40 câu trắc nghiệm chuyên đề Hình học Oxyz ôn thi THPT QG năm 2019 -
40 câu trắc nghiệm chuyên đề Hình học Oxyz ôn thi THPT QG năm 2019 -
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Cho A(2;0;0), B(0;2;0), C(0;0;2). Tập hợp các điểm M trên mặt phẳng Oxy sao cho \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {MB} + {\overrightarrow {MC} ^2} = 3\) là
Điểm \(M \in \left( {Oxy} \right)\) nên \(M\left( {x;y;0} \right)\).
Ta có: \(\overrightarrow {MA} = \left( {2 - x; - y;0} \right)\overrightarrow {;MB} = \left( { - x;2 - y;0} \right);\overrightarrow {MC} = \left( { - x; - y;2} \right)\)
\(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {MB} + {\overrightarrow {MC} ^2} = {x^2} - 2x + {y^2} - 2y + {x^2} + {y^2} + 4\)
Do đó \(\overrightarrow {MA} .\overrightarrow {MB} + {\overrightarrow {MC} ^2} = 3 \Leftrightarrow 2{x^2} + 2{y^2} - 2x - 2y + 1 = 0 \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} - x - y + \frac{1}{2} = 0\).
Cho điểm A(3;5;0) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x + 3y - z - 7 = 0\). Tìm tọa độ điểm M là điểm đối xứng với điểm A qua (P).
Gọi \(\Delta\) là đường thẳng qua và vuông góc với mặt phẳng
Phương trình tham số \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 2t\\
y = 5 + 3t\\
z = - t
\end{array} \right.\).
Gọi H là giao điểm của (P) và \(\Delta\), suy ra tọa độ H là nghiệm hệ:
\(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 2t\\
y = 5 + 3t\\
z = - t\\
2x + 3y - z - 7 = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow 2\left( {3 + 2t} \right) + 3\left( {5 + 3t} \right) + t - 7 = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
x = 1\\
y = 2\\
z = 1\\
t = - 1
\end{array} \right.\)
Ta có H là trung điểm của nên \(M\left( { - 1; - 1;2} \right)\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x + 1}}{2} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{z}{2}\) và hai điểm A(1;5;0), B(3;3;6). Điểm \(M \in d\) sao cho tam giác MAB có diện tích nhỏ nhất có tọa độ là
Cách 1: Tự luận
Ta có điểm \(M \in d \Rightarrow M\left( { - 1 + 2t;1 - t;2t} \right)\). Suy ra \(\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 2;6} \right);\overrightarrow {AM} = \left( {2t - 2; - t - 4;2t} \right)\).
Nên \(\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AM} } \right] = \left( {2t + 24;8t - 12;2t - 12} \right)\)
\( \Rightarrow {S_{\Delta ABM}} = \frac{1}{2}\sqrt {72{t^2} - 144t + 864} = \frac{1}{2}\sqrt {72\left[ {{{\left( {t - 1} \right)}^2} + 11} \right]} \ge 3\sqrt {22} \) \(\Rightarrow t = 1 \Rightarrow M\left( {1;0;2} \right)\)
Cách 2: Trắc nghiệm
Thế 4 điểm ở 4 đáp án vào đường thẳng đã cho, ta loại đáp án A, B
Còn đáp án C, D Ta tính diện tích tam giác theo công thức \({S_{\Delta MAB}} = \frac{1}{2}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AM} } \right]} \right|\) , ở phương án nàocho diện tích nhỏ nhất ta chọn được phương án C
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho ba điểm A(1;-1;1), B(2;1;-2), C(0;0;1). Gọi H(x;y;z) là trực tâm tam giác ABC thì giá trị \(x+y+z\) là kết quả nào dưới đây?
Tọa có \(\overrightarrow {AH} = \left( {x - 1;y + 1;z - 1} \right)\); \(\overrightarrow {BH} = \left( {x - 2;y - 1;z + 2} \right)\).
Và \(\overrightarrow {BC} = \left( { - 2; - 1;3} \right);\overrightarrow {AC} = \left( { - 1;1;0} \right);\overrightarrow {AB} = \left( {1;2; - 3} \right)\).
Để H là trực tâm tam giác ABC khi và chỉ khi \(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {BC} = 0\\
\overrightarrow {BH} .\overrightarrow {AC} = 0\\
\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AH} = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
- 2x - y + 3z = 2\\
- x + y = - 1\\
x + y + z = 1
\end{array} \right.\)
Vậy từ phương trình cuối của hệ ta có \(x + y + z = 1\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có A(1;2;-1), C(3;-4;1), B'(2;-1;3) và D'(0;3;5). Giả sử tọa độ D(x;y;z) thì giá trị của \(x+2y-3z\) là kết quả nào dưới đây?
Gọi I và I' lần lượt là tâm của các hình bình hành ABCD và A'B'C'D'.
Khi đó I(2;-1;0) và I'(1;1;4).
Theo tính chất của hình hộp suy ra \(\overrightarrow {I'I} = \overrightarrow {D'D} \) suy ra \(x=y=z=1\). Khi đó (x+2y-3z=0\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tìm trên trục Oz điểm M cách đều điểm A(2;3;4) và mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x + 3y + z - 17 = 0\)
\(M \in Oz \Rightarrow M\left( {0,0,c} \right)\)
Theo ycbt , có \(MA = d\left[ {M,\left( \alpha \right)} \right]\)
\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \sqrt {4 + 9 + {{\left( {c - 4} \right)}^2}} = \frac{{\left| {c - 17} \right|}}{{\sqrt {14} }}\\
\Leftrightarrow 14\left( {{c^2} - 8c + 29} \right) = {\left( {c - 17} \right)^2}\\
\Leftrightarrow c = 3
\end{array}\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm A(2;-3;7), B(0;4;-3) và C(4;2;5). Tìm tọa độ điểm M nằm trên mp (Oxy) sao cho \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\) có giá trị nhỏ nhất
Có \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right| = \left| {\overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GC} } \right|\)
\(=\left| {3\overrightarrow {MG} + \overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} } \right|\)
Tìm G sao cho: \(\overrightarrow {GA} + \overrightarrow {GB} + \overrightarrow {GC} = \overrightarrow 0 \) hay G là trọng tâm \(\Delta ABC\). Khi đó G(2;1;3)
Từ đó: \(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|=\left| {3\overrightarrow {MG} } \right| = 3.MG\)
\(\left| {\overrightarrow {MA} + \overrightarrow {MB} + \overrightarrow {MC} } \right|\) nhỏ nhất khi và chỉ khi nhỏ nhất . Mà M nằm trên mp (Oxy) vậy M là hình chiếu của G lên (Oxy) hay M(2;1;0)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho các điểm \(A\left( {1;0;3} \right),\,\,B\left( {2;3; - 4} \right),\,\,C\left( { - 3;1;2} \right)\). Xét điểm D sao cho tứ giác ABCD là hình bình hành. Tìm tọa độ điểm D.
\(\overrightarrow {AD} = \overrightarrow {BC} \Rightarrow \left( {{x_D} - 1;{y_D};{z_D} - 3} \right) = \left( { - 5; - 2;6} \right) \Rightarrow D\left( { - 4; - 2;9} \right)\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Biết A(1;0;1), B(2;1;2), C'(4;5;-5), D(1;-1;1). Tọa độ của đỉnh A' là:
\(\overrightarrow {DC} = \overrightarrow {AB} \Rightarrow \left( {{x_C} - 1;{y_C} + 1;{z_C} - 1} \right) = \left( {1;1;1} \right) \Rightarrow C\left( {2;0;2} \right)\)
\(\overrightarrow {AA'} = \overrightarrow {CC'} \Rightarrow \left( {{x_{A'}} - 1;{y_{A'}};{z_{A'}} - 1} \right) = \left( {2;5; - 7} \right) \Rightarrow A'\left( {3;5; - 6} \right)\)
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho các điểm A(0;- 2;- 1) và B(1; - 1;2). Tọa độ điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 2MB là
Ta có \(\overrightarrow {AM} = 2\overrightarrow {MB} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_M} - {x_A} = 2({x_B} - {x_M})\\
{y_M} - {y_A} = 2({y_B} - {y_M})\\
{z_M} - {z_A} = 2({z_B} - {z_M})
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3{x_M} = 2{x_B} + {x_A}\\
3{y_M} = 2{y_B} + {y_A}\\
3{z_M} = 2{z_B} + {z_A}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_M} = \frac{2}{3}\\
{y_M} = - \frac{4}{3}\\
{z_M} = 1
\end{array} \right.\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho hai điểm \(M\left( {3;0;0} \right),\,N\left( {0;0;4} \right)\). Tính độ dài đoạn thẳng MN.
