Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám- Quảng Ninh lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám- Quảng Ninh lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
59 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án D
Dao động duy trì có biên độ được duy trì ổn định nhờ cung cấp bù năng lượng mất đi trong từng chu kì
Trong chuỗi phóng xạ: \(_Z^AG \to _{Z + 1}^AL \to _{Z - 1}^{A - 4}Q \to _{Z - 1}^{A - 4}Q\) các tia phóng xạ được phóng ra theo thứ tự
Đáp án C
Thứ tự đúng sẽ là \({\beta ^ - },\alpha ,\gamma \)
Theo thuyết lượng tử ánh sáng của Anh-xtanh, phôtôn ứng với mỗi ánh sáng đơn sắc có năng lượng càng lớn nếu ánh sáng đơn sắc đó có
Đáp án A
Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì photon của ánh sáng đó có năng lượng càng lớn khi tần số của ánh sáng càng lớn.
Mắc vào hai đầu tụ điện có điện dung \({10^{ - 4}}/\pi (F)\) một hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50Hz. Dung kháng của tụ:
Đáp án D
Dung kháng của tụ điện \({Z_C} = \frac{1}{{C\omega }} = 100\Omega \)
Một máy phát điện xoay chiều một pha với rôto là nam châm có p cặp cực (p cực nam và p cực bắc). Khi rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số:
Đáp án B
Công thức liên hệ f = pn
Một mạch dao động điện từ lý tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Điện áp cực đại hai đầu cuộn dây là U0, cường độ dòng điện cực đại là I0. Chu kì dao động điện từ của mạch là:
Đáp án A
Ta có:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {q_0} = C{U_0}\\ {I_0} = \omega {q_0} \end{array} \right. \Rightarrow \omega \frac{{{I_0}}}{{C{U_0}}}\\ \Rightarrow T = \frac{{2\pi C{U_0}}}{{{I_0}}} \end{array}\)
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
Đáp án B
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là
Đáp án A
Thứ tự bước sóng giảm dần là hồng ngoại, ánh sáng tím, tử ngoại và tia Rơn-ghen.
Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể có màu
Đáp án A
Bước sóng ánh sáng huỳnh quang luôn dài hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
Điện từ trường xuất hiện ở xung quanh
Đáp án A
Điện từ trường xuất hiện ở xung quanh tia lửa điện.
Cho các môi trường sau: chất khí, chất lỏng, chất rắn và chân không. Sóng âm truyền nhanh nhất trong
Đáp án A
Sóng âm truyền nhanh nhất trong chất rắn.
Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox theo phương trình Quãng đường chất điểm đi được trong 2 chu kì dao động là
Đáp án C
Quãng đường mà chất điểm đi được trong 2 chu kì là S = 8A = 32cm
Một tấm kim loại có giới hạn quang điện \({\lambda _0} = 0,46\mu m.\) Hiện tượng quang điện sẽ xảy ra khi tấm kim loại được chiếu bởi nguồn bức xạ
Đáp án B
Để xảy ra hiện tượng quang điện thì ánh sáng kích thích phải có bước sóng ngắn hơn giới hạn quang điện, vậy chỉ có tia tử ngoại là thỏa mãn
Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết suất lớn tới mặt phân cách với môi trường chiết suất nhỏ hơn thì
Đáp án A
+ Khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém thì có khả năng xảy ra phản xạ toàn phần.
Cường độ dòng điện được đo bằng
Đáp án B
+ Cường độ dòng điện được đo bằng Ampe kế
Một vật dao động điều hòa theo phương trình \(x = 5\cos \left( {8\pi t + \pi /2} \right){\rm{ cm}}{\rm{.}}\) Tần số góc của dao động là
Đáp án A
Tần số góc của dao động là \(\omega = 8\pi rad/s\)
Trong dao động điều hòa của chất điểm, vectơ gia tốc và vectơ vận tốc cùng chiều khi chất điểm
Đáp án D
Vecto vận tốc và vecto gia tốc cùng chiều khi vật chuyển động về vị trí cân bằng
Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án B
Trong sóng điện từ thì cường độ điện trường và cảm ứng từ luôn dao động cùng pha.
