Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Gia Viễn B
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Gia Viễn B
-
Hocon247
-
50 câu hỏi
-
90 phút
-
66 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Có bao nhiêu cách sắp xếp năm bạn An, Bình, Chung, Đạt, Giang ngồi vào một bàn học có năm chỗ?
Mỗi cách sắp xếp năm bạn ngồi vào chiếc bàn là một hoán vị của 5 phần tử.
Do đó số cách sắp xếp năm bạn trên ngồi vào một bàn học gồm năm chỗ ngồi là \({P_5} = 5! = 120\) ( cách).
Cho dãy số (un) với \({u_n} = \frac{{n + 2020}}{{n + 4}}.\) Giới hạn của dãy số (un) bằng
\(\lim {u_n} = \lim \frac{{n + 2020}}{{2n + 4}} = \lim \frac{{1 + \frac{{2020}}{n}}}{{2 + \frac{4}{n}}} = \frac{1}{2}.\)
Cho biểu thức \(P = \frac{{{a^{10}}{b^{12}}}}{{{a^2}{b^8}}},\) với a > 0, b > 0. Mệnh đề nào sau đúng ?
\(P = \frac{{{a^{10}}{b^{12}}}}{{{a^2}{b^8}}} = {a^{12 - 2}}{b^{12 - 8}} = {a^{10}}{b^4}.\)
Thể tích của khối lập phương cạnh bằng 3cm bằng
Thể tích của khối lập phương cạnh 3 bằng \({3^3} = 27(cm^3)\)
Tìm tập xác định D của hàm số \(y = {\log _3}\left( {{x^2} - 4x + 3} \right)\)
ĐK \({x^2} - 4x + 3 > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x > 3\\ x < 1 \end{array} \right.\)
Họ tất cả các số nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = 2x + 4\) là
\({x^2} + 4x + C.\)
Cho khối chóp có diện tích đáy B = 7 và chiều cao h = 15. Thể tích khối chóp đã cho bằng
Thể tích khối chóp đã cho: \(V = \frac{1}{3}Bh = \frac{1}{3} \cdot 3 \cdot 4 = 4\) (đvdt)
Cho khối nón có chiều cao h = 15 và bán kính đáy r = 2. Thể tích khối nón đã cho bằng
Thể tích khối nón đã cho: \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h = \frac{\pi }{3} \cdot {2^2} \cdot 15 = 20\pi \) (đvdt)
Cho mặt cầu có bán kính R = 3. Diện tích mặt cầu đã cho bằng
Diện tích mặt cầu đã cho: \(S = 4\pi {R^2} = 4\pi \cdot {3^2} = 36\pi \)(đvdt).
Cho hàm số y = f(x), liên tục xác định trên R và có bảng biến thiên như sau:
Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?
Dựa vào bảng biến thiên ta có \(y' > 0,\,\,\forall x \in \left( {1; + \infty } \right)\), nên hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\,.\)
Với a là số thực dương tùy ý, \(lo{g_5}{a^2}\) bằng
Vì a là số thực dương nên ta có \(lo{g_5}{a^2} = 2lo{g_5}a.\)
Diện tích toàn phần của hình trụ có đường sinh l và bán kính đáy r bằng
Ta có diện tích toàn phần bằng diện tích xung quanh của hình trụ cộng với hai lần diện tích một mặt đáy \(2\pi rl + 2\pi {r^2}\).
Cho hàm số y = f(x) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right),\) có bảng biến thiên như hình sau:
Hàm số đã cho đạt cực tiểu tại
Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy y' đổi dấu từ âm sang dương khi đi qua điểm x = -1.
Suy ra hàm số đạt cực đại tại x = -1.
Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào ?
Đồ thị hàm số có ba điểm cực trị \(( - 1;0),\,\,(0; - 1);\,\,(1;0)\) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,\, \pm \infty } y = - \infty\)
Cho hàm số y = f(x) xác định , liên tục trên R và có bảng biến thiên sau:
Số nghiệm của phương trình f(x) - 2 = 0
Ta có \(f\left( x \right) - 2 = 0 \Leftrightarrow \,\,f(x) = 2\)
Từ bảng biến thiên của hàm số ta biết dạng đồ thị của hàm số
Số nghiệm của phương trình bằng số giao điểm của đồ thị hàm số y = f(x) và đường thẳng y = 2. Ta thấy đường thẳng y = 2 cắt đồ thị hàm số y = f(x) tại 2 điểm phân biệt.
Vậy phương trình f(x) = 2 có 2 nghiệm.
Nghiệm của phương trình: 32x-1 = 27 là
\({3^{2x - 1}} = 27 \Leftrightarrow {3^{2x - 1}} = {3^3} \Leftrightarrow 2x - 1 = 3 \Leftrightarrow x = 2.\)
Số đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{{x^2} - 3x + 2}}\) là
Tập xác định của hàm số R\ {1;2}
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,\, \pm \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to \,\, \pm \infty } \frac{{\frac{1}{x} - \frac{2}{{{x^2}}}}}{{1 - \frac{3}{x} + \frac{2}{{{x^2}}}}} = 0\). Suy ra đồ thị hàm số có tiệm cận ngang y = 1.
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,{2^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,{2^ - }} y = 1\)
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,\,{1^ - }} y = - \infty \,,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to \,\,\,{1^ + }} y = + \infty \). Suy ra đồ thị hàm số có tiệm cận đứng x = 1.
Vậy đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận.
Biết \(\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} = 2\) và \(\int\limits_0^1 {g\left( x \right)dx = - 4} \), khi đó \(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]dx} \) bằng
\(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]dx} =-2\)
Số phức liện hợp của số phức 5 - 2i là
Số phức liện hợp của số phức 5 - 2i là 5 + 2i
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D', có AB = 3a, BC = 4a, AA' = 5a (minh họa như hình vẽ bên). Côsin góc giữa đường thẳng A'C và mặt phẳng (ABCD) bằng
Ta có AC là hình chiếu vuông góc của A'C trên mặt phẳng (ABC) suy ra góc giữa đường thẳng A'C và mặt phẳng (ABCD) có số đo bằng góc giữa đường thẳng A'C và AC chính là \(\angle A'CA\)
Ta tính được AC = 5a, nên tam giác A'AC vuông cân tại A suy ra \(\angle A'CA = {45^0}\)
Vây Côsin góc giữa đường thẳng A'C và mặt phẳng (ABCD) bằng \(\frac{{\sqrt 2 }}{2}.\)
Tìm giá trị nhỏ nhất m của hàm số \(y = {x^3} + 2{x^2} - 7x\) trên đoạn [0;4].
Hàm số liên tục trên đoạn [0;4] và \(y' = 3{x^2} + 4x - 7\)
Ta có \(y' = 0 \Leftrightarrow \,\,\,\,\,\left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = \frac{7}{3} \end{array} \right.\). Tính được \(y(0) = 0\,\,;\,\,y(1) = - 4\,\,;\,\,y(4) = 68\,;\,\,\,y\left( {\frac{7}{3}} \right) = \frac{{236}}{{27}}\)
Vậy \(\mathop {Maxy = 68}\limits_{\left[ {0;4} \right]} \) khi x = 4
Cho hàm số y = f(x) hàm số liên tục trên R, có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào sau đúng?
Dựa vào đồ thị ta có hàm số y = f(x) đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\), nghịch biến trên khoảng (-1;1) nên \(f'(x) > 0,\,\,\,\forall x \in \left( {1; + \infty } \right)\) và \(f'(x) < 0,\,\,\,\forall x \in \left( { - 1;1} \right)\)
Vậy \(f'(3) > 0\,\,\,;\,\,\,f'\left( { - \frac{3}{2}} \right) < 0\) suy ra \(f'\left( { - \frac{3}{2}} \right).f'\left( 3 \right) > 0\)
Cho các số thực dương a, b, c và \(a,b \ne 1,\) thỏa mãn \({\log _a}b = 9,{\log _a}c = 10\). Tính \(M = {\log _b}\left( {a\sqrt c } \right)\)
Rút \(b = {a^9},c = {a^{10}}\) rồi thế vào M được đáp án A
Gọi A là điểm cực đại của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\). Tìm giá trị của tham số m sao cho điểm A nằm trên đường thẳng \(d:y = 2018x + m\).
Ta có \(y' = 3{x^2} - 3\, \Rightarrow \,\,y' = 0\, \Leftrightarrow \,\,\,\,\,\left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)
Lập bảng biến thiên của hàm số ta có điểm cực tiểu của đồ thị hàm số là A(1;-1)
Đề điểm A nằm trên đường thẳng d thì \( - 1 = 2018 + m \Leftrightarrow \,\,m = 2021\).
Tìm tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - x}} > {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{4 - x}}\)
\({\left( {\frac{1}{2}} \right)^{{x^2} - x}} > {\left( {\frac{1}{2}} \right)^{4 - x}} \Leftrightarrow {x^2} - x < 4 - x \Leftrightarrow - 2 < x < 2\)
Cho hình nón có góc ở đỉnh bằng 60o diện tích xung quanh bằng \(6\pi {a^2}\). Tính thể tích V của khối nón đã cho.
Thể tích \(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}h = \frac{1}{3}\pi .O{A^2}.SO.\)
Ta có \(\widehat {ASB} = 60^\circ \Rightarrow \widehat {ASO} = 30^\circ \Rightarrow \tan 30^\circ = \frac{{OA}}{{SO}} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow SO = OA\sqrt 3 .\)
Lại có \({S_{xq}} = \pi Rl = \pi .OA.SA = \pi .OA\sqrt {O{A^2} + S{O^2}} = 6\pi {a^2}\)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow OA\sqrt {O{A^2} + 3O{A^2}} = 6{a^2} \Rightarrow 2O{A^2} = 6{a^2}\\ \Rightarrow OA = a\sqrt 3 \Rightarrow SO = 3a \Rightarrow V = \frac{1}{3}\pi .3{a^2}.3a = 3\pi {a^3}. \end{array}\)
Cho hàm số f(x) liên tục trên R. Gọi S là diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường \(y = f\left( x \right),y = 0,x = - 2,x = 3\) (như hình vẽ). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
\(S = \int\limits_{ - 2}^1 {f\left( x \right)dx - \int\limits_1^3 {f\left( x \right)dx} } .\)
Gọi A là tập hợp tất cả các số tự nhiên có tám chữ số đôi một khác nhau. Chọn ngẫu nhiên một số thuộc A, tính xác suất để số tự nhiên được chọn chia hết cho 45.
Ta có \(n\left( \Omega \right) = A_{10}^8 - A_9^7\).
Gọi A là tập hợp các số a có 8 chữ số khác nhau chia hết cho 45.
Khi đó a chia hết cho 5 và 9 (tổng các chữ số chia hết cho 9 và số hàng đơn vị bằng 0 hoặc 5).
Trường hợp 1: a có hàng đơn vị bằng 0; 7 chữ số còn lại có chữ số 9 và 3 trong 4 bộ số \(\left\{ {1;8} \right\},\left\{ {2;7} \right\},\left\{ {3;6} \right\},\left\{ {4;5} \right\}\) có 4.7! số.
Trường hợp 2: a có hàng đơn vị bằng 5; 7 chữ số còn lại có chữ số 4 và 3 trong 4 bộ số \(\left\{ {0;9} \right\},\left\{ {1;8} \right\},\left\{ {2;7} \right\},\left\{ {3;6} \right\}\).
* Không có bộ {0;9}, có 7! số.
* Có bộ {0;9}, có \(C_3^2\left( {7! - 6!} \right)\) số
\( \Rightarrow n\left( A \right) = 4.7! + C_3^2\left( {7! - 6!} \right)\) số
\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{4.7! + C_3^2\left( {7! - 6!} \right)}}{{A_{10}^8 - A_9^7}} = \frac{{53}}{{2268}}\)
Cho hình chóp có đáy S.ABC là tam giác vuông tại B, \(AB = 4a,\,\,\angle ACB = {30^0}\) mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy ( minh họa như hình vẽ bên ). Khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và SB bằng
Gọi H là trung điểm của cạnh AB suy ra \(SH \bot AB\), lại có \((SAB) \cap (ABC) = AB\), \((SAB) \bot (ABC)\) nên \(SH \bot (ABC)\)
Dựng hình bình hành ABCD ta có
\(AC//BD \Rightarrow \,\,AC//(SBD) \Rightarrow \,\,d(AC,SB) = d(AC,(SBD)) = d(A,SBD)) = 2d(H,(SBD)).\)
Kẻ \(HK \bot BD\,\,(K \in BD)\,\,;HE \bot SK\,\,(E \in SK)\, \Rightarrow \,\,\,HE \bot (SBD)\). Vậy \(d(H,(SBD)) = HE.\)
Ta có \(HB = 2a,\,\,\angle ABK = {30^0}\) suy ra \(HK = HB.\sin {30^0} = a\)
Ta có \(SH = 2a\sqrt 3 \). Tam giác SHK vuông tại K nên \(HE = \frac{{SH.HK}}{{\sqrt {H{K^2} + S{H^2}} }} = \frac{{2a\sqrt {39} }}{{13}}\)
Vậy \(d(AC,SB) = \frac{{4a\sqrt {39} }}{{13}}.\)
Chị X gửi ngân hàng 20 000 000 đồng với lãi suất 0,5%/ tháng (sau mỗi tháng tiền lãi được nhập vào tiền gốc để tính lãi tháng sau). Hỏi sau 1 năm chị X nhận được bao nhiêu tiền, biết trong một năm đó chị X không rút tiền lần nào vào lãi suất không thay đổi (số tiền được làm tròn đến hàng nghìn)?
Gửi A đồng với lãi suất r% sau kì hạn n thì số tiền cả gốc lẫn lãi nhận được là: \(T = A{\left( {1 + r} \right)^n}.\)
Sau 1 năm, chị X nhận được số tiền cả gốc lẫn lãi là: \(T = 20000000{\left( {1 + {\rm{ }}0,5\% } \right)^{12}} \approx 21234000\) đồng.
Cho hàm số \(y = \left| {{x^3} - mx + 1} \right|.\) Gọi S là tập tất cả các số tự nhiên sao cho hàm số đồng biến trên \(\left[ {1; + \infty } \right).\) Tìm số phần tử của S.
Xét hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} - mx + 1,\,\,\,\,f'\left( x \right) = 3{x^2} - m\)
Nhận xét: Đồ thị hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right| = \left| {{x^3} - mx + 1} \right|\) được suy từ đồ thị hàm số y = f(x) bằng cách giữ lại phần đồ thị phía trên trục Ox và lấy đối xứng phần phía dưới Ox qua Ox (xóa bỏ phần đồ thị của y = f(x) nằm phía dưới Ox).
TH1: Với m = 0 ta có hàm số \(y = f\left( x \right) = {x^3} + 1\) đồng biến trên R
Có \(f\left( 1 \right) = 2 > 0 \Rightarrow \) hàm số \(y = \left| {f\left( x \right)} \right| = \left| {{x^3} - mx + 1} \right|\) đồng biến trên \(\left[ {1; + \infty } \right)\)
\( \Rightarrow \,\,\,\,\,m = 0\) thỏa mãn.
TH2: Với m > 0 ta có:
f'(x) = 0 có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},{x_2}\left( {{x_1} < {x_2}} \right)\)
Để hàm số \(y = \left| {{x^3} - mx + 1} \right|\) đồng biến trên \([1; + \infty )\) thì \(\left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ {x_1} < {x_2} \le 1\\ f\left( 1 \right) \ge 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 0\\ \frac{{ - m}}{3} + 1 \ge 0\\ 2 - m \ge 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 0 < m \le 2\)
Mà \(m \in N \Rightarrow \,\,\,m \in \left\{ {1;2} \right\}\)
Vậy, \(S = \left\{ {0;1;2} \right\}.\) Số phần tử của S là 3.
Cho hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng \(\sqrt 6 \) và chiều cao h = 1. Diện tích của mặt cầu ngoại tiếp của hình chóp đó là
Gọi O là tâm của tam giác ABC suy ra \(SO \bot \left( {ABC} \right)\) và \(SO = h = 1;OA = \frac{2}{3} \cdot \sqrt 6 \cdot \frac{{\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 2 \)
Trong tam giác vuông SAO, ta có \(SA = \sqrt {S{O^2} + O{A^2}} = \sqrt {1 + 2} = \sqrt 3 \).
Trong mặt phẳng (SAO) kẻ trung trực của đoạn SA cắt SO tại I, suy ra IS = IA = IB = IC nên I là tâm mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABC.
Gọi H là trung điểm của SA, ta có tam giác SHI đồng dạng với tam giác SOA nên \(R = IS = \frac{{SH.SA}}{{SO}} = \frac{{\frac{{\sqrt 3 }}{2} \cdot \sqrt 3 }}{1} = \frac{3}{2}\)
Vậy diện tích mặt cầu \({S_{mc}} = 4\pi {R^2} = 9\pi \).
Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R \ {0;-1} thỏa mãn điều kiện \(f\left( 1 \right) = - 2\ln 2\) và \(x\left( {x + 1} \right).f'\left( x \right) + f\left( x \right) = {x^2} + x\). Giá trị \(f\left( 2 \right) = a + b\ln 3\), với \(a,\,b \in Q\). Tính \({a^2} + {b^2}\).