\(MN = \sqrt {{{\left( {0 - 3} \right)}^2} + {{\left( {0 - 0} \right)}^2} + {{\left( {4 - 0} \right)}^2}} = 5\)
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho điểm I(2;6;- 3) và các mặt phẳng \(\left( \alpha \right):x - 2 = 0,\,\left( \beta \right):y - 6 = 0,\,\left( \gamma \right):z + 3 = 0\). Tìm mệnh đề sai:
Dễ thấy \(\left( \gamma \right) \cap Oz = A\left( {0;0; - 3} \right)\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho A(- 1;2;4), B(- 1;1;4), C(0;0;4). Tìm số đo của \(\widehat {ABC}\).
Ta có \(\overrightarrow {BA} = \left( {0;1;0} \right),\overrightarrow {BC} = \left( {1; - 1;0} \right) \Rightarrow \cos \widehat {ABC} = \frac{{\overrightarrow {BA} .\overrightarrow {BC} }}{{BA.BC}} = - \frac{1}{{\sqrt 2 }} \Rightarrow \widehat {ABC} = 135^\circ \)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho \(A\left( {1;2;0} \right),B\left( {3; - 1;1} \right)\) và C(1;1;1). Tính diện tích S của tam giác ABC.
- Phương pháp: Diện tích của tam giác khi cho biết tọa độ ba đỉnh A, B, C được xác định bởi công thức \(S = \frac{1}{2}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right]} \right|\)
- Cách giải:
Ta có: \(\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 3;1} \right);\overrightarrow {AC} = \left( {0; - 1;1} \right) \Rightarrow \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 2; - 2; - 2} \right)\)
\(S = \frac{1}{2}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right]} \right| = \frac{1}{2}.\sqrt {{2^2} + {2^2} + {2^2}} = \sqrt 3 \)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho tứ diện ABCD với A(- 1;2;1), B(0;0;- 2), C(1;0;1), D(2;1;- 1). Tính thể tích tứ diện ABCD
Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {1; - 2; - 3} \right),\overrightarrow {AC} = \left( {2; - 2;0} \right),\overrightarrow {AD} = \left( {3; - 1; - 2} \right) \Rightarrow {V_{ABCD}} = \frac{1}{6}\left| {\left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right].\overrightarrow {AD} } \right| = \frac{8}{3}\)
Cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):2x - y + 3z - 1 = 0\). Phương trình mặt phẳng \(\left( \beta \right)\parallel \left( \alpha \right)\) và \(\left( \beta \right)\) đi qua điểm M(1;-3;2)
\(\left( \beta \right)\parallel \left( \alpha \right) \Rightarrow \left( \beta \right):2x - y + 3z + m = 0,m \ne - 1\), mà \(\left( \beta \right)\) đi qua điểm M(1;- 3;2) nên \(2.1 - \left( { - 3} \right) + 3.2 + m = 0 \Leftrightarrow m = - 11\)
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, viết phương trình mặt phẳng trung trực của đoạn AB với \(A\left( {1; - 2;3} \right),B\left( {3;2;1} \right)\) là
Mặt phẳng trung trực đoạn thẳng AB qua điểm I(2;0;2) có vec tơ pháp tuyến là \(\overrightarrow n = \overrightarrow {AB} = \left( {2;4; - 2} \right)\) nên có phương trình là \(\left( {x - 2} \right) + 2\left( {y - 0} \right) - 1\left( {z - 2} \right) = 0 \Leftrightarrow x + 2y - z = 0\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho ba điểm \(A\left( {2; - 1;3} \right),{\rm{ }}B\left( {2;0;5} \right),{\rm{ }}C\left( {0; - 3; - 1} \right).\) Phương trình nào dưới đây là phương trình của mặt phẳng đi qua A và vuông góc với BC
Mặt phẳng (P) đi qua điểm A(2;- 1;3) và vuông góc với đường thẳng BC nên nhận véctơ \(\overrightarrow {CB} = \left( {2;3;6} \right)\) làm véctơ pháp tuyến. Khi đó phương trình tổng quát của mặt phẳng (P) là:
\(2\left( {x - 2} \right) + 3\left( {y + 1} \right) + 6\left( {z - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow 2x + 3y + 6z - 19 = 0\)
Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho A(1;2;- 5). Gọi M, N, P là hình chiếu của A lên các trục Ox, Oy, Oz. Phương trình mặt phẳng (MNP) là:
Gọi M, N, P là hình chiếu của A lên các trục Ox, Oy, Oz \( \Rightarrow M\left( {1;0;0} \right),\,N\left( {0;2;0} \right),\,P\left( {0;0; - 5} \right)\).
Ta có phương trình mặt phẳng (MNP) là: \(\frac{x}{1} + \frac{y}{2} + \frac{z}{{ - 5}} = 1 \Leftrightarrow x + \frac{y}{2} - \frac{z}{5} = 1\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(A\left( {1;0;2} \right),B\left( {1;1;1} \right),C\left( {2;3;0} \right)\). Viết phương trình mặt phẳng (ABC)
Ta có: \(\overrightarrow {AB} \left( {0;1; - 1} \right);\overrightarrow {AC} \left( {1;3; - 2} \right)\)
Gọi \(\vec n\) là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng ). Khi đó: \(\vec n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( {1; - 1; - 1} \right) \Rightarrow \) loại A, C, D vì tọa độ vectơ pháp tuyến không cùng phương với \(\vec n\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho điểm M(12;8;6). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) đi qua các hình chiếu của M trên các trục tọa độ.
Mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt các trục tại các điểm $A\left( {12;0;0} \right),\,B\left( {0;8;0} \right),\,C\left( {0;0;6} \right)\) nên phương trình \(\left( \alpha \right)\) là \(\frac{x}{{12}} + \frac{y}{8} + \frac{z}{6} = 1 \Leftrightarrow 2x + 3y + 4z - 24 = 0\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x + y - 3z + 2 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng (Q) song song và cách (P) một khoảng bằng \(\frac{{11}}{{2\sqrt {14} }\).
(Q) song song (P) nên (Q) có dạng: \(2x + y - 3z + D = 0\) với \(D \ne 2\).
Lấy \(M\left( { - 1;\;0;\;0} \right) \in \left( P \right)\).
Ta có: \(d\left( {\left( P \right),\left( Q \right)} \right) = \frac{{11}}{{2\sqrt {14} }} \Leftrightarrow d\left( {M,\left( Q \right)} \right) = \frac{{11}}{{2\sqrt {14} }} \Leftrightarrow \frac{{\left| {D - 2} \right|}}{{\sqrt {14} }} = \frac{{11}}{{2\sqrt {14} }} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
2D = 15\\
2D = - 7
\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
D = \frac{{15}}{2} \Rightarrow \left( Q \right):4x + 2y - 6z + 15 = 0\\
D = - \frac{7}{2} \Rightarrow \left( Q \right): - 4x - 2y + 6z + 7 = 0
\end{array} \right.\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x - 4y + 4z - 16 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y + 3}}{2} = \frac{z}{2}\). Mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau chứa d và tiếp xúc với mặt cầu (S)
Đường thẳng d đi M(1;- 3;0). Tọa độ điểm M chỉ thỏa mãn phương trình mặt phẳng trong phương án A và C .
Tính khoảng cách từ tâm I(1;2; - 2) của (S) và so sánh với bán kính R = 5 được đáp án C đúng.
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho A(10;2 - 1) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{y}{1} = \frac{{z - 1}}{3}\). Phương trình mặt phẳng (P) đi qua A, song song với d và khoảng cách từ d tới (P) là lớn nhất là
Cách 1: Tự luận
Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên đường thẳng d. Gọi (P) là mặt phẳng qua A có VTPT là \(\overrightarrow {AH} \). Gọi K là hình chiếu của H trên mặt phẳng (Q) bất kỳ qua A và song song với d.
Ta có \(d\left( {d,\left( P \right)} \right) = AH \ge d\left( {d,\left( Q \right)} \right) = HK\). Suy ra mặt phẳng (P) là mặt phẳng cần tìm.
Tìm điểm \(H \in d \Rightarrow H = \left( {1 + 2t;t;1 + 3t} \right) \Rightarrow \overrightarrow {AH} = \left( {2t - 9;t - 2;3t + 2} \right)\).
Mà \(\overrightarrow {AH} .\overrightarrow {{u_d}} = 2\left( {2t - 9} \right) + t - 2 + 3\left( {3t + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow t = 1 \Rightarrow \overrightarrow {AH} = \left( { - 7; - 1;5} \right)\).
Suy ra mặt phẳng \(\left( P \right):7x + y - 5z - 77 = 0\)
Cách 2: Theo hướng trắc nghiệm.
Đường thẳng (d) qua \({M_0}\left( {1;0;1} \right),\) có \(VTCP{\rm{ }}\overrightarrow u = \left( {2;1;3} \right)\); Điểm A(10;2;- 1).
Thử 4 đáp án với ý điểm A(10;2;- 1) thuộc mặt phẳng ta loại đáp án C, D.
Tiếp theo với ý mặt phẳng \(\left( P \right)\parallel d \Rightarrow \overrightarrow {{n_P}} .\overrightarrow {{u_d}} = 0\) loại đáp án B.
Ta chọn đáp án A.
Nhận xét cho đáp án nhiễu không tốt.
Cho điểm M(2;1;- 1) và hai mặt phẳng \((P): x - y + z - 4 = 0, (Q):3x - y + z - 1 = 0\). Viết phương trình mặt phẳng (R) đi qua điểm M và chứa giao tuyến của hai mặt phẳng (P), (Q)
Phương trình \((\alpha )\) chứa giao tuyến của (P), (Q) có dạng:
\(m\left( {x - y + z - 4} \right) + n\left( {3x - y + z - 1} \right) = 0\) \(({m^2} + {n^2} \ne 0)\)
\((\alpha )\) qua M(2;1;- 1) nên: \(m\left( {2 - 1 + ( - 1) - 4} \right) + n\left( {3.2 - 1 + ( - 1) - 1} \right) = 0 \Leftrightarrow - 4m + 3n = 0\)
Chọn \(m = 3 \Rightarrow n = 4\).Vậy \((\alpha ):3\left( {x - y + z - 4} \right) + 4\left( {3x - y + z - 1} \right) = 0 \Rightarrow 15x - 7y + 7z - 16 = 0\)
Cho điểm M(3;2;1). Mặt phẳng (P) đi qua điểm M và cắt các trục tọa độ Ox, Oy, Oz tại A, B, C sao cho M là trực tâm tam giác ABC. Phương trình mặt phẳng (P) là:
Tứ diện OABC vuông tại O nên M là trực tâm tam giác ABC khi và chỉ khi \(OM \bot \left( {ABC} \right)\).
Vậy mặt phẳng có VTPT là \(\overrightarrow {OM} = \left( {3;2;1} \right)\).
Khi đó phương trình mặt phẳng sẽ là \(3\left( {x - 3} \right) + 2\left( {y - 2} \right) + z - 1 = 0\) hay \(3x + 2x + z - 14 = 0\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho M(1;2;1). Viết phương trình mặt phẳng (P) qua M cắt trục Ox, Oy, OZ lần lượt tại A, B, C sao cho \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất.
Dựa vào hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} = \frac{1}{{O{H^2}}}\)
( H là chân đường cao kẻ từ đỉnh O trong tam giác OAB)
Khi đó \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}} = \frac{1}{{O{H^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}} = \frac{1}{{O{N^2}}}\) ( N là chân đường cao kẻ từ đỉnh O trong tam giác COH)
Để \(\frac{1}{{O{A^2}}} + \frac{1}{{O{B^2}}} + \frac{1}{{O{C^2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất thì \(\frac{1}{{O{N^2}}}\) đạt giá trị nhỏ nhất hay chính là độ dài ON phải lớn nhất. Mà ta có N là chân đường cao kẻ từ đỉnh O trong tam giác COH nên \(ON \bot \left( {ABC} \right)\) do đó \(ON \le OM\).
Vậy ON muốn lớn nhất thì N trùng với M, khi đó suy ra vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (ABC) là \(\overrightarrow {OM} = \left( {1;2;1} \right)\).
Vậy phương trình (P) là: \(\left( {x - 1} \right) + 2\left( {y - 2} \right) + \left( {z - 1} \right) = 0\) hay \(\left( P \right):x + 2y + z - 6 = 0\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho G(1;2;3). Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm G và cắt các trục tọa độ tại ba điểm phân biệt A, B, C sao cho G là trọng tam giác ABC.
Mặt phẳng (P) cắt các trục tọa độ tại 3 điểm A, B, C nên ta có tọa độ \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\)
Vì theo giả thiết G là trọng tâm tam giác ABC, G(1;2;3) nên ta có \(a = 3;b = 6;c = 9\)
Suy ra phương trình mặt phẳng (P) là \(\frac{x}{3} + \frac{y}{6} + \frac{z}{9} = 1\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz cho điểm E(8;1;1). Viết phương trình mặt phẳng \((\alpha )\) qua E và cắt nửa trục dương Ox, Oy, Oz lần lượt tại A, B, C sao cho OG nhỏ nhất với G là trọng tâm tam giác ABC.
Gọi \(A\left( {a;0;0} \right),B\left( {0;b;0} \right),C\left( {0;0;c} \right)\) với \(a, b, c>0\). Theo đề bài ta có : \(\frac{8}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c} = 1\). Cần tìm giá trị nhỏ nhất của \({a^2} + {b^2} + {c^2}\).
Ta có
Mặt khác \(\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\left( {4 + 1 + 1} \right) \ge {\left( {a.2 + b.1 + c.1} \right)^2} \Rightarrow 6.\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right) \ge {\left( {2a + b + c} \right)^2} \)
\(\begin{array}{c}
\sqrt {\left( {{a^2} + {b^2} + {c^2}} \right)\left( {4 + 1 + 1} \right)} \ge \left( {a.2 + b.1 + c.1} \right)\\
\ge \left( {2a + b + c} \right)\left( {\frac{8}{a} + \frac{1}{b} + \frac{1}{c}} \right)\\
\ge {\left( {4 + 1 + 1} \right)^2} = 36
\end{array}\)
Suy ra \({a^2} + {b^2} + {c^2} \ge {6^3}\). Dấu " = " xảy ra khi \(\frac{{{a^2}}}{4} = {b^2} = {c^2} \Rightarrow a = 2b = 2c.\)
Vậy \({a^2} + {b^2} + {c^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất bằng 216 khi \(a = 12,b = c = 6\).
Vậy phương trình mặt phẳng là : \(\frac{x}{{12}} + \frac{y}{6} + \frac{z}{6} = 1\) hay \(x + 2y + 2z - 12 = 0\).
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho 2 điểm \(A\left( {1;2;1} \right),B\left( {3; - 1;5} \right)\). Phương trình mặt phẳng (P) vuông góc với AB và hợp với các trục tọa độ một tứ diện có thể tích bằng \(\frac{3}{2}\) là
Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {2; - 3;4} \right) \Rightarrow \left( P \right):2x - 3y + 4z + m = 0\). Gọi M, N, P lần lượt là giao điểm của mặt phẳng (P) với trục Ox, Oy, Oz; suy ra \(M\left( { - \frac{m}{2};0;0} \right),N\left( {0;\frac{m}{3};0} \right),P\left( {0;0; - \frac{m}{4}} \right)\).
Ta có thể tích tứ diện \({V_{O.MNP}} = \frac{1}{6}\left| {\frac{{{m^3}}}{{24}}} \right| = \frac{3}{2} \Leftrightarrow m = \pm 6.\)
Trong không gian với tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x + 1}}{2} = y + 1 = z - 3\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y - z + 5 = 0\). Mặt phẳng (Q) chứa đường thẳng d và tạo với (P) một góc nhỏ nhất có phương trình
Gọi \(\Delta\) là giao tuyến giữa (P) và (Q). Khi đó, góc giữa (P), (Q) nhỏ nhất khi chỉ khi \(\Delta \bot d\).
Đường thẳng d đi qua điểm M(-1;-1;3) và có vectơ chỉ phương là \({\vec u_d} = \left( {2;1;1} \right)\).
Vectơ chỉ phương của \(\Delta\) là \({\vec u_\Delta } = \vec n \wedge {\vec u_d} = \left( {3; - 3; - 3} \right)\).
Vectơ pháp tuyến của là \({\vec n_Q} = {\vec u_d} \wedge {\vec u_\Delta } = \left( {0;9; - 9} \right)\)
Mặt phẳng (Q) đi qua M(-1;-1;3) và nhận vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {0;1; - 1} \right)\) có phương trình \(y - z + 4 = 0\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho 3 điểm \(A\left( {1;2;1} \right),B\left( {3;1;0} \right),C\left( {3; - 1;2} \right)\). Phương trình đường thẳng (d) qua A và vuông góc với mặt phẳng (ABC) là
\(d:\left\{ \begin{array}{l}
{\rm{qua }}A\left( {1;2;1} \right)\\
VTCP{\rm{ }}\vec u = \left[ {\overrightarrow {AB} ,\overrightarrow {AC} } \right] = \left( { - 4; - 4; - 4} \right)
\end{array} \right.\)
Nên có phương trình là \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{1} = \frac{{z - 1}}{1}.\)
Cho hai đường thẳng \({d_1}:\frac{{x - 2}}{2} = \frac{{y + 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{1};\,{d_2}:\left\{ \begin{array}{l}
x = 1 - t\\
y = 1 + 2t\\
z = - 1 + t
\end{array} \right.\) và điểm A(1;2;3). Đường thẳng \(\Delta\) đi qua A vuông góc với \(d_1\) và cắt \(d_2\) có phương trình là
Ta có \({\overrightarrow u _{{d_1}}} = \left( {2; - 1;1} \right)\)
Đáp án B có \({\overrightarrow u _\Delta } = \left( {1; - 3; - 5} \right)\)
Nhận thấy \({\overrightarrow u _{{d_1}}}.{\overrightarrow u _\Delta } = 2.1 + 1.3 - 1.5 = 0 \Rightarrow {d_1} \bot \Delta \)
Các đáp án khác không thỏa mãn điều kiện vuông góc.
Trong không gian với hệ toạ độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình: \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 6x + 2y - 4z - 2 = 0\). Khi đó tọa độ tâm I và bán kính R là
Tâm \(I = \left( {3; - 1;2} \right),R = \sqrt {9 + 1 + 4 + 2} = 4\)
Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(M\left( {6;2; - 5} \right),N\left( { - 4;0;7} \right)\). Viết phương trình mặt cầu đường kính MN?
Tâm I của mặt cầu là trung điểm của MN, ta có I(1;1;1).
Bán kính mặt cầu: \(r = IM = \sqrt {62} \).
Phương trình mặt cầu là \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 62\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) đi qua hai điểm \(A\left( {1;1;2} \right),\,\,B\left( {3;0;1} \right)\) và có tâm thuộc trục Ox. Phương trình của mặt cầu (S) là:
Tâm \(I \in Ox \Rightarrow I\left( {x;0;0} \right)\), (S) đi qua A, B nên:
\(IA = IB \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + 1 + 4 = {\left( {x - 3} \right)^2} + 0 + 1 \Leftrightarrow x = 1 \Rightarrow I\left( {1;0;0} \right)\)
Bán kính của (S) là \(r = IA = \sqrt 5 \)
Phương trình của mặt cầu (S) là: \({\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {z^2} = 5\)
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm I nằm trên mặt phẳng (Oxy) và đi qua ba điểm A(1;2;- 4), B(1;- 3;1), C(2;2;3). Tọa độ tâm I là:
\(\left( I \right) \in Oxy \Rightarrow I\left( {a;b;0} \right)\)
\(\left\{ \begin{array}{l}
IA = IB\\
IA = IC
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\left( {1 - a} \right)^2} + {\left( {2 - b} \right)^2} + 16 = {\left( {1 - a} \right)^2} + {\left( {3 + b} \right)^2} + 1\\
{\left( {1 - a} \right)^2} + {\left( {2 - b} \right)^2} + 16 = {\left( {2 - a} \right)^2} + {\left( {2 - b} \right)^2} + 9
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = - 2\\
b = 1
\end{array} \right.\)
Bán kính mặt cầu tâm I(4;2;- 1) và tiếp xúc với mặt phẳng \((\alpha ):12x - 5z - 19 = 0\).
Bán kính mặt mặt cầu là: \(R = d(I,(\alpha )) = \frac{{\left| {12.4 - 5.( - 2) - 19} \right|}}{{\sqrt {{{12}^2} + {{( - 5)}^2}} }} = 3\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, phương trình nào dưới dây là phương trình mặt cầu có tâm I(1;2;- 1) và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y - 2z - 8 = 0\)?
Gọi mặt cầu cần tìm là (S).
Ta có (S) là mặt cầu có tâm I(1;2;- 1) và bán kính R.
Vì (S) tiếp xúc với mặt phẳng \((P):x - 2y - 2z - 8 = 0\) nên ta có
\(R = d(I;(P)) = \frac{{\left| {1 - 2.2 - 2.( - 1) - 8} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {{( - 2)}^2} + {{( - 2)}^2}} }} = 3\)
Vậy phương trình mặt cầu cần tìm là \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9\).
Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có tâm I thuộc đường thẳng \(\Delta :\frac{x}{1} = \frac{{y + 3}}{1} = \frac{z}{2}\). Biết rằng mặt cầu (S) có bán kính bằng \(2\sqrt 2 \) và cắt mặt phẳng (Oxz) theo một đường tròn có bán kính bằng 2. Tìm tọa độ của điểm I.
Mặt phẳng \(\left( {Oxz} \right):y = 0\).
\(I \in \Delta :\frac{x}{1} = \frac{{y + 3}}{1} = \frac{z}{2} \Rightarrow I\left( {t; - 3 + t;2t} \right)\)
Gọi H là hình chiếu của I lên mặt phẳng (Oxz); \(R, r\) lần lượt là bán kính mặt cầu và bán kính đường tròn giao tuyến. Theo bài ta có \(IH = d\left( {I,\left( {Oxz} \right)} \right) = \sqrt {{R^2} - {r^2}} = \sqrt {8 - 4} = 2\)
\( \Leftrightarrow \frac{{\left| { - 3 + t} \right|}}{1} = 2 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{c}}
{t = 1}\\
{t = 5}
\end{array}} \right.\).
Với \(t = 1 \Rightarrow I\left( {1; - 2;2} \right)\), với \(t = 5 \Rightarrow I\left( {5;2;10} \right)\).