Cho một dòng điện xoay chiều có biểu thức \(I = 4\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \pi /3} \right)(A).\) Cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị là:
Đáp án D
Cường độ dòng điện hiệu dụng I = 4A
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
Đáp án D
Năng lượng của các photon có tần số khác nhau là khác nhau
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \pi /2} \right)\left( V \right)\) thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có biểu thức là \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \pi /4} \right)\left( A \right).\) Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là:
Đáp án C
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch :
\(P = UI\cos \varphi = 220.2\cos \left( {\frac{\pi }{4}} \right) = 220\sqrt 2 V\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 20 cm, lò xo của con lắc có độ cứng \(k = 20{\rm{ }}N/m.\) Gốc thế năng ở vị trí cân bằng. Năng lượng dao động của con lắc bằng
Đáp án D
Biên độ dao động của con lắc:
\(A = \frac{L}{2} = 10cm\)
Cơ năng của dao động:
\(E = \frac{1}{2}k{A^2} = \frac{1}{2}.20.0,{1^2} = 0,1J\)
Cho phản ứng hạt nhân: \(_1^2D + _1^3T \to _2^4He + _0^1n.\) Biết độ hụt khối các hạt nhân \(_1^2D;{\rm{ }}_1^3T;{\rm{ }}_2^4He\) lần lượt là: \(\Delta {m_D} = 0,0024u;\Delta {m_T} = 0,0087u;\Delta {m_{He}} = 0,0305u.\) Năng lượng tỏa ra của phản ứng là
Đáp án B
Năng lượng phản ứng tỏa ra
\(\Delta E = \left( {\Delta {m_{He}} - \Delta {m_D} - \Delta {m_T}} \right){c^2} = 18,071MeV\)
Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2 Ω mắc với một điện trở R thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên R là 16 W, giá trị của điện trở R bằng
Đáp án C
+ Công suất tiêu thụ trên R:
\(\begin{array}{l} P = {I^2}R\\ \Leftrightarrow 16 = {\left( {\frac{{12}}{{R + 2}}} \right)^2}R\\ \Leftrightarrow 16{R^2} - 80R + 6 = 0 \end{array}\)
→ Phương trình trên cho ta hai nghiệm \(R = 4\Omega \) và \(R = 1\Omega \)
Người ta tạo ra sóng cơ hình sin trên một sợi dây đàn hồi căng ngang bằng cách, khi t=0 cho đầu O của sợi dây bắt đầu dao động điều hòa theo phương thẳng đứng đi lên, khi đầu dây này lên tới điểm cao nhất lần đầu tiên thì sóng đã truyền trên dây được quãng đường 2 cm. Bước sóng của sóng này bằng
Đáp án C
Khoảng thời gian để dây đi từ vị trí cân bằng đến cao nhất là \(t = \frac{T}{4}\)
Quãng đường sóng truyền đi được trong một phần tư chu kì là 2 cm
\( \Rightarrow \lambda = vT = 8cm\)
Đồng vị phóng xạ \(_{84}^{210}Po\) phân rã α, biến thành đồng vị bền \(_{82}^{206}Pb\) với chu kỳ bán rã 138 ngày. Ban đầu có môt mẫu \(_{84}^{210}Po\) tinh khiết. Đền thời điểm t, tổng số hạt α và hạt nhân \(_{82}^{206}Pb\) (được tạo ra) gấp 6 lần số hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) còn lại. Giá trị của t bằng:
Đáp án D
Ta có phương trình:
\(\begin{array}{l} \frac{{2\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right)}}{{{2^{ - \frac{t}{T}}}}} = 6 \Rightarrow {2^{ - \frac{t}{T}}} = \frac{1}{4}\\ \Rightarrow t = 2T = 276 \end{array}\)
Mạ kền (Niken) cho một bề mặt kim loại có diện tích \(40{\rm{ }}c{m^2}\;\) bằng điện phân. Sau 30 phút bề dày của lớp kền là 0,03 mm. Biết nguyên tử lượng Ni = 58, hóa trị 2, khối lượng riêng \(D = 8,{9.10^3}\;kg/{m^3}\) . Dòng điện qua bình điện phân có cường độ là
Đáp án B
+ Khối lượng kền đã được mạ:
\(m = Dv = DSh = 8,{9.10^3}{.40.10^{ - 4}}.0,{03.10^{ - 3}} = 1,068g\)
→ Dòng điện qua bình điện phân:
\(m = \frac{{AIt}}{{Fn}} \Rightarrow I = \frac{{mFn}}{{At}} = 1,97A\)
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 50 mH và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện i = 0,12cos2000t (i tính bằng A, t tính bằng s). Ở thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch bằng một nửa cường độ hiệu dụng thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ có độ lớn bằng
Đáp án A
+ Trong mạch dao động LC ta có:
\(\begin{array}{l} \frac{1}{2}LI_0^2 = \frac{1}{2}CU_0^2\\ \Rightarrow {U_0} = \sqrt {\frac{L}{C}} {I_0} = L\omega {I_0} = 12V \end{array}\)
+ Dòng điện trong mạch và điện áp hai đầu tụ luôn vuông pha với nhau nên ta có:
\(\begin{array}{l} {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\\ i = \frac{1}{2} = \frac{{{I_0}}}{{2\sqrt 2 }} \Rightarrow u = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{U_0} = 3\sqrt {14} V \end{array}\)
Mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây có điện trở R, độ tự cảm L nối tiếp với một tụ điện có điện dung C. Các điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch U = 120V, ở hai đầu cuộn dây \({U_D}\; = 120\sqrt 2 V\) , ở hai đầu tụ điện \({U_C}\; = 120{\rm{ }}V\) . tỉ số giữa hệ số công suất của toàn mạch và hệ số công suất của cuộn dây bằng
Đáp án D
Ta để ý rằng \(U_D^2 = {U^2} + U_C^2 \Rightarrow u \bot {u_C}\) mạch xảy ra cộng hưởng:
\(\left\{ \begin{array}{l} \cos \varphi = 1\\ \cos {\varphi _D} = \frac{{{U_R}}}{{{U_D}}} = \frac{{\sqrt {U_D^2 - U_C^2} }}{{{U_D}}} = \frac{{\sqrt 2 }}{2} \end{array} \right.\)
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
Đáp án A
Bán kính quỹ đạo dừng theo mẫu Bo:
\({r_n} = {n^2}{r_0} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} {r_0} = 25{r_0}\\ {r_M} = 9{r_0} \end{array} \right. \Rightarrow \Delta r = 16{r_0}\)
Một sợi dây AB có chiều dài 1m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là
Đáp án C
Điều kiện để có sóng dừng trên dây:
\(1 = n\frac{v}{{2f}} \Rightarrow v = \frac{{2lf}}{n}\) với n là số bóng
\(n = 4 \Rightarrow v = 10m/s\)
Hai con lắc lò xo dao động điều hòa cùng phương, vị trí cân bằng của hai con lắc nằm trên một đường thẳng vuông góc với phương dao động của hai con lắc. Đồ thị lực phục hồi F phụ thuộc vào li độ x của hai con lắc được biểu diễn như hình bên (đường (1) nét liền đậm và đường (2) nét liền mảnh). Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Nếu cơ năng của con lắc (1) là W1 thì cơ năng của con lắc (2) là
Đáp án C
Từ đồ thị, nếu ta chọn mỗi ô là một đơn vị thì ta có:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {F_1} = - {k_1}{x_1}\\ {F_2} = - {k_2}{x_2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {F_1} = - \frac{3}{4}{x_1}\\ {F_2} = - 2{x_2} \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} {A_1} = {x_{1\max }} = 4\\ {A_2} = {x_{2\max }} = 2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow \frac{{{E_2}}}{{{E_1}}} = \frac{{{k_2}A_2^2}}{{{k_1}A_1^2}} = \frac{2}{3} \end{array}\)