Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018 - Sở GD-ĐT Hà Nội lần 2

Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2018

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 159123

Một chất điểm dao động với phương trình x = 5cos10t (cm). Khi chất điểm có vận tốc v = 30 cm/s và đang đi về vị trí cân bằng thì nó ở vị trí có li độ

Xem đáp án

Ta có
 \(v_{max}=\omega A=50(cm/s); x^2+(\frac{v}{\omega })^2=A^2\Rightarrow x=\pm 4(cm)\)

Chất điểm có vận tốc v > 0 và đang đi về vị trí cân bằng thì x<0 ⇒ x = - 4 cm

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 159126

Tìm phát biểu đúng về dao động điều hòa?

Xem đáp án

Ta có \(a=-\omega ^2x\) nên trong quá trình dao động của vật gia tốc luôn ngược pha với li độ

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 159127

Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục \(\overrightarrow{Ox}\), quanh vị trí cân bằng O với tần số 2,5Hz. Vào thời điểm gốc, vật có vận tốc bằng +7,5πcm/s và gia tốc bằng +\(37,5 \pi^2\sqrt{3} cm/s^2\). Biên độ và pha ban đầu của dao động của vật lần lượt là

Xem đáp án

Ta có

\(A^2 = x^2 + (\frac{v}{\omega })^2 = x^2 + (\frac{v}{2 \pi f})^2 = 3 (cm)\)

Lúc t = 0 thì

\(\left\{\begin{matrix} a = \frac{a_{max}\sqrt{3}}{2}\Rightarrow x = - \frac{A\sqrt{3}}{2}\\ v>0 \end{matrix}\right.\Rightarrow \varphi = - \frac{5 \pi}{6}\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 159130

Đơn vị đo cường độ âm là

Xem đáp án

Cường độ âm I = P/\(4\pi r^2\), với P tính bằng W, r tính bằng m ⇒ đơn vị của I là W/m2 
Đáp án B

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 159131

Chọn kết luận sai. Một con lắc đơn đang dao động điều hòa. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng người ta giữ cố định điểm chính giữa của dây treo. Sau đó

Xem đáp án

Chiều dài dây giảm 1 nửa thì tần số tăng \(\sqrt{2}\) lần (tần số tỉ lệ nghịch với căn bậc 2 chiều dài)
Đáp án A

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 159134

Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hòa với biên độ nhỏ của con lắc sẽ 

Xem đáp án

Gia tốc trọng trường g tại độ cao h bất kì: \(g=\frac{GM}{(R+h)^2}\Rightarrow\) gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.
Mà tần số dao động điều hòa tỉ lệ thuận với căn bậc hai của g
⇒ khi lên cao tần số dao động điều hòa của con lắc đơn giảm

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 159137

Khi thay đổi khối lượng vật nặng của con lắc lò xo thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?

Xem đáp án

Công thức:
\(2 \pi f =\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Nhận thấy chu kỳ, tần số, tần số góc đều biến thiên. Chỉ có pha ban đầu không phụ thuộc.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 159139

Trong đoạn mạch xoay chiều, cường độ dòng điện sớm pha \(\pi\) /4 so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Hãy chỉ ra kết luận đúng: 

Xem đáp án

Nếu chọn A hoặc D thì mạch sẽ nhanh hoặc chậm pha góc 900 , B thì chưa có kết luận.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 159140

 Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng không khi

Xem đáp án

Gia tốc của chất điểm dao động điều hòa bằng không khi vật ở vị trí cân bằng ⇒ Vận tốc cực đại hoặc cực tiểu 

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 159141

Một vật dao động điều hòa trên quỹ đạo l = 20cm, chu kỳ T. Vào thời điểm t, vật đi qua li độ x = 5 cm theo chiều âm. Vào thời điểm t – 2015.\(\frac{T}{2}\) , li độ của vật là 

Xem đáp án

Ta có: \(t = \frac{2015.T}{2} = 1007T + \frac{T}{2}\)

Sau một nửa chu kỳ thì li độ và vận tốc của vật đổi đấu nên sau \(\frac{2015.T}{2}\) li độ của vật là \(x = -5 \ (cm)\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 159142

Sóng truyền trên một sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do. Muốn có sóng dừng trên dây thì chiều dài của sợi dây phải bằng

Xem đáp án

Để có sóng dừng trên dây có một đầu cố định một đầu tự do thì tại đầu cố định là nút sóng và tại đầu tự do là bụng sóng ⇒ chiều dài dây bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng.
Đáp án A.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 159144

Hộp kín chứa một tụ điện hoặc một cuộn dây thuần cảm. Người ta mắc nối tiếp hộp kín với điện trở thuần R = 100\(\Omega\). Khi đặt vào đoạn mạch điện áp \(u =100\sqrt{2} cos100\pi t\) (V) thì điện áp sớm pha \(\pi\)/3 so với dòng điện trong mạch. Hộp kín chứa gì? Giá trị bằng bao nhiêu? Cường độ dòng điện bằng bao nhiêu? 

Xem đáp án


Do U sớm pha hơn I nên Zl > 0, nên hộp kín chứa cuộn dây 
thuần cảm.
\(Z_L=R.tan\frac{\pi}{3}=100\sqrt{3}\Omega\)
\(Z=\frac{R}{cos\frac{\pi}{3}}=200\Omega\)
\(I=\frac{U}{Z}=\frac{100}{200}=0,5A\)
Đáp án C

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 159146

Một sóng cơ học lan truyền trên mặt nước, phương trình sóng tại nguồn O có dạng uO = 6cos(10\(\pi\)t + \(\pi\)/2) cm, t tính bằng s. Tại thời điểm t = 0 sóng bắt đầu truyền từ O, sau 4 s sóng lan truyền đến điểm M cách nguồn 160 cm. Bỏ qua sự giảm biên độ. Li độ dao động của phần tử tại điểm N cách nguồn O là 120 cm ở thời điểm t = 2 s là

Xem đáp án

Vận tốc truyền sóng \(v=1,6/4=0,4m/s\Rightarrow \frac{v}{f}=\frac{0,4}{5}=8cm\)
Phương trình sóng tại N cách O khoảng x là \(x_N=Acos(\omega t+ \varphi -\frac{59 \pi}{2})cm\)
⇒ Phương trình sóng tại N cách O khoảng x = 120 cm là
\(x_N=6cos(10 \pi t+ \frac{\pi}{2} - 2 \pi .\frac{120}{8})cm=6cos(10 \pi t- \frac{59 \pi}{2})cm\)
Tại t = 2 s ⇒ xN= 0

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 159149

Một vật dao động điều hòa có phương trình vận tốc \(v=50 \pi cos(\frac{50}{3}\pi t-\frac{\pi}{3})cm/s\). Thời gian từ lúc vật bắt đầu dao động đến khi vật có tốc độ  cm/s lần thứ 20 là 

Xem đáp án

+ Chu kì: T = 0,12 s.

+ Số lần vật có tốc độ  \(v = 25 \sqrt{2} \pi\) cm/s trong một chu kì là n = 4

+ Số lần đề bài yêu cầu N = 20

+ \(\frac{N}{n} = 5\) ⇒ Lấy số chu kì gần nhất là 4T và dùng sơ đồ tìm 4 lần còn lại

\(\\ + \ \Delta t = \frac{T}{6} + \frac{T}{2}+\frac{T}{8}=\frac{19T}{24} \\ \\ t = T + \Delta t = \frac{115T}{24} = 0,575 \ s\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 159150

Một máy phát điện xoay chiều có điện trở trong không đáng kể. Mạch ngoài là tụ điên nối tiếp với ampe kế nhiệt có điên trở nhỏ. Khi roto quay với tốc độ góc 25rad/s thì ampe kế chỉ 0,1A. Khi roto quay với tốc độ góc 25rad/s thì ampe kế chỉ: 

Xem đáp án

Lập bảng chuẩn hóa

Tốc độ Roto Điện áp Dung kháng
n = 25 rad/s 1 1
n = 75 rad/s 3 \(\frac{1}{3}\)

Lập tỉ số:
\(\frac{I_1}{I_2} = \frac{\frac{U_1}{Z_1}}{\frac{U_2}{Z_2}} = \frac{1}{9} \Leftrightarrow \frac{0,1}{I_2} = \frac{1}{9}\)

\(\Leftrightarrow I_2 = 0,9 A\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 159151

 Đặt điện áp xoay chiều \(u = 100\sqrt{2}cos(100 \pi t)(V)\) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi điện dung C của tụ điện thay đổi đến một gái trị để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại, khi đó điện áp hiệu dụng trên cuộn dây thuần là UL = 97,5 V. hệ số công suất của mạch khi đó là 

Xem đáp án

C thay đổi \(U_{Cmax}\) ta có giãn đồ vector

Từ giản đồ: \(\Rightarrow U^2 = (U_C - U_L).U_C \Leftrightarrow 100^2 = (U_C - 97,5).U_C \Leftrightarrow U_C = 160 V\)

Điện áp hiệu dụng trên điện trở là: \(U_R = \sqrt{U^2 - (U_C - U_L )^2} = \frac{25\sqrt{39}}{2}V\)

Hệ số công suất của  mạch là: 

\(cos \varphi = \frac{U_R}{U} = \frac{\sqrt{39}}{8}\approx 0,78\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 159152

Một dòng điện có ghi 220 – 176W, hệ số công suất bằng 0,8 được mắc vào mạch điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V. Đế động cơ hoạt động bình thường, phải mắc động cơ nối tiếp một điện trở thuần có giá trị là

Xem đáp án

Cường độ dòng điện trong động cơ: \(I = \frac{P}{U.cos \varphi }= 1A\)

Tổng trở trong động cơ: \(Z = \frac{U}{I}= 220 \Omega\)

Mặt khác: \(cos \varphi = 0,8 \Leftrightarrow \frac{R}{Z} = 0,8 \Leftrightarrow R = 176\Omega , Z_L = 132 \Omega\)

Để động cơ hoạt động bình thường thì \(I' = 1A\)

\(\Rightarrow Z = \frac{U'}{I'}= 380 \Omega\)

\(\Leftrightarrow \sqrt{(R + R')^2 + Z_L^2} = 380 \Leftrightarrow R' \approx 180 \Omega\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 159154

Hai vật dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là \(x_1 = A_1cos(\omega t +\varphi 1)\)và  \(x_2 = A_2cos(\omega t + \varphi_2)\). Gọi x(+) = x1 + x2 và x(−) = x1 – x2. Biết rằng biên độ dao động của x(+) gấp 3 lần biên độ dao động của x(−). Độ lệch pha cực đại giữa x1 và x2 gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Biên độ dao động của x(+) là \(A_{(+)}=\sqrt{A^2_1+A^2_2+2A_1A_2.cos\Delta \varphi }\)
Biên độ dao động của x(-) là \(A_{(-)}=\sqrt{A^2_1+A^2_2-2A_1A_2.cos\Delta \varphi }\)
Theo bài ta có 
\(A_{(+)}=3A_{(-)}\Rightarrow A^2_1+A_2^2+2A_1A_2.cos\Delta \varphi\)
\(=9(A^2_1+A^2_2-2A_1A_2cos\Delta \varphi )\)
\(\Rightarrow cos\Delta \varphi =\frac{2A^2_1+2A^2_2}{5A_1A_2}\)
Đặt A1/A2 = x suy ra \(cos\Delta \varphi =\frac{2x^2+2}{5x}\)
\(cos\Delta \varphi min \Rightarrow \left (\frac{2x^2+2}{5x} \right )'=0\Rightarrow \frac{2}{5}-\frac{2}{5x^2}=0\Rightarrow x=1\)
\(\Rightarrow cos\Delta \varphi min =0,8\)
\(\Rightarrow \Delta \varphi max\approx 36,8^0\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 159155

Một nguồn O phát sóng cơ dao động theo phương trình u = 2cos(20\(\pi\)t + \(\pi\)/3) mm, t tính bằng s. Sóng truyền theo đường thẳng Ox với tốc độ 1 m/s. Trên một phương truyền sóng, trong khoảng từ O đến M (cách O 42,5 cm) có bao nhiêu điểm mà các phần tử ở đó và các phần tử ở nguồn dao động lệch pha nhau \(\pi\)/6 ?

Xem đáp án

Bước sóng \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{1}{\frac{20\pi}{2\pi}}=0,1m=10cm\)
Độ lệch pha giữa một điểm nằm trên phương truyền sóng và phần tử ở nguồn O là \(\Delta \varphi =2\pi d/\lambda\)
Theo bài \(\Delta \varphi =\frac{\pi}{6}\Rightarrow \frac{2\pi \Delta d}{\lambda }= \frac{\pi}{6}\Rightarrow \Delta d=\frac{\lambda }{12}\)
Có \(42,5 = 4 \lambda + \lambda /4\)
Trên phương truyền sóng, hai điểm cách nhau \(\lambda\) thì cùng pha  ⇒  từ O đến M có 4 điểm O1, O2, O3, O4 cùng pha với O.
Những điểm lệch pha với O1, O2, O3, Ogóc \(\frac{\pi}{6}\) thì cũng lệch pha với O góc \(\frac{\pi}{6}\) 
Trong khoảng O đến O1 có 2 điểm lệch pha với O và O1 góc \(\frac{\pi}{6}\) ⇒ từ O đến Ocó 8 điểm lệch pha với O góc \(\frac{\pi}{6}\)
Có điểm gần nhất lệch pha \(\frac{\pi}{6}\) so với O cách O một đoạn bằng \(\frac{\lambda }{12}\) ⇒ trong khoảng từ Ođến M có 1 điểm lệch pha với O góc \(\frac{\lambda }{6}\)
⇒ từ 0 đến M có 9 điểm lệch pha với O góc \(\frac{\lambda }{6}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 159156

Trên một sợi dây dài 30 cm, hai đầu cố định đang có sóng dừng. Trên dây có tất cả 2 điểm M, N luôn dao động với biên độ cực đại là 2 cm. Chọn phương án chính xác nhất

Xem đáp án


Trên dây có 2 điểm luôn dao động với biên độ cực đại ⇒ trên dây chỉ có 2 bụng sóng ⇒ \(\lambda =30cm\)
M và N dao động ngược pha.
MN min khi M và N cùng ở vị trí cân bằng 
M0, N0 ⇒ M0N0= \(\lambda/2\)  = 15cm
MN max khi M và N cùng ở bụng sóng ⇒ \(MN max =\sqrt{15^5+4^2}=15,5cm\)
MN < 15,6 cm

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 159157

Ở bề mặt một chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 cách nhau 19 cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là \(u_1=5cos(40\pi t )(mm)\) và \(u_2=5cos(40\pi t +\pi )(mm)\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn S1S2 là

Xem đáp án

\(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{80}{20}=4cm\)
Áp dụng công thức tính nhanh số cực tiểu
\(-\frac{1}{\lambda }-\frac{1}{2}+\frac{\Delta \varphi }{2\pi} Suy ra \(-\frac{19}{4}-\frac{1}{2}+\frac{\pi}{2\pi} \(\Rightarrow -4,75 ⇒ có 9 giá trị k thỏa mãn ⇒ có 9 điểm dao động với biên độ cực tiểu trên S1S2

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 159158

Trong mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều, cặp đại lượng nào dưới đây không tương ứng với nhau?

Xem đáp án

Pha dao động:  \(\omega\)t +\(\varphi\)
Góc quay: \(\omega\)t

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 159159

Trên mặt nước có 2 nguồn dao động kết hợp S1 và S2 dao động với phương trình u = cos(50\(\pi\)t) cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 5m/s. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền đi. Biên độ dao động tại điểm M trên mặt nước cách S1 và S2 lần lượt là d1= 15cm và d2= 10cm là 

Xem đáp án

\(\lambda =\frac{v}{f}=0,2(m)\)
Cách 1: có thể viết phương trình đường dao động rồi tổng hợp
Cách 2: ta thấy \(d_1-d_2=0,05=\frac{\lambda }{4}\)
⇒ U1M và U2M vuông pha
⇒ Biên độ bằng \(A\sqrt{2}=\sqrt{2}cm\)
Đáp án A

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 159162

Thực hành đo chu kỳ của con lắc đơn rồi suy ra gia tốc trọng trường nơi làm thí nghiệm
1/ Dụng cụ: Giá đỡ treo con lắc, đồng hồ bấm giây, một thước đo chính xác tới mm, một bảng chỉ thị có độ chia đối xứng để xác định góc, các quả nặng nhỏ tròn 15g, 20g và 25g.
2/ Tiến trình thí nghiệm
Bước 1: Tạo con lắc đơn dài 70cm và quả nặng 20g, rồi cho dao động với góc lệch cực đại 50 trong mặt phẳng song song bảng hiển thị. Đo thời gian t1 của 20 dao động
Bước 2: Giữ dây dài 70cm. Lần lượt thay quả nặng 15g, rồi 25g rồi lặp lại việc đo thời gian t2 và t3 của 20 dao động với biên độ góc 50.
Bước 3: Giữ quả nặng 20g, thay dây 70cm bằng dây dài 90cm rồi đo thời gian t4 của 20 dao động với biên độ 50
Bước 4: Từ số liệu tính chu kỳ dao động. Nhận xét sự phụ thuộc chu kỳ của con lắc vào chiều dài và khối lượng. Tính gia tốc trọng trường.
Chọn câu đúng sau đây:

Xem đáp án

A.  2 dụng cụ này đều có thể đo thời gian (dung cổng quang điện nối với đồng hồ hiện số cho kết quả chính xác hơn)
B.  Sai vì trong điều kiện lý tưởng thì chu kỳ con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng nên trong thực tếkhi thay đổi khối lượng thì kết quả sẽ không thay đổi nhiều
C.  Không nên sử dụng góc lớn, vì con lắc đơn chỉ dao động điều hòa với điều kiện góc anpha nhỏ
D.  Sai vì khảo sát nhiều sẽ cho ta kết quả chính xác hơn
Đáp án A

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »