Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trưng Vương lần 2

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trưng Vương lần 2

  • Hocon247

  • 50 câu hỏi

  • 90 phút

  • 68 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 167474

Có bao nhiêu cách xếp 3 học sinh ngồi vào một dãy ghế hàng ngang gồm 4 chỗ ngồi?

Xem đáp án

Đây chính là chỉnh hợp chập 3 của 4, việc chọn học sinh ra có tính thứ tự.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 167476

Cho hàm số \(f(x)\) có bàng biến thiên như sau

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

Xem đáp án

Ta thấy trên khoảng \(\left( 1;\ 3 \right)\) có \({f}'\left( x \right)>0\) nên hàm số đồng biến trên \(\left( 1;\ 3 \right)\).

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 167477

Cho hàm số \(f(x)\) có bảng biến thiên như sau

Hàm số đạt cực đại tại điểm

Xem đáp án

Ta có \({f}'\left( x \right)\) đổi dấu từ + sang - khi qua \({{x}_{0}}=0\) nên \({{x}_{0}}=0\) là điểm cực đại của \(f\left( x \right)\).

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 167478

Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bàng xét dấu của đạo hàm \(f^{\prime}(x)\) như sau

Hàm số \(f(x)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

Xem đáp án

Hàm số \(f\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có \({f}'\left( x \right)\) đổi dấu khi qua các điểm x=-3, x=-1, x=0 và x=2 nên \(f\left( x \right)\) có 4 điểm cực trị.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 167479

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) là đường thẳng

Xem đáp án

Hàm số liên tục trên từng khoảng \(\left( -\infty ;\ 2 \right)\) và \(\left( 2;\ +\infty\right)\).

\(\underset{x\to {{2}^{+}}}{\mathop{\lim }}\,\frac{x+1}{x-2}=+\infty \) nên đường thẳng x=2 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số đã cho.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 167480

Hàm số nào dưới đây có đồ thị có dạng như đường cong trong hình vẽ?

Xem đáp án

Đây là dạng đồ thị hàm số bậc 3 có hệ số a>0. Do đó, chỉ có đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-3x\) thỏa mãn.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 167481

Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-2\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

Xem đáp án

Khi x=0, ta được y=-2. Suy ra đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-2\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng -2.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 167482

Với a, b là các số thực dương tùy ý, ta có \(\ln \left( {{a}^{2}}{{b}^{3}} \right)\) bằng

Xem đáp án

\(\ln \left( {{a^2}{b^3}} \right) = \ln {a^2} + \ln {b^3} = 2\ln a + 3\ln b\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 167483

Đạo hàm của hàm số \(y = {2021^x}\) là

Xem đáp án

\({\left( {{{2021}^x}} \right)^\prime } = {2021^x}.\ln 2021\)

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 167484

Với a là một số thực dương tùy ý, ta có \(\sqrt[5]{a^3}\) bằng

Xem đáp án

\(\sqrt[5]{{{a^3}}} = {a^{\frac{3}{5}}}\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 167485

Phương trình \({2^{2x + 5}} = \frac{1}{8}\) có nghiệm là

Xem đáp án

\({2^{2x + 5}} = \frac{1}{8} \Leftrightarrow {2^{2x + 5}} = {2^{ - 2}} \Leftrightarrow 2x + 5 =  - 3 \Leftrightarrow 2x =  - 8 \Leftrightarrow x =  - 4\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 167486

Phương trình \({{\log }_{2}}\left( 3x+1 \right)=-4\) có tập nghiệm là

Xem đáp án

\({\log _2}\left( {3x + 1} \right) =  - 4 \Leftrightarrow 3x + 1 = \frac{1}{{16}} \Leftrightarrow 3x =  - \frac{{15}}{{16}} \Leftrightarrow x =  - \frac{5}{{16}}\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 167487

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^4} - 6{x^2}\) là

Xem đáp án

\(\int {\left( {{x^4} - 6{x^2}} \right){\rm{d}}x}  = \frac{{{x^5}}}{5} - 2{x^3} + C\)

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 167488

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \sin \left( {2x + 1} \right)\) là

Xem đáp án

\(\int {\sin \left( {2x + 1} \right){\rm{d}}x}  =  - \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + C\)

