Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đội Cấn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Đội Cấn

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 45 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 169024

Có bao nhiêu cách sắp xếp 8 bạn vào một cái bàn ngang có 8 ghế?

Xem đáp án

Mỗi cách sắp xếp là một hoán vị của tập gồm 10 phần tử. Khi đó số cách sắp xếp là 10!.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 169025

Cho (un) là cấp số cộng với công sai d. Biết \({u_7} = 16,{\rm{ }}{{\rm{u}}_9} = 22\). Tính u1.

Xem đáp án

\(\left\{ \begin{array}{l} {u_7} = 16\\ {u_9} = 22 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {u_1} + 6{\rm{d}} = 16\\ {u_1} + 8{\rm{d}} = 22 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {u_1} = - 2\\ d = 3 \end{array} \right.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 169026

Có bao nhiêu giá trị x thỏa mãn \({5^{{x^2}}} = {5^x}\)?

Xem đáp án

\({5^{{x^2}}} = {5^x} \Leftrightarrow {x^2} = x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1 \end{array} \right.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 169027

Tính thể tích của khối lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a.

Xem đáp án

Thể tích của khối lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a là: a3

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 169028

Tìm tập xác định D của hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {{e^x} - {e^5}} }}\).

Xem đáp án

Hàm số xác định khi \({e^x} - {e^5} > 0 \Leftrightarrow x > 5\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 169029

Họ các nguyên hàm của hàm số y = cos x + x là

Xem đáp án

\(F\left( x \right) = \int {\left( {\cos x + x} \right)dx} = \sin x + \frac{1}{2}{x^2} + C\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 169030

Cho khối chóp tam giác có chiều cao 10dm, diện tích đáy 300dm2. Tính thể tích khối chóp đó.

Xem đáp án

Gọi V là thể tích khối chóp, h chiều cao và S là diện tích đáy.

Khi đó \(V = \frac{1}{3}.h.{\rm{S}} \Leftrightarrow V - \frac{1}{3}.10.300 \Leftrightarrow V = 1000{\rm{ }}\left( {d{m^3}} \right)\).

Do đó V = 1m3.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 169031

Cho khối nón và khối trụ có cùng chiều cao và cùng bán kính đường tròn đáy. Gọi \({V_1};{\rm{ }}{V_2}\) lần lượt là thể tích của khối nón và khối trụ. Biểu thức \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) có giá trị bằng.

Xem đáp án

Gọi bán kính đường tròn đáy của khối nón và khối trụ là R.

Chiều cao của khối nón và khối trụ là h.

Khi đó thể tích khối nón là \({V_1} = \frac{1}{3}\pi {R^2}.h\) và thể tích khối trụ là \({V_2} = \pi {R^2}.h\).

Do vậy \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{\frac{1}{3}\pi {R^2}.h}}{{\pi {R^2}.h}} = \frac{1}{3}\).

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 169032

Thể tích V của một khối cầu có bán kính R là

Xem đáp án

Thể tích V của khối cầu có bán kính R là \(V = \frac{4}{3}\pi {R^3}\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 169033

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có bảng biến thiên như sau:

Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau:

Xem đáp án

Hàm số không có GTLN 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 169034

Cho các số thực dương a, b, c và a khác 1. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Với a, b, c và a khác 1 thì \({\log _a}b + {\log _a}c = {\log _a}\left( {bc} \right)\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 169035

Viết công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ có chiều cao h bán kính đáy là R.

Xem đáp án

Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình trụ \({S_{xq}} = 2\pi Rh\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 169036

Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên ℝ và có bảng biến thiên như hình vẽ.

Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta có, dấu của y' đổi từ dương sang âm nên hàm số đạt cực đại tại x = 2 và dấu của y' đổi từ dương sang âm nên hàm số đạt cực tiểu tại x = 1.

Giá trị cực tiểu của hàm số bằng -1, giá trị cực đại của hàm số bằng 0.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 169037

Đường cong ở hình bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây.

Xem đáp án

Dựa vào hình vẽ ta thấy đồ thị hàm số tăng suy ra hệ số a > 0.

Đồ thị hàm số đạt cực trị tại hai điểm là (0;2) và (2;-2).

Ta có \(y = {x^3} - 3{{\rm{x}}^2} + 2\) có \(y' = 3{{\rm{x}}^2} - 6{\rm{x}}\). Cho \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - 2 \end{array} \right.\) (thỏa).

Ta có hàm số \(y = {x^3} + 3{\rm{x}} + 2\) có \(y' = 3{{\rm{x}}^2} + 6{\rm{x}}\). Cho \(y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right.\) (loại).

Ta có đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2 suy ra hàm số \(y = {x^3} + 3{{\rm{x}}^2} + 2\) không thỏa.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 169038

Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 - 4{\rm{x}}}}{{2{\rm{x}} - 1}}\)

Xem đáp án

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = - 2\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = - 2\) nên đường thẳng y = -2 là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 169039

Tập nghiệm của bất phương trình \({2^{x + 1}} > 0\) là

Xem đáp án

Ta có: \({2^{x + 1}} > 0\) với mọi \(x \in R\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 169040

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên ℝ và có đồ thị như hình bên. Phương trình \(f\left( x \right) = \pi \) có bao nhiêu nghiệm thực phân biệt?

Xem đáp án

Số nghiệm của phương trình \(f\left( x \right) = \pi \) bằng số giao điểm của đường thẳng \(y = \pi \) và đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\).

Dựa vào đồ thị ta thấy đường thẳng \(y = \pi \) cắt đồ thị tại 4 điểm phân biệt nên phương trình có 4 nghiệm phân biệt.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 169041

Nếu \(\int\limits_{ - 1}^2 {f\left( x \right)d{\rm{x}}}  = 2\) và \(\int\limits_{ - 1}^2 {g\left( x \right)d{\rm{x}}}  =  - 1\) thì \(\int\limits_{ - 1}^2 {\left[ {x + 2f\left( x \right) - 3g\left( x \right)} \right]d{\rm{x}}} \) bằng

Xem đáp án

\(\int\limits_{ - 1}^2 {\left[ {x + 2f\left( x \right) - 3g\left( x \right)} \right]d{\rm{x}}} = \int\limits_{ - 1}^2 {x{\rm{dx}}} + 2\int\limits_{ - 1}^2 {f\left( x \right)d{\rm{x}}} - \int\limits_{ - 1}^2 {g\left( x \right)d{\rm{x}}} = \left. {\frac{{{x^2}}}{2}} \right|_{ - 1}^2 + 4 + 3 = \frac{3}{2} + 7 = \frac{{17}}{2}\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 169042

Cho số phức z = 2 + i. Số phức liên hợp \(\overline z \) có phần thực, phần ảo lần lượt là

Xem đáp án

\(z = 2 + i \Rightarrow \overline z = 2 - i\)

Vậy \(\overline z \) có phần thực, phần ảo lần lượt là 2 và -1.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 169043

Cho hai số phức z = 3 - 5i và w =  - 1 + 2i. Điểm biểu diễn số phức \(z' = \overline z - {\rm{w}}.z\) trong mặt phẳng Oxy có tọa độ là

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} z' = \overline z - {\rm{w}}.z\\ = 3 + 5i - \left( { - 1 + 2i} \right).\left( {3 - 5i} \right)\\ = 3 + 5i - \left( {7 + 11i} \right)\\ = - 4 - 6i \end{array}\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 169045

Trong không gian Oxyz, điểm N đối xứng với điểm M(3;-1;2) qua trục Oy là

Xem đáp án

Hình chiếu vuông góc của điểm M(3;-1;2) trên trục Oy là H(0;-1;0).

Tọa độ điểm N đối xứng với điểm M(3;-1;2) qua trục Oy là

\(\left\{ \begin{array}{l} {x_N} = 2{{\rm{x}}_H} - {x_M} = 2.0 - 3 = - 3\\ {y_N} = 2{y_H} - {y_M} = 2.\left( { - 1} \right) - \left( { - 1} \right) = - 1\\ {z_N} = 2{{\rm{z}}_H} - {z_M} = 2.0 - 2 = - 2 \end{array} \right. \Rightarrow N\left( { - 3; - 1; - 2} \right)\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 169046

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu (S) có phương trình \({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2{\rm{x}} - 4y + 4{\rm{z}} - 7 = 0\). Xác định tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu (S).

Xem đáp án

Ta có a = 1,b = 2,c =  - 2 và \(\sqrt {{a^2} + {b^2} + {c^2} - d} = 4\) nên I(1;2;-2) và R = 4.

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 169047

Trong không gian Oxyz, vectơ nào dưới đây là một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P)? Biết \(\overrightarrow u = \left( {1; - 2;0} \right),\overrightarrow v = \left( {0;2; - 1} \right)\) là cặp vectơ chỉ phương của mặt phẳng (P).

Xem đáp án

\(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow u ,\overrightarrow v } \right] = \left( {2;1;2} \right)\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 169048

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):2{\rm{x}} - y + 2z - 3 = 0\) và mặt phẳng \(\left( Q \right):x + y + z - 3 = 0\). Giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) là đường thẳng đi qua điểm nào dưới đây? 

Xem đáp án

Giả sử giao tuyến của hai mặt phẳng (P) và (Q) là một đường thẳng đi qua điểm I.

Khi đó \(\left\{ \begin{array}{l} I \in \left( P \right)\\ I \in \left( Q \right) \end{array} \right.\).

Kiểm tra các điểm M, N, P, Q. Ta thấy chỉ có điểm P(1;1;1) cùng thuộc hai mặt phẳng (P) và (Q).

Vậy P(1;1;1) là điểm cần tìm.

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 169049

Cho tứ diện ABCD với đáy BCD là tam giác vuông cân tại C. Các điểm M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC, CD. Góc giữa MN và PQ bằng

Xem đáp án

Ta có MN là đường trung bình tam giác ABC nên MN // BC, do đó \(\left( {MN,PQ} \right) = \left( {BC,PQ} \right)\).

Mặt khác PQ là đường trung bình tam giác vuông cân BCD suy ra \(\left( {BC,PQ} \right) = 45^\circ \). Do đó \(\left( {MN,PQ} \right) = 45^\circ \).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 169050

Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên ℝ và có bảng biến thiên:

Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta thấy hàm số y = f(x) có hai điểm cực trị tại x = -1 và x = 1.

Tại x = 0 không phải là cực trị vì hàm số y = f(x) không xác định tại x = 0.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 169051

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = x + \sqrt {18 - {x^2}} \) là:

Xem đáp án

TXĐ: \(D = \left[ { - 3\sqrt 2 ;3\sqrt 2 } \right]\).

Ta có: \(y' = 1 - \frac{x}{{\sqrt {18 - {x^2}} }}\).

y' = 0 ⇒ x = 3.

Ta có: \(y\left( 3 \right) = 6;y\left( {3\sqrt 2 } \right) = 3\sqrt 2 ;y\left( { - 3\sqrt 2 } \right) = - 3\sqrt 2 \).

⇒ Giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho là \( - 3\sqrt 2 \).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 169052

Với số thực dương a bất kỳ. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

\({\log _2}2{{\rm{a}}^2} = {\log _2}2 + {\log _2}{a^2} = 1 + 2{\log _2}a\)

\({\log _2}{\left( {2{\rm{a}}} \right)^2} = 2{\log _2}\left( {2{\rm{a}}} \right) = 2\left( {{{\log }_2}2 + {{\log }_2}a} \right) = 2 + 2{\log _2}a\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 169053

Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(\left( C \right):y = 2{{\rm{x}}^3} - 3{\rm{x}} + 2\) và parabol \(\left( P \right):y =  - {x^2} + 10{\rm{x}} - 4\).

Xem đáp án

Phương trình hoành độ giao điểm của (C) và (P) là

\(2{{\rm{x}}^3} - 3{\rm{x}} + 2 = - {x^2} + 10{\rm{x}} - 4 \Leftrightarrow 2{{\rm{x}}^3} + {x^2} - 13{\rm{x}} + 6 = 0 \Leftrightarrow \left( {2{\rm{x}} - 1} \right)\left( {x - 2} \right)\left( {x + 3} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = - 3\\ x = \frac{1}{2} \end{array} \right.\).

Vậy hai đồ thị hàm số cắt nhau tại ba điểm phân biệt.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 169054

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {x - 1} \right) < 3\) là

Xem đáp án

BPT đã cho tương đương với \(\left\{ \begin{array}{l} x - 1 > 0\\ x - 1 < 8 \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < x < 9\).

Vậy tập nghiệm của BPT đã cho là (1;9)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 169055

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Tính diện tích toàn phần của vật tròn xoay thu được khi quay tam giác AA'C quanh trục AA'.

Xem đáp án

Vì ABCD.A'B'C'D' là hình lập phương cạnh a, nên ta có \(AC = a\sqrt 2 ,A'C = a\sqrt 3 \) và \(AA' \bot \left( {ABCD} \right)\) hay \(AA' \bot AC\).

Tam giác AA'C vuông tại A nên khi quay tam giác AA'C quanh trục AA' ta được hình nón tròn xoay có bán kính đáy \(R = AC = a\sqrt 2 \).

Đường cao AA' = a và đường sinh \(l = A'C = a\sqrt 3 \).

Vậy diện tích toàn phần của hình nón là \({S_{tp}} = \pi Rl + \pi {R^2} = \pi \left( {\sqrt 6 + 2} \right){a^2}\).

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 169056

Cho \(I = \int {\frac{{{e^x}}}{{\sqrt {{e^x} + 1} }}d{\rm{x}}} \). Khi đặt \(t = \sqrt {{e^x} + 1} \) thì ta có

Xem đáp án

Đặt \(t = \sqrt {{e^x} + 1} \Rightarrow dt = \frac{{{e^x}d{\rm{x}}}}{{2\sqrt {{e^x} + 1} }} \Rightarrow 2t{\rm{d}}t = {e^x}d{\rm{x}}\)

Do đó \(I = \int {2{\rm{d}}t} \)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 169057

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} 7 - 4{{\rm{x}}^2}{\rm{ khi }}0 \le x \le 1\\ 4 - {x^2}{\rm{ khi }}x > 1 \end{array} \right.\). Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số f(x) và các đường thẳng x = 0,x = 3,y = 0.

Xem đáp án

Xét các phương trình hoành độ giao điểm:

\(4 - {x^2} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2\\ x = - 2 \notin \left( {1; + \infty } \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow x = 2\)

\(7 - 4{{\rm{x}}^2} = 0 \Leftrightarrow x = \pm \frac{{\sqrt 7 }}{2} \notin \left[ {0;1} \right]\)

\( \Rightarrow S = \int\limits_0^1 {\left| {7 - 4{{\rm{x}}^2}} \right|d{\rm{x}}} + \int\limits_1^2 {\left| {4 - {x^2}} \right|dx} + \int\limits_2^3 {\left| {4 - {x^2}} \right|d{\rm{x}}} \)

\(\begin{array}{l} = \int\limits_0^1 {\left( {7 - 4{{\rm{x}}^2}} \right)d{\rm{x}}} + \int\limits_1^2 {\left( {7 - 4{{\rm{x}}^2}} \right)d{\rm{x}}} + \int\limits_2^3 {\left( {7 - 4{{\rm{x}}^2}} \right)d{\rm{x}}} \\ = 7 - 1 + \frac{{16}}{3} - \frac{{11}}{3} - 3 + \frac{{16}}{3} = 10 \end{array}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 169058

Cho hai số phức \({z_1} = 3 - i\) và \({z_2} = 1 - 2i\). Tìm số phức \({\rm{w}} = \frac{{{z_1}}}{{{z_2}}}\).

Xem đáp án

\({\rm{w}} = \frac{{{z_1}}}{{{z_2}}} = \frac{{3 - i}}{{1 - 2i}} = \frac{{\left( {3 - i} \right)\left( {1 + 2i} \right)}}{5} = \frac{{5 + 5i}}{5} = 1 + i\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 169059

Số phức \(z = a + bi,\left( {a,b \in R} \right)\) là nghiệm của phương trình \(\left( {1 + 2i} \right)z - 8 - i = 0\). Tính S = a + b.

Xem đáp án

\(\left( {1 + 2i} \right)z - 8 - i = 0 \Leftrightarrow z = \frac{{8 + i}}{{1 + 2i}} = \frac{{\left( {8 + i} \right)\left( {1 - 2i} \right)}}{{1 + 4}} = \frac{{10 - 15i}}{5} = 2 - 3i\) nên \(\left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = - 3 \end{array} \right.\).

Vậy S = a + b =  - 1.

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 169060

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 2}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{{z - 1}}{2}\) và điểm A(-2;1;0). Viết phương trình mặt phẳng đi qua A và chứa d.

Xem đáp án

Chọn điểm \(B\left( {2;1;1} \right) \in d\), suy ra \(\overrightarrow {AB} = \left( {4;0;1} \right)\).

Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng cần tìm là \(\overrightarrow n = \left[ {\overrightarrow {AB} ,{{\overrightarrow u }_d}} \right] = \left( {1; - 7; - 4} \right)\).

Phương trình mặt phẳng cần tìm là \(\left( {x + 2} \right) - 7\left( {y - 1} \right) - 4{\rm{z}} = 0 \Leftrightarrow x - 7y - 4{\rm{z}} + 9 = 0\).

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 169061

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm A(1;2;0) và B(2;1;2). Phương trình tham số của đường thẳng AB là

Xem đáp án

Ta có \(\overrightarrow {AB} = \left( {1; - 1;2} \right)\) là một vectơ chỉ phương của đường thẳng AB.

Phương trình tham số của đường thẳng AB là \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 2 - t\\ z = 2t \end{array} \right.\).

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 169062

Trước kì thi học sinh giỏi, nhà trường tổ chức buổi gặp mặt 10 em học sinh trong đội tuyển. Biết các em đó có số thứ tự trong danh sách lập thành cấp số cộng. Các em ngồi ngẫu nhiên vào hai dãy bàn đối diện nhau, mỗi dãy có 5 ghế và mỗi ghế chỉ được ngồi một học sinh. Tính xác suất để tổng các số thứ tự của hai em ngồi đối diện nhau là bằng nhau.

Xem đáp án

Giả sử số thứ tự trong danh sách là \({u_1},{u_2},{u_3},...,{u_{10}}\).

Do dãy này là cấp số cộng nên ta có \({u_1} + {u_{10}} = {u_2} + {u_9} = {u_3} + {u_8} = {u_4} + {u_7} = {u_5} + {u_6}\).

Số phần tử của không gian mẫu là \(n\left( \Omega \right) = 10!\).

Gọi A là biến cố “Tổng các số thứ tự của hai em ngồi đối diện nhau là bằng nhau”. Để biến cố này xảy ra ta thực hiện liên tiếp các bước sau:

Bước 1: xếp thứ tự 5 cặp học sinh có các cặp số thứ tự là \(\left\{ {{u_1};{u_{10}}} \right\},\left\{ {{u_2};{u_9}} \right\},\left\{ {{u_3};{u_8}} \right\},\left\{ {{u_4};{u_7}} \right\},\left\{ {{u_5};{u_6}} \right\}\) vào trước 5 cặp ghế đối diện nhau. Bước này có 5! cách.

Bước 2: Xếp từng cặp một ngồi vào cặp ghế đối diện đã chọn ở bước 1. Bước này có 25 cách.

Suy ra số kết quả thuận lợi cho biến cố A là \(n\left( A \right) = 5!{.2^5}\).

Vậy xác suất của biến cố A là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{{945}}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 169063

Cho lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác vuông tại A, AB = AC = b và có các cạnh bên bằng b. Khoảng cách giữa hai đường thẳng AB' và BC bằng

Xem đáp án

Gọi I, K lần lượt là trung điểm BC, B'C'. Trong tam giác IAK kẻ đường cao IH.

Ta có \(BC{\rm{ || B'C'}} \Rightarrow {\rm{BC || }}\left( {AB'C'} \right)\). Khoảng cách giữa AB' và BC bằng khoảng cách giữa BC và mặt phẳng (AB'C').

Ta có \(BC \bot AI\) (vì \(\Delta ABC\) vuông cân), \(BC \bot IK\) nên \(BC \bot \left( {AIK} \right) \Rightarrow BC \bot IH\).

Do đó \(IH \bot \left( {AB'C'} \right)\) (vì \(IH \bot AK,IH \bot B'C'\)). Nên khoảng cách giữa AB' và BC bằng IH.

Ta có \(AI = \frac{{\sqrt 2 b}}{2}\) nên \(\frac{1}{{A{I^2}}} + \frac{1}{{I{K^2}}} = \frac{1}{{I{H^2}}} \Rightarrow IH = \frac{{b\sqrt 3 }}{3}\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 169064

Có bai nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \({\cos ^3}x + {\left( {m - \sqrt 3 \sin x} \right)^3} - 2\cos \left( {x - \frac{{2\pi }}{3}} \right) + m = 0\) có nghiệm.

Xem đáp án

Ta có

\(\begin{array}{l} {\cos ^3}x + {\left( {m - \sqrt 3 \sin x} \right)^3} - 2\cos \left( {x - \frac{{2\pi }}{3}} \right) + m = 0(1)\\ \Leftrightarrow {\cos ^3}x + {\left( {m - \sqrt 3 \sin x} \right)^3} + \cos x - \sqrt 3 \sin x + m = 0\\ \Leftrightarrow {\cos ^3}x + \cos x = {\left( {\sqrt 3 \sin x - m} \right)^3} + \left( {\sqrt 3 \sin x - m} \right) \end{array}\)

Xét hàm \(f\left( t \right) = {t^3} + t\).

Ta có \(f'\left( t \right) = 3{t^2} + 1 > 0,\forall t \in R\).

⇒ f(t) đồng biến trên R ⇒ phương trình (1) có nghiệm khi

\(\cos x = \sqrt 3 \sin x - m \Leftrightarrow \sqrt 3 \sin x - \cos x = m\) (2)

Phương trình (1) có nghiệm ⇔ phương trình (2) có nghiệm \( \Leftrightarrow - 2 \le m \le 2\).

\(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;2} \right\}\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 169065

Một người đầu tư một số tiền vào công ty theo thể thức lãi kép, kỳ hạn một năm với lãi suất 7,6%/năm. Giả sử lãi suất không đổi. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu năm người đó thu được (cả vốn và lãi) số tiền gấp 5 lần số tiền ban đầu?

Xem đáp án

Gọi A0 là số tiền ban đầu người đó gửi vào công ty.

Sau n năm, số tiền người đó có được (cả vốn lẫn lãi) là \(A\left( n \right) = {A_0}.{\left( {1 + r} \right)^n}\).

Theo giả thiết, ta có \(5{A_0} = {A_0}{\left( {1 + r} \right)^n} \Leftrightarrow {\left( {1 + r} \right)^n} = 5 \Leftrightarrow 1,{076^n} = 5 \Leftrightarrow n = {\log _{1,076}}5 \approx 21,97\).

Vậy n = 22.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 169066

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ. Đồ thị hàm số có bao nhiêu tiệm cận?

Xem đáp án

Quan sát bảng biến thiên ta có:

Khi \(x \to - \infty \) thì y → 2 nên đồ thị hàm số nhận y = 2 là đường tiệm cận ngang.

Khi \(x \to - {1^ - }\) thì \(y \to - 5,x \to - {1^ + }\) thì y → 3 nên đồ thị hàm số không nhận x = -1 là đường tiệm cận đứng.

Vậy đồ thị hàm số có 1 đường tiệm cận.

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 169067

Cho khối trụ T có trục OO', bán kính r và thể tích V. Cắt khối trụ T thành hai phần bởi mặt phẳng (P) song song với trục và cách trục một khoảng bằng \(\frac{r}{2}\) (như hình vẽ). Gọi V1 là thể tích phần không chứa trục OO'. Tính tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{V}\).

Xem đáp án

Gọi h là chiều cao của khối trụ (T). Thể tích khối trụ đã cho là \(V = h.\pi {r^2}\).

Gọi A và B là giao điểm của mặt phẳng (P) với đường tròn đáy tâm O' và M là trung điểm của AB.

Ta có \(O'M = \frac{r}{2} \Rightarrow AB = 2AM = 2\sqrt {{r^2} - \frac{{{r^2}}}{4}} = r\sqrt 3 \Rightarrow \widehat {AO'B} = 120^\circ \).

Diện tích đáy phần khối trụ không chứa trục là .

\({S_1} = {S_q} - {S_{\Delta AO'B}} = \frac{1}{3}.\pi {r^2} - \frac{1}{2}.r.r\sqrt 3 = \frac{{\pi {r^2}}}{3} - \frac{{{r^2}\sqrt 3 }}{4}\).

\( \Rightarrow {V_1} = h.\left( {\frac{{\pi {r^2}}}{3} - \frac{{{r^2}\sqrt 3 }}{4}} \right)\)

Suy ra \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{3} - \frac{{\sqrt 3 }}{{4\pi }}\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 169068

Cho hàm số f(x) liên tục trên ℝ và thỏa mãn \(f\left( x \right) + 2f\left( {\pi  - x} \right) = \left( {x + 1} \right)\sin x,\left( {\forall x \in R} \right)\). Tích phân \(\int\limits_0^\pi  {f\left( x \right)d{\rm{x}}} \) bằng

Xem đáp án

Thay \(x = \pi - x\) ta được

\(f\left( {\pi - x} \right) + 2f\left( x \right) = \left( {\pi - x + 1} \right)\sin \left( {\pi - x} \right) \Leftrightarrow 2f\left( x \right) - f\left( {\pi - x} \right) = \left( {\pi - x + 1} \right)\sin x\)

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} f\left( x \right) + 2f\left( {\pi - x} \right) = \left( {\pi - x + 1} \right)\sin x\\ 2f\left( x \right) + f\left( {\pi - x} \right) = \left( {x + 1} \right)\sin x \end{array} \right.\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow 3f\left( x \right) = \left( {2\pi - 3x + 1} \right)\sin x\\ \Rightarrow f\left( x \right) = \frac{{2\pi - 3x + 1}}{3}\sin x\\ \Rightarrow \int\limits_0^\pi {f\left( x \right)dx} = \left. {\left( {\frac{{2\pi + 1}}{3}x - \frac{{{x^2}}}{2}} \right)} \right|_0^\pi = \frac{{2 + \pi }}{3} \end{array}\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 169069

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R có bảng biến thiên như hình vẽ. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(f\left( {\left| {2f\left( x \right) + m} \right|} \right) = 1\) có đúng 2 nghiệm trên [-1;1]?

Xem đáp án

Ta có:

\(f\left( {\left| {2f\left( x \right) + m} \right|} \right) = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {2f\left( x \right) + m} \right| = - 1{\rm{ }}(VN)\\ \left| {2f\left( x \right) + m} \right| = 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 2f\left( x \right) + m = 2\\ 2f\left( x \right) + m = - 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = \frac{{2 - m}}{2}\\ f\left( x \right) = \frac{{ - 2 - m}}{2} \end{array} \right.\)

Dựa vào BBT ta suy ra : ycbt \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 3 \le \frac{{2 - m}}{2} \le 1\\ - 3 \le \frac{{ - 2 - m}}{2} \le 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 0 \le m \le 8\\ - 4 \le m \le 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow 0 \le m \le 4\).

Vậy có 5 giá trị nguyên của tham số m thỏa ycbt.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 169070

Cho hai số thực x, y thỏa mãn \({\log _{\sqrt 3 }}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 3} \right) + y\left( {y - 3} \right) + xy\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = 5 - x - ({y^2} + xy - 3y)\).

Xem đáp án

Điều kiện: \(\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} > 0 \Leftrightarrow x + y > 0\).

Ta có \({\log _{\sqrt 3 }}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 3} \right) + y\left( {y - 3} \right) + xy\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2{\log _3}\left( {x + y} \right) - 2{\log _3}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) = {x^2} + {y^2} + xy - 3{\rm{x}} - 3y\\ \Leftrightarrow 2{\log _3}\left( {x + y} \right) + 2 - 2{\log _3}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) = {x^2} + {y^2} + xy + 2 - 3{\rm{x}} - 3y\\ \Leftrightarrow 2{\log _3}\left( {3{\rm{x}} + 3y} \right) + \left( {3{\rm{x}} + 3y} \right) = 2{\log _3}\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 3} \right) + {x^2} + {y^2} + xy + 2(*) \end{array}\)

Xét hàm đặc trưng \(f\left( t \right) = 2{\log _3}t + t,t \in \left( {0; + \infty } \right)\), ta có \(f'\left( t \right) = \frac{2}{{t.\ln 3}} + 1 > 0,\forall t \in \left( {0; + \infty } \right)\).

Suy ra hàm f(t) đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Phương trình (*) \( \Leftrightarrow f\left( {3{\rm{x}} + 3y} \right) = f\left( {{x^2} + {y^2} + xy + 2} \right) \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + xy + 2 = 3{\rm{x}} + 3y\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {y^2} + xy - 3y = - {x^2} + 3x - 2\\ P = 5 + x - ({y^2} + xy - 3y) = {x^2} - 2x + 7 = {\left( {x - 1} \right)^2} + 6 \ge 6 \end{array}\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 169071

Cho phương trình log9x2 - log3(3x - 1) = -log3m (m là số thực). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình đã cho có nghiệm?

Xem đáp án

Điều kiện: \(x > \frac{1}{3}\) và m > 0.

Phương trình đã cho tương đương: \(lo{g_3}x - {\log _3}\left( {3x - 1} \right) = {\log _3}\frac{1}{m} \Leftrightarrow \frac{x}{{3x - 1}} = \frac{1}{m}.\)

Xét hàm số \(f\left( x \right) = \frac{x}{{3x - 1}}\) với \(x > \frac{1}{3}\) có \(f'\left( x \right) = - \frac{1}{{{{\left( {3x - 1} \right)}^2}}} < 0,\forall x > \frac{1}{3}\)

Dựa vào bảng biến thiên, phương trình có nghiệm khi \(\frac{1}{m} > \frac{1}{3} \Leftrightarrow 0 < m < 3.\)

Do \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {1;2} \right\}.\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 169072

Cho lăng trụ ABC.A'B'C' có chiều cao bằng 8 và đáy là tam giác đều cạnh bằng 4. Gọi M, N và P lần lượt là tâm các mặt bên ABB'A', ACC'A' và BCC'B'. Thể tích của khối đa diện lồi có các đỉnh là các điểm A, B, C, M, N, P bằng

Xem đáp án

Gọi h là chiều cao của hình lăng trụ ABC.A’B’C’.

Vì ∆ABC đều có độ dài cạnh bằng 6 nên \({S_{\Delta ABC}} = {4^2}.\frac{{\sqrt 3 }}{4} = 4\sqrt 3 \).

Thể tích lăng trụ ABC.A’B’C’ là \(V = h.{S_{\Delta ABC}} = 8.4\sqrt 3 = 32\sqrt 3 \).

Gọi E là trung điểm của cạnh AA’. Thể tích khối chóp A.EMN là:

\({V_{A.EMN}} = \frac{1}{3}d\left( {A,\,\,\left( {EMN} \right)} \right).{S_{\Delta EMN}} = \frac{1}{3}.\frac{1}{2}h.\frac{1}{4}{S_{\Delta ABC}} = \frac{1}{{24}}V\)

Thể tích khối đa diện ABCMNP là:

\({V_{ABCMNP}} = \frac{1}{2}V - 3{V_{A.EMN}} = \frac{1}{2}V - 3.\frac{1}{{24}}V = \frac{3}{8}V = 12\sqrt 3 \)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 169073

Có bao nhiêu số nguyên của m để phương trình \({\log _2}\left( {2x + m} \right) - 2{\log _2}x = {x^2} - 4{\rm{x}} - 2m - 1\) có 2 nghiệm thực phân biệt.

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} x > 0\\ x > - \frac{m}{2} \end{array} \right.\).

\(\begin{array}{l} {\log _2}\left( {2{\rm{x}} + m} \right) - 2{\log _2}x = {x^2} - 4{\rm{x}} - 2m - 1\\ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {2x + m} \right) - 2\log {\rm{x}} = {x^2} - 2\left( {2x + m} \right) - 1\\ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {2{\rm{x}} + m} \right) + 2\left( {2x + m} \right) + 1 = {\log _2}{x^2} + {x^2}\\ \Leftrightarrow {\log _2}\left( {2{\rm{x}} + m} \right) + 2\left( {2x + m} \right) = {\log _2}{x^2} + {x^2}\\ \Leftrightarrow f\left( u \right) = f\left( v \right) \end{array}\)

Xét \(f\left( u \right) = {\log _2}u + u,\left( {u > 0} \right)\); ta có: \(f'\left( u \right) = \frac{1}{{u\ln 2}} + 1 > 0\). Xét hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} - 2{\rm{x,}}\left( {x > 0} \right)\).

Phương trình có 2 nghiệm dương khi \( - 4 < 2m < 0 \Leftrightarrow - 2 < m < 0\) suy ra có 1 giá trị nguyên.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »