Câu hỏi Đáp án 2 năm trước 40

Có bao nhiêu số nguyên y để tồn tại số thực x thỏa mãn \({{\log }_{3}}\left( x+2y \right)={{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}+{{y}^{2}} \right)\)? 

A. 3

B. 2

Đáp án chính xác ✅

C. 1

D. Vô số

Lời giải của giáo viên

verified HocOn247.com

Đặt \({\log _3}\left( {x + 2y} \right) = {\log _2}\left( {{x^2} + {y^2}} \right) = t \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + 2y = {3^t}\\ {x^2} + {y^2} = {2^t} \end{array} \right.\) (*)

Hệ có nghiệm \(\Leftrightarrow \) đường thẳng \(\Delta :x+2y-{{3}^{t}}=0\) và đường tròn \(\left( C \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}={{\left( {{\sqrt{2}}^{t}} \right)}^{2}}\) có điểm chung \(\Leftrightarrow d\left( O,\Delta  \right)\le R\Leftrightarrow \frac{\left| 0+0-{{3}^{t}} \right|}{\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}}}\le {{\sqrt{2}}^{t}}\Leftrightarrow {{3}^{t}}\le \sqrt{5}.{{\sqrt{2}}^{t}}\Leftrightarrow {{\left( \frac{9}{2} \right)}^{t}}\le 5\Leftrightarrow t\le {{\log }_{\frac{9}{2}}}5\)

Do \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}={{2}^{t}}\) nên \(\left| y \right|\le {{\sqrt{2}}^{t}}\Rightarrow \left| y \right|\le {{\sqrt{2}}^{^{{{\log }_{\frac{9}{2}}}5}}}\approx 1,448967.\)

Vì \(y\in \mathbb{Z}\) nên \(y\in \left\{ -1;0;1 \right\}\).

Thử lại:

- Với y=-1, hệ (*) trở thành \(\left\{ \begin{array}{l} x - 1 = {3^t}\\ {x^2} + 1 = {2^t} \end{array} \right. \Rightarrow {\left( {{3^t} + 1} \right)^2} + 1 = {2^t} \Leftrightarrow {9^t} + {2.3^t} - {2^t} + 2 = 0\) (**)

Nếu t<0 thì \(2-{{2}^{t}}>0\Rightarrow {{9}^{t}}+{{2.3}^{t}}-{{2}^{t}}+2>0\).

Nếu \(t\ge 0\Rightarrow {{9}^{t}}-{{2}^{t}}\ge 0\Rightarrow {{9}^{t}}+{{2.3}^{t}}-{{2}^{t}}+2>0\).

Vậy (**) vô nghiệm.

- Với y=0 thì hệ (*) trở thành \(\left\{ \begin{array}{l} x = {3^t}\\ {x^2} = {2^t} \end{array} \right. \Rightarrow {9^t} = {2^t} \Leftrightarrow {\left( {\frac{9}{2}} \right)^t} = 1 \Leftrightarrow t = 0 \Rightarrow x = 1\)

- Với y=1 thì hệ (*) trở thành \(\left\{ \begin{array}{l} x + 1 = {3^t}\\ {x^2} + 1 = {2^t} \end{array} \right. \Rightarrow {\left( {{3^t} - 1} \right)^2} = {2^t} - 1\,\,\left( {***} \right)\)

Dễ thấy (***) luôn có ít nhất một nghiệm \(t=0\Rightarrow x=0\).

Vậy có 2 giá trị nguyên của y thỏa mãn là \(y=0,\,\,\,y=1\).

CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1: Trắc nghiệm

Thể tích của khối nón có chiều cao bằng \(\frac{a\sqrt{3}}{2}\) và bán kính đường tròn đáy bằng \(\frac{a}{2}\) là

Xem lời giải » 2 năm trước 50
Câu 2: Trắc nghiệm

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(M\left( -1;2;2 \right)\). Đường thẳng đi qua M và song song với trục Oy có phương trình là

Xem lời giải » 2 năm trước 45
Câu 3: Trắc nghiệm

Tính đạo hàm của hàm số \(f\left( x \right)=\ln x\).

Xem lời giải » 2 năm trước 45
Câu 4: Trắc nghiệm

Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc. Xác suất để mặt 6 chấm xuất hiện:

Xem lời giải » 2 năm trước 43
Câu 5: Trắc nghiệm

Cho một cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=\frac{1}{3}, {{u}_{8}}=26.\) Công sai của cấp số cộng đã cho là

Xem lời giải » 2 năm trước 42
Câu 6: Trắc nghiệm

Một khối trụ có chiều cao và bán kính đường tròn đáy cùng bằng \(R\) thì có thể tích là

Xem lời giải » 2 năm trước 42
Câu 7: Trắc nghiệm

Cho số phức \(z=a+bi\left( a,b\in \mathbb{R} \right)\). Số \(z+\overline{z}\) luôn là:

Xem lời giải » 2 năm trước 42
Câu 8: Trắc nghiệm

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, Phương trình của mặt cầu có đường kính AB với \(A\left( 2;1;0 \right)\), \(B\left( 0;1;2 \right)\) là

Xem lời giải » 2 năm trước 42
Câu 9: Trắc nghiệm

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 10: Trắc nghiệm

Trong không gian, điểm nào dưới đây thuộc mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):\,\,-x+y+2z-3=0\)?

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 11: Trắc nghiệm

Hàm số nào sau đây nghịch biến trên mỗi khoảng xác định của nó ?

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 12: Trắc nghiệm

Họ nguyên hàm của hàm số \(f(x)=x+\cos x\) là

Xem lời giải » 2 năm trước 41
Câu 13: Trắc nghiệm

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, \(SA\bot \left( ABCD \right)\). Gọi I là trung điểm của SC. Khoảng cách từ I đến mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) bằng độ dài đoạn thẳng nào?

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 14: Trắc nghiệm

Trong không gian Oxyz, điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng \(\frac{x-1}{2}=\frac{y+1}{-1}=\frac{z-2}{3}\)?

Xem lời giải » 2 năm trước 40
Câu 15: Trắc nghiệm

Gọi m là giá trị nhỏ nhất và M là giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)=2{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-1\) trên đoạn \(\left[ -2;\,-\frac{1}{2} \right]\). Khi đó giá trị của M-m bằng

Xem lời giải » 2 năm trước 40

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »