Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Trần Quang Khải lần 3
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2020 - Trường THPT Trần Quang Khải lần 3
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
69 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có mạch:
Đáp án B
SƠ ĐỒ KHỐI CỦA MỘT MÁY PHÁT THANH VÔ TUYẾN ĐƠN GIẢN:
- Micro.
- Mạch phát sóng điện từ cao tần.
- Mạch biến điệu.
- Mạch khuếch đại.
- Anten phát.
So với hạt nhân \(_{27}^{60}Co\) , hạt nhân \(_{84}^{210}Po\) có nhiều hơn:
Đáp án B
Nhiều hơn 57 proton và 93 nơtron.
Đặt một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Cảm kháng của cuộn cảm này được tính bằng:
Đáp án B
Cảm kháng cuộn dây được xác định theo công thức \({Z_L} = \omega L\).
Người nghe có thể phân biệt được âm La do đàn ghita và đàn piano phát ra là do hai âm đó:
Đáp án C
Ta có thể phân biệt hai âm cùng tần số do hai nhạc cụ phát ra là do hai âm đó có âm sắc khác nhau.
Mạng lưới điện dân dụng có tần số là:
Đáp án A
Mạng điện dân dụng ở nước ta 220 V – 50 Hz.
Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có phương trình \(x = 220\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{3}} \right)V\) . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó có giá trị là:
Đáp án A
Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch \(U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }} = 220\;V\).
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 2\cos \left( {20t + \pi /2} \right)cm\) . Pha ban đầu của dao động là:
Đáp án A
Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng các electron liên kết được giải phóng trở thành các electron dẫn.
Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng có chiều dài quỹ đạo L. Biên độ của dao động là:
Đáp án B
Biên độ của dao động là L/2.
Chọn câu đúng. Khi sóng dừng xuất hiện trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
Đáp án D
Khoảng cách giữa 2 nút sóng liên tiếp là một nửa bước sóng.
Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là:
Đáp án B
Biên độ tổng hợp của hai dao động ngược pha \(A = \left| {{A_1} - {A_2}} \right|\).
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn phát sóng:
Đáp án D
Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số, cùng phương dao động và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng trong điện trường của các
Đáp án D
+ Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng trong điện trường của các ion dương từ Anốt (cực dương) sang Catốt (cực âm) và các ion âm theo chiều ngược lại.
Mẹo nhớ: trong hiện tượng điện phân catốt là nơi cation (điện tích dương) đi về, còn anốt là nơi anion (điện tích âm) đi về.
Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ trường có đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều
Đáp án D
Lực từ tác dụng lên dòng điện có chiều nằm ngang, hướng từ phải sang trái.
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng vân sẽ:
Đáp án B
\(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)
→ a giảm thì i tăng.
Chọn câu sai:
Đáp án B
Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động của ngoại lực cưỡng bức.
Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo dừng ứng với trạng thái cơ bản của nguyên tử hiđrô là \({r_0}\). Khi êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng M thì bán kính quỹ đạo của nó là:
Đáp án D
Bán kính quỹ đạo dừng của electron :
\(\begin{array}{l} {r_n} = {n^2}{r_0}\\ n = 3 \Rightarrow {r_M} = 9{r_0} \end{array}\)
Tia tử ngoại được ứng dụng để:
Đáp án D
Tia tử ngoại được ứng dụng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật.
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì:
Đáp án A
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có năng lượng liên kết càng lớn.
Hạt nhân \(_{82}^{214}Pb\) phóng xạ β- tạo thành hạt nhân X. Hạt nhân X có bao nhiêu nơtron?
Đáp án A
Phương trình phản ứng: \(_{82}^{214}Pb \to _{83}^{214}X + _{ - 1}^0{e^ - }\).
→ Số nơtron của hạt nhân X là: 214 - 83 = 131 hạt.
Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t} \right)V\) vào đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung \(C = \frac{{250}}{{3\pi }}\mu F\) và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L cho đến khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện cực đại thì giá trị cực đại đó là 250 V. Giá trị R là:
Đáp án B
+ Dung kháng :
\({Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = 120\;\Omega \)
+ L thay đổi để điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện cực đại → mạch xảy ra cộng hưởng.
\(\begin{array}{l} \to {I_{\max }} = \frac{{{U_{C\max }}}}{{{Z_C}}} = \frac{{25}}{{12}}A\\ \to {I_{\max }} = \frac{U}{{{Z_{\min }}}} = \frac{U}{R}\\ \to R = \frac{{200}}{{25/12}} = 96\;\Omega . \end{array}\)
Vật sáng AB đặt trước thấu kính hội tụ và vuông góc với trục chính của thấu kính cho ảnh thật A’B’ cách thấu kính 60 cm, tiêu cự của thấu kính là f = 30cm. Vị trí đặt vật trước thấu kính là:
Đáp án A
+ Ta có:
\(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f} \Rightarrow d = 60\;cm.\)
Một con lắc lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Tác dụng lên vật ngoại lực \(F = 20\cos 10\pi t\left( N \right)\) (t tính bằng s) dọc theo trục lò xo thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Giá trị của m là:
Đáp án D
+ Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi :
\(\omega = {\omega _0} \Leftrightarrow 10\pi = \sqrt {\frac{k}{m}} \Rightarrow m = 100\;g.\)
Ở một nơi trên Trái Đất, hai con lắc đơn có cùng khối lượng dao động điều hòa. Gọi \({l_1},{s_{01}},{a_1}\) và \({l_2},{s_{02}},{a_2}\) lần lượt là chiều dài, biên độ, gia tốc dao động điều hòa cực đại theo phương tiếp tuyến của con lắc đơn thứ nhất và con lắc đơn thứ hai. Biết \(3{l_2} = 2{l_1},\;2{s_{02}} = 3{s_{01}}\). Tỉ số \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) bằng:
Đáp án A
+ Ta có:
\(\begin{array}{l} {a_{\max }} = g\sin {\alpha _0} \approx g{\alpha _0}\\ \Rightarrow \frac{{{a_{2\max }}}}{{{a_{1\max }}}} = \frac{{{\alpha _{02}}}}{{{\alpha _{01}}}} = \frac{{{s_{02}}{l_1}}}{{{s_{01}}{l_2}}} = \frac{3}{2}.\frac{3}{2} = \frac{9}{4}. \end{array}\)
Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được từ 0,5µH đến 2 µH và tụ điện có điện dung thay đổi được từ 20pF đến 80pF. Biết tốc độ truyền sóng điện từ \(c = {3.10^8}\;m/s\). Máy này có thể thu được các sóng vô tuyến có bước sóng nằm trong khoảng:
Đáp án D
\(\begin{array}{l} \lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \\ \bullet \,\,\,{\lambda _{\min }} = 2\pi c\sqrt {{L_{\min }}{C_{\min }}} = 6m.\\ \bullet \,\,\,{\lambda _{\max }} = 2\pi c\sqrt {{L_{\max }}{C_{\max }}} = 24m. \end{array}\)
Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Biết cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi \(L = {L_1};L = {L_2}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có giá trị như nhau. Biết \({L_1} + {L_2} = 0,8\;H\) . Đồ thị biểu diễn điện áp hiệu dụng UL vào L như hình vẽ. Tổng giá trị \({L_3} + {L_4}\) gần giá trị nào nhất sau đây?
Đáp án C
\(\begin{array}{l} {U_C} = \frac{{U{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_1}}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{U{Z_C}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_2}}} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\\ \Rightarrow {Z_C} = \frac{{{Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}}}}{2} = \frac{{\omega \left( {{L_1} + {L_2}} \right)}}{2} = \omega .0,4\\ {U_L} = \frac{{U{Z_L}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }} \end{array}\)
L tới vô cùng \({U_L} \approx U = {U_1}\) .
\(\begin{array}{l} {U_{{L_3}}} = {U_{{L_4}}} = \frac{{U{Z_{{L_3}}}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_3}}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \frac{{U{Z_{{L_4}}}}}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_4}}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = 1,5U\\ \Rightarrow 1,{5^2}\left[ {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_3}}} - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - Z_{{L_3}}^2 = 1,{5^2}\left[ {{R^2} + {{\left( {{Z_{{L_4}}} - {Z_C}} \right)}^2}} \right] - Z_{{L_4}}^2 = 0\\ \Rightarrow {Z_{{L_3}}} + {Z_{{L_4}}} = \frac{{1,{5^2}.2.{Z_C}}}{{1,{5^2} - 1}}\\ \Rightarrow {L_3} + {L_4} = \frac{{1,{5^2}.2.0,4}}{{1,{5^2} - 1}} = 1,44\left( H \right) \end{array}\)
Một nguồn điện có suất điện động 12 V, điện trở trong 2Ω mắc với một điện trở R thành mạch kín thì công suất tiêu thụ trên R là 16 W, giá trị của điện trở R bằng:
Đáp án C
+ Công suất tiêu thụ trên R:
\(\begin{array}{l} P = {I^2}R \Leftrightarrow 16 = {\left( {\frac{{12}}{{R + 2}}} \right)^2}R\\ \Leftrightarrow 16{R^2} - 80R + 6 = 0. \end{array}\)
Phương trình trên cho ta hai nghiệm \(R = 4\;\Omega \) và \(R = 1\;\Omega \) .
Động năng và thế năng của một vật dao động điều hòa phụ thuộc vào li độ theo đồ thị như hình vẽ. Biên độ dao động của vật là:
Đáp án C
+ Ta thấy động năng của vật bằng thế năng ứng với các vị trí li độ lần lượt là :
\(\begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} {x_d} = - 3cm\\ {x_t} = 4cm \end{array} \right.\;\\ {E_d} = {E_t}\\ \Leftrightarrow {A^2} - x_d^2 = x_t^2 \Rightarrow A = \sqrt {x_d^2 + x_t^2} = 5\;cm. \end{array}\)
Một sóng truyền thẳng từ nguồn điểm O tạo ra bước sóng bằng 10 cm. Xét 3 điểm A, B, C cùng phía so với O trên cùng phương truyền sóng lần lượt cách O 5 cm, 8 cm và 25 cm. Xác định trên đoạn BC những điểm mà khi A lên độ cao cực đại thì những điểm đó qua vị trí cân bằng:
Đáp án A
+ Gọi M là điểm nằm giữa BC, khi A lên đến độ cao cực đại, để M đi qua vị trí cân bằng thì:
\(\begin{array}{l} \Delta {\varphi _{OM}} = \frac{{2\pi \Delta {x_{OM}}}}{\lambda } = \left( {2k + 1} \right)\frac{\pi }{2}\\ \Rightarrow \Delta {x_{OM}} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4} = 2,5\left( {2k + 1} \right) \end{array}\)
+ Mặt khác, ta thấy rằng \(8 - 5 \le \Delta {x_{OM}} \le 25 - 5 \Leftrightarrow 3 \le 2,5\left( {2k + 1} \right) \le 20 \to \) sử dụng chức năng Mode → 7 ta tìm được 3 giá trị của k thỏa mãn.