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 167489

Nếu \(\int\limits_{0}^{7}{f\left( x \right)\text{d}x}=18\) và \(\int\limits_{1}^{7}{f\left( x \right)\text{d}x}=9\) thì \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}\) bằng

Xem đáp án

\(\int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  + \int\limits_1^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_0^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  \Leftrightarrow \int\limits_0^1 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = \int\limits_0^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  - \int\limits_1^7 {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = 18 - 9 = 9\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 167490

Tính \(I = \int\limits_{ - 1}^1 {{x^{2020}}{\rm{d}}x} \)

Xem đáp án

\(I = \int\limits_{ - 1}^1 {{x^{2020}}{\rm{d}}x}  = \frac{{{x^{2021}}}}{{2021}}|_{ - 1}^1 = \frac{2}{{2021}}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 167491

Mô đun của số phức z = 6 - 2i bằng

Xem đáp án

\(\left| z \right| = \left| {6 - 2i} \right| = \sqrt {{6^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2}}  = 2\sqrt {10} \)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 167492

Cho số phức z=4+5i. Số phức \(z+2\overline{z}\) bằng

Xem đáp án

\(z + 2\overline z  = \left( {4 + 5i} \right) + 2\left( {4 - 5i} \right) = 12 - 5i\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 167493

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức 8-3i có tọa độ là

Xem đáp án

Điểm biểu diễn số phức 8-3i có tọa độ là \(\left( 8;\ -3 \right)\).

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 167496

Công thức tính thể tích V của khối nón có bán kính 2r và chiều cao h là:

Xem đáp án

\(V = \frac{1}{3}\pi {R^2}.h = \frac{1}{3}\pi {(2r)^2}h = \frac{4}{3}\pi {r^2}.h\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 167497

Một hình cầu có bán kính r=3cm khi đó diện  tích mặt cầu là:

Xem đáp án

\(S = 4\pi {r^2} = 4.9.\pi  = 36\pi c{m^2}.\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 167498

Trong không gian Oxyz cho tam giác OAB có \(A(1;2;3);\,\,B(2;1;3)\). Khi đó tọa độ trọng tâm tam giác OAB có tọa độ là

Xem đáp án

Áp dụng công thức tính tọa độ trọng tâm tam giác.

\(G\left( {1;1;2} \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 167499

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+9=0\). Tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu là

Xem đáp án

\({x^2} + {y^2} + {z^2} - 2x + 4y - 6z + 9 = 0\)

\( \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 5\)

Vậy mặt cầu có tâm \(I\left( 1;\,-2;\,3 \right)\) và \(R=\sqrt{5}\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 167500

Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\frac{x-1}{3}=\frac{y+2}{-4}=\frac{z-3}{-5}\) đi qua điểm

Xem đáp án

Đường thẳng đi qua điểm \(M\left( {{x}_{0}};{{y}_{0}};{{z}_{0}} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow{u}=\left( {{u}_{1}};{{u}_{2}};{{u}_{3}} \right)\) có phương trình: \(\frac{x-{{x}_{0}}}{{{u}_{1}}}=\frac{y-{{y}_{0}}}{{{u}_{2}}}=\frac{z-{{z}_{0}}}{{{u}_{3}}}\).

Suy ra đường thẳng đi qua điểm \(\left( 1;-2;3 \right)\).

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 167501

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-3z+3=0\) có một vectơ pháp tuyến là

Xem đáp án

Một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng \(\left( P \right)\) là \(\overrightarrow{n}=\left( 1;2;-3 \right)\).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 167502

Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn đều là nữ.

Xem đáp án

Xác suất 2 người được chọn đều là nữ là \(\frac{{C_3^2}}{{C_{10}^2}} = \frac{1}{{15}}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 167503

Trong các hàm số sau, hàm số nào luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

Xem đáp án

Ta có: y=-x+4 là hàm số bậc nhất có a=-1<0.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 167504

Tích của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)=x+\frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left[ 1;\text{ }3 \right]\) bằng.

Xem đáp án

TXĐ: D = R\{0}

\(y' = 1 - \frac{4}{{{x^2}}} = \frac{{{x^2} - 4}}{{{x^2}}};\,y' = 0 \Leftrightarrow {x^2} - 4 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 2 \in \left[ {1;{\rm{ }}3} \right]\\ x = - 2 \notin \left[ {1;{\rm{ }}3} \right] \end{array} \right.\)

Ta có: \(f\left( 1 \right)=5;\text{ }f\left( 2 \right)=4;\text{ }f\left( 3 \right)=\frac{13}{3}.\)

Vậy \(\underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\max }}\,y=5;\text{ }\underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\min }}\,y=4\Rightarrow \underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\max }}\,y.\underset{\left[ 1;3 \right]}{\mathop{\min }}\,y=20\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 167505

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}+2 \right)\le 3\) là:

Xem đáp án

TXĐ: D = R

\({\log _3}\left( {{x^2} + 2} \right) \le 3\)

\( \Leftrightarrow {x^2} + 2 \le 27\)

\( \Leftrightarrow {x^2} \le 25\)

\( \Leftrightarrow  - 5 \le x \le 5\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 167506

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( {{x}^{2}}+1 \right)x\text{d}x=2}\). Khi đó \(I=\int\limits_{2}^{5}{f\left( x \right)}\text{d}x\) bằng:

Xem đáp án

Đặt \(t={{x}^{2}}+1\Rightarrow dt=2xdx\)

Đổi cận: \(x=1\Rightarrow t=2, x=2\Rightarrow t=5\)

Khi đó: \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( {{x}^{2}}+1 \right)x\text{d}x=\frac{1}{2}}\int\limits_{2}^{5}{f\left( t \right)\text{d}t} \Rightarrow \int\limits_{2}^{5}{f\left( t \right)}\text{d}t=2\int\limits_{1}^{2}{f\left( {{x}^{2}}+1 \right)x\text{d}x=4}\)

Mà tích phân không phụ thuộc vào biến nên: \(I=\int\limits_{2}^{5}{f\left( x \right)}\text{d}x=\int\limits_{2}^{5}{f\left( t \right)}\text{d}t=4\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 167507

Cho số phức \({{z}_{1}}=1+i\) và \({{z}_{2}}=2-3i\). Tìm số phức liên hợp của số phức \(w={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\)?

Xem đáp án

Vì: \({{z}_{1}}=1+i\) và \({{z}_{2}}=2-3i\) nên \(w={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\Leftrightarrow w=\left( 1+2 \right)+\left( 1-3 \right)i=3-2i\Leftrightarrow \overline{w}=3+2i\).

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 167508

Cho chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, \(SA\bot \left( ABCD \right)\). Góc giữa đường SC và mặt phẳng \(\left( SAD \right)\) là góc?

Xem đáp án

Ta có \(\left\{ \begin{align} & CD\bot AD \\ & CD\bot SA \\ \end{align} \right.\Rightarrow CD\bot \left( SAD \right)\). Do đó góc giữa SC và \(\left( SAD \right)\) bằng góc giữa SC và SD.

Do góc \(\widehat{CSD}<90{}^\circ \) nên chọn B

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 167509

Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a \(\left( a>0 \right)\). Khi đó khoảng cách từ đỉnh A đến \(\text{mp}\left( BCD \right)\) bằng 

Xem đáp án

Gọi O là trọng tâm tam giác BCD \(\Rightarrow AO\bot \left( BCD \right)\Rightarrow d\left( A;\left( BCD \right) \right)=AO\).

Gọi I là trung điểm CD.

Ta có: \(BO=\frac{2}{3}BI=\frac{a\sqrt{3}}{3}, AO=\sqrt{A{{B}^{2}}-B{{O}^{2}}}=\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Vậy \(d\left( A;\left( BCD \right) \right)=\frac{a\sqrt{6}}{3}\).

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 167510

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho điểm \(I\left( 1;2;4 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x+2y+z-1=0\). Mặt cầu tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là: 

Xem đáp án

Ta có: Bán kính của mặt cầu là \(R=d\left( I;\left( P \right) \right)=\frac{\left| 2.1+2.2+4-1 \right|}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{2}^{2}}+{{1}^{2}}}}=3\).

Mặt cầu tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là

\({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z-4 \right)}^{2}}=9\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 167511

Trong không gian với hệ toa độ Oxyz, lập phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A\left( 0;\ -1;\ 3 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right): x+3y-1=0\).

Xem đáp án

Ta có:Mặt phẳng \(\left( P \right)\) có vectơ pháp tuyến là \(\overrightarrow{n}=\left( 1;\ 3;\ 0 \right)\).

Đường thẳng đi qua \(A\left( 0;\ -1;\ 3 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có vectơ chỉ phương là \(\overrightarrow{n}=\left( 1;\ 3;\ 0 \right)\).

Phương trình đường thẳng là: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = t{\rm{ }}}\\ {y = - 1 + 3t}\\ {z = 3{\rm{ }}} \end{array}} \right.\)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 167512

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị \(y={f}'\left( x \right)\) là đường cong hình bên.

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-2\text{x} \right)\) trên \(\left[ -\frac{3}{2}\,;\,\frac{7}{2} \right]\) là

Xem đáp án

Đặt :\(t={{x}^{2}}-2x={{\left( x-1 \right)}^{2}}-1\)

Ta có \(-\frac{3}{2}\le x\le \frac{7}{2}\Leftrightarrow -\frac{5}{2}\le x-1\le \frac{5}{2}\Leftrightarrow 0\le {{\left( x-1 \right)}^{2}}\le \frac{25}{4}\Leftrightarrow -1\le {{\left( x-1 \right)}^{2}}-1\le \frac{21}{4}\)

Vậy: \(t\in \left[ -1\,;\,\frac{21}{4} \right]\). Lập bảng biến thiên của hàm số \(y=f\left( t \right)\) trên \(\left[ -1\,;\,\frac{21}{4} \right]\)

Dựa vào bảng biến thiên ta có: \(\mathop {\min }\limits_{\left[ { - 1;\frac{{21}}{4}} \right]} f\left( t \right) = f\left( 1 \right)\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 167513

Có bao nhiêu số nguyên dương y sao cho ứng với mỗi giá trị của y có không quá 5 số nguyên x thoả mãn bất phương trình \(\left( {{5}^{x}}-1 \right)\left( {{2.5}^{x}}-y \right)\le 0\).

Xem đáp án

Đặt \(t={{5}^{x}}>0\). Bất phương trình trở thành: \(\left( t-1 \right)\left( 2t-y \right)\le 0$ hay \(\left( t-1 \right)\left( t-\frac{y}{2} \right)\le 0\,\left( * \right)\)

+) TH1: \(0<\frac{y}{2}\le 1\Leftrightarrow 0<y\le 2\) khi đó \(\left( * \right)\Leftrightarrow \frac{y}{2}\le t\le 1\Leftrightarrow \frac{y}{2}\le {{5}^{x}}\le 1\Leftrightarrow {{\log }_{5}}\frac{y}{2}\le x\le 0\Leftrightarrow x=0\) Có 1 nghiệm nên thoả mãn.

+) TH2: \(\frac{y}{2}>1\Leftrightarrow y>2\) khi đó \(\left( * \right)\Leftrightarrow \frac{y}{2}\ge t\ge 1\Leftrightarrow \frac{y}{2}\ge {{5}^{x}}\ge 1\Leftrightarrow {{\log }_{5}}\frac{y}{2}\ge x\ge 0\). Theo yêu cầu đầu bài có không qua 5 số nguyên x thoả mãn. Vậy x chỉ có thể lấy tối đa từ 0 đến 4 hay

\({{\log }_{5}}\frac{y}{2}\le 4\Leftrightarrow 1<\frac{y}{2}\le {{5}^{4}}=625\Leftrightarrow 2<y\le 1250\).

=>Cả hai trường hợp : \(y=\left\{ 1;2;....;1250 \right\}\) có 1250 số thoả mãn.

Câu 41: Trắc nghiệm ID: 167514

Cho hàm số \(f\left( x \right)={{\left| x \right|}^{2021}}\). Giá trị của \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( 2\cos x-1 \right)\sin x\text{d}x}\) bằng:

Xem đáp án

+ Đặt \(t=2\cos x-1\Rightarrow \text{dt}=-2\sin x\text{d}x\Rightarrow \sin x\text{d}x=-\frac{\text{dt}}{2}\).

+ Khi x=0 thì t=1

Khi \(x=\frac{\pi }{2}\) thì t=-1

 + Do đó: \(I=\frac{1}{2}\int\limits_{-1}^{1}{f(t)\text{dt}=}\frac{1}{2}\int\limits_{-1}^{1}{f(x)\text{d}x=\frac{1}{2}\int\limits_{-1}^{1}{{{\left| x \right|}^{2021}}\text{d}x}}\).

Vì \(f(x)={{\left| x \right|}^{2021}}\) là hàm số chẵn nên \(\int\limits_{-1}^{1}{{{\left| x \right|}^{2021}}dx=}2\int\limits_{0}^{1}{{{\left| x \right|}^{2021}}dx}\).

Suy ra \(I=\int\limits_{0}^{1}{{{\left| x \right|}^{2021}}dx=\int\limits_{0}^{1}{{{x}^{2021}}dx=}}\left. \frac{{{x}^{2022}}}{2022} \right|_{0}^{1}=\frac{1}{2022}\).

Câu 42: Trắc nghiệm ID: 167515

Cho hai số phức \({{z}_{1}},{{z}_{2}}\). Có bao nhiêu số phức \(z={{z}_{1}}-{{z}_{2}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=\left| {{z}_{2}} \right|=2,\,{{z}_{1}}+{{z}_{2}}=2-2i\)?

Xem đáp án

+ Gọi M,N,P,Q lần lượt là các điểm biểu diễn của các số phức \({{z}_{1}},{{z}_{2}},{{z}_{1}}+{{z}_{2}},{{z}_{1}}-{{z}_{2}}\).

Ta có: \(\overrightarrow{OP}=\overrightarrow{OM}+\overrightarrow{ON}\) nên OMPN là hình bình hành mà \(OM=ON=2,\,OP=2\sqrt{2}\), do đó: OMPN là một hình vuông với O,P cố định.

Vì vậy M,N có hai vị trí \(M\left( 2;0 \right),\,N\left( 0;-2 \right)\) hoặc \(M\left( 0;-2 \right),\,N\left( 2;0 \right)\)

+ Mặt khác: Ta có \(\overrightarrow{OQ}=\overrightarrow{OM}-\overrightarrow{ON}=\overrightarrow{NM}\) nên có hai điểm Q thỏa mãn bài toán.

Vậy có hai số phức \(z={{z}_{1}}-{{z}_{2}}\)

Câu 43: Trắc nghiệm ID: 167516

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, CD. Biết góc giữa đường thẳng MN với mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng \({{30}^{{}^\circ }}\)(như hình vẽ).

Thể tích của khối chóp đều S.ABCD là:

Xem đáp án

Chọn hệ trục Oxyz như hình vẽ. Gọi SO=x>0. Không mất tính tổng quát giả sử a=1

Ta có: \(S\left( 0;0;x \right),\,A\left( \frac{\sqrt{2}}{2};0;0 \right),\,B\left( 0;\frac{\sqrt{2}}{2};0 \right),C\left( -\frac{\sqrt{2}}{2};0;0 \right),M\left( \frac{\sqrt{2}}{4};0;\frac{x}{2} \right),N\left( -\frac{\sqrt{2}}{4};\frac{\sqrt{2}}{4};0 \right)\).

Suy ra: \(\overrightarrow{MN}=\left( -\frac{\sqrt{2}}{2};\frac{\sqrt{2}}{4};-\frac{x}{2} \right)=-\frac{1}{4}\left( 2\sqrt{2};-\sqrt{2};2x \right)\Rightarrow \text{VTCP}\,\overrightarrow{u}=\left( 2\sqrt{2};-\sqrt{2};2x \right)\).

+ Mặt khác, \(\left( SBD \right)\) có một VTPT là \(\overrightarrow{i}=\left( 1;0;0 \right)\).

Ta có: \(\sin \left( MN,\left( SBD \right) \right)=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{\left| \overrightarrow{u}.\overrightarrow{n} \right|}{\left| \overrightarrow{u} \right|.\left| \overrightarrow{n} \right|}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow \frac{2\sqrt{2}}{\sqrt{10+4{{x}^{2}}}}=\frac{1}{2}\Leftrightarrow x=\frac{\sqrt{22}}{2}\).

Vậy \({{V}_{S.ABCD}}=\frac{1}{3}.\frac{\sqrt{22}}{2}.{{a}^{3}}=\frac{\sqrt{22}{{a}^{3}}}{6}\).

Câu 44: Trắc nghiệm ID: 167517

Bác An có một khối cầu pha lê \(\left( S \right)\) có bán kính bằng \(5\,\,\text{cm}\). Bác muốn từ \(\left( S \right)\) làm một vật lưu niệm có hình dạng là một khối hộp chữ nhật nội tiếp \(\left( S \right)\). Bác An phải bỏ đi lượng thể tích pha lê bằng bao nhiêu để tạo ra vật lưu niệm có thể tích lớn nhất (tính gần đúng đến hàng phần trăm).

Xem đáp án

+ Gọi ba cạnh của hình hộp chữ nhật lần lượt là \(a,b,c\,\,\left( a,b,c>0 \right)\).

Lúc đó: \(\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{4}={{R}^{2}}\Leftrightarrow {{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}=4{{R}^{2}}\,\,(1)\).

+ Thể tích của khối hộp chữ nhật là: \(V=a.b.c=\sqrt{{{a}^{2}}.{{b}^{2}}.{{c}^{2}}}\le \sqrt{{{\left( \frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}{3} \right)}^{3}}}=\frac{8\sqrt{3}}{9}{{R}^{3}}\).

Vậy thể tích pha lê bác An bỏ đi để tạo ra vật lưu niệm có thể tích lớn nhất là:

\(V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}-\frac{8\sqrt{3}}{9}{{R}^{3}}\approx 331,15\left( \text{c}{{\text{m}}^{3}} \right)\).

Câu 45: Trắc nghiệm ID: 167518

Trong mặt phẳng tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):2x-y-2z-2=0\) và đường thẳng \(\left( d \right):\frac{x}{-1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-2}{1}\). Biết mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa \(\left( d \right)\) và tạo với \(\left( \alpha  \right)\) một góc nhỏ nhất có phương trình dạng ax+by+cz+3=0. Giá trị của T=a.b.c bằng:

Xem đáp án

+ \(\left( \alpha\right)\) có một VTCP là \(\overrightarrow{u}=\left( -1;\,2;\,1 \right)\).

+ VTPT của \(\left( P \right)\) có dạng \(\overrightarrow{n}=\left( a;b;c \right)\) với \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\ne 0\).

+ Vì (P) chứa \(\left( d \right)\) nên \(\overrightarrow{n}.\overrightarrow{u}=0\Leftrightarrow -a+2b+c=0\Leftrightarrow c=a-2b\).

+ Ta có: \(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)=\frac{\left| \overrightarrow{n}.\overrightarrow{{{n}_{\alpha }}} \right|}{\left| \overrightarrow{n} \right|.\left| \overrightarrow{{{n}_{\alpha }}} \right|}=\frac{\left| 2a-b-2c \right|}{3\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}}}=\frac{\left| b \right|}{\sqrt{2{{a}^{2}}-4ab+5{{b}^{2}}}}\).

TH1: Nếu b=0 thì \(\left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)={{90}^{{}^\circ }}\).

TH2: Nếu \(b\ne 0\) thì \(\left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)\) nhỏ nhất khi \(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)=\frac{1}{\sqrt{2{{\left( \frac{a}{b} \right)}^{2}}-4\frac{a}{b}+5}}\) lớn nhất.

Ta có: \(\cos \left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)=\frac{1}{\sqrt{2{{\left( \frac{a}{b}-1 \right)}^{2}}+3}}\) lớn nhất khi \(\frac{a}{b}=1\Leftrightarrow a=b\)

So sánh hai trường hợp ta thấy \(\left( \left( P \right),\left( \alpha\right) \right)\) nhỏ nhất khi a=b nên \(\overrightarrow{n}=\left( a;a;-a \right)\).

Do đó,

\(a\left( x-0 \right)+a\left( y+1 \right)-a\left( z-2 \right)=0\Leftrightarrow ax+ay-az+3a=0\).

Vì mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình dạng ax+by+cz+3=0 nên \(a=1\Rightarrow \overrightarrow{n}=\left( 1;1;-1 \right)\)

Vậy T=-1.

Câu 46: Trắc nghiệm ID: 167519

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như hình vẽ dưới đây:

Hỏi hàm số \(y=f\left( {{x}^{2}} \right)\) có bao nhiêu điểm cực đại và bao nhiêu điểm cực tiểu?

Xem đáp án

Từ đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\), ta thấy:

\(f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = 1\\ x = 3 \end{array} \right.\).

\(f'\left( x \right) > 0 \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\).

\(f'\left( x \right) < 0 \Leftrightarrow x \in \left( {0;1} \right) \cup \left( {1;3} \right)\)

Ta có \(y' = {\left( {f\left( {{x^2}} \right)} \right)^\prime } = 2x.f'\left( {{x^2}} \right)\) \(= 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ f'\left( {{x^2}} \right) = 0 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = \pm 1\\ x = \pm \sqrt 3 \end{array} \right.\)

\(f'\left( {{x^2}} \right) > 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} {x^2} < 0\\ {x^2} > 3 \end{array} \right. \Leftrightarrow x \in \left( { - \infty ; - \sqrt 3 } \right) \cup \left( {\sqrt 3 ; + \infty } \right)\)

Bảng biến thiên

Vậy hàm số \(y = f\left( {{x^2}} \right)\) có 2 điểm cực tiểu và 1 điểm cực đại.

Câu 47: Trắc nghiệm ID: 167520

Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( x;y \right)\) thoả mãn \(0\le x\le 2020\) và \({{\log }_{3}}\left( 3x+3 \right)+x=2y+{{9}^{y}}\)?

Xem đáp án

Ta có: \({{\log }_{3}}\left( 3x+3 \right)+x=2y+{{9}^{y}}\Leftrightarrow {{\log }_{3}}\left( x+1 \right)+x+1=2y+{{3}^{2y}} \left( 1 \right)\).

Đặt \(t={{\log }_{3}}\left( x+1 \right)\Rightarrow x+1={{3}^{t}}\). Với \(x\in \left[ 0;2020 \right]\Rightarrow t\in \left[ 0;{{\log }_{3}}2021 \right]\).

\(\left( 1 \right)\Leftrightarrow t+{{3}^{t}}=2y+{{3}^{2y}}\text{ }\left( 2 \right)\).

Xét hàm số \(f\left( u \right)=u+{{3}^{u}},\,\,u\in \left[ 0;{{\log }_{3}}2021 \right]\).

\({f}'\left( u \right)=1+{{3}^{u}}\ln 3>0,\,\,\forall u\in \left[ 0;{{\log }_{3}}2021 \right]\). Và do hàm số \(f\left( u \right)\) liên tục trên \(\left[ 0;{{\log }_{3}}2021 \right]\), suy ra \(f\left( u \right)\) đồng biến trên \(\left[ 0;{{\log }_{3}}2021 \right]\).

Do đó \(\left( 2 \right)\Leftrightarrow f\left( t \right)=f\left( 2y \right)\Leftrightarrow t=2y\Leftrightarrow {{\log }_{3}}\left( x+1 \right)=2y\Leftrightarrow x={{3}^{2y}}-1\).

Vì \(x\in \left[ 0;2020 \right]\) nên \(0\le {{3}^{2y}}-1\le 2020\Leftrightarrow 1\le {{3}^{2y}}\le 2021\)

\(\Leftrightarrow 0\le 2y\le {{\log }_{3}}2021\)

\(\Leftrightarrow 0\le y\le \frac{1}{2}{{\log }_{3}}2021\).

Do \(y\in \mathbb{Z}\) nên \(y\in \left\{ 0;1;2;3 \right\}\). Ứng với mỗi giá trị nguyên của y cho ta 1 giá trị nguyên của x.

Vậy có 4 cặp số nguyên \(\left( x;y \right)\) thoả mãn yêu cầu bài toán.

Câu 48: Trắc nghiệm ID: 167521

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=-\frac{1}{2}{{x}^{4}}+a{{x}^{2}}+b$$\left( a,b\in \mathbb{R} \right)\) có đồ thị và \(y=g\left( x \right)=m{{\text{x}}^{2}}+n\text{x}+p \left( m,n,p\in \mathbb{R} \right)\) có đồ thị \(\left( P \right)\) như hình vẽ. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(\left( C \right)\) và \(\left( P \right)\) có giá trị nằm trong khoảng nào sau đây?

Xem đáp án

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(\left( C \right)\) và \(\left( P \right)\): \(S=\int\limits_{-2}^{2}{\left[ f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]}dx\).

\(h\left( x \right)=f\left( x \right)-g\left( x \right)\) là hàm bậc bốn có hệ số bậc bốn bằng \(-\frac{1}{2}\), có hai nghiệm đơn x=2, x=-2 và một nghiệm kép x=0

⇒ \(h\left( x \right)=f\left( x \right)-g\left( x \right)=-\frac{1}{2}{{x}^{2}}\left( x-2 \right)\left( x+2 \right) ⇒ S=\int\limits_{-2}^{2}{-\frac{1}{2}{{x}^{2}}\left( x-2 \right)\left( x+2 \right)}dx=\frac{64}{15}=4,266..\)

Câu 49: Trắc nghiệm ID: 167522

Cho số phức z thỏa mãn |z-2i| \(\le\) |z-4i| và \(\left| z-3-3i \right|=1\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=\left| z-2 \right|\) là:

Xem đáp án

Gọi M(x;y) là điểm biểu diễn số phức z ta có: \(\left| z-2i \right|\le \left| z-4i \right|\)

\(\Leftrightarrow {{x}^{2}}+{{(y-2)}^{2}}\le {{x}^{2}}+{{(y-4)}^{2}}\)

\(\Leftrightarrow y\le 3;\,\,\left| z-3-3i \right|=1\Leftrightarrow \) điểm M nằm trên đường tròn tâm I(3;3) và bán kính bằng 1.

Biểu thức \(P=\left| z-2 \right|=AM\) trong đó A(2;0), theo hình vẽ thì giá trị lớn nhất của \(P=\left| z-2 \right|\) đạt được khi M(4;3) nên \(\max P=\sqrt{{{(4-2)}^{2}}+{{(3-0)}^{2}}}=\sqrt{13}\).

Câu 50: Trắc nghiệm ID: 167523

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt cầu \(\left( {{S}_{1}} \right):\,{{\left( x+4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=16,\left( {{S}_{2}} \right):\,{{\left( x+4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=36\) và điểm \(A\left( 4;0;0 \right)\). Đường thẳng \(\Delta \) di động nhưng luôn tiếp xúc với \(({{S}_{1}})\), đồng thời cắt \(\left( {{S}_{2}} \right)\) tại hai điểm \(B,\,\,C\). Tam giác ABC có thể có diện tích lớn nhất là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có:  \(\left( {{S}_{1}} \right),\,\,\left( {{S}_{2}} \right)\) có cùng tâm \(I\left( -4;0;0 \right)\) và lần lượt có bán kính là \({{r}_{1}}=4,\,\,{{r}_{2}}=6\).

Gọi T là hình chiếu của I trên d, ta được \(TB=\sqrt{I{{B}^{2}}-I{{T}^{2}}}=2\sqrt{5}\), tức \(BC=4\sqrt{5}\).

Gọi \(\left( P \right)\) là tiếp diện của \(\left( {{S}_{1}} \right)\) tại T, khi đó \(\Delta \) qua T và nằm trong \(\left( P \right)\).

Gọi H là hình chiếu của A trên d, ta có \(AH\le AT\), dấu bằng xảy ra khi \(d\bot AT\).

Gọi \(M,\,\,N\) là các giao điểm của đường thẳng AI và \(\left( {{S}_{1}} \right)\) với AM<AN. Dễ thấy AN=12 và đây cũng chính là độ dài lớn nhất của AT.

Lúc này ta có \(AH\le AN=12\), dấu bằng xảy ra khi \(d\bot AN\).

Vậy diện tích lớn nhất của tam giác ABC là \(24\sqrt{5}\).

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »