Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Hưng Nhân

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 71 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 151728

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R},\) có \(f'\left( x \right)={{\left( x+2 \right)}^{2}}{{\left( x-2 \right)}^{3}}\left( -x+5 \right).\) Số điểm cực trị của hàm số \(y=f\left( x \right)\) là

Xem đáp án

Ta có \(y' = 0 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}\left( { - x + 5} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 2\\ x = 2\\ x = 5 \end{array} \right..\)

Bảng biến thiên của hàm số như sau

Vậy hàm số \(y=f\left( x \right)\) có 2 điểm cực trị.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 151729

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta có hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( -1;1 \right).\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 151730

Hàm số nào sau đây nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó?

Xem đáp án

Xét hàm số \(y=\frac{2x+1}{x-3}.\)

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ 3 \right\}.\)

Ta có \(y'=\frac{-7}{{{\left( x-3 \right)}^{2}}}<0,\forall x\in D.\)

Vậy hàm số trên nghịch biến trên từng khoảng xác định của nó.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 151731

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R},\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)={{x}^{3}}{{\left( x-1 \right)}^{2}}\left( x+2 \right).\) Hỏi hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow {x^3}{\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x + 2} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = - 2 \end{array} \right..\)

Bảng biến thiên

Vậy hàm số \(y=f\left( x \right)\) có 2 điểm cực trị.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 151732

Tổng diện tích các mặt của một hình lập phương bằng 96. Tính thể tích của khối lập phương đó là?

Xem đáp án

Gọi \(a\) là cạnh hình lập phương, ta có:

\({{S}_{tp}}=6{{a}^{2}}=96\Leftrightarrow {{a}^{2}}=16\Leftrightarrow a=4\)

Vậy thể tích của khối lập phương là \(V={{a}^{3}}={{4}^{3}}=64\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 151733

Cho biểu thức \(P=\sqrt[4]{x\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt[3]{x}}},x>0.\) Mệnh đề nào dưới đây là đúng?

Xem đáp án

\(P=\sqrt[4]{x\sqrt[3]{{{x}^{2}}.\sqrt{{{x}^{3}}}}}=\sqrt[4]{x\sqrt[3]{{{x}^{2}}.{{x}^{\frac{3}{2}}}}}=\sqrt[4]{x\sqrt[3]{{{x}^{\frac{7}{2}}}}}=\sqrt[4]{x.{{x}^{\frac{7}{6}}}}=\sqrt[4]{{{x}^{\frac{13}{6}}}}={{x}^{\frac{13}{24}}}\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 151735

Tìm tất cả các giá trị của \(m\) để hàm số \(y=\left( m-1 \right){{x}^{3}}-3\left( m-1 \right){{x}^{2}}+3x+2\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R}\)

Ta có: \(y'=3\left( m-1 \right){{x}^{2}}-6\left( m-1 \right)x+3.\)

Trường hợp 1: \(m-1=0\Leftrightarrow m=1\Rightarrow y=3x+2\Rightarrow \) Hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}.\)

Trường hợp 2: \(m - 1 \ne 0 \Rightarrow y' \ge 0{\rm{ }}\forall x \in R \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m - 1 > 0\\ \Delta ' \le 0 \end{array} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 1\\ 9{\left( {m - 1} \right)^2} - 9\left( {m - 1} \right) \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > 1\\ 1 \le m \le 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < m \le 2.\)

Kết hợp hai trường hợp trên suy ra \(1<m\le 2.\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 151736

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật có \(AB=a;BC=2a.\) Hai mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) và mặt phẳng \(\left( SAD \right)\) cùng vuông góc với mặt phẳng đáy, cạnh \(SC\) hợp với mặt đáy góc \({{60}^{0}}.\) Tính thể tích khối chóp \(S.ABCD\) theo \(a.\)

Xem đáp án

Ta có \(\left. \begin{array}{l} \left( {SAB} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\ \left( {SAD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\ \left( {SAB} \right) \cap \left( {SAD} \right) = SA \end{array} \right\} \Rightarrow SA \bot \left( {ABCD} \right).\)

\({{S}_{ABCD}}=AB.BC=a.2a=2{{a}^{2}}.\)

Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(B\) có: \(AC=\sqrt{A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}}=\sqrt{{{a}^{2}}+4{{a}^{2}}}=a\sqrt{5}.\)

Góc giữa \(SC\) tạo với mặt phẳng đáy là \(\widehat{SCA}.\)

Xét \(\Delta SAC\) vuông tại \(A\) có: \(\tan {{60}^{0}}=\frac{SA}{AC}\Leftrightarrow SA=AC.\tan {{60}^{0}}=a\sqrt{5}.\sqrt{3}=a\sqrt{15}.\)

\({{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.{{S}_{ABCD}}.SA=\frac{1}{3}.2{{a}^{2}}.a\sqrt{15}=\frac{2{{a}^{3}}\sqrt{15}}{3}.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 151737

Một kim tự tháp ở Ai Cập được xây dựng vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên. Kim tự tháp này là một khối chóp tứ giác đều có chiều cao 150m, cạnh đáy dài 220 m. Hỏi diện tích xung quanh của kim tự tháp là bao nhiêu? (Diện tích xung quanh của hình chóp là tổng diện tích các mặt bên)

Xem đáp án

Xét hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có chiều cao \(SO=150m,AB=220m.\)

Gọi \(H\) là trung điểm của \(CD\Rightarrow OH\bot CD\) và \(SH\bot CD.\)

Xét \(\Delta SOH\) vuông tại \(O\) có: \(SH=\sqrt{S{{O}^{2}}+O{{H}^{2}}}=\sqrt{{{150}^{2}}+{{110}^{2}}}=10\sqrt{346}.\)

Diện tích tam giác \(\Delta SCD\) là: \({{S}_{\Delta SCD}}=\frac{1}{2}.SH.CD=\frac{1}{2}.10.\sqrt{346}.220=1100\sqrt{346}.\)

Diện tích xung quanh của kim tự tháp là \({{S}_{xq}}=4.{{S}_{\Delta SCD}}=4.1100\sqrt{346}=4400\sqrt{346}.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 151738

Tập xác định của hàm số \(y={{\log }_{2}}\left( {{x}^{2}}-2x \right)\) là

Xem đáp án

Điều kiện xác định: \({x^2} - 2x > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x < 0\\ x > 2 \end{array} \right..\)

Tập xác định: \(D=\left( -\infty ;0 \right)\cup \left( 2;+\infty  \right).\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 151739

Cho hai hàm số \(y={{\log }_{a}}x,y={{\log }_{b}}x\) với \(a,b\) là hai số thực dương, khác 1 có đồ thị lần lượt là \(\left( {{C}_{1}} \right),\left( {{C}_{2}} \right)\) như hình vẽ. Khẳng định nào dưới đây sai?

Xem đáp án

Dựa trên đồ thị \(\left( {{C}_{1}} \right)\) ta thấy hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) là hàm số đồng biến nên \(a>1.\)

Dựa trên đồ thị \(\left( {{C}_{2}} \right)\) ta thấy hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) là hàm số nghịch biến nên \(0<b<1.\)

Suy ra \(0<b<1<a.\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 151740

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau

Đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) có tổng số bao nhiêu tiệm cận (chỉ xét các tiệm cận đúng và ngang)?

Xem đáp án

Vì \(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \) (hoặc \(\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=+\infty )\) nên đường thẳng \(x=1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số và \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=-1\) nên đường thẳng \(y=-1\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 151741

Một hình nón có bán kính đáy bằng 5 cm và diện tichs xung quanh bằng \(30\pi c{{m}^{2}}.\) Tính thể tích \(V\) của khối nón đó.

Xem đáp án

\({{S}_{xq}}=\pi rl\Rightarrow l=\frac{{{S}_{xq}}}{\pi r}=\frac{30\pi }{5\pi }=6\left( cm \right)\)

\(\Rightarrow h=\sqrt{{{l}^{2}}-{{r}^{2}}}=\sqrt{{{6}^{2}}-{{5}^{2}}}=\sqrt{11}\left( cm \right)\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h=\frac{1}{3}\pi {{.5}^{2}}.\sqrt{11}=\frac{25\pi \sqrt{11}}{3}\left( c{{m}^{3}} \right).\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 151743

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R},\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)={{\left( x+1 \right)}^{3}}{{\left( x-2 \right)}^{5}}{{\left( x+3 \right)}^{3}}.\) Số điểm cực trị của hàm số \(f\left( \left| x \right| \right)\) là

Xem đáp án

+ Ta có: \(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = 2\\ x = - 3 \end{array} \right.\)

+ BBT của hàm số \(y=f\left( x \right)\)

+ Căn cứ BBT của hàm số \(y=f\left( x \right)\) suy ra BBT của hàm số \(y=f\left( \left| x \right| \right)\) là

Vậy hàm số \(y=f\left( \left| x \right| \right)\) có 3 điểm cực trị

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 151744

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đoạn \(\left[ -\frac{2\pi }{3};\frac{\pi }{3} \right]\) là tập hợp con của tập nghiệm bất phương trình \({{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+1 \right)<{{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+4\cos x+m \right)+1.\)

Xem đáp án

Để đoạn \(\left[ -\frac{2\pi }{3};\frac{\pi }{3} \right]\) là tập hợp con của tập nghiệm bất phương trình \({{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+1 \right)<{{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+4\cos x+m \right)+1\) thì:

\({{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+1 \right)<{{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+4\cos x+m \right)+1,\forall x\in \left[ -\frac{2\pi }{3};\frac{\pi }{3} \right]\)

\(\Leftrightarrow {{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( {{\cos }^{2}}x+1 \right)<{{\log }_{\frac{1}{5}}}\left( \frac{{{\cos }^{2}}x+4\cos x+m}{5} \right),\forall x\in \left[ -\frac{2\pi }{3};\frac{\pi }{3} \right]\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\cos ^2}x + 4\cos x + m > 0\\ 5{\cos ^2}x + 5 > {\cos ^2}x + 4\cos x + m \end{array} \right.,\forall x \in \left[ { - \frac{{2\pi }}{3};\frac{\pi }{3}} \right]\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m > - {\cos ^2}x - 4\cos x\\ m < 4{\cos ^2}x - 4\cos x + 5 \end{array} \right.,\forall x \in \left[ { - \frac{{2\pi }}{3};\frac{\pi }{3}} \right]\)

Đặt \(t=\cos x.\) Khi đó ta có (1) trở thành: \(\left\{ \begin{array}{l} m > - {t^2} - 4t\\ m < 4{t^2} - 4t + 5 \end{array} \right.,\forall t \in \left[ { - \frac{1}{2};1} \right].\)

+ Để \(m>-{{t}^{2}}-4t,\forall t\in \left[ -\frac{1}{2};1 \right]\Leftrightarrow m>\underset{\left[ -\frac{1}{2};1 \right]}{\mathop{\max }}\,\left( -{{t}^{2}}-4t \right)\text{  }\left( 2 \right)\)

Xét hàm số \(f\left( -\frac{1}{2} \right)=\frac{7}{4};f\left( -1 \right)=-5.\) Do đó \(\underset{\left[ -\frac{1}{2};1 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( t \right)=\frac{7}{4}.\) Nên \(\left( 2 \right)\Leftrightarrow m>\frac{7}{4}.\)

+ Để \(m<4{{t}^{2}}-4t+5,\forall t\in \left[ -\frac{1}{2};1 \right]\Leftrightarrow m<\underset{\left[ -\frac{1}{2};1 \right]}{\mathop{\min }}\,\left( 4{{t}^{2}}-4t+5 \right)\text{  }\left( 3 \right)\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)=4{{t}^{2}}-4t+5,\forall t\in \left[ -\frac{1}{2};1 \right].\) Ta có \(g'\left( t \right)=8t-4=0\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}.\)

\(g\left( -\frac{1}{2} \right)=8,g\left( 1 \right)=5,g\left( \frac{1}{2} \right)=4.\) Do đó \(\underset{\left[ -\frac{1}{2};1 \right]}{\mathop{\min }}\,g\left( t \right)=4.\) Nên \(\left( 3 \right)\Leftrightarrow m<4.\)

Vậy \(m\in \left( \frac{7}{4};4 \right)\) thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 151745

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình vuông cạnh \(a,\) tam giác \(SAB\) vuông tại \(S\) và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Hình chiếu vuông góc của \(S\) lên cạnh \(AB\) là điểm \(H\) thỏa mãn \(AH=2BH.\) Tính theo \(a\) thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD.\)

Xem đáp án

+ Theo giả thiết ta suy ra được \(AH=\frac{2a}{3};BH=\frac{a}{3}.\)

+ Do tam giác \(SAB\) vuông tại \(S\) và \(SH\) là đường cao nên:

\(AH.AB=S{{A}^{2}}\Rightarrow SA=\sqrt{AH.AB}=\frac{a\sqrt{6}}{3};BH.BA=S{{B}^{2}}\Rightarrow SB=\sqrt{BH.BA}=\frac{a\sqrt{3}}{3}.\)

+ \(SH.AB=SA.SB\Rightarrow SH=\frac{SA.SB}{AB}=\frac{a\sqrt{2}}{3}.\)

+ Do đó \(V=\frac{1}{3}.{{S}_{ABCD}}.SH=\frac{1}{3}.{{a}^{2}}.\frac{a\sqrt{2}}{3}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{9}.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 151746

Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\sqrt{6-x}+\sqrt{x-4}+\sqrt{\left( 6-x \right)\left( x-4 \right)}\) là \(M,m.\) Tính tổng \(M+m.\)

Xem đáp án

TXĐ: \(D=4\le x\le 6.\)

Đặt \(t=\sqrt{6-x}+\sqrt{x-4}\Rightarrow \frac{{{t}^{2}}}{2}-1=\sqrt{\left( 6-x \right)\left( x-4 \right)}.\)

Xét hàm số \(f\left( x \right)=\sqrt{6-x}+\sqrt{x-4}\) với \(4\le x\le 6.\)

Ta có: \(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \sqrt{6-x}-\sqrt{x-4}=0\Leftrightarrow x=5.\)

Bảng biến thiên

Vậy \(f\left( x \right)\in \left[ \sqrt{2};2 \right]\Rightarrow t\in \left[ \sqrt{2};2 \right]\)

Hàm số đã cho trở thành \(y=f\left( t \right)=\frac{{{t}^{2}}}{2}+t-1\) với \(t\in \left[ \sqrt{2};2 \right].\)

Khi đó \(y'=t+1.\) Suy ra \(y'=0\Leftrightarrow t=-1\notin \left[ \sqrt{2};2 \right].\)

Ta có: \(f\left( \sqrt{2} \right)=\sqrt{2};f\left( 2 \right)=3.\) Suy ra \(M=3,m=\sqrt{2}.\)

Vậy \(M+m=3+\sqrt{2}.\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 151747

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị là đường cong \(\left( C \right)\), biết đồ thị của \(f'\left( x \right)\) như hình vẽ

Tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 1 cắt đồ thị \(\left( C \right)\) tại hai điểm \(A,B\) phân biệt lần lượt có hoành độ \(a,b.\) Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

Xem đáp án

Từ đồ thị \(f'\left( x \right)\) suy ra \(f'\left( 1 \right)=0.\)

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị \(\left( C \right)\) tại điểm có hoành độ bằng 1 là

                                    \(y=f'\left( 1 \right)\left( x-1 \right)+f\left( 1 \right)\Leftrightarrow y=f\left( 1 \right).\)

Phương trình hoành độ giao điểm của tiếp tuyến và đồ thị \(\left( C \right)\) là: \(f\left( x \right)=f\left( 1 \right)\)

Từ đồ thị \(f'\left( x \right)\) suy ra \(f'\left( -1 \right)=f'\left( 3 \right)=0.\)

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(y=f\left( x \right).\)

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy đường thẳng \(y=f\left( 1 \right)\) cắt đồ thị hàm số tại ba điểm có hoành độ lần lượt là \(a,1,b\) với \(a<-1\) và \(b>3.\) Suy ra \({{b}^{2}}>9\) và \({{a}^{2}}>1.\)

Vậy \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}>10.\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 151748

Có bao nhiêu giá trị nguyên \(m\) để hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+4\) có hai điểm cực trị thuộc khoảng \(\left( -3;3 \right)?\)

Xem đáp án

Ta có \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-mx+4\text{  }\left( 1 \right)\)

            \(y'=3{{x}^{2}}-6x-m\)

Xét: \(g\left( x \right)=3{{x}^{2}}-6x-m\)

Hàm số \(\left( 1 \right)\) có hai cực trị thuộc khoảng \(\left( -3;3 \right)\) khi \(g\left( x \right)=0\) có hai nghiệm phân biệt thuộc khoảng \(\left( -3;3 \right).\)

Ta có: \(g\left( x \right)=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x-m=0\Leftrightarrow 3{{x}^{2}}-6x=m\)

Xét: \(h\left( x \right)=3{{x}^{2}}-6x\Rightarrow h'\left( x \right)=6x-6,\) cho \(h'\left( x \right)=0\Leftrightarrow x=1.\)

Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên, ta có \(m\in \left( -3;9 \right).\)

Vậy có 11 giá trị nguyên của \(m.\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 151749

Một hình thang cân \(ABCD\) có đáy nhỏ \(AB=1,\) đáy lớn \(CD=3,\) cạnh bên \(BC=AD=\sqrt{2}.\) Cho hình thang \(ABCD\) quay quanh \(AB\) ta được khối nó xoay có thể tích là

Xem đáp án

Khi quay hình thang quanh cạnh \(AB\) ta được khối tròn xoay.

Kẻ các đường cao \(AH,BK.\) Khi đó: \(HK=AB=1\Rightarrow CK=DK=1\)

Áp dụng pitago trong các tam giác vuông \(AHC,BKD\) ta được: \(AH=BK=1\)

Xét khối trụ có đường cao \(CD=3,\) bán kính \(AH=1.\) Khi đó thể tích khối trụ: \({{V}_{\left( T \right)}}=\pi .A{{H}^{2}}.CD=3\pi \)

Xét khối nón có đường sinh \(AD=\sqrt{2},\) bán kính \(AH=1,\) đường cao \(DH=1.\) Khi đó thể tích khối nón \({{V}_{\left( N \right)}}=\frac{1}{3}.\pi .A{{H}^{2}}.DH=\frac{\pi }{3}\)

Thể tích khối tròn xoay: \(V={{V}_{\left( T \right)}}-2{{V}_{\left( N \right)}}=\frac{7\pi }{3}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 151750

Anh Minh muốn xây dựng một hố ga không có nắp đậy dạng hình hộp chữ nhật có thể tích chứa được \(3200c{{m}^{3}}\), tỉ số giữa chiều cao và chiều rộng của hố ga bằng 2 . Xác định diện tích đáy của hố ga để khi  xây hố tiết kiệm được nguyên vật liệu nhất.

Xem đáp án

Gọi chiều rộng của hố ga là \(x\left( cm \right)\left( x>0 \right)\Rightarrow \) chiều cao của hố ga là \(2x\left( cm \right)\)

Hố ga dạng hình hộp chữ nhật có thể tích là \(3200c{{m}^{3}}\Rightarrow \) Chiều dài hố ga là \(\frac{3200}{x.2x}=\frac{1600}{{{x}^{2}}}\left( cm \right)\)

Tổng diện tích cần xây hố ga (5 mặt, trừ mặt đáy trên) là:

\(S=2.\left( x+\frac{1600}{{{x}^{2}}} \right).2x+x.\frac{1600}{{{x}^{2}}}=4{{x}^{2}}+\frac{8000}{x}\left( c{{m}^{2}} \right)\)

Theo bất đẳng thức AM-GM, ta có: \(S=4{{x}^{2}}+\frac{4000}{x}+\frac{4000}{x}\ge 3\sqrt[3]{4{{x}^{2}}.\frac{4000}{x}.\frac{400}{x}}=1200\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(4{{x}^{2}}=\frac{4000}{x}\Leftrightarrow {{x}^{3}}=1000\Leftrightarrow x=10\) (thỏa mãn)

Với \(x=10\) thì diện tích mặt đáy của hố ga là \(10.\frac{1600}{{{10}^{2}}}=160\left( c{{m}^{2}} \right).\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 151751

Cho mặt nón tròn xoay đỉnh \(S\) đáy là đường tròn tâm \(O\) có thiết diện qua trục là một tam giác đều cạnh bằng \(a.\text{ }A,B\) là hai điểm bất kì trên đường tròn \(\left( O \right).\) Thể tích khối chóp \(S.OAB\) đạt giá trị lớn nhất bằng

Xem đáp án

Gọi \(\widehat{AOB}=\alpha .\) Hình chóp \(S.OAB\Rightarrow {{0}^{0}}<\alpha <{{180}^{0}}\Rightarrow 0<\sin \alpha \le 1\)

Diện tích \(\Delta OAB\) là \(\frac{1}{2}.OA.ON.\sin \alpha \Rightarrow \) Thể tích khối chóp \(S.OAB\) là \(V=\frac{1}{6}.SO.OA.OB.\sin \alpha \)

Vì thiết diện qua trục là một tam giác đều cạnh bằng \(a\Rightarrow SO=\frac{a\sqrt{3}}{2};OA=OB=\frac{a}{2}\)

\(\Rightarrow V=\frac{1}{6}.\frac{a\sqrt{3}}{2}.\frac{a}{2}.\frac{a}{2}.\sin \alpha =\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}.\sin \alpha }{48}\le \frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48}\)

Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow \sin \alpha =1\Leftrightarrow \alpha ={{90}^{0}}\Leftrightarrow OA\bot OB\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.OAB\) đạt giá trị lớn nhất bằng \(\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48}.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 151752

Cho hai số thực dương \(a,b\) thỏa mãn \({{\log }_{4}}a={{\log }_{6}}b={{\log }_{9}}\left( a+b \right).\) Tính \(\frac{a}{b}.\)

Xem đáp án

Đặt \({{\log }_{4}}a={{\log }_{6}}b={{\log }_{9}}\left( a+b \right)=t.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {\log _4}a = t\\ {\log _6}b = t\\ {\log _9}\left( {a + b} \right) = t \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = {4^t}\\ b = {6^t}\\ a + b = {9^t} \end{array} \right..\)

Ta có \({4^t} + {6^t} = {9^t} \Leftrightarrow {\left( {\frac{4}{9}} \right)^t} + {\left( {\frac{2}{3}} \right)^t} - 1 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {\left( {\frac{2}{3}} \right)^t} = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}\\ {\left( {\frac{2}{3}} \right)^t} = \frac{{ - 1 - \sqrt 5 }}{2}\left( {VN} \right) \end{array} \right. \Leftrightarrow \frac{a}{b} = \frac{{ - 1 + \sqrt 5 }}{2}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 151753

Ông An gửi 320triệu đồng vào ngân hàng ACB và VietinBank theo phương thức lãi kép. Số tiền thứ nhất gửi vào ngân hàng ACB với lãi suất 2,1% một quý trong thời gian 15 tháng. Số tiền còn lại gửi vào ngân hàng VietinBank với lãi suất 0,73% một tháng trong thời gian 9 tháng. Biết tổng số tiền lãi ông An nhận được ở hai ngân hàng là 26670725,95 đồng. Hỏi số tiền ông An lần lượt ở hai ngân hàng ACB và VietinBank là bao nhiêu (số tiền được làm tròn tới hàng đơn vị)?

Xem đáp án

Gọi \(x\) (triệu) là số tiền ông An gửi vào ngân hàng ACB, \(y\)(triệu) là số tiền ông An gửi vào ngân hàng VietinBank.

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} x + y = 320\\ x{\left( {1 + 2,1\% } \right)^5} + y{\left( {1 + 0,73\% } \right)^9} = 346,67072595 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 120\\ y = 200 \end{array} \right..\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 151754

Giả sử trong trận chung kết AFF Cup 2018, đội tuyển Việt Nam phải phân định thắng thua trên chấm đá phạt 11 m. Biết xác suất để mỗi cầu thủ Việt Nam thực hiện thành công quả đá 11 m của mình đều là 0,8. Gọi \(P\) là xác suất để đội tuyển Việt Nam thực hiện thành công từ 4 quả trở lên trong 5 lượt sút đầu tiên. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Xác suất để 4 quả thành công là: \({{\left( 0,8 \right)}^{4}}.0,2.5=0,4096.\)

Xác suất để 5 quả thành công là: \({{\left( 0,8 \right)}^{5}}=0,32768.\)

Vậy xác suất để đội tuyển Việt Nam thực hiện thành công từ 4 quả trở lên trong 5 lượt sút đầu tiên là: \(0,4096+0,32768=0,73728.\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 151755

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng 1. Cắt hình lập phương bằng một mặt phẳng đi qua đường chéo \(BD'\). Tìm giá trị nhỏ nhất của diện tích thiết diện thu được.

Xem đáp án

Gọi \(O\) là trung điểm \(BD'.\)

Gọi \(E,F\) là tâm hình vuông \(ABB'A'\) và \(DCC'D'.\)

Giả sử thiết diện qua \(BD'\) và cắt \(AD\) trung điểm \(M\) của \(AD.\)

Trong \(\left( ADC'B' \right)\) gọi \(N=B'C'\cap OM\Rightarrow N\) là trung điểm \(B'C'.\)

\(\Rightarrow MN=AB'=BC'=\sqrt{2}.\)

Tứ giác \(BMD'N\) là hình thoi \(\left( MB=MD'=NB=ND'=\frac{\sqrt{5}}{2} \right).\)

\({{S}_{BMD'N}}=\frac{1}{2}MN.BD'=\frac{\sqrt{6}}{2}.\)

Ta chứng minh \(M\) là trung điểm của \(AD\) thì diện tích thiết diện đạt giá trị nhỏ nhất.

Lấy \(M'\) bất kỳ trên \(AD.\) Kẻ \(M'H\bot EF,M'K\bot BD'.\)

Tứ giác \(MM'HO\) là hình bình hành \( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} M'H = MO\\ M'H//MO \end{array} \right..\)

Mà \(MO\bot \left( A'BCD' \right)\Rightarrow M'H\bot \left( A'BCD' \right).\)

\(\Delta M'HK\) vuông tại \(H\Rightarrow M'K\ge M'H=MO\)

\(\left\{ \begin{array}{l} {S_{BM'D'N'}} = 2{S_{\Delta M'BD'}} = 2.\frac{1}{2}M'K.BD' = \sqrt 3 M'K\\ {S_{BMD'N}} = 2{S_{\Delta MBD}} = 2.\frac{1}{2}MO.BD' = \sqrt 3 MO \end{array} \right.\)

\(\Rightarrow {{S}_{BM'D'N'}}\ge {{S}_{BMD'N}}.\)

Dấu “=” xảy ra \(\Leftrightarrow M'\equiv M.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 151756

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều và \(A'A=A'B=A'C.\) Biết rằng các cạnh bên của lăng trụ tạo với đáy một góc \({{60}^{0}}\) và khoảng cách giữa đường thẳng \(AA'\) và mặt phẳng \(\left( BCC'B' \right)\) bằng 1. Tính thể tích khối lăng trụ đã cho.

Xem đáp án

* Gọi \(H\) là trung điểm \(BC,O\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác \(ABC.\)

Vì \(A'A=A'B=A'C\) nên hình chiếu của \(A'\) lên \(\left( ABC \right)\) là điểm \(O\) hay \(A'O\bot \left( ABC \right).\)

Gọi \(E\) là điểm sao cho \(BCAE\) là hình bình hành.

\(\Leftrightarrow d\left( AA';\left( BCC'B' \right) \right)=d\left( \left( AA'E \right);\left( BCC'B' \right) \right)=d\left( H;\left( AA'E \right) \right).\)

* Gọi \(K\) là hình chiếu của \(O\) lên \(AA'.\)

Vì \(\left\{ \begin{array}{l} A'O \bot AE\\ A'O \bot AE \end{array} \right. \Rightarrow \left( {AA'O} \right) \bot AE \Rightarrow OK \bot AE\)

\(\Rightarrow OK\bot \left( AA'E \right).\)

* Ta có: \(\frac{d\left( O;\left( A'AE \right) \right)}{d\left( H;\left( A'AE \right) \right)}=\frac{OK}{d\left( H;\left( A'AE \right) \right)}=\frac{AO}{AH}=\frac{2}{3}\Rightarrow OK=\frac{2}{3}.\)

* Góc giữa \(AA'\) và \(\left( ABC \right)\) là góc giữa \(AA'\) và \(AO\) bằng \({{60}^{0}}.\)

\(\Rightarrow AO=\frac{OK}{\sin {{60}^{0}}}=\frac{4}{3\sqrt{3}}=\frac{AB\sqrt{3}}{3}\Rightarrow AB=\frac{4}{3}.\)

* \(A'O=AO.\tan {{60}^{0}}=\frac{4}{3}.\)

Vậy \(V=A'O.{{S}_{ABC}}=\frac{4}{3}.\frac{{{\left( \frac{4}{3} \right)}^{2}}\sqrt{3}}{4}=\frac{16\sqrt{3}}{27}.\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 151757

Cho parabol \(\left( P \right):y=-{{x}^{2}}\) và đồ thị hàm số \(y=a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx-2\) có đồ thị như hình vẽ. Tính giá trị của biểu thức \(P=a-3b-5c.\)

Xem đáp án

* Xét phương trình hoành độ giao điểm:

\(a{{x}^{3}}+b{{x}^{2}}+cx-2=-{{x}^{2}}\Leftrightarrow a{{x}^{3}}+\left( b+1 \right){{x}^{2}}+cx-2=0\)

Từ đồ thị ta thấy hai đồ thị hàm số cắt nhau tại điểm có hoành độ \(x=1;x=-1;x=-2\) nên ta có hệ phương trình sau:

\(\left\{ \begin{array}{l} - 4a + 2b - c = - 1\\ a - b + c = - 1\\ a + b + c = 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 1\\ b = 1\\ c = - 1 \end{array} \right.\)

Vậy \(P=a-3b-5c=3.\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 151758

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) có cạnh bằng \(a.\) Số đo góc giữa \(\left( BA'C \right)\) và \(\left( DA'C \right).\)

Xem đáp án

Gọi H,K lần lượt là trung điểm của \(A'B,A'D\)

Ta có: \(AH\bot (BA'C),AK\bot (DA'C)\)

\(=>(\widehat{(BA'C);(DA'C)})=\widehat{(AH,AK)}=\widehat{HAK}\)

Lại có : HK là đường trung bình của \(\Delta A'BD=>HK=\frac{1}{2}BD=\frac{a\sqrt{2}}{2}\)

Mặt khác \(AH=AK=\frac{a\sqrt{2}}{2}=>AH=AK=HK=a\sqrt{2}\)

=> \(\Delta AHK\)đều.

\(=>(\widehat{(BA'C);(DA'C)})=\widehat{HAK}={{60}^{o}}.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 151759

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang có \(AD//BC,M\) là điểm di động trong hình thang \(ABCD.\) Qua \(M\) kẻ đường thẳng song song với \(SA\) và \(SB\) lần lượt cắt các mặt \(\left( SBC \right)\) và \(\left( SAD \right)\) tại \(N\) và \(P.\) Cho \(SA=a,SB=b.\) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(T=M{{N}^{2}}.MP.\)

Xem đáp án

Gọi giao điểm của BM với AD là J, giao điểm của AM với BC là I

Gọi độ dài MN là x, độ dài MP là y.

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l} \frac{{MN}}{{SA}} = \frac{{IM}}{{IA}}\\ \frac{{MP}}{{SB}} = \frac{{JM}}{{JB}} = \frac{{AM}}{{AI}} \end{array} \right. = > \frac{x}{a} + \frac{y}{b} = 1\)

\(=>P=(\frac{x}{2a}.\frac{x}{2a}.\frac{y}{b}).\frac{4{{a}^{2}}}{b}\le \frac{{{(\frac{x}{2a}+\frac{y}{2a}+\frac{y}{b})}^{3}}}{{{3}^{3}}}\frac{4{{a}^{2}}}{b}=\frac{1}{27}.\frac{4{{a}^{2}}}{b}=\frac{4{{a}^{2}}b}{27}\)(BĐT Cauchy)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 151760

Giá trị của tổng \(S=C_{3}^{3}+C_{4}^{3}+...+C_{100}^{3}\) bằng

Xem đáp án

Ta có

\(\begin{array}{l} C_3^3 + C_4^3 + C_5^3 + .... + C_{100}^3\\ = \frac{{3!}}{{3!.0!}} + \frac{{4!}}{{3!.1!}} + \frac{{5!}}{{3!.2!}} + .... + \frac{{100!}}{{3!.97!}}\\ = \frac{1}{{3!}}.(1.2.3 + 2.3.4 + 3.4.5 + .... + 98.99.100) \end{array}\)

Chứng minh bằng quy nạp ta được: \(1.2.3+2.3.4+3.4.5+...+n(n+1)(n+2)=\frac{n(n+1)(n+2)(n+3)}{4}\)

Áp dụng vào ta có: \(C_{3}^{3}+C_{4}^{3}+C_{5}^{3}+....+C_{100}^{3}=\frac{1}{3!}.\frac{98.99.100.101}{4}=\frac{101!}{4!.97!}=C_{101}^{4}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 151761

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\). Đồ thị của hàm số \(y=f'\left( x \right)\) như hình bên.

Đặt \(h\left( x \right)=f\left( x \right)-\frac{{{x}^{2}}}{2}.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Nhìn vào đồ thị ta dễ thấy đáp án đúng là B

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 151762

Cho \(a,b,c\) là các số thực khác 0 thỏa mãn \({{4}^{a}}={{25}^{b}}={{10}^{c}}.\) Tính giá trị biểu thức \(A=\frac{c}{a}+\frac{c}{b}.\)

Xem đáp án

Ta có \({{4}^{a}}={{25}^{b}}={{10}^{c}}\Leftrightarrow a\log 4=b\log 25=c.\)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} \frac{c}{a} = \log 4\\ \frac{c}{b} = \log 25 \end{array} \right. \Rightarrow A = \log 4 + \log 25 = \log 100 = 2.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 151763

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(A,AB=a\sqrt{3},BC=2a,\) đường thẳng \(AC'\) tạo với mặt phẳng \(\left( BCC'B' \right)\) một góc \({{30}^{0}}.\) Diện tích của mặt cầu ngoại tiếp hình lăng trụ đã cho bằng

Xem đáp án

Ta có \(AC=\sqrt{B{{C}^{2}}-A{{B}^{2}}}=a\)

Gọi \(H\) là hình chiếu của \(A\) trên \(BC\Rightarrow AH=\frac{AB.AC}{BC}=\frac{a\sqrt{3}}{2}.\)

Ta có \(\left( AC',\left( BCC'B' \right) \right)=\left( AC',HC' \right)=\widehat{AC'H}\Rightarrow \widehat{AC'H}={{30}^{0}}\Rightarrow AC'=2AH=a\sqrt{3}.\)

\(\Rightarrow CC'=\sqrt{AC{{'}^{2}}-A{{C}^{2}}}=a\sqrt{2}.\)

Gọi \(O,O',I\) lần lượt là trung điểm của \(BC,B'C',OO'\Rightarrow I\) là tâm mặt cầu ngại tiếp lăng trụ.

\(\Rightarrow R=AI=\sqrt{A{{O}^{2}}+O{{I}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{BC}{2} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{CC'}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{2}.\)

Vậy diện tích mặt cầu là \(4.\pi .{{\left( \frac{a\sqrt{6}}{2} \right)}^{2}}=6\pi {{a}^{2}}.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 151765

Cho tứ diện \(ABCD\) có độ dài cạnh bằng \(a,\left( S \right)\) là mặt tiếp xúc với sáu cạnh của tứ diện \(ABCD.M\) là một điểm thay đổi trên \(\left( S \right).\) Tính tổng \(T=M{{A}^{2}}+M{{B}^{2}}+M{{C}^{2}}+M{{D}^{2}}.\)

Xem đáp án

Gọi I là tâm mặt cầu (S) thì I là tâm của tứ diện ABCD.

Gọi N là trung điểm của CD, O là tâm của tam giác BCD.

Ta có:

\(\begin{array}{l} BO = \frac{2}{3}BN = \frac{{a\sqrt 3 }}{3},ON = \frac{1}{3}BN = \frac{{a\sqrt 3 }}{6}\\ AO = \sqrt {A{B^2} - B{O^2}} = \frac{{a\sqrt 6 }}{3}\\ AI = \frac{3}{4}AO = \frac{{a\sqrt 6 }}{4},OI = \frac{1}{4}AO = \frac{{a\sqrt 6 }}{{12}}\\ IN = \sqrt {O{I^2} + O{N^2}} = \frac{{a\sqrt 2 }}{4} \end{array}\)

Bán kính mặt cầu là \(R=IN=\frac{a\sqrt{2}}{4}\)

\(\begin{array}{l} T = M{A^2} + M{B^2} + M{C^2} + M{D^2} = {(\overrightarrow {IM} - \overrightarrow {IA} )^2} + {(\overrightarrow {IM} - \overrightarrow {IB} )^2} + {(\overrightarrow {IM} - \overrightarrow {IC} )^2} + {(\overrightarrow {IM} - \overrightarrow {ID} )^2}\\ = 4{\overrightarrow {IM} ^2} - 2\overrightarrow {IM} (\overrightarrow {IA} + \overrightarrow {IB} + \overrightarrow {IC} + \overrightarrow {ID} ) + ({\overrightarrow {IA} ^2} + {\overrightarrow {IB} ^2} + {\overrightarrow {IC} ^2} + {\overrightarrow {ID} ^2})\\ = 4{R^2} + 4I{A^2}\\ = 2{a^2} \end{array}\)

Vậy \(T=2{{a}^{2}}\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 151766

Cho các số thực dương \(x,y,z\) và thỏa mãn \(x+y+z=3.\) Biểu thức \(P={{x}^{4}}+{{y}^{4}}+8{{z}^{4}}\) đạt GTNN bằng \(\frac{a}{b},\) trong đó \(a,b\) là các số tự nhiên dương, \(\frac{a}{b}\) là phân số tối giản. Tính \(a-b.\)

Xem đáp án

\(\begin{array}{l} 9 = {(x + y + \frac{1}{{\sqrt 2 }}.\sqrt 2 .z)^2} \le \frac{5}{2}({x^2} + {y^2} + 2{z^2}) = \frac{5}{2}({x^2} + {y^2} + \frac{1}{{\sqrt 2 }}.2.\sqrt 2 .{z^2}) \le \frac{5}{2}.\sqrt {\frac{5}{2}.({x^4} + {y^4} + 8{z^4})} \\ = > {x^4} + {y^4} + 8{z^4} \ge {(9:\frac{5}{2})^2}:\frac{5}{2} = \frac{{648}}{{125}} \end{array}\)

Vậy GTNN của P là \(\frac{a}{b}=\frac{648}{125}=>a-b=523\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 151767

Cho khối chóp \(S.ABC,\) đáy \(ABC\) là tam giác có \(AB=AC=a,\widehat{BAC}={{60}^{0}},\widehat{SBA}=\widehat{SCA}={{90}^{0}},\) góc giữa \(\left( SAB \right)\) và \(\left( SAC \right)\) bằng \({{60}^{0}}.\) Thể tích của khối chóp đã cho bằng:

Xem đáp án

Ta có: \(\Delta SBA=\Delta SCA=>SB=SC\)

Gọi M là trung điểm của BC, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l} SM \bot BC\\ AM \bot BC \end{array} \right. = > BC \bot (SAM)\)

Dựng \(SH\bot AM=>SH\bot (ABC)\). Khi đó \(\widehat{SBH}={{60}^{o}}\)

Do \(S{{H}^{2}}+H{{B}^{2}}=S{{B}^{2}};S{{B}^{2}}+A{{B}^{2}}=S{{A}^{2}}\)

Ta có: \(S{{A}^{2}}=S{{H}^{2}}+H{{B}^{2}}+A{{B}^{2}}\), mặt khác \(S{{A}^{2}}=H{{A}^{2}}+S{{H}^{2}}\)

Do đó \(H{{B}^{2}}+A{{B}^{2}}=H{{A}^{2}}=>HB\bot AB\)

Ta có: \(AB=a=>BH=AB\tan \widehat{BAH}=a\sqrt{3}\)

Khi đó:

\(\begin{align} & SH=HB\tan {{60}^{o}}=3a;{{S}_{ABC}}=\frac{AB.AC.\sin A}{2}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4} \\ & =>V=\frac{1}{3}.SH.{{S}_{ABC}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4} \\ \end{align}\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 151768

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{2}}\left( x\sqrt{{{x}^{2}}+2}+4-{{x}^{2}} \right)+2x+\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le 1\) là \(\left( -\sqrt{a};-\sqrt{b} \right].\)

Xem đáp án

Ta có: \(x\sqrt{{{x}^{2}}-2}-{{x}^{2}}=x\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}-x \right)=\frac{2x}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}+x}.\)

Ta có: \({{\log }_{2}}\left( x\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}-x \right)+4 \right)+2x+\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le 1\)

\(\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( x\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}-x \right)+4 \right)+2x+\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le 1.\)

\(\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( \frac{2x}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}+x}+4 \right)+2x+\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le 1\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\frac{2\left( 3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2} \right)}{\sqrt{{{x}^{2}}+2}+x}+2x+\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le 1,\left( 1 \right)\)

Ta có \(\sqrt{{{x}^{2}}+2}+x>0,\forall x\in \mathbb{R}.\)

Điều kiện: \(3x + 2\sqrt {{x^2} + 2} > 0 \Leftrightarrow 2\sqrt {{x^2} + 2} > - 3x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x \ge 0\\ \left\{ \begin{array}{l} x < 0\\ 4{x^2} + 8 > 9{x^2} \end{array} \right. \end{array} \right. \Leftrightarrow x > - \sqrt {\frac{8}{5}} .\left( * \right)\)

Với điều kiện (*), ta có

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( 3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2} \right)+3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le {{\log }_{2}}\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}+x \right)+\sqrt{{{x}^{2}}+2}+x,\left( 2 \right).\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{\log }_{2}}t+t\) với \)t>0.\) Có \(f'\left( t \right)=\frac{1}{t.\ln 2}+1>0,\forall t\in \left( 0;+\infty  \right).\)

Hàm số \(f\left( t \right)={{\log }_{2}}t+t\) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right),\left( 3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2} \right)\in \left( 0;+\infty  \right)\) và \(\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}+x \right)\in \left( 0;+\infty  \right).\)

Nên \(\left( 2 \right)\Leftrightarrow f\left( 3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2} \right)\le f\left( \sqrt{{{x}^{2}}+2}+x \right)\)

\(\Leftrightarrow 3x+2\sqrt{{{x}^{2}}+2}\le \sqrt{{{x}^{2}}+2}+x\Leftrightarrow \sqrt{{{x}^{2}}+2}\le -2x\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & -2x\ge 0 \\ & {{x}^{2}}+2\le 4{{x}^{2}} \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x\le 0 \\ & 3{{x}^{2}}\ge 2 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x\le -\sqrt{\frac{2}{3}}.\)

Kết hợp với ĐK ta có tập nghiệm bất phương trình là \(\left( -\sqrt{\frac{8}{5}};-\sqrt{\frac{2}{3}} \right)\) hay \(a.b=\frac{16}{15}.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 151769

Cho phương trình:

\({{2}^{-\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|}}.{{\log }_{81}}\left( \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2 \right)+{{2}^{-\left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|-2}}.{{\log }_{3}}\left( \frac{1}{\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2} \right)=0\)

Gọi \(S\) là tập hợp tất cả các giá trị của \(m\) nguyên để phương trình đã cho có 6 nghiệm hoặc 7 nghiệm hoặc 8 nghiệm. Tính tổng bình phương tất cả các phần tử của tập \(S.\)

Xem đáp án

Ta có:

\({{2}^{-\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|}}.{{\log }_{81}}\left( \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2 \right)+{{2}^{-\left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|-2}}.{{\log }_{3}}\left( \frac{1}{\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2} \right)=0\text{  }\left( 1 \right)\)

\(\Leftrightarrow {{2}^{-\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|-2}}.{{\log }_{3}}\left( \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2 \right)+{{2}^{-\left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|-2}}.{{\log }_{3}}\left( \left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2 \right)=0\)

\(\Leftrightarrow {{2}^{\left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2}}.{{\log }_{3}}\left( \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2 \right)={{2}^{-\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2}}.{{\log }_{3}}\left( \left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2 \right)\text{  }\left( 2 \right)\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)={{2}^{t}}{{\log }_{3}}t\) với \(t\ge 2.\)

Có \(f'\left( t \right)={{2}^{t}}\ln 2.{{\log }_{3}}t+\frac{{{2}^{t}}}{t.\ln 3}={{2}^{t}}\left( \ln 2.{{\log }_{3}}t+\frac{1}{t.\ln 3} \right)>0,\forall c\in \left[ 2;+\infty  \right).\)

Hàm số \(f\left( t \right)={{2}^{t}}{{\log }_{3}}t\) đồng biến trên \(\left( 2;+\infty  \right).\)

\(\left( 2 \right)\Leftrightarrow f\left( \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2 \right)=f\left( \left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2 \right)\)

            \(\Leftrightarrow \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|+2=\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|+2\Leftrightarrow \left| \left| {{x}^{3}} \right|-3{{x}^{2}}+1 \right|=\left| \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1 \right|\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {{x^3}} \right| - 3{x^2} + 1 = \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} + 1\\ \left| {{x^3}} \right| - 3{x^2} + 1 = - \left| {{m^3}} \right| + 3{m^2} - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left| {{x^3}} \right| - 3{x^2} = \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2}{\rm{ }}\left( 3 \right)\\ \left| {{x^3}} \right| - 3{x^2} = - \left| {{m^3}} \right| + 3{m^2} - 2{\rm{ }}\left( 4 \right) \end{array} \right.\)

Xét hàm số \(g\left( x \right) = {x^3} - 3{x^2}\) có \(g'\left( x \right) = 3{x^2} - 6x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 2 \end{array} \right..\)

Ta có bảng biến thiên của hàm số \(g\left( x \right)={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}\)

Suy ra bảng biến thiên của hàm số \(g\left( \left| x \right| \right)={{\left| x \right|}^{3}}-3{{x}^{2}}\)

Để phương trình (1) có 6 nghiệm hoặc 7 nghiệm hoặc 8 nghiệm thì phương trình (3) có 4 nghiệm và phương trình (4) có ít nhất 2 nghiệm hoặc phương trình (3) có 3 nghiệm thì phương trình (4) có ít nhất 3 nghiệm hoặc phương trình (3) có 2 nghiệm thì phương trình (4) có 4 nghiệm.

TH1: phương trình (3) có 4 nghiệm và phương trình (4) có ít nhất 2 nghiệm

\(\left\{ \begin{array}{l} - 4 < \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 0\\ - \left| {{m^3}} \right| + 3{m^2} - 2 \ge - 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - 4 < \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 0\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} \le 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 0\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} + 4 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2}\left( {\left| m \right| - 3} \right) < 0\\ {\left( {\left| m \right| - 2} \right)^2}\left( {\left| m \right| + 1} \right) > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow - 3 < m < 3\)

TH2: phương trình (3) có 3 nghiệm thì phương trình (4) có ít nhất 3 nghiệm

\(\left\{ \begin{array}{l} \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} = 0\\ - 4 < - \left| {{m^3}} \right| + 3{m^2} - 2 \le 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2}\left( {\left| m \right| - 3} \right) = 0\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} \ge - 2\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m = 0\\ m = \pm 3 \end{array} \right.\)

TH3: phương trình (3) có 2 nghiệm thì phương trình (4) có 4 nghiệm

\(\left\{ \begin{array}{l} \left[ \begin{array}{l} \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} = - 4\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} > 0 \end{array} \right.\\ - 4 < - \left| {{m^3}} \right| + 3{m^2} - 2 < 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} {m^2}\left( {\left| m \right| - 3} \right) > 0\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \left| m \right| > 3\\ \left| {{m^3}} \right| - 3{m^2} < 2 \end{array} \right. \Leftrightarrow m \in \emptyset \)

Xét phương trình: \(-\left| {{m}^{3}} \right|+3{{m}^{2}}-2=\left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}\Leftrightarrow \left| {{m}^{3}} \right|-3{{m}^{2}}+1=0\) không có nghiệm nguyên.

Vậy \(S=\left\{ 0;\pm 1;\pm 2;\pm 3 \right\}.\) Tổng bình phương các phần tử của \(S\) là: 28.

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 151770

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D\) với \(AD=DC=a,AB=2a.\) Hai mặt phẳng \(\left( SAB \right)\) và \(\left( SAD \right)\)cùng vuông góc với đáy. Góc giữa \(SC\) và mặt đáy bằng \({{60}^{0}}.\) Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AC\) và \(SB.\)

Xem đáp án

Gọi \(M\) là trung điểm \(AB,\) dễ thấy \(ADCM\) là hình vuông \(\Rightarrow MC=AM=\frac{1}{2}AB\)

\(\Rightarrow \Delta ACB\) là tam giác vuông tại \(C\)

Gọi \(N\) đối xứng với \(C\) qua \(M\Rightarrow ACBN\) là hình chữ nhật

\(AC//BN\Rightarrow AC//\left( SBN \right)\Rightarrow d\left( AC,SB \right)=d\left( A,\left( SBN \right) \right)=\frac{3{{V}_{S.ABN}}}{{{S}_{\Delta SBN}}}.\)

Tính \({{V}_{S.ABN}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{\Delta ABN}}=\frac{1}{6}SA.AN.NB=\frac{1}{6}SA.BC.AC\)

\(SA=AC.\tan {{60}^{0}}=a\sqrt{2}.\sqrt{3}=a\sqrt{6};BC=\sqrt{A{{B}^{2}}-A{{C}^{2}}}=\sqrt{4{{a}^{2}}-2{{a}^{2}}}=a\sqrt{2}\)

Như vậy: \({{V}_{S.ABN}}=\frac{1}{6}.a\sqrt{6}.a\sqrt{2}.a\sqrt{2}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3}\)

Ta có: \(SN=\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{N}^{2}}}=\sqrt{6{{a}^{2}}+2{{a}^{2}}}=2\sqrt{2}a\)

Xét \(\Delta SBN\) vuông tại \(N,\left( BN\bot AN;BN\bot SA\Rightarrow BN\bot SN \right)\)

Ta có: \({{S}_{SBN}}=\frac{1}{2}SN.NB=\frac{1}{2}.2\sqrt{2}a.a\sqrt{2}=2{{a}^{2}}\)

Suy ra \(d\left( AC,SB \right)=d\left( A,\left( SBN \right) \right)=\frac{3{{V}_{S.ABN}}}{{{S}_{\Delta ABN}}}=\frac{3.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{3}}{2{{a}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{2}.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 151771

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị như hình vẽ bên dưới.

Tập hợp tất cả các giá trị của \(m\) để phương trình \(f\left( \frac{1}{\cos x} \right)=m\) có nghiệm thuộc khoảng \(\left( \frac{\pi }{2};\frac{3\pi }{2} \right)\) là?

Xem đáp án

Đặt \(t=\frac{1}{\text{cosx}};\)

Ta có:

\(\begin{array}{l} \forall x \in \left( {\frac{\pi }{2};\frac{{3\pi }}{2}} \right) = > - 1 \le \cos x < 0 = > \frac{1}{{{\rm{cosx}}}} \le - 1\\ = > t \in ( - \infty ; - 1] \end{array}\)

Phương trình f(t) = m có nghiệm \(t \in ( - \infty ; - 1]\).

\(=>m\ge 2\)

Vậy \(m\in \text{ }\!\![\!\!\text{ }2;+\infty )\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 151772

Cho hai hàm số \(f\left( x \right)\) và \(g\left( x \right)\) đều có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) và thỏa mãn: \({{f}^{3}}\left( 2-x \right)-2{{f}^{2}}\left( 2+3x \right)+{{x}^{2}}g\left( x \right)+36x=0,\forall x\in \mathbb{R}.\) Tính \(A=3f\left( 2 \right)+4f'\left( 2 \right).\)

Xem đáp án

Thay \(x=0\) vào đẳng thức \({{f}^{3}}\left( 2-x \right)-2{{f}^{2}}\left( 2+3x \right)+{{x}^{2}}g\left( x \right)+36x=0\) ta có:

\({f^3}\left( 2 \right) - 2{f^2}\left( 2 \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( 2 \right) = 0\\ f\left( 2 \right) = 2 \end{array} \right..\)

Lấy đạo hàm theo \(x\) hai vế của đẳng thức trên ta có:

\(-3{{f}^{2}}\left( 2-x \right).f'\left( 2-x \right)-12.f\left( 2+3x \right).f'\left( 2+3x \right)+2xg\left( x \right)+{{x}^{2}}.g'\left( x \right)+36=0.\)

Thay \(x=0\) vào đẳng thức trên ta có: \(-3{{f}^{2}}\left( 2 \right).f'\left( 2 \right)-12f\left( 2 \right).f'\left( 2 \right)+36=0\left( * \right)\)

Dễ thấy \(f\left( 2 \right)=0\) không thỏa mãn \(\left( * \right).\)

Khi đó, với \(f\left( 2 \right)=2\) ta được: \(-12.f'\left( 2 \right)-24.f'\left( 2 \right)+36=0\Rightarrow f'\left( 2 \right)=1.\)

Với \(f\left( 2 \right)=2\Rightarrow f'\left( 2 \right)=1.\) Khi đó \(A=3f\left( 2 \right)+4f'\left( 2 \right)=10.\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 151773

Cho tập \(x=\left\{ 1;2;3;...;8 \right\}\). Gọi \(A\) là tập hợp các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau từ \(x.\) Lấy ngẫu nhiên một số từ \(A.\) Tính xác suất để số lấy được chia hết cho 2222.

Xem đáp án

\(A\) là tập hợp các số tự nhiên có 8 chữ số đôi một khác nhau từ \(x=\left\{ 1;2;3;...;8 \right\}\) nên \(A\) có số phần tử là 8! (số).

Giả sử lấy được từ tập \(A\) số có dạng \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}{{a}_{8}}}\) chia hết cho 2222 (với \({{a}_{i}}\in X,i=\overline{1,8}).\)

Vì 2222 = 2.11.101 (2; 11; 101 là các số đôi một nguyên tố cùng nhau) nên \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}{{a}_{8}}}\) là số chữ đồng thời chia hết cho 11 và 101.

Ta có: \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}{{a}_{8}}}\vdots 11\Rightarrow \left[ \left( {{a}_{1}}+{{a}_{3}}+{{a}_{5}}+{{a}_{7}} \right)-\left( {{a}_{2}}+{{a}_{4}}+{{a}_{6}}+{{a}_{8}} \right) \right]\vdots 11.\)

Mà \(\left( {{a}_{1}}+{{a}_{3}}+{{a}_{5}}+{{a}_{7}} \right)+\left( {{a}_{2}}+{{a}_{4}}+{{a}_{6}}+{{a}_{8}} \right)=1+2+...+8=36,{{a}_{i}}\in X,i=\overline{1,8}.\)

Suy ra \({{a}_{1}}+{{a}_{3}}+{{a}_{5}}+{{a}_{7}}={{a}_{2}}+{{a}_{4}}+{{a}_{6}}+{{a}_{8}}=18.\)

Lại có: \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}{{a}_{8}}}\vdots 101\Rightarrow {{a}_{1}}+{{a}_{5}}={{a}_{3}}+{{a}_{7}}={{a}_{2}}+{{a}_{6}}={{a}_{4}}+{{a}_{8}}=9.\)

Nhận thấy các cặp chữ số có tổng bằng 9 lấy được từ \(x\) là: \(\left\{ 1;8 \right\};\left\{ 2;7 \right\};\left\{ 3;6 \right\};\left\{ 4;5 \right\}.\)

Khi đó để lập được một số có dạng \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}{{a}_{8}}}\) chia hết cho 2222, ta thực hiện liên tiếp các công đoạn sau:

+ Chọn 1 trong 4 cặp chữ số có tổng bằng 9: có 4 cách.

+ Xếp chữ số chẵn vào vị trí \({{a}_{8}}\) và chữ số lẻ vào vị trí \({{a}_{4}}:\) có 1 cách.

+ Chọn 1 trong 3 cặp chữ số có tổng bằng 9 còn lại: có 3 cách.

+ Xếp 2 chữ số trên vào vị trí \({{a}_{1}},{{a}_{5}}:\) có 2 cách.

+ Chọn 1 trong 2 cặp chữ số có tổng bằng 9 còn lại: có 2 cách.

+ Xếp 2 chữ số trên vào vị trí \({{a}_{2}},{{a}_{6}}:\) có 2 cách.

+ Cuối cùng xếp 2 chữ số của cặp còn lại vào vị trí \({{a}_{3}},{{a}_{7}}:\) có 2 cách.

Như vậy số các số cần tìm là \(4.1.3.2.2.2.2=192\) số.

Xét phép thử: “Lấy ngẫu nhiên một số từ \(A\)”.

Khi đó số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right)=8!.\)

Biến cố B. “Số lấy được chia hết cho 2222” \(\Rightarrow n\left( B \right)=192.\)

Vậy xác suất để số lấy được chia hết cho 2222 là:\(P\left( A \right)=\frac{192}{8!}.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 151774

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình chữ nhật với cạnh \(AD=2CD.\) Biết hai mặt \(\left( SAC \right),\left( SBD \right)\) cùng vuông góc với mặt đáy và đoạn \(BD=6;\) góc giữa \(\left( SCD \right)\) và mặt đáy bằng \({{60}^{0}}.\) Hai điểm \(M,N\) lần lượt là trung điểm của \(SA,SB.\) Thể tích khối đa diện \(ABCDMN\) bằng

Xem đáp án

Gọi \(O\) là giao điểm của \(AC\) và \(BD;E\) là trung điểm của \(CD\)

\(\left\{ \begin{array}{l} \left( {SAC} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\ \left( {SBD} \right) \bot \left( {ABCD} \right)\\ \left( {SAC} \right) \cap \left( {SBD} \right) = SO \end{array} \right. \Rightarrow SO \bot \left( {ABCD} \right).\)

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} OE \bot CD\\ SO \bot CD \end{array} \right. \Rightarrow CD \bot \left( {SOE} \right) \Rightarrow \left( {\widehat {\left( {SCD} \right);\left( {ABCD} \right)}} \right) = \widehat {SEO} = {60^0}\)

Đặt \(AD=2CD=2x\)

\(B{{D}^{2}}=A{{B}^{2}}+A{{D}^{2}}=5{{x}^{2}}\Leftrightarrow 5{{x}^{2}}=36\Rightarrow x=\frac{6\sqrt{5}}{5}\)

\(\Rightarrow AD=\frac{12\sqrt{5}}{5};CD=\frac{6\sqrt{5}}{5}\Rightarrow {{S}_{ABCD}}=\frac{72}{5}\)

\(OE=\frac{AD}{2}=\frac{6\sqrt{5}}{5}\)

Trong tam giác vuông \(SOE\) có \(SO=OE.\tan {{60}^{0}}=\frac{6\sqrt{15}}{5}.\)

\(\Rightarrow {{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.SO.{{S}_{ABCD}}=\frac{144\sqrt{15}}{25}\)

\({{V}_{S.MNCD}}={{V}_{S.MCD}}+{{V}_{S.MNC}}\)

\(\frac{{{V}_{S.MCD}}}{{{V}_{S.ACD}}}=\frac{SM}{SA}=\frac{1}{2};\frac{{{V}_{S.MNC}}}{{{V}_{S.ABC}}}=\frac{SM}{SA}.\frac{SN}{SB}=\frac{1}{4}\)

\(\Rightarrow {{V}_{S.MNCD}}=\frac{3}{4}.{{V}_{S.ABC}}=\frac{3}{8}.{{V}_{S.ABCD}}\)

\({{V}_{ABCDMN}}={{V}_{S.ABCD}}-{{V}_{S.MNCD}}=\frac{5}{8}.{{V}_{S.ABCD}}=\frac{18\sqrt{15}}{5}.\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 151775

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đại hàm \(f'\left( x \right)={{\left( x+1 \right)}^{2}}\left( {{x}^{2}}-4x \right)\). Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số \(m\) để hàm số \(g\left( x \right)=f\left( 2{{x}^{2}}-12x+m \right)\) có đúng 5 điểm cực trị?

Xem đáp án

\(g'\left( x \right)=\left( 4x-12 \right).f'\left( 2{{x}^{2}}-12x+m \right)\)

            \(=\left( 4x-12 \right){{\left( 2{{x}^{2}}-12x+m+1 \right)}^{2}}\left( 2{{x}^{2}}-12x+m \right)\left( 2{{x}^{2}}-12x+m-4 \right)\)

Hàm số \(g\left( x \right)\) có đúng 5 điểm cực trị

\(\Leftrightarrow g'\left( x \right)\) đổi dấu 5 lần

\(\Leftrightarrow g'\left( x \right)=0\) có 5 nghiệm đơn phân biệt

\(\Leftrightarrow \) phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m=0\) có hai nghiệm phân biệt khác 3 và phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m-4=0\) có hai nghiệm phân biệt khác 3 và các nghiệm này khác nhau

Phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m=0\) có hai nghiệm phân biệt khác 3 và phương trình \(3{{x}^{2}}-12x+m-4=0\) có hai nghiệm phân biệt khác 3.

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} \Delta {'_1} > 0\\ \Delta {'_2} > 0\\ {2.3^2} - 12.3 + m \ne 0\\ {2.3^2} - 12.3 + m - 4 \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} 36 - 2m > 0\\ 36 - 2\left( {m - 4} \right) > 0\\ m \ne 18\\ m \ne 22 \end{array} \right. \Leftrightarrow m < 18\)

Với điều kiện \(m<18\) thì phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m=0\) có hai nghiệm phân biệt là \(a;b\) và phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m-4=0\) có hai nghiệm phân biệt là \(c,d.\)

Theo Vi-ét ta có \(\left\{ \begin{array}{l} a + b = c + d = 6\\ a.b = m\\ c.d = m - 4 \end{array} \right.\)

Nếu \(a=c\) thì \(b=d\) (vì \(a+b=c+d=6)\Rightarrow a.b=c.d\Leftrightarrow m=m-4\) điều này là vô lí

Do đó các nghiệm của hai phương trình \(2{{x}^{2}}-12x+m=0\) và \(2{{x}^{2}}-12x+m-4=0\) luôn khác nhau.

Mà \(m\) là số nguyên dương nên \(m\in \left\{ 1;2;3;4...17 \right\}.\) Do đó có 17 giá trị \(m\) thỏa mãn bài toán.

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 151776

Hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) như hình vẽ

Hàm số \(y=f\left( 1-x \right)+\frac{{{x}^{2}}}{2}-x\) nghịch biến trên khoảng

Xem đáp án

Ta có \(y=f\left( 1-x \right)+\frac{{{x}^{3}}}{2}-x\Rightarrow y'=-f'\left( 1-x \right)+x-1.\)

Đặt \(t=1-x.\) Khi đó ta có \(y'=-f'\left( t \right)-t=0\Leftrightarrow f'\left( t \right)=-t\)

Vẽ đồ thị hàm số \(y=-t\) và \(y=f'\left( t \right)\) trên cùng mặt phẳng tọa độ ta thấy:

                                                            \(f'\left( t \right)=-t\Leftrightarrow t=-3,t=1,t=3.\)

Bảng xét dấu

Dựa vào bảng xét dấu, ta thấy hàm số nghịch biến trên các khoảng

\(\left[ \begin{array}{l} - 3 < t < 1\\ t > 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - 3 < 1 - x < 1\\ 1 - x > 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} 0 < x < 4\\ x < - 2 \end{array} \right..\)                           

Ta thấy \(\left( 1;3 \right)\subset \left( 0;4 \right).\) 

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 151777

Cho khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\), khoảng cách từ \(C\) đến \(BB'\) bằng \(2a,\) khoảng cách từ \(A\) đến các đường thẳng \(BB'\) và \(CC'\) lần lượt bằng \(a\) và \(a\sqrt{3}\), hình chiếu vuông góc của \(A\) lên mặt phẳng\(\left( A'B'C' \right)\) là trung điểm \(M\) của \(B'C'\) và \(A'M=\frac{2a\sqrt{3}}{3}.\) Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng

Xem đáp án

Gọi \(E,F\) lần lượt là hình chiếu vuông góc của \(A\) lên \(BB',CC'\Rightarrow AE=a,AF=a\sqrt{3}.\)

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l} BB' \bot AE\\ BB' \bot AF \end{array} \right. \Rightarrow BB' \Rightarrow \left( {AEF} \right) \Rightarrow BB' \bot EF \Rightarrow EF = d\left( {C,BB'} \right) = 2a.\)

Suy ra \(\Delta AEF\) vuông tại \(A.\)

Gọi \(K=MM'\cap EF\Rightarrow K\) là trung điểm của \(EF\Rightarrow AK=\frac{1}{2}EF=a.\)

Lại có \(MM'//BB'\Rightarrow MM'\bot \left( AEF \right)\Rightarrow MM'\bot AK.\)

Suy ra \(\frac{1}{A{{K}^{2}}}=\frac{1}{A{{M}^{2}}}+\frac{1}{AM{{'}^{2}}}\Rightarrow \frac{1}{{{a}^{2}}}=\frac{1}{A{{M}^{2}}}+\frac{3{{a}^{2}}}{4}\Rightarrow AM=2a.\)

Gọi \(H\) là hình chiếu vuông góc của \(A\) trên \(EF\Rightarrow AH\bot \left( BCC'B' \right).\)

Ta có \(\frac{1}{A{{H}^{2}}}=\frac{1}{A{{E}^{2}}}+\frac{1}{A{{F}^{2}}}\Rightarrow AH=\frac{a\sqrt{3}}{2},M'{{M}^{2}}=A{{M}^{2}}+AM{{'}^{2}}=\frac{16a}{3}\Rightarrow MM'=\frac{4\sqrt{3}a}{3}.\)

Ta cũng có \({{S}_{BCC'B'}}=d\left( C,BB' \right).BB'=\frac{8\sqrt{3}{{a}^{2}}}{3}.\)

Suy ra \({{V}_{ABC.A'B'C'}}=\frac{3}{2}{{V}_{A.BCC'B'}}=\frac{3}{2}.\frac{1}{3}.AH.{{S}_{BCC'B'}}=2{{a}^{3}}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »