Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Kinh Môn lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 66 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 152028

Cho hình chóp tứ giác đều \(S.ABCD\) có cạnh đáy bằng 2a, chiều cao cạnh bên bằng 3a. Tính thể tích \(V\) của khối chóp đã cho.

Xem đáp án

Diện tích đáy là: \({{S}_{ABCD}}=A{{B}^{2}}={{\left( 2a \right)}^{2}}=4{{a}^{2}}.\)

Gọi O là tâm của ABCD ta có \(SO\bot \left( ABCD \right)\Rightarrow SO=3a,\) thể tích \(V\) của khối chóp đã cho là: \(V=\frac{1}{3}{{S}_{ABCD}}.SO=\frac{1}{3}.4{{a}^{2}}.3a=4{{a}^{3}}.\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 152029

Cho hai số thực dương a và b. Biểu thức \(\sqrt[5]{\frac{a}{b}\sqrt[3]{\frac{b}{a}\sqrt{\frac{a}{b}}}}\) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là:

Xem đáp án

Ta có: \(\sqrt[5]{\frac{a}{b}\sqrt[3]{\frac{b}{a}\sqrt{\frac{a}{b}}}}=\sqrt[5]{\frac{a}{b}}\sqrt[15]{\frac{b}{a}}\sqrt[30]{\frac{a}{b}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{\frac{1}{5}}}.{{\left( \frac{a}{b} \right)}^{-\frac{1}{15}}}.{{\left( \frac{a}{b} \right)}^{\frac{1}{30}}}={{\left( \frac{a}{b} \right)}^{\frac{1}{6}}}.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 152030

Gọi \(M,m\) thứ tự là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y=\frac{{{x}^{2}}+3}{x-1}\) trên đoạn \(\left[ -2;0 \right].\) Tính \(P=M+m.\)

Xem đáp án

Ta có \(y'=\frac{{{x}^{2}}-2x-3}{{{\left( x-1 \right)}^{2}}}\) suy ra \(y'=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}-2x-3=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=-1 \\ & x=3 \\ \end{align} \right..\)

Xét trên \(\left[ -2;0 \right]\) ta có \(f\left( -2 \right)=-\frac{7}{3},f\left( -1 \right)=-2\) và \(f\left( 0 \right)=-3.\)

Vậy \(M=\underset{\left[ -2;0 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=-2\) và \(m=\underset{\left[ -2;0 \right]}{\mathop{\min }}\,f\left( x \right)=-3\), do đó \(P=M+m=-5.\)

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 152031

Cho hàm số bậc bốn \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình vẽ. Phương trình \(\left| f\left( x \right) \right|=2\) có số nghiệm là

Xem đáp án

Ta có \(\left| f\left( x \right) \right|=2\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & f\left( x \right)=2 \\ & f\left( x \right)=-2 \\ \end{align} \right..\)

Từ bảng biến thiên ta có phương trình \(f\left( x \right)=2\) có 2 nghiệm phân biệt và phương trình \(f\left( x \right)=-2\) có 2 nghiệm phân biệt.

Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 152032

Tổng tất cả các giá trị nguyên của m để hàm số \(y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-\left( m-1 \right){{x}^{2}}+x-m\) đồng biến trên tập xác định bằng.

Xem đáp án

Tập xác định \(D=\mathbb{R}.\)

Ta có \(y'={{x}^{2}}-2\left( m-1 \right)x+1,\) để hàm số đồng biến với \(\forall x\in D\) thì \(y'\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \Delta '\le 0\Leftrightarrow {{m}^{2}}-2m\le 0\Leftrightarrow 0\le m\le 2\) mà \(m\in \mathbb{Z}\) nên \(m=\left\{ 0;1;2 \right\}.\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 152033

Tính thể tích của khối chóp có chiều cao h và diện tích đáy là B là

Xem đáp án

Áp dụng công thức tính thể tích khối chóp ta chọn đáp án A.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 152034

Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

Xem đáp án

Đó là các mặt phẳng \(\left( SAC \right),\left( SBD \right),\left( SHJ \right),\left( SGI \right)\) với \(G,H,I,J\) là các trung điểm của các cạnh đáy dưới hình vẽ bên dưới.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 152035

Cho \({{\log }_{a}}x=3,{{\log }_{b}}c=4\) với \(a,b,c\) là các số thực lớn hơn 1. Tính \(P={{\log }_{ab}}c.\)

Xem đáp án

Ta có: \(P={{\log }_{ab}}c=\frac{1}{{{\log }_{c}}ab}=\frac{1}{{{\log }_{c}}a+{{\log }_{c}}b}\Leftrightarrow P=\frac{1}{\frac{1}{{{\log }_{a}}c}+\frac{1}{{{\log }_{b}}c}}=\frac{12}{7}.\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 152036

Giao của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{x+2}\) là

Xem đáp án

Ta có: \(\underset{x\to \pm \infty }{\mathop{\lim }}\,\frac{x-1}{x+2}=1.\) Suy ra tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=1.\)

Ta có \(\underset{x\to -{{2}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{x-1}{x+2}=-\infty ;\underset{x\to -{{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{x-1}{x+2}=-\infty .\) Suy ra tiệm cận đứng của đồ thị hàm số là \(x=-2.\)

Vậy giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y=\frac{x-1}{x+2}\) là \(I\left( -2;1 \right).\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 152037

Hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a,SD=\frac{a\sqrt{13}}{2}.\) Hình chiếu của \(S\) lên \(\left( ABCD \right)\) là trung điểm H của AB. Thể tích khối chóp là

Xem đáp án

Ta có: \(HD=\sqrt{{{a}^{2}}+{{\left( \frac{a}{2} \right)}^{2}}}=\frac{a\sqrt{5}}{2}.\)

Xét tam giác vuông \(SHD\) có: \(SH=\sqrt{S{{D}^{2}}-H{{D}^{2}}}=\sqrt{{{\left( \frac{a\sqrt{13}}{2} \right)}^{2}}-{{\left( \frac{a\sqrt{5}}{2} \right)}^{2}}}=a\sqrt{2}.\)

Ta có chiều cao của khối chóp là \(SH,\) diện tích đáy là \({{S}_{ABCD}}={{a}^{2}}.\)

Vậy thể tích khối chóp là: \(V=\frac{1}{3}.a\sqrt{2}.{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 152038

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm tại điểm \({{x}_{0}}.\) Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Xem đáp án

Do hàm số có đạo hàm tại điểm \({{x}_{0}}\) nên nếu hàm số đạt cực trị tại \({{x}_{0}}\) thì \(f'\left( {{x}_{0}} \right)=0.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 152039

Cho hàm số \(y=\frac{2x+1}{x+2}\) có đồ thị \(\left( C \right).\) Viết phương trình tiếp tuyến của \(\left( C \right)\) biết tiếp tuyến song song với đường thẳng \(\left( d \right):y=3x+2\)

Xem đáp án

Ta có \(y'=\frac{3}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}.\)

Vì tiếp tuyến song song với đường thẳng \(\left( d \right):y=3x+2\) nên có hệ số góc là 3.

Do đó ta có phương trình \(\frac{3}{{{{\left( {x + 2} \right)}^2}}} = 3 \Leftrightarrow {\left( {x + 2} \right)^2} = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = - 3 \end{array} \right.\)

Với \(x=-1,y=-1\) phương trình tiếp tuyến là: \(y=3x+2\) (loại).

Với \(x=-3,y=5\) phương trình tiếp tuyến là: \(y=3x+14\).

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 152040

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau.

Mệnh đề nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đạt cực tiểu tại \(x=2.\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 152041

Nếu \({{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{2m-2}}<\sqrt{3}+\sqrt{2}\) thì

Xem đáp án

Ta có \({{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{2m-2}}<\sqrt{3}+\sqrt{2}\Leftrightarrow {{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{2m-2}}<{{\left( \sqrt{3}-\sqrt{2} \right)}^{-1}}\Leftrightarrow 2m-2>-1\Leftrightarrow m>\frac{1}{2}.\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 152042

Cho \(a;b>0\) và \(a;b\ne 1,x\) và \(y\) là hai số dương. Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

Xem đáp án

Theo tính chất của lôgarit thì mệnh đề đúng là \({{\log }_{b}}x={{\log }_{b}}a.{{\log }_{a}}x.\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 152043

Phương trình tiếp tuyến của đường cong \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2\) tại điểm có hoành độ \({{x}_{0}}=1\) là

Xem đáp án

Ta có \(y={{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-2\Rightarrow y'=3{{x}^{2}}+6x\)

Hệ số góc của tiếp tuyến tại điểm \({{x}_{0}}=1\) là \(k=y'\left( 1 \right)=9\).

Với \({{x}_{0}}=1\Rightarrow {{y}_{0}}=2\)

Phương trình tiếp tuyến của đường cong là: \(y=9\left( x-1 \right)+2\Rightarrow y=9x-7.\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 152044

Thể tích khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a là:

Xem đáp án

Xét khối lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C'. Khi đó thể tích là

\(V={{S}_{\Delta ABC}}.AA'=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.a=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}.\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 152045

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\backslash \left\{ -1 \right\}\) có bảng biến thiên

Chọn khẳng định đúng

Xem đáp án

Ta có \(\underset{x\to -\infty }{\mathop{\lim }}\,y=1;\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,y=+\infty \Rightarrow \) đồ thị hàm số có một tiệm cận ngang là \(y=1.\)

\(\underset{x\to {{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,y=+\infty ;\underset{x\to {{1}^{-}}}{\mathop{\lim }}\,y=-\infty \Rightarrow \) đồ thị hàm số có một tiệm cận đứng là \(x=-1.\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 152046

Cho \({{\log }_{2}}6=a.\) Khi đó \({{\log }_{3}}18\) tính theo a là:

Xem đáp án

Ta có \({{\log }_{2}}6=a\Leftrightarrow {{\log }_{2}}\left( 2.3 \right)=a\Leftrightarrow 1+{{\log }_{2}}3=a\Leftrightarrow {{\log }_{2}}3=a-1.\)

Khi đó \({{\log }_{3}}18={{\log }_{3}}\left( {{2.3}^{2}} \right)={{\log }_{3}}2+2=\frac{1}{a-1}+2=\frac{2a-1}{a-1}.\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 152047

Cho hàm số \(y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+1.\) Tìm khẳng định đúng?

Xem đáp án

Ta có \(y' = 4{x^3} - 4x = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = - 1 \end{array} \right.\)

Vậy hàm số đồng biến trên \(\left( -1;0 \right)\) và \(\left( 1;+\infty  \right)\), hàm số nghịch biến trên \(\left( -\infty ;-1 \right)\) và \(\left( 0;1 \right)\).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 152049

Tính thể tích \(V\) của khối chóp có đáy là hình vuông cạnh \(2a\) và chiều cao là \(3a\)

Xem đáp án

\(V=\frac{1}{3}.3a.{{\left( 2a \right)}^{2}}=4{{a}^{3}}.\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 152050

Cho tứ diện \(MNPQ.\) Gọi \(I;J;K\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(MN;MP;MQ.\) Tính tỉ số thể tích \(\frac{{{V}_{MIJK}}}{{{V}_{MNPQ}}}.\)

Xem đáp án

Ta có \(\frac{{{V}_{MIJK}}}{{{V}_{MNPQ}}}=\frac{MI}{MN}.\frac{MJ}{MP}.\frac{MK}{MQ}=\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{1}{2}=\frac{1}{8}.\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 152051

Tìm tập xác định D của hàm số \(f\left( x \right)={{\left( 2x-3 \right)}^{\frac{1}{5}}}.\)

Xem đáp án

Ta có \(f\left( x \right)={{\left( 2x-3 \right)}^{\frac{1}{5}}}.\)

ĐK: \(2x-3>0\Leftrightarrow x>\frac{3}{2}\Rightarrow \) TXĐ: \(D=\left( \frac{3}{2};+\infty  \right).\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 152052

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy là tam giác đều cạnh a, cạnh bên \(SA\) vuông góc với đáy và thể tích của khối chóp đó bằng \(\frac{{{a}^{2}}}{4}.\) Tính cạnh bên \(SA.\)

Xem đáp án

Ta có \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.{{S}_{ABC}}.SA=\frac{1}{3}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.SA=\frac{{{a}^{3}}}{4}\Rightarrow SA=a\sqrt{3}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 152053

Với giá trị nào của \(x\) thì biểu thức: \(f\left( x \right)={{\log }_{6}}\left( 2x-{{x}^{2}} \right)\) xác định?

Xem đáp án

Điều kiện xác định của \(f\left( x \right)={{\log }_{6}}\left( 2x-{{x}^{2}} \right)\) là: \(2x-{{x}^{2}}>0\Leftrightarrow 0<x<2.\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 152054

Hệ số của \({{x}^{5}}\) trong khai triển \({{\left( 1+x \right)}^{12}}\) là:

Xem đáp án

Số hạng chứa \({{x}^{5}}\) trong khai triển \({{\left( 1+x \right)}^{12}}\) là \({{T}_{6}}=C_{12}^{5}{{x}^{5}}=792\) nên chọn đáp án B.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 152055

Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=-2\) và công sai \(d=3.\) Tìm số hạng \({{u}_{10}}.\)

Xem đáp án

Ta có \({{u}_{10}}={{u}_{1}}+9d=-2+9.3=25\) nên chọn đáp án D.

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 152056

Hàm số nào dưới đây có đồ thị như hình vẽ bên dưới?

Xem đáp án

Đây không là đồ thị hàm bậc bốn trùng phương nên loại A, D.

Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ âm nên loại đáp án D.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 152057

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) là hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây.

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

Xem đáp án

Dựa vào bảng biến thiên, ta thấy \(\underset{\mathbb{R}}{\mathop{\max }}\,y=4.\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 152058

Cho hàm số \(y=\frac{ax+b}{x+c}\) với \(a,b,c\) thuộc \(\mathbb{R}\) có đồ thị như hình vẽ bên. Giá trị của \(a+2b+3c\) bằng

Xem đáp án

Đồ thị hàm số đã cho có tiệm cận ngang là \(y=-1\Rightarrow \frac{a}{1}=-1\Leftrightarrow a=-1.\)

Đồ thị hàm số đã cho cắt trục hoành tại \(x=2\) nên \(2a+b=0\Leftrightarrow b=-2a=2.\)

Đồ thị hàm số đã cho cắt trục tung tại \(y=-2\) nên \(\frac{b}{c}=-2\Leftrightarrow c=-\frac{b}{2}=-1.\)

Do đó: \(a+2b+3c=0.\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 152059

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm trên \(\mathbb{R}\) là \(f'\left( x \right)={{m}^{2}}{{x}^{4}}-m\left( m+2 \right){{x}^{3}}+2\left( m+1 \right){{x}^{2}}-\left( m+2 \right)x+m.\) Số các giá trị nguyên dương của \(m\) để hàm số đồng biến trên \(\mathbb{R}\) là

Xem đáp án

Hàm số \(y=f\left( x \right)\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\Leftrightarrow f'\left( x \right)\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}.\)

\(\Leftrightarrow {{m}^{2}}{{x}^{4}}-m\left( m+2 \right){{x}^{3}}+2\left( m+1 \right){{x}^{2}}-\left( m+2 \right)x+m\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\)

\(\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( {{m}^{2}}{{x}^{3}}-2mx+2x-m \right)\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\)      \(\left( 1 \right)\)

Đặt \(g\left( x \right)={{m}^{2}}{{x}^{3}}-2mx+2x-m.\)

Từ \(\left( 1 \right)\) suy ra \(g\left( 1 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & m=1 \\ & m=2 \\ \end{align} \right.\)

Thử lại, với \(m=1\) thì

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( {{x}^{3}}-2x+2x-1 \right)\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}\left( {{x}^{2}}+x+1 \right),\forall x\in \mathbb{R}.\)

Điều này luôn đúng.

Thử lại, với \(m=2\) thì

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow \left( x-1 \right)\left( 2{{x}^{3}}-x-1 \right)\ge 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow {{\left( x-1 \right)}^{2}}\left( {{x}^{2}}+{{(x+1)}^{2}} \right),\forall x\in \mathbb{R}.\)

Điều này luôn đúng.

Vậy \(m=1,m=2\) thỏa mãn bài toán.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 152060

Cho hình lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy là tam giác đều cạnh \(a,\) cạnh bên bằng \(2a\) và hợp với mặt đáy một góc \({{60}^{0}}.\) Thể tích của khối lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) tính theo \(a\) bằng:

Xem đáp án

Gọi H là hình chiếu vuông góc của B' lên \(mp\left( ABC \right).\) Theo bài ta có \(B'H=BB'.\sin {{60}^{0}}=\sqrt{3}a.\) Diện tích tam giác đều ABC cạnh a là \(\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.\) Vậy \(V=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.a\sqrt{3}=\frac{3}{4}{{a}^{3}}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 152061

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy \(ABCD\) là hình thang vuông tại \(A\) và \(D,AB=2a,AD=DC=a,SA=a\sqrt{2},\) \(SA\bot \left( ABCD \right).\) Tính cosin của góc giữa hai mặt phẳng \(\left( SBC \right)\) và \(\left( SCD \right).\)

Xem đáp án

Gọi M là trung điểm AB, ta thấy ngay AMCD là hình vuông. \(MBCD\) là hình bình hành.

Suy ra \(BC//DM\) mà \(DM\bot \left( SAC \right)\Rightarrow BC\bot \left( SAC \right)\) để chứng minh \(DC\bot \left( SAD \right).\)

Trong tam giác vuông \(SAD\) vuông tại A vẽ đường cao \(AR\) như hình ta có \(AR\bot \left( SDC \right)\) và \(AR=\frac{SA.AD}{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{D}^{2}}}}=\frac{\sqrt{6}}{3}a.\)

Trong tam giác vuông \(SAC\) vuông tại A vẽ đường cao AQ như hình ta có \(AQ\bot \left( SBC \right)\) và \(AQ=\frac{SA.AC}{\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{C}^{2}}}}=a.\)

Vậy góc giữa hai mặt phẳng \(\left( SBC \right)\) và \(\left( SCD \right)\) là góc giữa AR và AQ chính là góc \(\widehat{RAQ}=\alpha .\)

Tam giác ARQ vuông tại R có \(\cos \alpha =\frac{AR}{AQ}=\frac{\sqrt{6}}{3}.\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 152062

Cho hàm số có bảng biến thiên như sau. Tổng các giá trị nguyên của m để đường thẳng \(y=m\) cắt đồ thị hàm số tại ba điểm phân biệt bằng:

Xem đáp án

Từ bảng biến thiên ta có để đường thẳng \(y=m\) cắt đồ thị hàm số tại ba điểm phân biệt thì \(-4<m<2.\) Do đó các giá trị m nguyên thỏa mãn bài toán là \(-3;-2;-1;0;1.\)

Vậy tổng các giá trị nguyên của m để đường thẳng \(y=m\) cắt đồ thị hàm số tại ba điểm phân biệt bằng: \(-5.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 152063

Cho \(a>0,b>0,\) nếu viết \({{\log }_{3}}{{\left( \sqrt[5]{{{a}^{3}}b} \right)}^{\frac{2}{3}}}=\frac{x}{5}{{\log }_{3}}a+\frac{y}{15}{{\log }_{3}}b\) thì \(x+y\) bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có \({{\log }_{3}}{{\left( \sqrt[5]{{{a}^{3}}b} \right)}^{\frac{2}{3}}}=\frac{2}{3}.\frac{1}{5}{{\log }_{3}}\left( {{a}^{3}}b \right)\)

                                \(=\frac{2}{15}\left( {{\log }_{3}}{{a}^{3}}+{{\log }_{3}}b \right)\)

                                \(=\frac{2}{15}.3.{{\log }_{3}}a+\frac{2}{15}{{\log }_{3}}b\)

                                \(=\frac{2}{5}{{\log }_{3}}a+\frac{2}{15}{{\log }_{3}}b.\)

Vậy \(x=2,y=2\Rightarrow x+y=4.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 152064

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA=4,SA\bot \left( ABC \right).\) Tam giác ABC vuông cân tại B và \(AC=2.H,K\) lần lượt thuộc \(SB,SC\) sao cho \(HS=HB;KC=2KS.\) Thể tích khối chóp \(A.BHKC.\)

Xem đáp án

Tam giác ABC vuông cận tại B nên \(AC=AB\sqrt{2}\Rightarrow AB=\frac{AC}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}.\)

Thể tích khối chóp \(S.ABC\) là \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.SA.{{S}_{ABC}}=\frac{1}{3}.4.\frac{1}{2}.\sqrt{2}.\sqrt{2}=\frac{4}{3}.\)

\(\frac{{{V}_{S.AHK}}}{{{V}_{S.ABC}}}=\frac{SA}{SA}.\frac{SH}{SB}.\frac{SK}{SC}=1.\frac{1}{2}.\frac{1}{3}=\frac{1}{6}\Rightarrow {{V}_{S.AHK}}=\frac{1}{6}{{V}_{S.ABC}}\)

\({{V}_{A.BHKC}}={{V}_{S.ABC}}-{{V}_{S.AHK}}=\frac{5}{6}.{{V}_{S.ABC}}\)

             \(=\frac{5}{6}.\frac{4}{3}=\frac{10}{9}.\)

Vậy thể tích khối chóp \(A.BHKC\) là \(\frac{10}{9}.\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 152065

Cho lăng trụ \(ABC.A'B'C'\) có đáy \(ABC\) là tam giác đều cạnh \(a.\) Hình chiếu của \(A'\) lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) trùng với trung điểm \(BC.\) Tính khoảng cách d giữa hai đường thẳng \(B'C'\) và \(AA'\) biết góc giữa hai mặt phẳng \(\left( ABB'A' \right)\) và \(\left( A'B'C' \right)\) bằng \({{60}^{0}}.\)

Xem đáp án

Gọi \(M,M'\) lần lượt là trung điểm của \(BC,B'C'.\)

Gọi \(N,E\) lần lượt là trung điểm của \(AB,BN.\)

Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( ABB'A' \right)\) và \(\left( A'B'C' \right)\) bằng góc giữa hai mặt phẳng \(\left( ABB'A' \right)\) và \(\left( ABC \right).\)

Vì \(CN\bot AB\) và \(ME//CN\) nên \(ME\bot AB\left( 1 \right)\)

Mặt khác \(A'M\bot \left( ABC \right)\Rightarrow A'M\bot AB\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) ta có \(AB\bot \left( A'EM \right)\Rightarrow \widehat{\left( \left( ABB'A' \right);\left( ABC \right) \right)}=\widehat{A'EM}={{60}^{0}}.\)

\(CN=AM=\frac{a\sqrt{3}}{2};ME=\frac{1}{2}CN=\frac{a\sqrt{3}}{4}.\)

Trong tam giác vuông A'EM có \(A'M=ME.\tan {{60}^{0}}=\frac{3a}{4}.\)

Có \(A'M'\bot B'C'\left( 3 \right)\)

\(A'M\bot \left( ABC \right)\Rightarrow A'M\bot \left( A'B'C' \right)\Rightarrow A'M\bot B'C'\left( 4 \right)\)

Từ (3) và (4) suy ra \(B'C'\bot \left( AMM'A' \right).\)

Trong mặt phẳng \(\left( AMM'A' \right)\) từ M' kẻ \(M'K\bot AA'\Rightarrow M'K\) chính là đoạn vuông góc chung giữa AA' và B'C'.

Trong mặt phẳng \(\left( AMM'A' \right)\) từ M kẻ \(MI\bot AA'\Rightarrow MI=M'K.\)

Trong tam giác A'MA vuông tại M có \(\frac{1}{M{{I}^{2}}}=\frac{1}{A{{M}^{2}}}+\frac{1}{MA{{'}^{2}}}=\frac{28}{9{{a}^{2}}}\Rightarrow MI=\frac{3a\sqrt{7}}{14}.\)

Vậy \(d=\frac{3a\sqrt{7}}{14}.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 152066

Cho lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có tất cả các cạnh bằng a. Gọi \(M,N\) và \(P\) lần lượt là trung điểm của \(A'B';B'C'\) và \(C'A'.\) Tính thể tích của khối đa diện lồi \(ABC.MNP?\)

Xem đáp án

Ta có: \({{V}_{A.A'PM}}={{V}_{B.B'MN}}={{V}_{C.C'NP}}\)

\({{V}_{ABC.MNP}}={{V}_{ABC.A'B'C'}}-{{V}_{A.A'PM}}-{{V}_{B.B'MN}}-{{V}_{C.C'NP}}={{V}_{ABC.A'B'C'}}-3.{{V}_{A.A'PM}}\)

\({{V}_{ABC.A'B'C'}}={{S}_{\Delta ABC}}.h=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{4}.a=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}\)

\({{S}_{\Delta A'PM}}=\frac{1}{4}{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{16}\)

\({{V}_{A.A'PM}}=\frac{1}{4}.{{S}_{\Delta A'PM}}.h=\frac{1}{3}.\frac{{{a}^{2}}\sqrt{3}}{16}.a=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48}\)

\({{V}_{ABC.MNP}}={{V}_{ABC.A'B'C'}}-3.{{V}_{A.A'PM}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{4}-3.\frac{{{a}^{3}}\sqrt{3}}{48}=\frac{3{{a}^{3}}\sqrt{3}}{16}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 152067

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ

Hàm số \(f\left( \sin x \right)\) nghịch biến trên các khoảng nào sau đây.

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\) ta có:

\(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow 0<x<\frac{1}{2};f'\left( x \right)>0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x>\frac{1}{2} \\ & x<0 \\ \end{align} \right.\)

Đặt \(g\left( x \right)=f\left( \sin x \right)\Rightarrow g'\left( x \right)=\cos x.f'\left( \sin x \right).\) Ta chỉ xét trên khoảng \(\left( 0;\pi  \right).\)

\(g'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \cos x.f'\left( {\sin x} \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos x = 0\\ f'\left( {\sin x} \right) = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \cos x = 0\\ \sin x = 0\\ \sin x = \frac{1}{2} \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{2}\\ x = \frac{\pi }{6}\\ x = \frac{{5\pi }}{6} \end{array} \right.\)

Bảng biến thiên:

Dựa vào bảng biến thiên suy ra hàm số \(g\left( x \right)=f\left( \sin x \right)\) đồng biến trên các khoảng \(\left( \frac{\pi }{6};\frac{\pi }{2} \right)\) và \(\left( \frac{5\pi }{6};\pi  \right)\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 152068

Lập các số tự nhiên có 7 chữ số từ các chữ số 1, 2, 3, 4. Tính xác suất để số lập được thỏa mãn: các chữ số 1, 2, 3 có mặt hai lần, chữ số 4 có mặt 1 lần đồng thời các chữ số lẻ đều nằm ở các vị trí lẻ (tính từ trái qua phải).

Xem đáp án

Gọi số có 7 chữ số được tạo ra từ các chữ số 1, 2, 3, 4 là \(\overline{{{a}_{1}}{{a}_{2}}{{a}_{3}}{{a}_{4}}{{a}_{5}}{{a}_{6}}{{a}_{7}}}.\)

Số phần tử của không gian mẫu: \(n\left( \Omega  \right)=4.4.4.4.4.4.4={{2}^{14}}.\)

Gọi \)A\) là biến cố: “Số lập được có 7 chữ số thỏa mãn: các chữ số 1, 2, 3 có mặt hai lần, chữ số 4 có mặt một lần đồng thời các chữ số lẻ đều nằm ở các vị trí lẻ (tính từ trái sang phải)”.

Giả sử số có 7 chữ số thỏa mãn bài toán được đặt vào các vị trí từ trái sang phải được đánh số vị trí như hình vẽ.

1

2

3

4

5

6

7

Bước 1. Xếp các số lẻ vào các vị trí lẻ:

Các vị trí 1, 3, 5, 7 gồm các chữ số lẻ: 1,3 (mỗi chữ số ở hai trong 4 vị trí lẻ).

Xét chữ số 1 được đặt vào 2 trong 4 vị trí lẻ có cách \(C_{4}^{2}\) xếp, hai chữ số 3 xếp vào hai vị trí lẻ còn lại có 1 cách xếp.

Bước 2: Xếp các số chữ số chẵn vào các vị trí chẵn.

Các vị trí chẵn 2, 4, 6 xếp vào đó hai chữ số 2 và một chữ số 4

Xếp hai chữ số 2 vào 2 trong 3 vị trí chẵn có \(C_{4}^{2}\) cách xếp, còn lại 1 vị trí chẵn xếp cho chữ số 4 có 1 cách xếp.

Do đó số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right)=C_{4}^{2}.C_{4}^{2}=18\)

\(P\left( A \right)=\frac{n\left( A \right)}{n\left( \Omega  \right)}=\frac{18}{{{2}^{14}}}=\frac{9}{8192}\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 152069

Biết điểm \(M\left( 0;4 \right)\) là điểm cực đại của đồ thị hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}+a{{x}^{2}}+bx+{{a}^{2}}.\) Tính \(f\left( 3 \right).\)

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right)=3{{x}^{2}}+2ax+b\)

Điều kiện cần để điểm \(M\left( 0;4 \right)\) là điểm cực đại của hàm số \(f\left( x \right)\) là:

\(\left\{ \begin{array}{l} f'\left( 0 \right) = 0\\ f\left( 0 \right) = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} b = 0\\ {a^2} = 4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} \left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = 0 \end{array} \right.\\ \left\{ \begin{array}{l} a = - 2\\ b = 0 \end{array} \right. \end{array} \right.\)

Điều kiện đủ.

Trường hợp 1: \(\left\{ \begin{array}{l} a = 2\\ b = 0 \end{array} \right.\) ta có \(f\left( x \right) = {x^3} + 2{x^2} + 4,f'\left( x \right) = 3{x^2} + 4x,f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = - \frac{4}{3} \end{array} \right.\)

Bảng xét dấu \(f'\left( x \right)\)

Nên \(M\left( 0;4 \right)\) là điểm cực tiểu của đồ thị hàm số (loại).

Vậy \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}+4\Rightarrow f\left( 3 \right)=13.\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 152070

Cho hàm số \(f\left( a \right)=\frac{{{a}^{\frac{-1}{3}}}\left( \sqrt[3]{a}-\sqrt[3]{{{a}^{4}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{8}}}\left( \sqrt[8]{{{a}^{3}}}-\sqrt[8]{{{a}^{-1}}} \right)}\) với \(a>0,a\ne 1.\) Tính giá trị \(M=f\left( {{2021}^{2020}} \right).\)

Xem đáp án

Ta có: \(f\left( a \right)=\frac{{{a}^{\frac{-1}{3}}}\left( \sqrt[3]{a}-\sqrt[3]{{{a}^{4}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{8}}}\left( \sqrt[8]{{{a}^{3}}}-\sqrt[8]{{{a}^{-1}}} \right)}=\frac{{{a}^{\frac{-1}{3}}}\left( {{a}^{\frac{1}{3}}}-{{a}^{\frac{4}{3}}} \right)}{{{a}^{\frac{1}{8}}}\left( {{a}^{\frac{3}{8}}}-{{a}^{\frac{-1}{8}}} \right)}=\frac{{{a}^{\frac{-1}{3}}}{{a}^{\frac{1}{3}}}\left( 1-a \right)}{{{a}^{\frac{1}{8}}}{{a}^{\frac{-1}{8}}}\left( {{a}^{\frac{1}{2}}}-1 \right)}=\frac{\left( 1-a \right)}{\sqrt{a}-1}=-\sqrt{a}-1\)

\(\Rightarrow f\left( {{2021}^{2020}} \right)=-{{\left( {{2021}^{2020}} \right)}^{\frac{1}{2}}}-1=-{{2021}^{1010}}-1.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 152071

Cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) có thể tích bằng \(V.\) Gọi \(G\) là trọng tâm tam giác \(A'BC\) và \(I'\) là trung điểm của \(A'D'.\) Thể tích khối tứ diện \(GB'C'I'\) bằng:

Xem đáp án

Gọi I là trung điểm đoạn BC

Ta có \({{S}_{\Delta B'C'I'}}={{S}_{\Delta A'B'C'}}=\frac{1}{2}{{S}_{A'B'C'D'}}=\frac{1}{2}B\)

\(\frac{d\left( G;\left( A'B'C'D' \right) \right)}{d\left( I;\left( A'B'C'D' \right) \right)}=\frac{GA'}{IA'}=\frac{2}{3}\Rightarrow d\left( G;\left( A'B'C'D' \right) \right)=\frac{2}{3}d\left( I;\left( A'B'C'D' \right) \right)=\frac{2}{3}h\)

\(\Rightarrow {{V}_{GB'C'I'}}=\frac{1}{3}d\left( G;\left( A'B'C'D' \right) \right).{{S}_{\Delta B'C'I'}}=\frac{1}{3}.\frac{2}{3}h.\frac{1}{2}B=\frac{1}{9}B.h\)

\(\Rightarrow {{V}_{GB'C'I'}}=\frac{1}{9}V\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 152072

Tìm tất cả các tham số m để đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{x-1}+2}{\sqrt{{{x}^{2}}-4x+m}}\) có hai đường tiệm cận đứng.

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} x \ge 1\\ {x^2} - 4x + m \ge 0 \end{array} \right..\)

Để đồ thị hàm số có hai đường tiệm cận đứng thì phương trình \({{x}^{2}}-4x+m=0\) phải có hai nghiệm phân biệt lớn hơn 1.

Ta có: \({x^2} - 4x + m = 0 \Leftrightarrow {\left( {x - 2} \right)^2} = 4 - m \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} m < 4\\ x = 2 \pm \sqrt {4 - m} \end{array} \right.\)

Để thỏa mãn yêu cầu đề ra thì \(2-\sqrt{4-m}>1\Leftrightarrow 1>\sqrt{4-m}\Leftrightarrow 1>4-m\Leftrightarrow m>3.\)

Vậy \(3<m<4.\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 152073

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có \(ABCD\) là hình chữ nhật cạnh \(AB=1,AD=2.\text{  }SA\) vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABCD \right)\) và \(SA=2.\) Gọi \(M,N,P\) lần lượt là chân đường cao hạ từ \(A\) lên các cạnh \(SB,SD,DB.\) Thể tích khối chóp \(AMNP\) bằng

Xem đáp án

Ta có: \({{V}_{S.ABD}}=\frac{1}{6}AS.AB.AD=\frac{1}{6}\times 2\times 2\times 1=\frac{2}{3}.\)

+) \(\frac{BP}{BD}=\frac{A{{B}^{2}}}{B{{D}^{2}}}=\frac{A{{B}^{2}}}{A{{B}^{2}}+A{{D}^{2}}}=\frac{1}{5}\Rightarrow BP=\frac{1}{5}BD,\) suy ra:

\({{S}_{\Delta ABP}}=\frac{1}{5}{{S}_{\Delta ABD}}=\frac{1}{5}\times \frac{1}{2}.AB.AD=\frac{1}{5};{{S}_{\Delta APD}}=\frac{4}{5}{{S}_{\Delta ABD}}=\frac{4}{5}\times \frac{1}{2}.AB.AD=\frac{4}{5}.\)

Tam giác \(SAD\) vuông cân tại A nên \(\frac{SN}{SD}=\frac{1}{2}\Rightarrow d\left( N;\left( ABCD \right) \right)=\frac{1}{2}SA=1.\)

+) \(\frac{BM}{BS}=\frac{B{{A}^{2}}}{B{{S}^{2}}}=\frac{B{{A}^{2}}}{S{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}=\frac{1}{5}\Rightarrow d\left( M;\left( ABCD \right) \right)=\frac{1}{5}SA=\frac{2}{5}.\)

Suy ra: \({{V}_{M.ABP}}=\frac{1}{3}d\left( M;\left( ABCD \right) \right).{{S}_{\Delta ABP}}=\frac{1}{3}.\frac{2}{5}.\frac{1}{5}=\frac{2}{75}.\)

\({{V}_{N.APD}}=\frac{1}{3}d\left( N;\left( ABCD \right) \right).{{S}_{\Delta ADP}}=\frac{1}{3}.1.\frac{4}{5}=\frac{4}{15}.\)

\({{V}_{S.AMN}}=\frac{SM}{SB}.\frac{SN}{SC}.{{V}_{S.ABD}}=\frac{4}{5}.\frac{1}{2}.\frac{2}{3}=\frac{4}{15}.\)

Vậy \({{V}_{A.MNP}}={{V}_{S.ABD}}-{{V}_{M.ABP}}-{{V}_{N.APD}}-{{V}_{S.AMN}}=\frac{2}{3}-\frac{2}{75}-\frac{4}{15}-\frac{4}{15}=\frac{8}{75}.\)

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 152074

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Có bao nhiêu giá trị nguyên \(m\) phương trình \(f\left( \sqrt{2}\sin x+\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{2} \right)=f\left( m \right)\) có nghiệm.

Xem đáp án

Đặt \(t=\sqrt{2}\sin x+\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{2},\) ta có:

\(t-\frac{1}{2}=\frac{3}{2}\left( \frac{2\sqrt{2}}{3}\sin x+\frac{1}{3}\cos x \right)=\frac{3}{2}\left( \sin x\cos \alpha +\cos x\sin \alpha  \right)\) (Với \(\cos \alpha =\frac{2\sqrt{2}}{3})\)

\(\Leftrightarrow t-\frac{1}{2}=\frac{3}{2}\sin \left( x+\alpha  \right).\)

Suy ra: \(-\frac{3}{2}\le t-\frac{1}{2}\le \frac{3}{2}\Leftrightarrow -1\le t\le 2.\)

Từ đồ thị hàm số suy ra: \(t\in \left[ -1;2 \right]\Leftrightarrow -1\le f\left( t \right)\le 5.\)

Vậy để phương trình \(f\left( \sqrt{2}\sin x+\frac{1}{2}\cos x+\frac{1}{2} \right)=f\left( m \right)\) có nghiệm thì \(-1\le f\left( m \right)\le 5.\)

Từ đồ thị suy ra: \(m\in \left\{ -2;-1;0;1;2;3 \right\}.\) Vậy có 6 giá trị nguyên của m

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 152075

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có đồ thị hàm số \(y=f'\left( x \right)\) như hình vẽ. Bất phương trình \(f\left( x \right)+{{x}^{2}}+3<m\) có nghiệm đúng \(\forall x\in \left( -1;1 \right)\) khi và chỉ khi

Xem đáp án

Đặt \(h\left( x \right)=f\left( x \right)+{{x}^{2}}+3.\)

Bất phương trình đã cho có nghiệm đúng \(\forall x\in \left( -1;1 \right)\) khi và chỉ khi \(m>\underset{\left( -1;1 \right)}{\mathop{\max }}\,h\left( x \right).\)

Ta có:

+) \(h'\left( x \right)>0\Leftrightarrow f'\left( x \right)+2x>0\Leftrightarrow f'\left( x \right)>-2x\)

+) \(h'\left( x \right)<0\Leftrightarrow f'\left( x \right)+2x<0\Leftrightarrow f'\left( x \right)<-2x\)

Ta có bảng biến thiên

Từ bảng biến thiên suy ra: \(\underset{\left( -1;1 \right)}{\mathop{\max }}\,h\left( x \right)=h\left( 0 \right)=f\left( 0 \right)+3.\)

Vậy \(m>f\left( 0 \right)+3.\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 152076

Cho hai số thực \(x,y\) thỏa mãn \(2{{y}^{3}}+7y+2x\sqrt{1-x}=3\sqrt{1-x}+3\left( 2{{y}^{2}}+1 \right).\) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=x+2y.\)

Xem đáp án

Điều kiện: \(x\le 1.\)

Ta có: \(2{{y}^{3}}+7y+2x\sqrt{1-x}=3\sqrt{1-x}+3\left( 2{{y}^{2}}+1 \right)\)

\(\Leftrightarrow 2{{\left( y-1 \right)}^{3}}+y-1=2{{\left( \sqrt{1-x} \right)}^{3}}+\sqrt{1-x}\text{ }\left( * \right)\)

Xét hàm số \(f\left( t \right)=2{{t}^{3}}+t,\) ta có: \(f'\left( t \right)=6{{t}^{2}}+1>0\text{ }\forall \text{t}\in \mathbb{R},\) suy ra hàm số \(f\left( t \right)\) đồng biến.

\(\left( * \right) \Leftrightarrow f\left( {y - 1} \right) = f\left( {\sqrt {1 - x} } \right) \Leftrightarrow y - 1 = \sqrt {1 - x} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} y \ge 1\\ x = 1 - {\left( {y - 1} \right)^2} \end{array} \right.\)

Khi đó \(P=x+2y=1-{{\left( y-1 \right)}^{2}}+2y=4-{{\left( y-2 \right)}^{2}}\le 4.\)

Vậy \({P_{\max }} = 4 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x = 0\\ y = 2 \end{array} \right..\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 152077

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh bằng 2. Điểm \(M,N\) lần lượt nằm trên đoạn thẳng \(AC'\) và \(CD'\) sao cho \(\frac{C'M}{C'A}=\frac{D'N}{2D'C}=\frac{1}{4}.\) Tính thể tích tứ diện \)CC'NM.\)

Xem đáp án

Ta có: \(\frac{C'M}{C'A}=\frac{1}{4}\Rightarrow d\left( M;\left( CC'D'D \right) \right)=\frac{1}{4}d\left( A;\left( CC'D'D \right) \right)=\frac{1}{4}.2=\frac{1}{2}.\)

\(\frac{D'N}{2D'C}=\frac{1}{4}\Leftrightarrow \frac{D'N}{D'C}=\frac{1}{2}\) nên N là trung điểm của CD', suy ra: \({{S}_{CC'N}}=\frac{1}{4}{{S}_{CC'D'D}}=\frac{1}{4}\times 2\times 2=1.\)

Vậy \({{V}_{CC'NM}}=\frac{1}{3}d\left( M;\left( CC'D'D \right) \right).{{S}_{CCN}}=\frac{1}{6}.\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »