xác định.
Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức i = 2cos(100πt - π /3) A . Biểu thức uMB có dạng:
Ta tính cảm kháng, dung kháng và tính được UMB:
\(\left\{ \begin{array}{l} {Z_L} = L\omega = 200\Omega \\ {Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} = 100\Omega \end{array} \right. \to {U_{MB}} = I.{R_{LC}} = \sqrt 2 \left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = 200\sqrt 2 \)
+ Do ZL>ZC nên uMB nhanh pha hơn i góc π/2 suy ra:
Vậy biểu thức điện áp uMB:
\( {u_{MB}} = 200\cos (100\pi t - \frac{\pi }{3} + \frac{\pi }{2}) = 200\cos (100\pi t + \frac{\pi }{6})(V)\)