Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào ? Dấu phẩy

Lý thuyết về luyện từ và câu: ôn tập về từ chỉ đặc điểm. ôn tập câu ai thế nào ? dấu phẩy môn tiếng việt lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(383) 1278 02/08/2022

Phương pháp :

- Nhận biết các từ ngữ chỉ đặc điểm (màu sắc, trạng thái, tính cách,…). Thêm từ chỉ đặc điểm thích hợp vào câu.

- Câu Ai thế nào? nói lên đặc điểm, trạng thái của sự vật.

- Thêm được dấu phẩy vào câu cho sẵn bằng cách đọc diễn cảm, ngắt nhịp câu đúng.

1. Hãy tìm các từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập mới học.

a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn.

b) Anh Đom Đóm trong bài thơ cùng tên.

c) Anh Mồ Côi (hoặc người chủ quán) trong truyện Mồ Côi xử kiện.

Gợi ý :

a) Chú bé Mến là một người bạn tốt bụng, dũng cảm, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp nguy hiểm.

b) Anh Đom Đóm là một người cần mẫn, say mê công việc và biết lo lắng cho giấc ngủ của mọi người.

c) Anh Mồ Côi là người xử kiện thông minh, biết lí lẽ và công bằng.

d) Người chủ quán là một người tham lam, nhiều mưu mẹo.

2. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả :

a) Một bác nông dân.

b) Một bông hoa trong vườn

c) Một buổi sớm mùa đông.

M: Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay.

Gợi ý :

a) Bác nông dân ấy cần cù lên luống cho khoai.

b) Bông hoa trong vườn vươn cao lên đón chào nắng mới.

c) Buổi sớm mùa đông lạnh giá với làn sương muối dày đặc.

3. Em có thể đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau ?

a) Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

Trả lời :

a) Ếch con ngoan ngoãn , chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong , dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong , trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố.

(383) 1278 02/08/2022