Từ giả thiết, ta có \(x\left( {x + 1} \right).f'\left( x \right) + f\left( x \right) = {x^2} + x\frac{x}{{x + 1}}.f'\left( x \right) + \frac{1}{{{{\left( {x + 1} \right)}^2}}}f\left( x \right) = \frac{x}{{x + 1}}\)
\( \Leftrightarrow {\left[ {\frac{x}{{x + 1}}.f\left( x \right)} \right]^\prime } = \frac{x}{{x + 1}}\), với \(\forall x \in R\backslash \left\{ {0;\,\, - 1} \right\}\).
Suy ra \(\frac{x}{{x + 1}}.f\left( x \right) = \int {\frac{x}{{x + 1}}\,} {\rm{d}}x\) hay \(\frac{x}{{x + 1}}.f\left( x \right) = x - \ln \left| {x + 1} \right| + C\).
Mặt khác, ta có \(f\left( 1 \right) = - 2\ln 2\) nên C = -1. Do đó \(\frac{x}{{x + 1}}.f\left( x \right) = x - \ln \left| {x + 1} \right| - 1\).
Với x = 2 thì \(\frac{2}{3}.f\left( 2 \right) = 1 - \ln 3 \Leftrightarrow f\left( 2 \right) = \frac{3}{2} - \frac{3}{2}\ln 3\). Suy ra \(a = \frac{3}{2}\) và \(b = - \frac{3}{2}\).
Vậy \({a^2} + {b^2} = \frac{9}{2}\).
Cho hàm số f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để phương trình \(f\left( {\left| {\frac{{3\sin x - \cos x - 1}}{{2{\mathop{\rm cosx}\nolimits} - sinx + 4}}} \right|} \right) = f\left( {{m^2} + 4m + 4} \right)\) có nghiệm?
Ta có \(2{\mathop{\rm cosx}\nolimits} - sinx + 4 > 0,\,\,\,\forall x \in R\)
Đặt \(\frac{{3\sin x - \cos x - 1}}{{2{\mathop{\rm cosx}\nolimits} - sinx + 4}} = t \Leftrightarrow 3\sin x - \cos x - 1 = t\left( {2{\mathop{\rm cosx}\nolimits} - sinx + 4} \right)\)
\( \Leftrightarrow \cos x\left( {2t + 1} \right) - {\mathop{\rm sinx}\nolimits} \left( {t + 3} \right) = - 4t - 1\)
Phương trình trên có nghiệm khi \({\left( {2t + 1} \right)^2} + {\left( {t + 3} \right)^2} \ge {\left( { - 4t - 1} \right)^2}\)
\(\Leftrightarrow 5{t^2} + 10t + 10 \ge 16{t^2} + 8t + 1 \Leftrightarrow 11{t^2} - 2t - 9 \le 0 \Leftrightarrow - \frac{9}{{11}} \le t \le 1 \Rightarrow 0 \le \left| t \right| \le 1\)
Từ đồ thị hàm số ta thấy hàm số f(x) đồng biến trên (0;1)
Nên phương trình \(f\left( x \right) = f\left( {\left| t \right|} \right)\) với \(t \in [0;1]\) có nghiệm duy nhất khi \(x = \left| t \right| \Rightarrow x \ge 0\)
Do đó phương trình \(f\left( {\left| {\frac{{3\sin x - \cos x - 1}}{{2{\mathop{\rm cosx}\nolimits} - sinx + 4}}} \right|} \right) = f\left( {{m^2} + m + 4} \right)\) có nghiệm
\( \Leftrightarrow \left| t \right| = {m^2} + 4m + 4\) có nghiệm với \(0 \le \left| t \right| \le 1\)
\( \Leftrightarrow 0 \le {m^2} + 4m + 4 \le 1 \Leftrightarrow {\left( {m + 2} \right)^2} \le 1 \Leftrightarrow - 3 \le m \le - 1\)
Mà \(m \in Z\) nên \(m \in \left\{ { - 3; - 2; - 1} \right\}.\) Vậy có 3 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu.
Cho hai số thực dương x, y thỏa mãn \({2^x} + {2^y} = 4\). Tìm giá trị lớn nhất Pmax của biểu thức \(P = \left( {2{x^2} + y} \right)\left( {2{y^2} + x} \right) + 9xy\).
Ta có \(4 = {2^x} + {2^y} \ge 2\sqrt {{2^{x + y}}} \Leftrightarrow 4 \ge {2^{x + y}} \Leftrightarrow x + y \le 2\).
Suy ra \(xy \le {\left( {\frac{{x + y}}{2}} \right)^2} = 1\).
Khi đó \(P = \left( {2{x^2} + y} \right)\left( {2{y^2} + x} \right) + 9xy = 2\left( {{x^3} + {y^3}} \right) + 4{x^2}{y^2} + 10xy\).
\(P = 2\left( {x + y} \right)\left[ {{{\left( {x + y} \right)}^2} - 3xy} \right] + {\left( {2xy} \right)^2} + 10xy\)
\( \le 4\left( {4 - 3xy} \right) + 4{x^2}{y^2} + 10xy = 16 + 2{x^2}{y^2} + 2xy\left( {xy - 1} \right) \le 18\)
Vậy Pmax = 18 khi x = y = 1.
Cho x, y là hai số thực thỏa mãn điều kiện \({x^2} + {y^2} + xy + 4 = 4y + 3x\). Gọi M là giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = 3\left( {{x^3} - {y^3}} \right) + 20{x^2} + 2xy + 5{y^2} + 39x\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?
Ta giả thiết \({x^2} + {y^2} + xy + 4 = 4y + 3x \Leftrightarrow \,\,\,{x^2} + {y^2} + xy + 4 - 4y - 3x = 0\,\,(1)\)
Ta có (1) xảy ra khi \({\Delta _1} = {\left( {y - 3} \right)^2} - 4\left( {{y^2} - 4y + 4} \right) \ge 0\,\,\, \Leftrightarrow \,\,\,1 \le y \le \frac{7}{3}\)
Ta có \({x^2} + {y^2} + xy + 4 = 4y + 3x \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + xy = 4y + 3x - 4\)
\(\begin{array}{l} P = 3\left( {{x^3} - {y^3}} \right) + 20{x^2} + 2xy + 5{y^2} + 39x\\ = 3\left( {x - y} \right)\left( {{x^2} + {y^2} + xy} \right) + 20{x^2} + 2xy + 5{y^2} + 39x\\ = 29{x^2} - 7{y^2} + 5xy + 27x + 12y\\ P \le - 7{y^2} + 5.\frac{4}{3}y + 27.\frac{4}{3} + 12y + 29.{\left( {\frac{4}{3}} \right)^2} = - 7{\left( {y - \frac{4}{3}} \right)^2} + 100 \end{array}\)
Vậy giá trị lớn nhất của hàm số là 100 khi \(x = y = \frac{4}{3}\).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Điểm I thuộc đoạn SA. Biết mặt phẳng (MNI) chia khối chọp S.ABCD thành hai phần, phần chứa đỉnh S có thể tích bằng \(\frac{7}{{13}}\) lần phần còn lại. Tính tỉ số \(k = \frac{{IA}}{{IS}}.\)
Dễ thấy thiết diện tạo bởi mặt phẳng (MNI) với hình chóp là hình ngũ giác IMNJH với MN // IJ. Ta có MN, AD, IH đồng qui tại E với \(EA = \frac{1}{3}ED\) và MN, CD, HJ đồng qui tại F với \(FC = \frac{1}{3}FD\), chú ý E, F cố định.
Dùng định lí Menelaus với tam giác SAD ta có \(\frac{{HS}}{{HD}}.\frac{{ED}}{{EA}}.\frac{{IA}}{{SI}} = 1\).
\( \Leftrightarrow \frac{{HS}}{{HD}}.3.k = 1 \Leftrightarrow \frac{{HS}}{{HD}} = \frac{1}{{3k}}\)
Từ đó \(\frac{{d\left( {H,\left( {ABCD} \right)} \right)}}{{d\left( {S,\left( {ABCD} \right)} \right)}} = \frac{{HD}}{{SD}} = \frac{{3k}}{{3k + 1}}\).
Suy ra \({V_{HJIAMNCD}} = {V_{H.DFE}} - {V_{I.AEM}} - {V_{J.NFC}}\).
Đặt \(V = {V_{S.ABCD}}\) và \(S = {S_{ABCD}},h = d\left( {S,\left( {ABCD} \right)} \right)\) ta có \({S_{AEM}} = {S_{NFC}} = \frac{1}{8}S\) và \(\frac{{d\left( {I,\left( {ABCD} \right)} \right)}}{{d\left( {S,\left( {ABCD} \right)} \right)}} = \frac{{IA}}{{SA}} = \frac{k}{{k + 1}}\)
Thay vào ta được \({V_{HJIAMNCD}} = \frac{1}{3}.\frac{{3k}}{{3k + 1}}h.\left( {\frac{9}{8}S} \right) - 2.\frac{1}{3}.\frac{k}{{k + 1}}h.\frac{1}{8}S=\frac{1}{8}.\frac{{21{k^2} + 25k}}{{\left( {3k + 1} \right)\left( {k + 1} \right)}}\).
Theo giả thiết ta có \({V_{HJIAMNCD}} = \frac{{13}}{{20}}V\) nên ta có phương trình \(\frac{1}{8}.\frac{{21{k^2} + 25k}}{{\left( {3k + 1} \right)\left( {k + 1} \right)}} = \frac{{13}}{{20}}\), giải phương trình này được \(k = \frac{2}{3}\).
Trong tất cả các cặp số thực (x;y) thỏa mãn \(lo{g_{{x^2} + {y^2} + 3}}\left( {2x + 2y + 5} \right) \ge 1,\) có bao nhiêu giá trị thực của m để tồn tại duy nhất cặp số thực (x;y) sao cho \({x^2} + {y^2} + 4x + 6y + 13 - m = 0\).
Ta có:
\(lo{g_{{x^2} + {y^2} + 3}}\;\left( {2x + 2y\; + 5{\rm{ }}} \right)\; \ge \;1\;\)⇔ \(2x + 2y + 5{\rm{ }} \ge {x^2} + y{\;^2} + \;3\;\)⇔ \({x^2} + {y^2}\; - 2x - 2y\; - 2 \le \;0\left( 1 \right)\;\)
⇒ Tập hợp các cặp số thực ( x,y ) thỏa mãn \(lo{g_{{x^2} + {y^2} + 3}}\;\left( {2x + 2y\; + 5{\rm{ }}} \right)\; \ge \;1\;\) là hình tròn \(\left( {{C_1}} \right):{x^2} + {y^2}\; - 2x - 2y - 2 = 0\) (tính cả biên).
Xét \({x^2} + {y^2} + 4x + 6y + 13 - m = 0 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} = m.\;\)
TH1: \(m = 0 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = - 2\\ y\; = - 3\; \end{array} \right.\), không thỏa mãn (1).
TH2: m >0 , khi đó tập hợp các cặp số thực ( x; y ) thỏa mãn \({x^2} + {y^2} + 4x + 6y + 13 - m = 0\) là đường tròn \(\left( {{C_2}} \right):{x^2} + {y^2}\; + 4x + 6y + 13 - m = 0.\;\)
Để tồn tại duy nhất cặp số thực ( x;y ) thỏa mãn yêu cầu bài toán thì hai đường tròn (C1) và (C2) tiếp xúc ngoài với nhau hoặc hai đường tròn (C1) và (C2) tiếp xúc trong và đường tròn (C2) có bán kính lớn hơn đường tròn (C1).
(C1) có tâm I1(1;1) bán kính R1 = 2
(C2) có tâm I2(-2;-3) bán kính \({R_2} = \sqrt m \left( {m > 0} \right).\;\)
Để (C1) và (C2) tiếp xúc ngoài thì \({I_1}{I_2} = {R_1} + {R_2}.\;\)
⇔ \(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2} + \left( { - 4} \right){\;^2}} = 2\; + \sqrt m \;\;\)
⇔ \(5 = 2 + \sqrt m \Leftrightarrow m = \;9\;\left( {tm\;} \right)\;\)
Để đường tròn (C1) và (C2) tiếp xúc trong và đường tròn (C2) có bán kính lớn hơn đường tròn (C1).
⇒ \({R_2} - {R_1} = \;{I_1}{I_2}\) ⇔\(\sqrt m - 2 = \sqrt {\left( { - 3} \right){\;^2} + \;{4^2}} \) ⇔m = 49 ( tm )
Vậy có 2 giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Có chiếc ghế được kê thành một hàng ngang. Xếp ngẫu nhiên 6 học sinh, gồm 3 học sinh lớp A, 2 học sinh lớp B và 1 học sinh lớp C, ngồi vào hàng ghế đó, sao cho mỗi ghế có đúng một học sinh. Xác suất để học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B bằng
Xếp tất cả 6 học sinh vào 6 ghế theo một hàng ngang, ta có số phần tử không gian mẫu \(n\left( \Omega \right) = 6!\) (cách).
Gọi D là biến cố học sinh lớp C chỉ ngồi cạnh học sinh lớp B
Trường hợp 1: Xếp học sinh lớp C ở đầu hàng hoặc cuối hàng
Số cách chọn học sinh lớp C ngồi vào 2 vị trí đầu hoặc cuối là: 2 (cách).
Số cách chọn 1 học sinh lớp B trong 2 học sinh lớp B ngổi cạnh C là: 2 (cách).
Số cách xếp4 học sinh còn lại (1 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp A) là: 4! (cách).
Số cách xếp ở trường hợp 1 là: 2.2.4! (cách).
Trường hợp 2: học sinh lớp C ngồi giữa hai học sinh lớp B (buộc lại xem như một đơn vị cần xếp có dạng BCB)
Số cách xếp học sinh lớp B là: 2 (cách).
Số cách xếp ở trường hợp 2 là: 2.4! (cách). (gồm 3 bạn lớp A và phần được buộc lại)
Khi đó số phần tử biến cố D là: \(n\left( D \right) = 2.2.4! + 2.4! = 6.4!\) (cách).
Xác suất biến cố D là: \(P\left( D \right) = \frac{{n\left( D \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{6.4!}}{{6!}} = \frac{1}{5}\).
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là tam giác vuông tại A, AB = 2a, AC = 4a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a( minh hoạ như hình bên) . Gọi M là trung điểm của AB. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và BC bằng
Gọi N là trung điểm của AC và M là trung điểm của AB ⇒ MN là đường trung bình của tam giác ABC \( \Rightarrow \,\,MN\parallel BC\,\,\, \Rightarrow \,\,BC\parallel \left( {SMN} \right)\).
Suy ra \(d\left( {BC,SM} \right) = d\left( {BC,\left( {SMN} \right)} \right) = d\left( {B,\left( {SMN} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {SMN} \right)} \right) = h\).
Do AS, AM, AN đôi một vuông góc nên tứ diện SAMN là tứ diện vuông tại A.
Áp dụng công thức tính đường cao của tứ diện vuông ta có :
\(\frac{1}{{{h^2}}} = \frac{1}{{A{S^2}}} + \frac{1}{{A{M^2}}} + \frac{1}{{A{N^2}}} = \frac{1}{{{a^2}}} + \frac{1}{{4{a^2}}} + \frac{1}{{{a^2}}} = \frac{9}{{4{a^2}}} \Rightarrow h = \frac{{2a}}{3}\)
Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Biết \(SA = a,\;SN = \frac{{a\sqrt 7 }}{2}\), \(\widehat {SCA} = {45^0}\). Tính khoảng cách từ SM tới đường thẳng BC (minh hoạ như hình bên) .
Dễ dàng chứng minh tam giác SAC và tam giác SAN vuông tại A suy ra \(SA \bot \left( {ABC} \right)\)
Gọi P là trung điểm của AC suy ra \(BC//\left( {SMP} \right)\).
Do đó: \(d\left( {BC,SM} \right) = d\left( {BC,\left( {SMN} \right)} \right) = d\left( {B,\left( {SMP} \right)} \right) = d\left( {A,\left( {SMP} \right)} \right)\).
Ta có: \(AN \bot MP\) lại có \(SA \bot \left( {ABC} \right)\) và \(MP \subset \left( {ABC} \right)\) nên suy ra \(MP \bot \left( {SAO} \right)\).
Dẫn đến \(\left( {SMP} \right) \bot \left( {SAO} \right)\). Gọi H là hình chiếu của A trên SO ta suy ra \(AH \bot \left( {SMP} \right)\)
Vậy \(d\left( {A,\left( {SMP} \right)} \right) = AH\).
Xét tam giác SAO vuông tại A nên ta có \(AH = \frac{{SA.AO}}{{\sqrt {S{A^2} + S{H^2}} }} = \frac{{a\sqrt {57} }}{{19}}\)
Như vậy \(d\left( {BC,SM} \right) = \frac{{a\sqrt {57} }}{{19}}\).
Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để hàm số \(y = \frac{{2x - m}}{{x - 1}}\) đồng biến trên khoảng xác định của nó.
Tập xác định: D = R \ {1}.
\(y' = \frac{{m - 2}}{{{{(x - 1)}^2}}}\)
Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định khi và chỉ khi \(y' > 0;\,\forall x \in D \Leftrightarrow m \in (2; + \infty )\).
Một người tham gia chương trình bảo hiểm HÀNH TRÌNH HẠNH PHÚC của công ty Bảo Hiểm MANULIFE với thể lệ như sau: Cứ đến tháng 9 hàng năm người đó đóng vào công ty là 12 triệu đồng với lãi suất hàng năm không đổi là 6%/ năm. Hỏi sau đúng 18 năm kể từ ngày đóng, người đó thu về được tất cả bao nhiêu tiền? Kết quả làm tròn đến hai chữ số phần thập phân.
Gọi số tiền đóng hàng năm là A = 12 (triệu đồng), lãi suất là \(r = 6\% = 0,06\).
Sau 1 năm, nếu người đó đi rút tiền thì sẽ nhận được số tiền là \({A_1} = A\left( {1 + r} \right)\). (nhưng người đó không rút mà lại đóng thêm A triệu đồng nữa, nên số tiền gốc để tính lãi năm sau là \({A_1} + A\)).
Sau 2 năm, nếu người đó đi rút tiền thì sẽ nhận được số tiền là:
\({A_2} = \left( {{A_1} + A} \right)\left( {1 + r} \right) = \left[ {A\left( {1 + r} \right) + A} \right]\left( {1 + r} \right) = A{\left( {1 + r} \right)^2} + A\left( {1 + r} \right)\).
Sau 3 năm, nếu người đó đi rút tiền thì sẽ nhận được số tiền là:
\({A_3} = \left( {{A_2} + A} \right)\left( {1 + r} \right) = \left[ {A{{\left( {1 + r} \right)}^2} + A\left( {1 + r} \right) + A} \right]\left( {1 + r} \right) = A{\left( {1 + r} \right)^3} + A{\left( {1 + r} \right)^2} + A\left( {1 + r} \right)\).
…
Sau 18 năm, người đó đi rút tiền thì sẽ nhận được số tiền là:
\({A_{18}} = A{\left( {1 + r} \right)^{18}} + A{\left( {1 + r} \right)^{17}} + ... + A{\left( {1 + r} \right)^2} + A\left( {1 + r} \right)\).
Tính: \({A_{18}} = A\left[ {{{\left( {1 + r} \right)}^{18}} + {{\left( {1 + r} \right)}^{17}} + ... + {{\left( {1 + r} \right)}^2} + \left( {1 + r} \right) + 1 - 1} \right]\).
\(\Rightarrow {A_{18}} = A\left[ {\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^{19}} - 1}}{{\left( {1 + r} \right) - 1}} - 1} \right] = A\left[ {\frac{{{{\left( {1 + r} \right)}^{19}} - 1}}{r} - 1} \right] = 12\left[ {\frac{{{{\left( {1 + 0,06} \right)}^{19}} - 1}}{{0,06}} - 1} \right] \approx 393,12\).
Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - \left( {{m^2} - 3m + 2} \right)x + 5\) đồng biến trên (0;2)?
Ta có \(y = {x^3} + 3{x^2} - \left( {{m^2} - 3m + 2} \right)x + 5 \Rightarrow y' = 3{x^2} + 6x - \left( {{m^2} - 3m + 2} \right)\).
Hàm số đồng biến trên khoảng (0;2) khi
\(y' \ge 0,\,\forall x \in \left( {0;\,2} \right)\) và dấu "=" chỉ xảy ra tại hữu hạn điểm trên khoảng (0;2).
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x - \left( {{m^2} - 3m + 2} \right) \ge 0,\forall x \in \left( {0;\,2} \right)\\ \Leftrightarrow 3{x^2} + 6x \ge {m^2} - 3m + 2\,\,\left( * \right)\forall x \in \left( {0;\,2} \right) \end{array}\)
Xét hàm số \(g\left( x \right) = 3{x^2} + 6x,x \in \left( {0;\,2} \right)\).
Ta có \(g'\left( x \right) = 6x + 6 > 0,\,\forall x \in \left( {0;\,2} \right)\).
Bảng biến thiên:
Nhìn bảng biến thiên suy ra điều kiện để (*) xảy ra là: \({m^2} - 3m + 2 \le 0 \Leftrightarrow 1 \le m \le 2\).
Do \(m \in Z \Rightarrow m \in \left\{ {1;\,\,2} \right\}\).
Cho hình thang ABCD vuông tại A và D, AD = CD = a, AB = 2a. Quay hình thang ABCD quanh đường thẳng CD. Thể tích khối tròn xoay thu được là:
Gọi (T) là khối trụ có đường cao là 2a, bán kính đường tròn đáy là a và (N) là khối nón có đường cao là a, bán kính đường tròn đáy là a.
Ta có:
Thể tích khối trụ (T) là: \({V_1} = \pi .{a^2}.2a = 2\pi .{a^3}\).
Thể tích khối nón (T) là: \({V_2} = \frac{1}{3}\pi .{a^2}.a = \frac{{\pi .{a^3}}}{3}\).
Thể tích khối tròn xoay thu được là: \(V = {V_1} - {V_2} = 2\pi .{a^3} - \frac{{\pi .{a^3}}}{3} = \frac{{5\pi {a^3}}}{3}\).
Cho hàm f(x) liên tục trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) thỏa mãn \(2{x^2}f\left( {{x^2}} \right) + 2xf\left( {2x} \right) = 2{x^4} - 4x - 3,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right)\). Giá trị của \(\int\limits_{\frac{1}{4}}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} \) bằng
Gọi F(x) là nguyên hàm của f(x) trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Ta có \(2{x^2}f\left( {{x^2}} \right) + 2xf\left( {2x} \right) = 2{x^4} - 4x - 3,\forall x \in \left( {0; + \infty } \right)\)
\(\Rightarrow 2xf\left( {{x^2}} \right) + 2f\left( {2x} \right) = 2{x^3} - 4 - \frac{3}{x},\forall x \in \left( {0; + \infty } \right)\).
⇒ \(\int {\left[ {2xf\left( {{x^2}} \right) + 2f\left( {2x} \right)} \right]{\rm{d}}x} = \int {\left( {2{x^3} - 4 - \frac{3}{x}} \right){\rm{d}}x} \)
\( \Rightarrow F\left( {{x^2}} \right) + F\left( {2x} \right) = \frac{{{x^4}}}{2} - 4x - 3\ln x + C\)
Cho \(x = \frac{1}{2}\) ta được \(F\left( {\frac{1}{4}} \right) + F\left( 1 \right) = - \frac{{63}}{{32}} + 3\ln 2 + C\).
Cho x = 1 ta được \(F\left( 1 \right) + F\left( 2 \right) = - \frac{7}{2} + C\).
Do đó, \(\int\limits_{\frac{1}{4}}^2 {f\left( x \right){\rm{d}}x} = F\left( 2 \right) - F\left( {\frac{1}{4}} \right) = - \frac{7}{2} + \frac{{63}}{{32}} - 3\ln 2 = - \frac{{49}}{{32}} - 3\ln 2\).
Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:
Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\) của phương trình \(3f(2\sin x) + 1 = 0\) là
Đặt t = 2sinx. Vì \(x \in \left[ { - \pi ;\pi } \right]\) nên \(t \in \left[ { - 2;2} \right].\) Suy ra \(3f(t) + 1 = 0 \Leftrightarrow f(t) = - \frac{1}{3}.\)
Dựa vào bảng biến thiên, phương trình \(f(t) = - \frac{1}{3}\) có 2 nghiệm \({t_1} \in \left( { - 2;0} \right)\) và \({t_2} \in \left( {0;2} \right)\)
Suy ra: \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x = \frac{{{t_1}}}{2} \in ( - 1;0)\) và \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x = \frac{{{t_2}}}{2} \in (0;1).\)
Với \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x = \frac{{{t_1}}}{2} \in ( - 1;0)\) thì phương trình có 2 nghiệm \( - \pi < {x_1} < {x_2} < 0.\)
Với \({\mathop{\rm s}\nolimits} {\rm{in}}x = \frac{{{t_2}}}{2} \in (0;1)\) thì phương trình có 2 nghiệm \(0 < {x_3} < {x_4} < \pi .\)
Vậy phương trình có 4 nghiệm phân biệt thuộc đoạn \(\left[ { - \pi ;\pi } \right]\)
Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left| {{x^4} - 4{x^3} + 4{x^2} + a} \right|\). Gọi M, m là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số đã cho trên [0;2]. Có bao nhiêu số nguyên a thuộc [-4;4] sao cho \(M \le 2m\)?
Xét hàm số \(g\left( x \right) = {x^3} - 4{x^3} + 4{x^2} + a\) trên [0;2].
\(g'\left( x \right) = 4{x^3} - 12{x^2} + 8x;g'(x) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = 2 \end{array} \right.;g\left( 0 \right) = a;g\left( 1 \right) = a + 1;g\left( 2 \right) = a\)
Suy ra: \(a \le g\left( x \right) \le a + 1\).
TH1: \(0 \le a \le 4 \Rightarrow a + 1 \ge a > 0 \Rightarrow M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = a + 1;m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = a\)
Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} 0 \le a \le 4\\ a + 1 \le 2a \end{array} \right. \Rightarrow 1 \le a \le 4\). Do đó: có 4 giá trị của a thỏa mãn.
TH2: \( - 4 \le a \le - 1 \Rightarrow a \le a + 1 \le - 1 \Rightarrow \left| {a + 1} \right| \le \left| a \right|\)
\( \Rightarrow M = \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = |a| = - a;m = \mathop {\min }\limits_{\left[ {0;2} \right]} f\left( x \right) = |a + 1| = - a - 1\)
Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l} - 4 \le a \le - 1\\ - a \le - 2a - 2 \end{array} \right. \Rightarrow - 4 \le a \le - 2\). Do đó: có 3 giá trị của a thỏa mãn.
Vậy có tất cả 7 giá trị thỏa mãn.
Cho khối tứ diện ABCD có thể tích 2020. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ABD, ACD, BCD. Tính theo V thể tích của khối tứ diện MNPQ.
\(\frac{{{V_{AEFG}}}}{{{V_{ABCD}}}} = \frac{{{S_{EFG}}}}{{{S_{BCD}}}} = \frac{1}{4} \Rightarrow {V_{AEFG}} = \frac{1}{4}{V_{ABCD}}\)
(Do E, F, G lần lượt là trung điểm của BC, BD, CD).
Do mặt phẳng (MNP) // (BCD) nên \(\frac{{{V_{QMNP}}}}{{{V_{AMNP}}}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow {V_{QMNP}} = \frac{1}{2}{V_{AMNP}}\)
\({V_{QMNP}} = \frac{1}{2}.\frac{2}{{27}}{V_{ABCD}} = \frac{1}{{27}}{V_{ABCD}} = \frac{{2017}}{{27}}\).
Giả sử a, b là các số thực sao cho \({x^3} + {y^3} = a{.10^{3z}} + b{.10^{2z}}\) đúng với mọi các số thực dương x, y, z thoả mãn \(\log \left( {x + y} \right) = z\) và \(\log \left( {{x^2} + {y^2}} \right) = z + 1\). Giá trị của a + b bằng
Đặt \(t = {10^z}\). Khi đó \({x^3} + {y^3} = a.{t^3} + b.{t^2}\).
Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} \log \left( {x + y} \right) = z\\ \log \left( {{x^2} + {y^2}} \right) = z + 1 \end{array} \right.\).
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x + y = {10^z} = t\\ {x^2} + {y^2} = {10.10^z} = 10t \end{array} \right.\)
\(\Rightarrow xy = \frac{{{t^2} - 10.t}}{2}\)
Khi đó \({x^3} + {y^3} = {\left( {x + y} \right)^3} - 3xy\left( {x + y} \right) = {t^3} - \frac{{3t\left( {{t^2} - 10t} \right)}}{2} = - \frac{1}{2}{t^3} + 15{t^2}\).
Suy ra \(a = - \frac{1}{2},b = 15\)
Vậy \(a + b = \frac{{29}}{2}\).