Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diệu

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 - Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diệu

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 53 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 174981

Cho cấp số cộng \((u_n)\) có số hạng đầu \(u_1=-3\) và \(u_6=27\). Tìm công sai d.

Xem đáp án

Ta có: \({u_6} = {u_1} + 5d \Leftrightarrow 27 =  - 3 + 5d \Leftrightarrow d = 6\) 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 174982

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị như hình bên. Giá trị cực tiểu của hàm số đã cho bằng

Xem đáp án

Phương pháp:

Dựa vào đồ thị hàm số xác định các điểm cực trị của hàm số.

Cách giải:

Hàm số đạt cực tiểu tại x = - 1, giá trị cực tiểu là \(y_{CT}=-2\)  

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 174983

Cho a là số thực dương tùy ý. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

\({\log _3}\frac{3}{{{a^2}}} = {\log _3}3 - 2{\log _3}a = 1 - 2{\log _3}a\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 174984

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \(\left( {{x^2} + 2x - 3} \right)\left( {{{\log }_2}x - 3} \right) = 0\) bằng 

Xem đáp án

ĐKXĐ: x > 0 

Ta có: \(\left( {{x^2} + 2x - 3} \right)\left( {{{\log }_2}x - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\left( {{x^2} + 2x - 3} \right) = 0\\
\left( {{{\log }_2}x - 3} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)\\
x =  - 3\,\,\,\left( {ktm} \right)\,\\
x = 8\,\,\,\,\,\,\,\left( {tm} \right)
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 1\\
x = 8
\end{array} \right.\) 

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình là: 1 + 8 = 9

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 174986

Cho hàm số \(f(x)\) liên tục trên đoạn [- 1;3] và có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi Mm lần lượt là GTLN và GTNN của hàm số đã cho trên [- 1;3]. Giá trị của P = m.M bằng?    

Xem đáp án

Quan sát đồ thị hàm số trên [- 1;3].

Quan sát đồ thị hàm số ta có: \(m = f\left( 2 \right) =  - 2,\,\,\,M = f\left( 3 \right) = 3 \Rightarrow P = m.M =  - 6\).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 174987

Cho hàm số \(f(x)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Xác định khoảng mà \(f'\left( x \right) \le 0\).

Cách giải:

Hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến trên khoảng (- 1;2).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 174988

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {2^x} + x\) là  

Xem đáp án

Phương pháp:                                                                                      

Sử dụng công thức tính nguyên hàm cơ bản \(\int {{a^x}dx = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C} \) 

Cách giải:

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {2^x} + x\) là: \(\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + \frac{1}{2}{x^2} + C\) 

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 174989

Điểm A trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức z. Khi đó mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Số phức \(z = 2 + i \Rightarrow \overline z  = 2 - i\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 174990

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (Oyz) có phương trình là:

Xem đáp án

Mặt phẳng (Oyz) có phương trình là: x = 0  

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 174991

Đồ thị như hình vẽ là của hàm số

 

Xem đáp án

Quan sát đồ thị hàm số ta thấy: đây không phải đồ thị hàm số bậc 4 trùng phương và hàm số bậc 2.

\( \Rightarrow \) Loại phương án C và D.

Khi \(x \to  + \infty  \Rightarrow \) thì \(y \to  + \infty  \Rightarrow \) Hệ số a > 0 \( \Rightarrow \) Loại phương án B, chọn phương án A.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 174992

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + z - 1 = 0\) đi qua điểm nào dưới đây?  

Xem đáp án

Phương pháp:

Thay tọa độ các điểm vào phương trình (P), xác định điểm có tọa độ thỏa mãn phương trình.

Cách giải:

Ta có: \(2.1 - \left( { - 3} \right) + \left( { - 4} \right) - 1 = 0 \Rightarrow Q\left( {1; - 3; - 4} \right) \in \left( P \right)\) 

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 174993

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1;- 1;2) và B(2;1;1). Độ dài đoạn AB bằng

Xem đáp án

Phương pháp:

Độ dài đoạn thẳng AB: \(AB = \sqrt {{{\left( {{x_B} - {x_A}} \right)}^2} + {{\left( {{y_B} - {y_A}} \right)}^2} + {{\left( {{z_B} - {z_A}} \right)}^2}} \) 

Cách giải:

A(1;- 1;2) và \(B\left( {2;1;1} \right) \Rightarrow AB = \sqrt {{1^2} + {2^2} + {1^2}}  = \sqrt 6 \) 

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 174994

Diện tích của mặt cầu có đường kính 3m là:

Xem đáp án

Phương pháp:       

Diện tích của mặt cầu có bán kính R là: \(4\pi {R^2}\) 

Cách giải:

Diện tích của mặt cầu có đường kính 3m là: \(4\pi {\left( {\frac{3}{2}} \right)^2} = 9\pi \left( {{m^2}} \right)\) 

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 174996

Tính thể tích của khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có \(AB = 3,AC = 5,AA' = 5\)  

Xem đáp án

Độ dài cạnh AD là: \(AD = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}}  = \sqrt {{5^2} - {3^2}}  = 4\) 

Thể tích của khối hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' là:

\(V = AB.AD.AA' = 3.4.5 = 60\) 

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 174997

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {{{3.2}^x} - 1} \right) = 2x + 1\) bằng

Xem đáp án

Ta có:

\({\log _2}\left( {{{3.2}^x} - 1} \right) = 2x + 1 \Leftrightarrow {3.2^x} - 1 = {2^{2x + 1}} \Leftrightarrow {2.2^{2x}} - {3.2^x} + 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{2^x} = 1\\
{2^x} = \frac{1}{2}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x = 0\\
x =  - 1
\end{array} \right.\) 

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình là: \(0 + \left( { - 1} \right) =  - 1\) 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 174998

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):x + 2y + 3z - 6 = 0\) và đường thẳng

\(\Delta :\frac{{x + 1}}{{ - 1}} = \frac{{y + 1}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{1}\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

\(\left( \alpha  \right):x + 2y + 3z - 6 = 0\) có 1 VTPT \(\overrightarrow n \left( {1;2;3} \right)\) 

\(\Delta :\frac{{x + 1}}{{ - 1}} = \frac{{y + 1}}{{ - 1}} = \frac{{z - 3}}{1}\) có 1 VTCP \(\overrightarrow u  = \left( { - 1; - 1;1} \right)\) 

Ta có: \(\overrightarrow n .\overrightarrow u  =  - 1 - 2 + 3 = 0 \Rightarrow \Delta  \subset \left( \alpha  \right)\) hoặc \(\Delta //\left( \alpha  \right)\) 

Lấy \(A\left( { - 1; - 1;3} \right) \in \Delta \). Ta có: \(\left( { - 1} \right) + 2.\left( { - 1} \right) + 3.3 - 6 = 0\): đúng \( \Rightarrow A\left( { - 1; - 1;3} \right) \in \left( \alpha  \right) \Rightarrow \Delta  \subset \left( \alpha  \right)\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 174999

Gọi \(F(x)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = x{e^{ - x}}\). Tính \(F(x)\) biết \(F(0)=1\)

Xem đáp án

\(F\left( x \right) = \int {x{e^{ - x}}dx}  =  - \int {xd\left( {{e^{ - x}}} \right) =  - x{e^{ - x}} + } \int {{e^{ - x}}dx}  =  - x{e^{ - x}} - {e^{ - x}} + C\) 

Mà \(F\left( 0 \right) = 1 \Rightarrow  - 1 + C = 1 \Leftrightarrow C = 2 \Rightarrow F\left( x \right) =  - x{e^{ - x}} - {e^{ - x}} + 2 =  - \left( {x + 1} \right){e^{ - x}} + 2\) 

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 175001

Tính diện tích xung quanh của hình nón có chiều cao h = 8cm, bán kính đường tròn đáy r = 6cm. 

Xem đáp án

Độ dài đường sinh là: \(l = \sqrt {{r^2} + {h^2}}  = \sqrt {{6^2} + {8^2}}  = 10\left( {cm} \right)\) 

Diện tích xung quanh của hình nón: \({S_{xq}} = \pi rl = \pi .6.10 = 60\pi \left( {c{m^2}} \right)\)  

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 175002

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông tại B. Biết \(\Delta ABC\) đều và thuộc mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng (ABC). Tính theo a thể tích khối chóp S.ABC biết \(AB = a,AC = a\sqrt 3 \) 

Xem đáp án

Gọi H là trung điểm của AB. Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABC} \right)\\
\left( {SAB} \right) \cap \left( {ABC} \right) = AB\\
SH \subset \left( {SAB} \right)\\
SH \bot AB
\end{array} \right. \Rightarrow SH \bot \left( {ABC} \right)\) 

\(\Delta ABC\) vuông tại B

\( \Rightarrow BC = \sqrt {A{C^2} - A{B^2}}  = \sqrt {3{a^2} - {a^2}}  = a\sqrt 2 ,{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{2}AB.BC = \frac{1}{2}.a.a\sqrt 2  = \frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{2}\) 

\(\Delta SAB\) đều \( \Rightarrow SH = \frac{{AB.\sqrt 3 }}{2} = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) 

Thể tích khối chóp S.ABC là: \(V = \frac{1}{3}.SH.{S_{ABC}} = \frac{1}{3}.\frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{2} = \frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}\) 

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 175003

Tính đạo hàm của hàm số \(y = \left( {{x^2} - 2x + 2} \right){e^x}\) 

Xem đáp án

\(y = \left( {{x^2} - 2x + 2} \right){e^x} \Rightarrow y' = \left( {2x - 2} \right){e^x} + \left( {{x^2} - 2x + 2} \right){e^x} = {x^2}{e^x}\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 175004

Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {{x^3} - 1} \right),\forall x \in R\). Số điểm cực trị của hàm số đã cho là  

Xem đáp án

Ta có: \(f'\left( x \right) = \left( {x - 1} \right)\left( {{x^2} - 4} \right)\left( {{x^3} - 1} \right)\) có nghiệm: x = - 2 (nghiệm đơn), x = 2 (nghiệm đơn), x = 1 (nghiệm kép)

\( \Rightarrow \) Hàm số \(f(x)\) có 2 điểm cực trị.

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 175005

Gọi \(z_1, z_2\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 4 = 0\). Tính giá trị của biểu thức

\(P = \frac{{z_1^2}}{{{z_2}}} + \frac{{z_2^2}}{{{z_1}}}\)     

Xem đáp án

\(z_1, z_2\) là nghiệm của phương trình \({z^2} - 2z + 4 = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{z_1} + {z_2} = 2\\
{z_1}{z_2} = 4
\end{array} \right.\) 

\(P = \frac{{z_1^2}}{{{z_2}}} + \frac{{z_2^2}}{{{z_1}}} = \frac{{z_1^3 + z_2^3}}{{{z_1}{z_2}}} = \frac{{{{\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}^3} - 3{z_1}{z_2}\left( {{z_1} + {z_2}} \right)}}{{{z_1}{z_2}}} = \frac{{{2^3} - 3.4.2}}{4} =  - 4\) 

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 175006

Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a và chiều cao bằng \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\). Tính số đo góc giữa mặt bên và mặt đáy. 

Xem đáp án

Gọi O là tâm của hình vuông ABCD. I là trung điểm của BC. Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
BC \bot OI\\
BC \bot SO
\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SOI} \right)\\
\left\{ \begin{array}{l}
\left( {SBC} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = BC\\
\left( {SOI} \right) \bot BC
\end{array} \right. \Rightarrow \left( {\left( {SBC} \right);\left( {ABCD} \right)} \right) = \left( {SI;OI} \right) = SIO
\end{array}\) 

\(\Delta SOI\) vuông tại O \( \Rightarrow \tan SIO = \frac{{SO}}{{OI}} = \frac{{\frac{{a\sqrt 3 }}{2}}}{{\frac{a}{2}}} = \sqrt 3  \Rightarrow SIO = {60^0}\) 

\( \Rightarrow \left( {\left( {SBC} \right);\left( {ABCD} \right)} \right) = {60^0}\) 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 175007

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R và có đồ thị như hình bên. Số nghiệm dương phân biệt của phương trình \(2f\left( x \right) + 7 = 0\) là

Xem đáp án

Số nghiệm dương phân biệt của phương trình \(2f\left( x \right) + 7 = 0\) bằng số giao điểm có hoành độ dương của đồ thị hàm số \(y=f(x)\) và đường thẳng \(y =  - \frac{7}{2}\) và bằng 4.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 175008

Cho \(a = {\log _2}5,b = {\log _2}9\). Khi đó \(P = {\log _2}\frac{{40}}{3}\) tính theo a b là  

Xem đáp án

Ta có: \(b = {\log _2}9 = 2{\log _2}3 \Rightarrow {\log _2}3 = \frac{1}{2}b\) 

\(P = {\log _2}\frac{{40}}{3} = {\log _2}40 - {\log _2}3 = {\log _2}8 + {\log _2}5 - {\log _2}3 = 3 + a - \frac{1}{2}b\)  

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 175009

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( { - 2;1;0} \right),B\left( {2; - 1;2} \right)\). Phương trình của mặt cầu có đường kính AB là:     

Xem đáp án

Mặt cầu có đường kính AB có tâm I(0;0;1) là trung điểm của AB và bán kính

\(R = IA = \sqrt {{2^2} + {1^2} + {1^2}}  = \sqrt 6 \), có phương trình là: \({x^2} + {y^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 6\)   

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 175010

Cho Parabol như hình vẽ bên. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi Parabol và trục hoành bằng 

   

Xem đáp án

Giả sử phương trình đường Parabol đó là: \(y = a{x^2} + bx + c,\left( {a \ne 0} \right)\). Parabol đi qua các điểm \(\left( {0;4} \right),\left( { - 2;0} \right),\left( {2;0} \right)\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
4 = 0 + 0 + c\\
0 = 4a + 2b + c\\
0 = 4a - 2b + c
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a =  - 1\\
b = 0\\
c = 4
\end{array} \right. \Rightarrow \left( P \right):y =  - {x^2} + 4\) 

Diện tích cần tìm là: \(S = \int\limits_{ - 2}^2 {\left| { - {x^2} + 4} \right|dx = \int\limits_{ - 2}^2 {\left( { - {x^2} + 4} \right)} } dx = \left( { - \frac{1}{3}{x^3} + 4x} \right)\left| \begin{array}{l}
^2\\
_{ - 2}
\end{array} \right. = \frac{{32}}{3}\)   

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 175011

Tập nghiệm S của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 4x}} < 8\) là

Xem đáp án

Ta có: \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 4x}} < 8 \Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 4x}} < {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{ - 3}} \Leftrightarrow {x^2} - 4x >  - 3 \Leftrightarrow {x^2} - 4x + 3 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x > 3\\
x < 1
\end{array} \right.\) 

Tập nghiệm S của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - 4x}} < 8\) là: \(S = \left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\) 

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 175012

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như sau: 

Số tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho là:

Xem đáp án

Đồ thị hàm số có 1 TCĐ là x = 0 (do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} f\left( x \right) =  - \infty \)) và 2 TCN là \(y = 2,\,\,y = 3\) 

(do \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) = 3,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) = 2\,\))

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 175013

Cho hai số thực ab thỏa mãn: \(\left( {1 + i} \right)z + \left( {2 - i} \right)\overline z  = 13 + 2i\) với i là đơn vị ảo

Xem đáp án

Giả sử \(z = a + bi,\,\,\,\left( {a,b \in R} \right)\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left( {1 + i} \right)z + \left( {2 - i} \right)\overline z  = 13 + 2i \Leftrightarrow \left( {1 + i} \right)\left( {a + bi} \right) + \left( {2 - i} \right)\left( {a - bi} \right) = 13 + 2i\\
 \Leftrightarrow a + bi + ai - b + 2a - 2bi - ai - b = 13 + 2i\\
 \Leftrightarrow 3a - 2b - bi = 13 + 2i \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
3a - 2b = 13\\
 - b = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 3\\
b =  - 2
\end{array} \right.
\end{array}\) 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 175014

Cho số phức z thỏa mãn \(\left( {z - 2 + i} \right)\left( {\overline z  - 2 - i} \right) = 25\). Biết tập hợp các điểm M biểu diễn số phức \({\rm{w}} = 2\overline z  - 2 + 3i\) là đường tròn tâm I(a;b) và bán kính c. Giá trị của \(a+b+c\) bằng    

Xem đáp án

Giả sử \(z = a + bi,\,\,\,\left( {a,b \in R} \right)\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\left( {z - 2 + i} \right)\left( {\overline z  - 2 - i} \right) = 25 \Leftrightarrow \left( {a + bi - 2 + i} \right)\left( {a - bi - 2 - i} \right) = 25\\
 \Leftrightarrow \left( {a - 2 + \left( {b + 1} \right)i} \right)\left( {a - 2 - \left( {b + 1} \right)i} \right) = 25
\end{array}\) 

\( \Leftrightarrow {\left( {a - 2} \right)^2} + {\left( {b + 1} \right)^2} = 25 \Rightarrow \) Tập hợp các điểm N biểu diễn số phức z là đường tròn tâm A(2;- 1), bán kính 5

Ta có: \(w = 2\overline z  - 2 + 3i \Rightarrow \) Tập hợp các điểm M biểu diễn số phức w là ảnh của đường tròn $\left( {A\left( {2; - 1} \right);5} \right)\) lần lượt qua các phép biến hình sau:

+) Phép đối xứng qua Ox

+) Phép vị tự tâm O tỉ số 2

+) Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( { - 2;3} \right)\) 

Ta có \(A\left( {2; - 1} \right){D_{\left( {Ox} \right)}}B\left( {2;1} \right){V_{_{\left( {O\left( {0;0} \right);k = 2} \right)}}}C\left( {4;2} \right){T_{\overrightarrow u \left( { - 2;3} \right)}}D\left( {2;5} \right)\) 

Do đó: Tập hợp các điểm M biểu diễn số phức w là đường tròn tâm D(2;5), bán kính R = 2.5 = 10 

\( \Rightarrow a = 2,b = 5,c = 10 \Rightarrow a + b + c = 17\) 

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 175015

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ bên.

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(f\left( {{x^2} - 2x} \right) = m\) có đúng 4 nghiệm thực phân biệt thuộc đoạn \(\left[ { - \frac{3}{2};\frac{7}{2}} \right]\)?        

Xem đáp án

Xét hàm số \(y = {x^2} - 2x\) trên \(\left[ { - \frac{3}{2};\frac{7}{2}} \right]\), ta có: \(y' = 2x - 2 = 0 \Leftrightarrow x = 1\) 

Bảng biến thiên:

Phương trình \(f\left( {{x^2} - 2x} \right) = m\) có đúng 4 nghiệm thực phân biệt thuộc đoạn \(\left[ { - \frac{3}{2};\frac{7}{2}} \right]\) khi và chỉ khi đường thẳng y = m cắt đồ thị hàm số \(y=f(x)\) tại 2 điểm phân biệt thuộc \(\left( { - 1;\frac{{21}}{4}} \right]\) 

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
m = 5\\
m = f\left( 4 \right) \in \left( {4;5} \right)
\end{array} \right.\). Mà \(m \in Z \Rightarrow m = 5\): có 1 giá trị của m thỏa mãn. 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 175016

Cho \(\int\limits_0^1 {\frac{{xdx}}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}} = a + b\ln 2 + c\ln 3} \) với a, b, c là các số hữu tỉ. Giá trị của \(a+b+c\) bằng:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
\int\limits_0^1 {\frac{{xdx}}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}} = \int\limits_0^1 {\frac{{\frac{1}{2}\left( {2x + 1} \right) - \frac{1}{2}}}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}}} } dx = \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {\frac{1}{{2x + 1}}dx - \frac{1}{2}\int\limits_0^1 {\frac{1}{{{{\left( {2x + 1} \right)}^2}}}dx} } \\
 = \left( {\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\ln \left| {2x + 1} \right| - \frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\left( { - 1} \right).\frac{1}{{2x + 1}}} \right)\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right.\\
 = \left( {\frac{1}{4}.\ln \left| {2x + 1} \right| + \frac{1}{4}.\frac{1}{{2x + 1}}} \right)\left| \begin{array}{l}
^1\\
_0
\end{array} \right. = \frac{1}{4}\ln 3 - \frac{1}{6}\\
 \Rightarrow a =  - \frac{1}{6};b = 0;c = \frac{1}{4} \Rightarrow a + b + c = \frac{1}{{12}}
\end{array}\) 

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 175017

Xét các số phức z, w thỏa mãn \(\left| {z + 2 - 2i} \right| = \left| {z - 4i} \right|\) và \(w = iz + 1\). Giá trị nhỏ nhất của \(\left| w \right|\) bằng?

Xem đáp án

Ta có: \(\left| {z + 2 - 2i} \right| = \left| {z - 4i} \right| \Leftrightarrow \left| {z - \left( { - 2 + 2i} \right)} \right| = \left| {z - \left( {4i} \right)} \right| \Rightarrow \) Tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z là đường trung trực của đoạn thẳng AB, với \(A\left( { - 2;2} \right),\,\,B\left( {0;4} \right)\).

\(\overrightarrow {AB} =\left( {2;2} \right)\), trung điểm I của AB là \(I\left( { - 1;3} \right) \Rightarrow \) Phương trình đường trung thực của AB là:

\(2\left( {x + 1} \right) + 2\left( {y - 3} \right) = 0 \Leftrightarrow x + y - 2 = 0\,\,\,\,\left( d \right)\) 

\(w = iz + 1 \Rightarrow \) Điểm biểu diễn N của w là ảnh của M qua các phép biến hình sau:

+) Phép quay tâm O góc quay 90 độ.

+) Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( {1;0} \right)\).

Qua Phép quay tâm O góc quay 90 độ: Đường thẳng (d) biến thành đường thẳng \(x - y + 2 = 0\,\,\,\,\left( {d'} \right)\)  

Phép tịnh tiến theo vectơ \(\overrightarrow u \left( {1;0} \right)\): Đường thẳng (d') biến thành đường thẳng \(x - y + 3 = 0\,\,\,\,\left( {d''} \right)\) 

\( \Rightarrow \) Tập hợp các điểm biểu diễn số phức w là đường thẳng \(\left( {d''} \right):x - y + 3 = 0\) 

Giá trị nhỏ nhất của \(\left| w \right|\) bằng \(d\left( {O;d''} \right) = \frac{{\left| 3 \right|}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{3\sqrt 2 }}{2}\)     

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 175018

Cho hàm số \(y=f(x)\) thỏa mãn \(f'\left( x \right) =  - {x^2} - 4,\forall x \in R\). Bất phương tình \(f\left( x \right) < m\) có nghiệm thuộc khoảng (- 1;1) khi và chỉ khi    

Xem đáp án

\(f'\left( x \right) =  - {x^2} - 4,\,\,\forall x \in R \Rightarrow f'\left( x \right) < 0,\,\forall x \in R \Rightarrow \) Hàm số \(y=f(x)\) nghịch biến trên R 

\( \Rightarrow \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} f\left( x \right) = f\left( 1 \right)\) 

Bất phương trình \(f(x)<m\) có nghiệm thuộc khoảng (-1;1) khi và chỉ khi \(m \ge \mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;1} \right]} f\left( x \right) \Leftrightarrow m \ge f\left( 1 \right)\)      

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 175019

Cho hàm số \(y=f(x)\). Đồ thị hàm số \(y=f'(x)\) như hình bên. Hỏi hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {3 - {x^2}} \right)\) đồng biến trong khoảng nào trong các khoảng sau?

Xem đáp án

Ta có: \(g\left( x \right) = f\left( {3 - {x^2}} \right) \Rightarrow g'\left( x \right) =  - 2x.f'\left( {3 - {x^2}} \right)\) 

\(f'\left( {3 - {x^2}} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
3 - {x^2} =  - 6\\
3 - {x^2} =  - 1\\
3 - {x^2} = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
{x^2} = 9\\
{x^2} = 4\\
{x^2} = 1
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
x =  \pm 3\\
x =  \pm 2\\
x =  \pm 1
\end{array} \right.\) 

Bảng xét dấu \(g'(x)\):

Suy ra hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {3 - {x^2}} \right)\) đồng biến trên các khoảng \(\left( { - 3; - 2} \right),\left( { - 1;0} \right),\left( {1;2} \right),\left( {3; + \infty } \right)\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 175020

Ông An xây dựng một sân bóng đá mini hình chữ nhật có chiều rộng 30m và chiều dài 50m. Để giảm bớt chi phí cho việc trồng cây nhân tạo, ông An chia sân bóng ra làm hai phần (tô đen và không tô đen) như hình bên. Phần tô đen gồm hai miền diện tích bằng nhau và đường cong AIB là một parabol đỉnh I. Phần tô đen được trồng cỏ nhân tạo với giá 130 000 đồng/m2 và phần còn lại được trồng cỏ nhân tạo với giá 90 000 đồng/m2. Hỏi ông An phải trả bao nhiêu tiền để trồng cỏ nhân tạo cho sân bóng?

Xem đáp án

Ta gắn hệ trục Oxy như hình vẽ:

Giả sử phương trình đường parabol là: \(y = a{x^2} + bx + c,\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) 

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
c = 0\\
10 = 225a + 15b\\
10 = 225a - 15b
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
c = 0\\
a = \frac{2}{{45}}\\
b = 0
\end{array} \right. \Rightarrow \left( P \right):y = \frac{2}{{45}}{x^2}\) 

Diện tích phần sân tô đậm là:

\(S = 2.\int\limits_{ - 15}^{15} {\frac{2}{{45}}{x^2}dx = 2.} \frac{2}{{45}}.\frac{1}{3}{x^3}\left| \begin{array}{l}
^{15}\\
_{ - 15}
\end{array} \right. = \frac{4}{{135}}{x^3}\left| \begin{array}{l}
^{15}\\
_{ - 15}
\end{array} \right. = \frac{4}{{135}}{.15^3}.2 = 200\left( {{m^2}} \right)\) 

Diện tích phần còn lại là: \(30.50 - 200 = 1300\left( {{m^2}} \right)\) 

Ông An phải trả số tiền là: 200. 130 000+ 1300. 90 000= 26 000 000+ 117 000 000= 143 000 000 (đồng)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 175021

Ngày 01 tháng 01 năm 2019, ông An gửi 800 triệu đồng vào một ngân hàng với lãi suất 0;5%/tháng. Từ đó, cứ tròn mỗi tháng ông đến ngân hàng rút 6 triệu để chi tiêu cho gia đình. Hỏi đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, sau khi rút tiền, số tiền tiết kiệm của ông An còn lại bao nhiêu? Biết rằng lãi suất trong suốt thời gian gửi không thay đổi.

Xem đáp án

Số tháng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 là: 12 tháng

Số tiền tiết kiệm của ông An còn lại:

\({A_{12}} = 800.{\left( {1 + 0,5\% } \right)^{12}} - 6{\left( {1 + 0,5\% } \right)^{11}} = 800.{\left( {1,005} \right)^{12}} - 72\) (triệu đồng).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 175022

Sắp xếp 12 học sinh của lớp 12A gồm 6 học sinh nam và 6 học sinh nữ vào một dàn gồm có hai dãy ghế đối diện nhau (mỗi dãy gồm 6 chiếc ghế) để thảo luận nhóm. Tính xác suất để hai học sinh ngồi đối diện nhau và cạnh nhau luôn khác giới.

Xem đáp án

Chia 12 học sinh nam và nữ làm 2 nhóm, mỗi nhóm đều có 3 nam 3 nữ: có \({\left( {C_6^3} \right)^2} = 400\) (cách)

Hoán vị nam và nữ vào đúng vị trí, có: \({\left( {3!} \right)^4}.2 = 2592\) (cách)

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Nữ

Nam

Nữ

Nam

Nữ

nam

Số cách để hai học sinh ngồi đối diện nhau và cạnh nhau luôn khác giới là: 400.2592 = 1036800 (cách)

Số phần tử của không gian mẫu là: 12! = 479001600

Xác suất cần tìm là: \(\frac{{1036800}}{{479001600}} = \frac{1}{{462}}\) 

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 175023

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính theo a khoảng cách từ điểm A đến mặt phẳng (SCD) được kết quả

Xem đáp án

Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, CD. Kẻ HM vuông góc với SN tại H.

Ta có: \(AM//\left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {A;\left( {SCD} \right)} \right) = d\left( {M;\left( {SCD} \right)} \right)\) 

\(\Delta SAB\) đều \( \Rightarrow SM \bot AB,SM = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}\) 

Mà \(\left\{ \begin{array}{l}
\left( {SAB} \right) \cap \left( {ABCD} \right) = AB\\
\left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)
\end{array} \right. \Rightarrow SM \bot \left( {ABCD} \right)\) 

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}
CD \bot MN\\
CD \bot SM
\end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SMN} \right) \Rightarrow CD \bot HM\) 

Mà \(HM \bot SN \Rightarrow  \Rightarrow HM \bot \left( {SCD} \right) \Rightarrow d\left( {M;\left( {SCD} \right)} \right) = HM \Rightarrow d\left( {A;\left( {SCD} \right)} \right) = HM\) 

\(\Delta SMN\) vuông tại \(M \Rightarrow \frac{1}{{H{M^2}}} = \frac{1}{{S{M^2}}} + \frac{1}{{M{N^2}}} = \frac{1}{{\frac{3}{4}{a^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} = \frac{7}{{3{a^2}}} \Rightarrow HM = \sqrt {\frac{3}{7}} a\)  

\( \Rightarrow d\left( {A;\left( {SCD} \right)} \right) = \sqrt {\frac{3}{7}} a = \frac{{\sqrt {21} }}{7}a\) 

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 175024

Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - mx + 1\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\) là:

Xem đáp án

\(y =  - \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - mx + 1 \Rightarrow y' =  - {x^2} + 2x - m\)

Để hàm số \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} + {x^2} - mx + 1\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\) thì  \( - {x^2} + 2x - m \le 0,\,\,\,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right)\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\Delta ' \le 0\\
\left\{ \begin{array}{l}
\Delta ' > 0\\
{x_1} < {x_2} \le 0
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
\Delta ' \le 0\\
\left\{ \begin{array}{l}
\Delta ' > 0\\
S < 0\\
P \ge 0
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
1 - m \le 0\\
\left\{ \begin{array}{l}
1 - m > 0\\
2 < 0\\
m \ge 0
\end{array} \right.
\end{array} \right. \Leftrightarrow m \in \left[ {1; + \infty } \right)\) 

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 175025

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y + 2z + 5 = 0\) và đường thẳng

\(d:\frac{{x - 1}}{2} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{z}{1}\). Đường thẳng \(\Delta \) nằm trong mặt phẳng (P), đồng thời vuông góc và cắt đường thẳng d có phương trình là:

Xem đáp án

Gọi \(A = d \cap \left( P \right) \Rightarrow A \in \Delta \) 

Giả sử \(A\left( {1 + 2t;1 + 2t;t} \right)\) 

Do \(A \in \left( P \right) \Rightarrow \left( {1 + 2t} \right) + 2.\left( {1 + 2t} \right) + 2.t + 5 = 0 \Leftrightarrow 8t + 8 = 0 \Leftrightarrow t =  - 1 \Rightarrow A\left( { - 1; - 1; - 1} \right)\) 

Lấy \(\overrightarrow u \left( {a;b;c} \right),\,\,\left( {\overrightarrow u  \ne \overrightarrow 0 } \right)\) là 1 VTCP của .

Do \(\Delta\) nằm trong mặt phẳng (P) và vuông góc với d nên: \(\left\{ \begin{array}{l}
\overrightarrow u .\overrightarrow {{n_{\left( P \right)}}}  = 0\\
\overrightarrow u .\overrightarrow {{u_d}}  = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a + 2b + 2c = 0\\
2a + 2b + c = 0
\end{array} \right.\) 

Cho \(c =  - 2 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a + 2b = 4\\
2a + 2b = 2
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a =  - 2\\
b = 3
\end{array} \right. \Rightarrow \overrightarrow u \left( { - 2;3; - 2} \right)\)   

Phương trình đường thẳng \(\Delta\) là: \(\frac{{x + 1}}{2} = \frac{{y + 1}}{{ - 3}} = \frac{{z + 1}}{2}\) 

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 175026

Cho x, y là hai số thực dương thỏa mãn \(4 + {9.3^{{x^2} - 2y}} = \left( {4 + {9^{{x^2} - 2y}}} \right){.7^{2y - {x^2} + 2}}\). Giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \frac{{x + 2y + 18}}{x}\) bằng  

Xem đáp án

Đặt \(t = {x^2} - 2y\). Phương trình đã cho trở thành:

\(4 + {9.3^t} = \left( {4 + {9^t}} \right){.49.7^{ - t}} \Leftrightarrow {4.7^t} + {9.3^t}{.7^t} - 49.4 - {49.9^t} = 0\) 

\( \Leftrightarrow 4.\left( {{7^t} - 49} \right) + {3^t}\left( {{{9.7}^t} - {{49.3}^t}} \right) = 0\,\,\,\,\left( 1 \right)\) 

Nhận xét:

+) t = 2 là nghiệm của (1)

+) \(t > 2 \Rightarrow {7^t} - 49 > 0\) và \({9.7^t} - {49.3^t} > 0\,\,\,\left( {{\rm{do}}\,\,\,\frac{{{{9.7}^t}}}{{{{49.3}^t}}} = {{\left( {\frac{7}{3}} \right)}^{t - 2}} > 1} \right) \Rightarrow VT > 0:\) Phương trình vô nghiệm

+) \(t < 2 \Rightarrow {7^t} - 49 < 0\) và \({9.7^t} - {49.3^t} < 0\,\,\,\left( {{\rm{do}}\,\,\,\frac{{{{9.7}^t}}}{{{{49.3}^t}}} = {{\left( {\frac{7}{3}} \right)}^{t - 2}} < 1} \right) \Rightarrow VT < 0:\) Phương trình vô nghiệm

Vậy, (1) có nghiệm duy nhất là \(t = 2 \Rightarrow {x^2} - 2y = 2 \Leftrightarrow 2y = {x^2} - 2\) 

Khi đó, \(P = \frac{{x + 2y + 18}}{x} = \frac{{x + {x^2} - 2 + 18}}{x} = x + \frac{{16}}{x} + 1 \ge 2\sqrt {x.\frac{{16}}{x}}  + 1 = 9,\,\,\left( {x > 0} \right)\) 

\( \Rightarrow MinP = 9\) khi và chỉ khi x = 4, y = 7.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 175027

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên đoạn [1;3] và có bảng biến thiên như sau:

Tổng các giá trị \(m \in Z\) sao cho phương trình \(f\left( {x - 1} \right) = \frac{m}{{{x^2} - 6x + 12}}\) có hai nghiệm phân biệt trên đoạn [2;4] bằng

Xem đáp án

Phương trình \(f\left( {x - 1} \right) = \frac{m}{{{x^2} - 6x + 12}}\) có hai nghiệm phân biệt trên đoạn [2;4] 

\( \Leftrightarrow \) Phương trình \(f\left( x \right) = \frac{m}{{{{\left( {x - 2} \right)}^2} + 3}}\) có hai nghiệm phân biệt trên đoạn [1;3] 

\( \Leftrightarrow \) Phương trình \(f\left( x \right).\left( {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + 3} \right) = m\) có hai nghiệm phân biệt trên đoạn [1;3]

Xét hàm số \(g\left( x \right) = f\left( x \right).\left( {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + 3} \right)\) trên [1;3] có:

\(g'\left( x \right) = f'\left( x \right).\left( {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + 3} \right) + 2\left( {x - 2} \right).f\left( x \right)\)  có nghiệm x = 2 

Với \(1 \le x < 2\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( x \right) > 0\\
{\left( {x - 2} \right)^2} + 3 > 0\\
x - 2 < 0\\
f\left( x \right) < 0
\end{array} \right. \Rightarrow g'\left( x \right) > 0\) 

Với \(2 < x \le 3\) thì \(\left\{ \begin{array}{l}
f'\left( x \right) < 0\\
{\left( {x - 2} \right)^2} + 3 > 0\\
x - 2 > 0\\
f\left( x \right) < 0
\end{array} \right. \Rightarrow g'\left( x \right) < 0\)

Ta có bảng biến thiên của g(x) như sau:

Vậy để phương trình \(f\left( x \right).\left( {{{\left( {x - 2} \right)}^2} + 3} \right) = m\) có hai nghiệm phân biệt trên đoạn [1;3] thì \(m \in \left[ { - 12; - 3} \right)\) 

\( \Rightarrow m \in \left\{ { - 12; - 11;...; - 4} \right\}\) 

Tổng các giá trị của m thỏa mãn là: \( - 12 - 11 - ... - 4 =  - 9.16:2 =  - 72\) 

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 175028

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x + 2y - z + 4 = 0\) và các điểm \(A\left( {2;1;2} \right),B\left( {3; - 2;2} \right)\). Điểm M thuộc mặt phẳng (P) sao cho các đường thẳng MA, MB luôn tạo với mặt phẳng (P) một góc bằng nhau. Biết rằng điểm M luôn thuộc đường tròn (C) cố định. Tìm tọa độ tâm của đường tròn (C).

Xem đáp án

Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A, B lên (P) \( \Rightarrow AMH = BMK\) 

Ta có: \(AH = d\left( {A;\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {4 + 2 - 2 + 4} \right|}}{3} = \frac{8}{3};BK = d\left( {B;\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {6 - 4 - 2 + 4} \right|}}{3} = \frac{4}{3} \Rightarrow AH = 2.BK\) 

\( \Rightarrow HM = 2.MK\) (do \(\Delta AHM\) đồng dạng với \(\Delta BKM\) (g.g))

Lấy I đối xứng H qua K; E thuộc đoạn HK sao cho HE = 2KE; F thuộc đoạn KI sao cho FI = 2KF.

Khi đó: A, B, I, H, E, K, F đều là các điểm cố định.

* Ta chứng minh: M di chuyển trên đường tròn tâm F, đường kính IE:

Gọi N là điểm đối xứng của M qua K \( \Rightarrow \Delta HMN\) cân tại M

E nằm trên trung tuyến HK và \(HE = \frac{2}{3}HK \Rightarrow \) E là trọng tâm \(\Delta HMN\) 

\( \Rightarrow ME \bot HN\) 

Mà \(HN//MI \Rightarrow ME \bot MI\) 

Dễ dàng chứng minh F là trung điểm của EI

Suy ra M di chuyển trên đường tròn tâm F đường kính EI (thuộc mặt phẳng (P))

* Tìm tọa độ điểm F:

Phương trình đường cao AH là: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 2 + 2t\\
y = 1 + 2t\\
z = 2 - t
\end{array} \right.\) 

Gia sử \(H\left( {2 + 2{t_1};1 + 2{t_1};2 - {t_1}} \right).\,\,\,H \in \left( P \right) \Rightarrow 2\left( {2 + 2{t_1}} \right) + 2\left( {1 + 2{t_1}} \right) - \left( {2 - {t_1}} \right) + 4 = 0 \Leftrightarrow {t_1} = \frac{8}{9}\) 

\( \Rightarrow H\left( {\frac{2}{9}; - \frac{7}{9};\frac{{26}}{9}} \right)\) 

Phương trình đường cao BK là: \(\left\{ \begin{array}{l}
x = 3 + 2t\\
y =  - 2 + 2t\\
z = 2 - t
\end{array} \right.\) 

Giả sử \(K\left( {3 + 2{t_2}; - 2 + 2{t_2};2 - {t_2}} \right)\) 

\(K \in \left( P \right) \Rightarrow 2\left( {3 + 2{t_2}} \right) + 2\left( { - 2 + 2{t_2}} \right) - \left( {2 - {t_2}} \right) + 4 = 0 \Leftrightarrow {t_2} =  - \frac{4}{9} \Rightarrow K\left( {\frac{{19}}{9};\frac{{ - 26}}{9};\frac{{22}}{9}} \right)\) 

Ta có: \(\overrightarrow {HF}  = \frac{4}{3}\overrightarrow {HK}  \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_F} - \frac{2}{9} = \frac{4}{3}.\frac{{17}}{9}\\
{y_F} + \frac{7}{9} = \frac{4}{3}.\frac{{ - 19}}{9}\\
{z_F} - \frac{{26}}{9} = \frac{4}{3}.\frac{{ - 4}}{9}
\end{array} \right. \Rightarrow F\left( {\frac{{74}}{{27}};\frac{{ - 97}}{{27}};\frac{{62}}{{27}}} \right)\) 

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 175029

Trong không gian Oxyz, cho \(A\left( {1;1; - 1} \right),B\left( { - 1;2;0} \right),C\left( {3; - 1; - 2} \right)\). Giả sử M(a;b;c) thuộc  mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 861\) sao cho \(P = 2M{A^2} - 7M{B^2} + 4M{C^2}\) đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị \(T = \left| a \right| + \left| b \right| + \left| c \right|\) bằng

Xem đáp án

Giả sử \(I\left( {{x_0};{y_0};{z_0}} \right)\) là điểm thỏa mãn:

\(2\overrightarrow {IA}  - 7\overrightarrow {IB}  + 4\overrightarrow {IC}  = 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
2\left( {1 - {x_0}} \right) - 7\left( { - 1 - {x_0}} \right) + 4\left( {3 - {x_0}} \right) = 0\\
2\left( {1 - {y_0}} \right) - 7\left( {2 - {y_0}} \right) + 4\left( { - 1 - {y_0}} \right) = 0\\
2\left( { - 1 - {z_0}} \right) - 7\left( { - {z_0}} \right) + 4\left( { - 2 - {z_0}} \right) = 0
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_0} =  - 21\\
{y_0} = 16\\
{z_0} = 10
\end{array} \right.\) 

\( \Rightarrow I\left( { - 21;16;10} \right) \in \left( S \right),\,\,\,\left( {{\rm{do}}\,\,\,{{\left( { - 21 - 1} \right)}^2} + {{16}^2} + {{\left( {10 + 1} \right)}^2} = 861} \right)\) 

Khi đó,

\(\begin{array}{l}
P = 2M{A^2} - 7M{B^2} + 4M{C^2} = 2{\overrightarrow {MA} ^2} - 7{\overrightarrow {MB} ^2} + 4{\overrightarrow {MC} ^2}\\
 = 2{\left( {\overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IA} } \right)^2} - 7{\left( {\overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IB} } \right)^2} + 4{\left( {\overrightarrow {MI}  + \overrightarrow {IC} } \right)^2}\\
 =  - M{I^2} + 2.\overrightarrow {MI} .\left( {2\overrightarrow {IA}  - 7\overrightarrow {IB}  + 4\overrightarrow {IC} } \right) + 2I{A^2} - 7I{B^2} + 4I{C^2}\\
 =  - M{I^2} + 2I{A^2} - 7I{B^2} + 4I{C^2}
\end{array}\) 

Để \(P = 2M{A^2} - 7M{B^2} + 4M{C^2}\) đạt GTNN thì MI có độ dài lớn nhất

\( \Leftrightarrow MI\) là đường kính \( \Leftrightarrow \) M là ddierm đối xứng của \(I\left( { - 21;16;10} \right)\) qua tâm \(T\left( {1;0; - 1} \right)\) của (S)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_M} - 21 = 2\\
{y_M} + 16 = 0\\
{z_M} + 10 =  - 2
\end{array} \right. \Rightarrow M\left( {23; - 16; - 12} \right) \Rightarrow T = \left| a \right| + \left| b \right| + \left| c \right| = 23 + 16 + 12 = 51\) 

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 175030

Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của AA', BC, CD. Mặt phẳng (MNP) chia khối hộp thành hai phần có thể tích là \(V_1, V_2\). Gọi \(V_1\) là thể tích phần chứa điểm C. Tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng  

Xem đáp án

Trong (ABCD), gọi \(I = NP \cap AB,K = NP \cap AD\) 

Trong (ABB’A), gọi \(E = IM \cap BB'\) 

Trong (ADD’A’), gọi \(F = KM \cap DD'\) 

Thiết diện của hình hộp cắt bởi (MNP) là ngũ giác MENPF.

Ta có: \(\Delta INB = \Delta PNC \Rightarrow IN = NP\), tương trự:

\(\begin{array}{l}
KP = NP \Rightarrow IN = KP = NP\\
 \Rightarrow \frac{{IN}}{{IK}} = \frac{1}{3} \Rightarrow \frac{{IN}}{{IK}} = \frac{{BE}}{{AM}} = \frac{{IB}}{{IA}} = \frac{1}{3}\\
 \Rightarrow \frac{{{V_{E.IBN}}}}{{{V_{M.IAK}}}} = \frac{1}{{27}}
\end{array}\)   

Tương tự: \(\frac{{{V_{F.DPK}}}}{{{V_{M.IAK}}}} = \frac{1}{{27}} \Rightarrow \frac{{{V_2}}}{{{V_{M.IAK}}}} = 1 - \frac{1}{{27}} - \frac{1}{{27}} = \frac{{25}}{{27}} \Rightarrow {V_2} = \frac{{25}}{{27}}{V_{M.IAK}}\) 

Ta có: \(\Delta IAK\) đồng dạng \(\Delta NCP\) với tỉ số đồng dạng là 3 \( \Rightarrow {S_{\Delta AIK}} = 9.{S_{\Delta NCP}}\) 

Mà \({S_{\Delta NCP}} = \frac{1}{4}.\frac{1}{2}.{S_{ABCD}} = \frac{1}{8}{S_{ABCD}}\) 

\( \Rightarrow {S_{\Delta AIK}} = \frac{9}{8}{S_{ABCD}}\) 

Khi đó:

\(\begin{array}{l}
{V_{M.IAK}} = \frac{1}{2}.\frac{9}{8}.{V_{A'.ABCD}} = \frac{1}{2}.\frac{9}{8}.\frac{1}{3}.{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \frac{3}{{16}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\\
 \Rightarrow {V_2} = \frac{{25}}{{27}}{V_{M.IAK}} = \frac{{25}}{{27}}.\frac{3}{{16}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}} = \frac{{25}}{{144}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}}\\
 \Rightarrow {V_1} = \frac{{119}}{{144}}{V_{ABCD.A'B'C'D'}} \Rightarrow \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{119}}{{25}}
\end{array}\) 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »