Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Quang Hà lần 3

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 47 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 152178

Tập xác định D của hàm số \(y=\frac{2020}{\sin x}.\)

Xem đáp án

\(y=\frac{2020}{\sin x}.\)

Điều kiện: \(\sin x\ne 0\Leftrightarrow x\ne k\pi ,k\in \mathbb{Z}.\)

Tập xác định: \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ k\pi ,k\in \mathbb{Z} \right\}.\)

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 152179

Tìm hệ số của \({{x}^{12}}\) trong khai triển \({{\left( 2x-{{x}^{2}} \right)}^{10}}.\)

Xem đáp án

Số hạng tổng quát \({{T}_{k+1}}={{\left( -1 \right)}^{k}}C_{10}^{k}{{\left( 2x \right)}^{10-k}}{{\left( {{x}^{2}} \right)}^{k}}={{\left( -1 \right)}^{k}}C_{10}^{k}{{2}^{10-k}}{{x}^{10+k}}.\)

Ứng với số hạng chứa \({{x}^{12}}\) ta có: \(10+k=12\Leftrightarrow k=2.\)

Vậy hệ số của \({{x}^{12}}\) là \({{2}^{8}}C_{10}^{2}.\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 152180

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật \(AD=a,AB=2a.\) Cạnh bên SA=2a và vuông góc với đáy. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SB và SD. Tính khoảng cách d từ S đến mặt phẳng \(\left( AMN \right).\)

Xem đáp án

Ta có: \({{V}_{S.ABD}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{\Delta ABD}}=\frac{2}{3}{{a}^{3}}\)

Vì: \(\frac{{{V}_{S.AMN}}}{{{V}_{S.ABD}}}=\frac{SN}{SD}.\frac{SM}{SB}=\frac{1}{4}\Rightarrow {{V}_{S.AMN}}=\frac{1}{4}{{V}_{S.ABD}}=\frac{{{a}^{3}}}{6}\)

\(\Delta SAD\) vuông: \(SD=\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{D}^{2}}}=a\sqrt{5}\Rightarrow AN=\frac{1}{2}SD=\frac{a\sqrt{5}}{2}\)

\(\Delta SAB\) vuông: \(SD=\sqrt{S{{A}^{2}}+A{{B}^{2}}}=2a\sqrt{2}\Rightarrow AM=a\sqrt{2}\)

MN là đường trung bình của tam giác \(SBD\Rightarrow MN=\frac{1}{2}DB=\frac{a\sqrt{5}}{2}.\)

Khi đó: \({{S}_{\Delta AMN}}=\frac{{{a}^{2}}\sqrt{6}}{4}\Rightarrow d\left( S;\left( AMN \right) \right)=\frac{3{{V}_{S.AMN}}}{{{S}_{\Delta AMN}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}\) nên chọn đáp án A.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 152181

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-4x+1\) trên đoạn \(\left[ 1;3 \right].\)

Xem đáp án

Hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-2{{x}^{2}}-4x+1\) xác định trên đoạn \(\left[ 1;3 \right].\)

Ta có: \(f'\left( x \right)=3{{x}^{2}}-4x-4\)

Cho \(f'\left( x \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=2 \\ & x=-\frac{2}{3} \\ \end{align} \right.\)

Vì \(x\in \left[ 1;3 \right]\) nên nhận \(x=2.\)

Khi đó: \(f\left( 2 \right)=-7;f\left( 1 \right)=-4;f\left( 3 \right)=-2\)

Vậy: \(\underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\max }}\,f\left( x \right)=-2\) nên chọn đáp án C.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 152182

Nếu các số \(5+m;7+2m;17+m\) theo thứ tự lập thành cấp số cộng thì m bằng bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có: \(5+m+17+m=2\left( 7+2m \right)\Leftrightarrow 2m=8\Leftrightarrow m=4.\)

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 152183

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right),\) góc giữa đường thẳng SB và mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) bằng \({{60}^{0}}.\) Thể tích khối chóp đã cho bằng

Xem đáp án

Ta có: \(\widehat{\left( SB,\left( ABC \right) \right)}=\widehat{SBA}\Rightarrow SA=AB.\tan \widehat{SBA}=a.\tan {{60}^{0}}=a\sqrt{3}.\)

Vậy \({{V}_{S.ABC}}=\frac{1}{3}.SA.{{S}_{\Delta ABC}}=\frac{1}{3}.\sqrt{3}a.\frac{\sqrt{3}}{4}{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}}{4}.\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 152184

Hỏi trên \(\left[ 0;\frac{\pi }{2} \right],\)phương trình \(\sin x=\frac{1}{2}\) có bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Phương trình \(\sin x = \frac{1}{2} \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = \frac{\pi }{6} + k2\pi \\ x = \frac{{5\pi }}{6} + k2\pi \end{array} \right.,k \in Z\)

+ Xét \(0\le \frac{\pi }{6}+k2\pi <\frac{\pi }{2}\Leftrightarrow \frac{-1}{12}\le k<\frac{1}{6}\) mà \(k\in Z,\) suy ra \(k=0\) hay \(x=\frac{\pi }{6}.\)

+ Xét \(0\le \frac{5\pi }{6}+k2\pi <\frac{\pi }{2}\Leftrightarrow \frac{-5}{12}\le k<\frac{-1}{6}\) do \(k\in Z\) suy ra không có giá trị \(k\) nào thỏa mãn.

Vậy phương trình \(\sin x=\frac{1}{2}\) có 1 nghiệm trong \(\left[ 0;\frac{\pi }{2} \right).\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 152185

Có bao nhiêu số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và khác 0 mà trong mỗi số luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ?

Xem đáp án

Gọi số cần tìm là \(\overline{abcd}\) với \(a,b,c,d\) là các chữ số khác nhau và khác 0.

Lấy 2 chữ số chẵn khác 0 trong các chữ số 2, 4, 6, 8 thì có \(C_{4}^{2}\) cách.

Lấy 2 chữ số lẻ trong các chữ số 1, 3, 5, 7, 9 thì có \(C_{5}^{2}\) cách.

Mỗi cách hoán vị 4 chữ số đã chọn ở trên ta được một số thỏa mãn điều kiện đề bài.

Suy ra có \(4!C_{4}^{2}C_{5}^{2}\) số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau và khác 0 mà trong mỗi số luôn có mặt hai chữ số chẵn và hai chữ số lẻ.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 152186

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

Xem đáp án

Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( -\infty ;-2 \right)\) và \(\left( 0;2 \right).\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 152187

Thể tích khối lập phương có cạnh 2a bằng

Xem đáp án

Thể tích khối lập phương có cạnh 2a bằng: \(V={{\left( 2a \right)}^{3}}=8{{a}^{3}}\((đvtt).

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 152188

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị hàm số, ta thấy hàm số đã cho nghịch biến trên \(\left( 2;3 \right).\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 152189

Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=-3\) và \(q=\frac{2}{3}.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Ta có \({{u}_{5}}={{u}_{1}}.{{q}^{4}}=\left( -3 \right).{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{4}}=-\frac{16}{27}\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 152190

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị \(f'\left( x \right)\) là parabol như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Dựa vào đồ thị \(f'\left( x \right)\) ta có:

Hàm số đồng biến trên \(\left( -\infty ;-1 \right)\) và \(\left( 3;+\infty  \right).\)

Hàm số nghịch biến trên \(\left( -1;3 \right).\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 152191

Nghiệm phương trình \({{3}^{2x-1}}=27\) là

Xem đáp án

Ta có: \({{3}^{2x-1}}=27\Leftrightarrow {{3}^{2x-1}}={{3}^{3}}\Leftrightarrow 2x-1=3\Leftrightarrow x=2.\)

Vậy phương trình có nghiệm \(x=2.\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 152192

Cho hai số thực dương \(m,n\left( n\ne 1 \right)\) thỏa mãn \(\frac{{{\log }_{7}}m.{{\log }_{2}}7}{{{\log }_{2}}10-1}=3+\frac{1}{{{\log }_{n}}5}.\) Khẳng định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Với \(m,n\) dương \(\left( n\ne 1 \right).\) Ta có:

\(\frac{{{\log }_{7}}m.{{\log }_{2}}7}{{{\log }_{2}}10-1}=3+\frac{1}{{{\log }_{n}}5}\Leftrightarrow \frac{{{\log }_{7}}m.{{\log }_{2}}7}{{{\log }_{2}}10-{{\log }_{2}}2}={{\log }_{5}}{{5}^{3}}+{{\log }_{5}}n\Leftrightarrow \frac{{{\log }_{7}}m.{{\log }_{2}}7}{{{\log }_{2}}5}={{\log }_{5}}125n\)

\(\Leftrightarrow {{\log }_{7}}m.{{\log }_{5}}7={{\log }_{5}}125n\Leftrightarrow {{\log }_{7}}m=\frac{{{\log }_{5}}125n}{{{\log }_{5}}7}\Leftrightarrow {{\log }_{7}}m-{{\log }_{7}}125n\Leftrightarrow m=125n.\)

Vậy \(m=125n.\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 152193

Đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+1}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

Xem đáp án

TXĐ: \(D=\mathbb{R}\backslash \left\{ -1 \right\}.\)

* \(\underset{x\to -{{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,=\underset{x\to -{{1}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+1}=-\infty \Rightarrow x=-1\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

* \(\underset{x\to {{\infty }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,=\underset{x\to {{\infty }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2x-1}{x+1}=\underset{x\to {{\infty }^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{2-\frac{1}{x}}{1+\frac{1}{x}}=2\Rightarrow y=2\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số

Vậy đồ thị hàm số \(y=\frac{2x-1}{x+1}\) có hai đường tiệm cận.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 152194

Tính tổng các giá trị nguyên của hàm số m trên \(\left[ -20;20 \right]\) để hàm số \(y=\frac{\sin x+m}{\sin x-1}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( \frac{\pi }{2};\pi  \right).\)

Xem đáp án

Đặt \(t=\sin x,t\in \left( 0;1 \right).\) Khi đó hàm số trở thành \(y=\frac{t+m}{t-1}.\)

Ta có \(y'=\frac{-1-m}{{{\left( t-1 \right)}^{2}}}.\) Do đó hàm số nghịch biến trên \(\left( 0;1 \right)\) khi và chỉ khi \(y'>0\Leftrightarrow -1-m>0\Leftrightarrow m<-1.\) Vì m nguyên trên \(\left[ -20;20 \right]\) nên \(m\in \left\{ -20;...;-3;-2 \right\}.\)

Khi đó \(-20-19-...-3-2=-209.\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 152195

Giá trị cực đại của hàm số \(y={{x}^{3}}-3x+2\) bằng

Xem đáp án

Ta có \(y'=3{{x}^{2}}-3,y'=0\Leftrightarrow x=\pm 1.\) Khi đó ta có bảng biến thiên như sau

Do đó giá trị cực đại của hàm số bằng 4.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 152196

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh a, cạnh bên SA vuông góc với mặt đáy và \(SA=a\sqrt{2}.\) Thể tích khối chóp đã cho bằng:

Xem đáp án

Thể tích khôi chóp đã cho là:

\({{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}SA.{{S}_{ABCD}}\)

\(=\frac{1}{3}.a\sqrt{2}.{{a}^{2}}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 152197

Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-2x+3\) tại điểm \(M\left( 1;2 \right).\)

Xem đáp án

Ta có: \(y'=3{{x}^{2}}-2;y'\left( 1 \right)=1\)

Phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm \(M\left( 1;2 \right)\) là:

\(y=y'\left( 1 \right).\left( x-1 \right)+2=x+1.\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 152198

Đồ thị hàm số \(y=\frac{\sqrt{x-7}}{{{x}^{2}}+3x-4}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

Xem đáp án

Điều kiện: \(\left\{ \begin{array}{l} x - 7 \ge 0\\ {x^2} + 3x - 4 \ne 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x \ge 7\\ x \ne - 4\\ x \ne 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow x \ge 7 \Rightarrow \) Tập xác định: \(D=\left[ 7;+\infty  \right).\)

Ta thấy, hàm số liên tục trên nửa khoảng \(\left[ 7;+\infty  \right)\) nên đồ thị hàm số đã cho không có đường tiệm cận đứng.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 152199

Hàm số \(y=\sqrt[3]{{{x}^{2}}}\) có tất cả bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Tập xác đinh: \(D=\mathbb{R}.\)

Ta có: \(y'=\frac{2}{3\sqrt[3]{x}};y'\) xác định với mọi \(x\ne 0.\)

Bảng biến thiên:

Vậy hàm số đã cho có một điểm cực trị

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 152200

Gieo một con súc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Tính xác suất để ít nhất một lần xuất hiện mặt sáu chấm.

Xem đáp án

Gọi \({{A}_{1}}\) là biến cố lần thứ \(i\) xuất hiện mặt sáu chấm, với \(i\in \left\{ 1;2 \right\}.\)

Ta có: \(P\left( {{A}_{i}} \right)=\frac{1}{6}.\)

Gọi B là biến cố ít nhất 1 lần xuất hiện mặt sáu chấm.

Khi đó: \(B={{A}_{1}}.\overline{{{A}_{2}}}\cup \overline{{{A}_{1}}}.{{A}_{2}}\cup {{A}_{1}}.{{A}_{2}}.\)

Vậy: \(P\left( B \right)=P\left( {{A}_{1}} \right).P\left( \overline{{{A}_{1}}} \right).P\left( {{A}_{2}} \right)+P\left( {{A}_{1}} \right).P\left( {{A}_{2}} \right)=\frac{1}{6}\left( 1-\frac{1}{6} \right)+\left( 1-\frac{1}{6} \right)\frac{1}{6}+\frac{1}{6}.\frac{1}{6}=\frac{11}{36}.\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 152201

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) là hàm đa thức bậc bốn có đồ thị như hình vẽ bên.

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn \(\left[ -12;12 \right]\) để hàm số \(g\left( x \right)=\left| 2f\left( x-1 \right)+m \right|\) có 5 điểm cực trị?

Xem đáp án

Gọi \({{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}\) là 3 điểm cực trị của hàm số \(y=f\left( x \right)\) với \({{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}}.\)

Khi đó hàm số \(y=f\left( x-1 \right)\) có 3 điểm cực trị là \({{x}_{1}}+1,{{x}_{2}}+1,{{x}_{3}}+1.\)

Hàm số \(g\left( x \right)=\left| 2f\left( x-1 \right)+m \right|\) có 5 cực trị

\(\Leftrightarrow 2f\left( x-1 \right)+m=0\) có hai nghiệm khác \({{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}\)

\(\Leftrightarrow f\left( x-1 \right)=-\frac{m}{2}\) có hai nghiệm khác \({{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}\)

\( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} - \frac{m}{2} \ge 2\\ - 6 < - \frac{m}{2} \le - 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} m \le - 4\\ 6 \le m < 12 \end{array} \right..\)

Vậy \(m\in \left\{ -12;-11;...;-4;6;7;...;11 \right\}\).

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 152202

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D', gọi I là trung điểm BB'. Mặt phẳng \(\left( DIC' \right)\) chia khối lập phương thành 2 phần. Tính tỉ số thể tích phần bé chia phần lớn.

Xem đáp án

Đặt \(AB=a,\) thể tích hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) bằng \(V={{a}^{3}}.\)

Gọi \(\left\{ J \right\}=\left( DIC' \right)\cap AB,\) dễ thấy \(IJ//DC'//AB'\Rightarrow IJ//AB'\) mà I là trung điểm \(BB'\) suy ra J là trung điểm AB.

Theo công thức tính tích khối chóp cụt có: \({{V}_{BIJ.CDC'}}=\frac{h}{3}\left( B+B'+\sqrt{BB'} \right)\) với \(\left\{ \begin{array}{l} B = {S_{CDC'}} = \frac{{{a^2}}}{2}\\ B' = \frac{{{a^2}}}{8}\\ h = BC = a \end{array} \right.\) suy ra \({{V}_{BJI.CDC'}}=\frac{7}{24}{{a}^{3}}.\)

Thể tích phần còn lại là: \({{V}_{1}}=V-{{V}_{BJI.CDC'}}=\frac{17}{24}{{a}^{3}}.\)

Vậy tỉ số cần tìm là: \(\frac{7}{17}.\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 152203

Cho các số thực  \(x,y\) thỏa mãn \({{4}^{{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}}}-{{2}^{{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}+1}}={{2}^{3-{{x}^{2}}-4{{y}^{2}}-{{4}^{2-{{x}^{2}}-4{{y}^{2}}}}}}.\) Gọi \(m,M\) lần lượt là giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của \(P=\frac{x-2y-1}{x+y+4}.\) Tổng \(M+m\) bằng

Xem đáp án

Đặt \(t={{2}^{{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}}},\) điều kiện \(t>0\) khi đó \({{4}^{{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}}}-{{2}^{{{x}^{2}}+4{{y}^{2}}+1}}={{2}^{3-{{x}^{2}}-4{{y}^{2}}}}-{{4}^{2-{{x}^{2}}-4{{y}^{2}}}}\) đưa về:

\({{t}^{2}}-2t=\frac{8}{t}-\frac{16}{{{t}^{2}}}\Leftrightarrow {{\left( t+\frac{4}{t} \right)}^{2}}-2\left( t+\frac{4}{t} \right)-8=0\left( 1 \right)\)

Với điều kiện \(t>0\) nên \(\left( 1 \right)\Leftrightarrow t+\frac{4}{t}=4\Leftrightarrow t=2.\)

Suy ra \({{x}^{2}}+4{{y}^{2}}=1\) suy ra tồn tại \(0\le a\le 2\pi \) để \(\left\{ \begin{array}{l} x = \sin a\\ 2y = \cos a \end{array} \right..\)

Khi đó \(P=\frac{\sin a-\cos a-1}{\sin a+\frac{1}{2}\cos a+4}=\frac{2\sin a-2\cos a-2}{2\sin a+\cos a+8}\)

\(\Leftrightarrow \left( 2P-2 \right)\sin a+\left( P+2 \right)\cos a=-2-8P.\)

Điều kiện để tồn tại giá trị của \(a\) thỏa mãn khi và chỉ khi \({{\left( -2-8P \right)}^{2}}\le {{\left( 2P-2 \right)}^{2}}+{{\left( P+2 \right)}^{2}}\)

\(\Leftrightarrow 59{{P}^{2}}+36P-2\le 0\)

\(\Leftrightarrow \frac{-18-\sqrt{442}}{59}\le P\le \frac{-18+\sqrt{442}}{59}.\)

Vậy \(\left\{ \begin{array}{l} m = \frac{{ - 18 - \sqrt {442} }}{{59}}\\ M = \frac{{ - 18 + \sqrt {442} }}{{59}} \end{array} \right. \Rightarrow m + M = \frac{{ - 36}}{{59}}.\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 152204

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng 2, cạnh bên bằng 3. Gọi \(\varphi \) là góc giữa cạnh bên và mặt đáy. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Gọi O là tâm hình vuông. Do \(S.ABCD\) là hình chóp đều nên \(\varphi =\widehat{SBO}\)

\(BD=2\sqrt{2}\)

\(BO=\frac{1}{2}BD=\frac{1}{2}2\sqrt{2}=\sqrt{2}\)

Tam giác SOB vuông tại O, ta có \(\cos \varphi =\frac{BO}{SB}=\frac{\sqrt{2}}{3}.\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 152205

Đường cong ở hình bên là đồ thị của một trong bến hàm số dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

Xem đáp án

Đường cong có dạng của đồ thị hàm số bậc 3 với hệ số \(a>0.\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 152206

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành và có thể tích bằng 48. Gọi M, N lần lượt là các điểm thuộc cạnh AB, CD sao cho \(MA=MB,NC=2ND.\) Thể tích khối chóp S.MBCN bằng

Xem đáp án

Gọi \(d\) là chiều cao của hình bình hành \(ABCD.\)

Ta có: \({{S}_{ABCD}}={{S}_{ADN}}+{{S}_{ANM}}+{{S}_{MBCN}}\Leftrightarrow AB.d=\frac{1}{2}.DN.d+\frac{1}{2}.AM.d+{{S}_{MBCN}}\)

\(\Leftrightarrow {{S}_{MBCN}}=AB.d-\frac{1}{2}.\frac{1}{3}.AB.d-\frac{1}{2}.\frac{1}{2}.AB.d\Leftrightarrow {{S}_{MBCN}}=\frac{7}{12}{{S}_{ABCD}}.\)

Vậy thể tích khối chóp \(S.MBCN\) là

\({{V}_{S.MBCN}}=\frac{1}{3}.{{S}_{MBCN}}.h=\frac{1}{3}.\frac{7}{12}.{{S}_{ABCD}}.h=\frac{7}{12}.\left( \frac{1}{3}.{{S}_{ABCD}}.h \right)=\frac{7}{12}.48=28\) (đvtt).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 152207

Tìm tất cả các giá trị của a thỏa mãn \(\sqrt[15]{{{a}^{7}}}>\sqrt[5]{{{a}^{2}}}\)

Xem đáp án

Do \(\sqrt[15]{{{a}^{7}}}>\sqrt[5]{{{a}^{2}}}\ge 0.\) Suy ra \(a>0.\)

Ta có:

\(\sqrt[15]{{{a}^{7}}}>\sqrt[5]{{{a}^{2}}}\Leftrightarrow {{\left( \sqrt[15]{{{a}^{7}}} \right)}^{15}}>{{\left( \sqrt[5]{{{a}^{2}}} \right)}^{15}}\Leftrightarrow {{a}^{7}}>{{a}^{6}}\Leftrightarrow a\left( a-1 \right)>0\Leftrightarrow a>1.\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 152208

Trong bốn hàm số được liệt kê ở 4 phương án A, B, C, D. Hàm số nào có bảng biến thiên như sau?

Xem đáp án

Vì \(\underset{x\to +\infty }{\mathop{\lim }}\,f\left( x \right)=-\infty \) nên \(a<0.\) Loại đáp án A, C.

Đồ thị hàm số đi qua điểm \(\left( 0;2 \right)\) loại B.

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 152209

Cho hàm số \(y=\frac{ax+b}{cx+d}\) với \(a>0\) có đồ thị như hình bên. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đồ thị giao với trục \(Ox\) tại điểm có hoành độ âm nên \(x=\frac{-b}{a}<0\) mà \(a>0\) nên \(-b<0\Rightarrow b>0\)

Đồ thị giao với trục \(Oy\) tại điểm có tung độ âm nên \(\frac{b}{d}<0\) mà \(b>0\) nên \(d<0\)

Đồ thị hàm số có tiệm cận ngang \(y=\frac{a}{c}>0\) mà \(a>0\) nên \(c>0.\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 152210

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\ln 2020-\ln \left( \frac{x+1}{x} \right).\) Tính \(f'\left( 1 \right)+f'\left( 2 \right)+...+f'\left( 2020 \right).\)

Xem đáp án

Ta có \(f'\left( x \right)=-\frac{x}{x+1}.\left( \frac{x+1}{x} \right)'=-\frac{x}{x+1}.\left( \frac{-1}{{{x}^{2}}} \right)=\frac{1}{\left( x+1 \right)x}=\frac{1}{x}-\frac{1}{x+1}.\)

Khi đó

\(f'\left( 1 \right)+f'\left( 2 \right)+...+f'\left( 2019 \right)+f'\left( 2020 \right)=1-\frac{1}{2}+\frac{1}{2}-\frac{1}{3}+...+\frac{1}{2019}-\frac{1}{2020}+\frac{1}{2020}-\frac{1}{2021}\)

\(=1-\frac{1}{2021}=\frac{2020}{2021}.\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 152211

Cho hàm số \(y=\left( x-2 \right)\left( {{x}^{2}}+1 \right)\) có đồ thị \(\left( C \right).\) Mệnh đề nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Xét phương trình hoành độ giao điểm của \(\left( C \right)\) và trục hoành

\(\left( x-2 \right)\left( {{x}^{2}}+1 \right)=0\Leftrightarrow x=2.\)

Vậy \(\left( C \right)\) cắt trục hoành tại một điểm.

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 152212

Cho a là số thực lớn hơn 1. Khẳng định nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Ta có hàm số \(y={{\log }_{a}}x\) đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right)\) khi \(a>1.\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 152213

Rút gọn biểu thức \(P={{x}^{\frac{1}{3}}}\sqrt[6]{x}\) với \(x>0.\)

Xem đáp án

Ta có \(P={{x}^{\frac{1}{3}}}.\sqrt[6]{x}={{x}^{\frac{1}{3}}}.{{x}^{\frac{1}{6}}}={{x}^{\frac{1}{3}+\frac{1}{6}}}={{x}^{\frac{1}{2}}}=\sqrt{x}\) với \(x>0.\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 152214

Hình lăng trụ tam giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

Xem đáp án

Gồm các mặt phẳng chứa một cạnh bên và trung điểm cạnh đáy đối diện, mặt phẳng đi qua các trung điểm của các cạnh bên.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 152215

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ -2;2 \right]\) và có đồ thị là đường cong như hình vẽ. Hỏi phương trình \(\left| f\left( x \right)-1 \right|=1\) có bao nhiêu nghiệm phân biệt trên \(\left[ -2;2 \right]?\)

Xem đáp án

Ta có: \(\left| {f\left( x \right) - 1} \right| = 1 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) - 1 = 1\\ f\left( x \right) - 1 = - 1 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} f\left( x \right) = 2\left( 1 \right)\\ f\left( x \right) = 0\left( 2 \right) \end{array} \right.\)

Dựa vào đồ thị hàm số ta thấy phương trình \(\left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt trên \(\left[ -2;2 \right]\) và phương trình \(\left( 2 \right)\) có ba nghiệm phân biệt không trùng với bất kì nghiệm nào của phương trình \(\left( 1 \right)\) trên \(\left[ -2;2 \right],\) nên phương trình đã cho có 5 nghiệm phân biệt trên \(\left[ -2;2 \right].\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 152216

Cho \(a,b,x,y\) là các số thực dương và \(a,b\) khác 1. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Ta có \({{\log }_{a}}x=\frac{{{\log }_{b}}x}{{{\log }_{b}}a}\Rightarrow {{\log }_{b}}a.{{\log }_{a}}x={{\log }_{b}}x.\)

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 152218

Cho \({{\log }_{a}}x=3,{{\log }_{b}}x=4.\) Tính giá trị biểu thức \(P={{\log }_{ab}}x.\)

Xem đáp án

Ta có: \(P={{\log }_{ab}}x=\frac{1}{{{\log }_{x}}ab}=\frac{1}{{{\log }_{x}}a+{{\log }_{x}}b}=\frac{1}{\frac{1}{{{\log }_{a}}x}+\frac{1}{{{\log }_{b}}x}}=\frac{1}{\frac{1}{3}+\frac{1}{4}}=\frac{12}{7}.\)

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 152219

Tính đạo hàm của hàm số \(y={{2}^{{{x}^{2}}}}.\)

Xem đáp án

Ta có: \(y'=\left( {{2}^{{{x}^{2}}}} \right)'=\left( {{x}^{2}} \right)'{{.2}^{{{x}^{2}}}}.\ln 2=2.x{{.2}^{{{x}^{2}}}}.\ln 2=a{{.2}^{1+{{x}^{2}}}}.\ln 2\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 152220

Cho tứ diện ABCD có \(AB,AC,AD\) đôi một vuông góc và \(AB=6a,AC=9a,AD=3a.\) Gọi \(M,N,P\) lần lượt là trọng tâm của các tam giác \(ABC,ACD,ADB.\) Thể tích của khối tứ diện \(AMNP\) bằng

Xem đáp án

Gọi \(I,F,E\) lần lượt là trung điểm của các cạnh \(BC,CD,BD\)

\(\frac{{{V}_{A.MPN}}}{{{V}_{A.IEF}}}=\frac{AM}{AI}.\frac{AP}{AE}.\frac{AN}{AF}=\frac{2}{3}.\frac{2}{3}.\frac{2}{3}=\frac{8}{27}\Rightarrow {{V}_{A.MPN}}=\frac{8}{27}{{V}_{A.IEF}}\left( 1 \right)\)

\(\Delta BIE=\Delta CIF=\Delta EFD\left( c.c.c \right)\Rightarrow {{S}_{IEF}}=\frac{1}{4}{{S}_{BCD}}\Rightarrow {{V}_{A.IEF}}=\frac{1}{4}{{v}_{ABCD}}\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) \(\Rightarrow {{V}_{A.MPN}}=\frac{2}{27}.{{V}_{ABCD}}\)

Mặt khác \({{V}_{ABCD}}=\frac{1}{6}AB.AC.AD=\frac{1}{6}.6a.9a.3a=27{{a}^{3}}\Rightarrow {{V}_{A.MPN}}=2{{a}^{3}}.\)

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 152221

Tìm tập xác định D của hàm số \(y={{\left( 2x-3 \right)}^{\sqrt{2019}}}.\)

Xem đáp án

Vì \(\sqrt{2019}\notin \mathbb{Z}\) nên hàm số xác định khi và chỉ khi \(2x-3>0\Leftrightarrow x>\frac{3}{2}.\)

Vậy \(D=\left( \frac{3}{2};+\infty  \right).\)

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 152222

Nghiệm của phương trình \({{\log }_{2}}\left( 1-x \right)=2\) là

Xem đáp án

Ta có phương trình \({{\log }_{2}}\left( 1-x \right)=2\Leftrightarrow 1-x={{2}^{2}}\Leftrightarrow x=-3\)

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 152223

Cho hàm số bậc ba \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị là đường cong như hình bên. Hỏi phương trình \(f\left( xf\left( x \right) \right)-2=0\) có bao nhiêu nghiệm phân biệt?

Xem đáp án

Ta có pt: \(f\left( {xf\left( x \right)} \right) - 2 = 0 \Leftrightarrow f\left( {xf\left( x \right)} \right) = 2 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} xf\left( x \right) = 0\\ xf\left( x \right) = b \in \left( {0;2} \right)\\ xf\left( x \right) = a \in \left( { - 4; - 2} \right) \end{array} \right.\)

* Xét phương trình: \(xf\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ f\left( x \right) = 0\left( 1 \right) \end{array} \right..\)

Ta thấy đồ thị \(y=f\left( x \right)\) cắt trục hoành tại 1 điểm nên phương trình \(\left( 1 \right)\) có 1 nghiệm \(x={{x}_{2}}<-4.\)

* Xét phương trình: \(xf\left( x \right)=b\Leftrightarrow f\left( x \right)=\frac{b}{x},\left( x\ne 0 \right)\) (vì \(x=0\) phương trình vô nghiệm)

Đặt \(g\left( x \right)=\frac{b}{x}\Rightarrow g'\left( x \right)=\frac{-b}{{{x}^{2}}}<0,\forall x\ne 0.\) Suy ra \(g\left( x \right)=\frac{b}{x}\) nghịch biến trên từng khoảng xác định.

Ta dễ thấy TCĐ: \(x=0,\) TCN: \(y=0.\)

Phác họa đồ thị \(y=g\left( x \right)\) như hình vẽ ta có 2 giao điểm với đồ thị \(y=f\left( x \right),\) suy ra phương trình \(xf\left( x \right)=b\) có 2 nghiệm phân biệt \(x={{x}_{3}};x={{x}_{4}}\)

* Xét phương trình: \(xf\left( x \right)=a\Leftrightarrow f\left( x \right)=\frac{a}{x},\left( x\ne 0 \right)\)(vì \(x=0\) phương trình vô nghiệm)

Đặt \(h\left( x \right)=\frac{a}{x}\Rightarrow h'\left( x \right)=\frac{-a}{{{x}^{2}}}>0,\forall x\ne 0.\) Suy ra \(h\left( x \right)=\frac{a}{x}\) đồng biến trên từng khoảng xác định.

Ta dễ thấy TCĐ: \(x=0,\) TCN: \(y=0.\)

Phác họa đồ thị \(y=h\left( x \right)\) như hình vẽ ta có 2 giao điểm với đồ thị \(y=f\left( x \right)\), suy ra phương trình \(xf\left( x \right)=a\) có 2 nghiệm \(x={{x}_{5}};x={{x}_{6}}.\)

Như vậy \(f\left( xf\left( x \right) \right)-2=0\) có 6 nghiệm phân biệt.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 152224

Cho hình bát diện đều cạnh a. Gọi S là tổng diện tích tất cả các mặt của hình bát diện đó. Mệnh đề nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Bát diện đều là hình đa diện đều có 8 mặt đều là tam giác đều. Do đó \(S=8\left( \frac{\sqrt{3}{{a}^{2}}}{4} \right)=2\sqrt{3}{{a}^{2}}.\)

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 152225

Bất phương trình \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-1 \right)>1\) có tập nghiệm S bằng.

Xem đáp án

Do cơ số \(\frac{1}{2}\in \left( 0;1 \right)\) nên \({\log _{\frac{1}{2}}}\left( {x - 1} \right) > 1 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} x - 1 < \frac{1}{2}\\ x - 1 > 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow 1 < x < \frac{3}{2}.\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 152226

Cho lăng trụ ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B và AC=2a. Hình chiếu vuông góc của A' lên mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) trùng với trung điểm H của cạnh AB và \(AA'=a\sqrt{2}.\) Thể tích khối lăng trụ đã cho bằng.

Xem đáp án

Ta có \(A{{B}^{2}}+B{{C}^{2}}=A{{C}^{2}}\Leftrightarrow 2A{{B}^{2}}=4{{a}^{2}}\Leftrightarrow AB=a\sqrt{2}\Rightarrow {{S}_{\Delta ABC}}={{a}^{2}}.\)

Lại có \(AH=\frac{AB}{2}=\frac{a\sqrt{2}}{2}\Rightarrow A'H=\sqrt{A'{{A}^{2}}-A{{H}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{2}.\)

Thể tích khối lăng trụ bằng \({{V}_{ABC.A'B'C'}}={{S}_{\Delta ABC}}.A'H={{a}^{2}}.\frac{a\sqrt{6}}{2}=\frac{{{a}^{3}}\sqrt{6}}{2}.\)

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 152227

Hàm số \(y=2{{x}^{4}}+1\) đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

Xem đáp án

Ta có \(y=2{{x}^{4}}+1\Rightarrow y'=8{{x}^{3}}=0\Leftrightarrow x=0.\)

Bảng xét dấu

Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên \(\left( 0;+\infty  \right).\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »