Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lần 2
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu lần 2
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
55 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Động cơ điện xoay chiều là thiết bị điện biến đổi
Đáp án C
Động cơ điện xoay chiều là thiết bị điện biến đổi điện năng thành cơ năng
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án A
Sóng cơ học không lan truyền được trong chân không
Khi nói về dao động tắt dần, phát biểu nào sau đây không đúng?
Đáp án B
f càng lớn thì \(\omega = 2\pi f\) càng lớn nên sự tắt dần càng nhanh
Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình \(x = 4\cos (2\pi t + \pi {\rm{/}}2)\)(cm). Tần số dao động của chất điểm là
Đáp án C
\(\omega = 2\pi ,f = \frac{\omega }{{2\pi }} = 1Hz\)
Sóng điện từ nào sau đây có khả năng xuyên qua tầng điện li để dùng trong truyền thông vệ tinh?
Đáp án B
Sóng cực ngắn có khả năng xuyên qua tầng điện li để dùng trong truyền thông vệ tinh
Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án D
A, C Chất rắn hay chất khí ở áp suất lớn thì nung nóng tạo ra quang phổ liên tục
B. Quang phổ liên tục đặc không đặc trưng cho nguyên tố mà chỉ phụ thuộc nhiệt độ
Sóng cơ học ngang truyền được trong các môi trường
Đáp án A
Sóng ngang cơ học chỉ truyền được trong chất rắn và trên bề mặt chất lỏng
Người ta sản xuất ra các loại công tắc điện có đặc điểm sau đây: khi đèn trong phòng tắt đi, ta thấy nút bấm của công tắc phát ra ánh sáng màu xanh. Sự phát quang này kéo dài hàng giờ, rất thuận tiện cho việc tìm chỗ bật đèn trong đêm. Đó là hiện tượng
Đáp án C
Đây là ánh sáng lân quang
Trong quá trình truyền tải điện đi xa, nếu điện áp truyền đi không đổi và hệ số công suất luôn bằng 1 thì khi công suất giảm đi 2 lần sẽ làm cho hao phí trên đường dây
Đáp án D
Hao phí trên đường dây \(\Delta P = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}cos\varphi }}R \Rightarrow P\) giảm hai lần thì hao phí giảm 4 lần
Trong hiện tượng quang điện trong, sự hấp thụ một photon dẫn đến tạo ra một cặp
Đáp án B
Hấp thụ một photon sẽ sinh ra một electron và lỗ trống
Đơn vị khối lượng nguyên tử u bằng
Đáp án C
1u bằng 1/12 khối lượng nguyên tử của đồng vị \(_6^{12}C\)
Cho phản ứng hạt nhân: \(n + _{92}^{235}U \to _{39}^{95}Y + _{53}^{138}I + 3_0^1n\). Đây là
Đáp án B
Phản ứng phân hạch, hấp thụ một nơtron và tạo ra các notron khác
Kết luận nào sau đây không đúng? Tia tử ngoại
Đáp án D
Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt kém hơn tia tử ngoại
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t. Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều
Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều 3000 lần
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số dao động riêng của mạch là
Tần số dao động riêng của mạch là \(\frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\)
Vật thật qua thấu kính mỏng cho ảnh ảo lớn hơn vật. Gọi O là quang tâm của thấu kính và F là tiêu điểm vật chính của thấu kính. Nhận định nào sau đây là đúng:
Đáp án C
Vật thật, cho ảnh ảo lớn hơn vật → thấu kính là hội tụ và vật phải nằm trong khoảng OF.
Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua
Nhiệt lượng toả ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện.
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng về phôtôn?
Câu này bạn xem lại phần "thuyết lượng tử". Các photon là các lượng tử ánh sáng. Không phải các proton
Máy biến áp là thiết bị dùng để
Máy biến áp là thiết bị dùng để biến đổi điện áp xoay chiều
Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là roto với số cặp cực là p. Khi rôt quay đều với tốc độ n vòng/s thì từ thông qua mỗi cuộn dây của stato biến thiên tuần hoàn với tần số (tính theo đơn vị Hz) là
Đáp án D
Tần số của từ thông f = pn .
Điện áp và dòng điện trong một mạch điện xoay chiều lần lượt có phương trình là: \(u = 200\sqrt 2 \cos (100\pi t - \pi {\rm{/}}2)\,\left( {\,V} \right),\,i = \sqrt 2 \cos (100\pi t - \pi {\rm{/}}6)\,\,\left( A \right)\), công suất tiêu thụ của đoạn mạch bằng
Đáp án B
\(P = UI\cos \varphi = 200.1.\cos \frac{\pi }{3} = 100W\)
Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, có phương trình lần lượt là \({x_1} = 3\cos (2\pi t - \pi {\rm{/}}4)\,\left( {cm} \right);{x_2} = 4\cos (2\pi t + \pi {\rm{/}}4)\,\left( {cm} \right)\). Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên là
Đáp án A
Hai dao động vuông pha
\(\Rightarrow A = \sqrt {{3^2} + {4^2}} = 5cm\)
Cho phản ứng nhiệt hạch: \(_1^2D + _1^2D \to _2^4He\) , toả năng lượng 23,7 MeV. Biết độ hụt khối của hạt nhân \(_1^2D\) là 0,0025u. Lấy \(u = 931,5\,\,MeV{\rm{/}}{c^2}\). Năng lượng liên kết của hạt nhân bằng
Đáp án C
Năng lượng phản ứng toả ra:
\(\begin{array}{l} \Delta E = \left( {\Delta {m_{He}} - 2\Delta {m_D}} \right){c^2}\\ \Rightarrow {\varepsilon _{He}} = \Delta E + 2\Delta {m_D}{c^2}\\ = 23,7 + 2.0,0025.931,5 = 28,4MeV \end{array}\)
Kho electron ở các quỹ đạo bên ngoài chuyển về quỹ đạo K, các nguyên tử hidro phát ra các photon mang năng lượng tử 10,2 eV đến 13,6 eV. Lấy \(h = 6,,{626.10^{ - 34}}J.s;c = {3.10^8}m{\rm{/}}s;e = 1,{6.10^{ - 19}}C\). Khi electron ở các quỹ đạo bên ngoài chuyển về quỹ đạo L, các nguyên tử hidro phát ra các photon trong đó photon có tần số lớn nhất ứng với bước sóng
Đáp án C
Năng lượng lớn nhất ứng với sự chuyển từ mức năng lượng ở vô cùng về mức K, nhỏ nhất ứng với sự chuyển từ mức L về K, ta có:
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {E_\infty } - {E_1} = 13,6\\ {E_2} - {E_1} = 10,2 \end{array} \right.\\ \Rightarrow {E_\infty } - {E_2} = 3,4MeV = \frac{{hc}}{\lambda }\\ \Rightarrow \lambda = 365nm \end{array}\)
Một vật dao động điều hoà dọc theo Ox với phương trình dao động là \(x = 4c{\rm{os}}\left( {2\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\) cm (t tính bằng s). Giá tốc của vật khi có li độ bằng 3 cm là
Đáp án C
+ Gia tốc của vật theo li độ:
\(a = - {\omega ^2}x = - {(2\pi )^2}.3 = - 1,2\,\,m{\rm{/}}{s^2}\)
Tại cùng một nơi trên Trái đất, con lắc đơn có chiều dài l1 dao động với chu kì 5 s, con lắc đơn có chiều dài l2 dao động với chu kì 3 s. Tại nơi đó, con lắc đơn có chiều dài \({\ell _3} = {\ell _1} - {\ell _2}\) dao động với chu kì là
Đáp án B
+ Ta có :
\(\begin{array}{l} {l_3} = {l_1} - {l_2}\\ \Rightarrow {T_3} = \sqrt {T_1^2 - T_2^2} = 4s \end{array}\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L với \(L = 1/2\pi \,\,H\) . Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị \(u = 100\sqrt 3 \,\,V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = 2A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị là
Đáp án A
+ Cảm kháng của đoạn mạch \({Z_L} = 50\,\,\Omega \).
Với đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch luôn vuông pha với cường độ dòng điện trong mạch:
\(\begin{array}{l} \to {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\\ \leftrightarrow {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{{i{Z_L}}}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\\ \to {U_0} = \sqrt {{u^2} + {{\left( {i{Z_L}} \right)}^2}} = \sqrt {{{\left( {100\sqrt 3 } \right)}^2} + {{\left( {2.50} \right)}^2}} = 200\,V\\ \to U = 100\sqrt 2 \,\,V \end{array}\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe I-âng. Nguồn sáng S phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng lục có bước sóng \({\lambda _1} = 520nm\) và ánh sáng cam có bước sóng \({\lambda _2}\) với \(590 \le {\lambda _2} \le 650\). Trên màn quan sát hình ảnh giao thoa người ta thấy giữa vân sáng trung tâm và vân cùng màu vân sáng trung tâm kề nó có 10 vân sáng màu lục. Bước sóng \({\lambda _2}\) có giá trị nào nhất sau đây:
Đáp án C
Gọi O là vị trí trung tâm, M là vị trí vân sáng cùng màu vân trung tâm kề nó.
Trong MO có 10 vân tráng màu lục nên:
\(\begin{array}{l} MO = 11{i_1} = 11\frac{{D{\lambda _1}}}{a}\\ MO = k\frac{{D{\lambda _2}}}{a}\\ \Rightarrow 11{\lambda _1} = k{\lambda _2} \Rightarrow 8,8 = \frac{{11{\lambda _1}}}{{{\lambda _2}}} \le 9,7\\ Do\,\,590nm \le {\lambda _2} \le 650nm\\ \Rightarrow k = 9 \Rightarrow {\lambda _2} = \frac{{11{\lambda _1}}}{9} = 635nm \end{array}\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10 cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi, được đặt trong không khí; điện trở R; nguồn điện có \(\xi = 12\,\,V;r = 1\,\,\Omega \) . Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là \(2,{51.10^{ - 2}}\,\,T\) . Giá trị của R là
Đáp án C
+ Cảm ứng từ trong lòng ống dây :
\(\begin{array}{l} B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{N}{1}i\\ \to i = \frac{{Bl}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}.N}} = \frac{{2,{{51.10}^{ - 2}}.0,1}}{{4\pi {{.10}^{ - 7}}.1000}} = 2\,\,A \end{array}\)
→ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch :
\(I = \frac{\xi }{{R + r}} \leftrightarrow 2 = \frac{{12}}{{R + 1}} \to R = 5\,\,\Omega \)
\(_{84}^{210}Po\) phát ra tia α và biến đổi thành chì. Cho chu kì bán rã của poloni là 138 ngày. Ban đầu có một mẫu poloni nguyên chất, sau khoảng thời gian t thì tỉ số giữa khối lượng chì sinh ra và khối lượng poloni còn lại trong mẫu là 0,6. Coi khối lượng nguyên tử bằng số khối của hạt nhân của nguyên tử đó tính theo đơn vị u. Giá trị của t là
+ Ta có : phản ứng hạt nhân : 210Po84 -> anpha + 206Pb82
+ Tỉ số : mPb/mPo = APb/APo .( 2^t/T - 1)
=> 0,6 = 206/210 .( 2^t/138 - 1)
=> t = 95 ngày
Trong mạch dao động LC lý đang có dao động điện từ tự do với tần số góc \({10^4}\,\,rad{\rm{/}}s\) . Điện tích cực đại trên tụ điện là 1,0 nC. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng \(6,0\,\,\mu A\) thì điện tích trên bản tụ là
Đáp án A
Dòng điện cực đại trong mạch:
\({I_0} = {q_0}\omega = {1.10^{ - 9}}{.10^4} = {10^{ - 5}}A\)
Với mạch dao động LC thì điện tích và cường độ dòng điện luôn vuông pha, với hai đại lượng vuông pha ta có:
\(\begin{array}{l} {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{q}{{{q_0}}}} \right)^2} = 1\\ \Leftrightarrow {\left( {\frac{{{{6.10}^{ - 6}}}}{{{{10}^{ - 5}}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{q}{{{{10}^{ - 9}}}}} \right)^2} = 1\\ \Rightarrow q = 0,{8.10^{ - 9}}C \end{array}\)
Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên: \(\xi = 12\,\,V;{R_1} = 4\,\,\Omega ;{R_2} = {R_3} = 10\,\,\Omega \). Bỏ qua điện trở của ampe kế A và dây nối. Số chỉ của ampe kế là 0,6 A. Giá trị điện trở trong r của nguồn điện là
Đáp án C
+ Điện trở mạch ngoài :
\({R_N} = {R_1} + \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = 4 + \frac{{10.10}}{{10 + 10}} = 9\,\,\Omega \)
+ Ta có : \({U_{23}} = {I_A}{R_3} = 0,6.10 = 6V\)
→ Cường độ dòng điện chạy trong mạch :
\(I = \frac{{{U_{23}}}}{{{R_{23}}}} = \frac{6}{5} = 1,2\,\,A\)
+ Định luật Ôm cho toàn mạch :
\(I = \frac{\xi }{{{R_N} + r}} \leftrightarrow 1,2 = \frac{{12}}{{9 + r}} \to r = 1\,\,\Omega \)