Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Cao Lãnh
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
49 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Một vật dao động điều hòa theo phương trình: \(x=Ac\text{os}(\omega t)\) . Gia tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức:
Gia tốc của vật tại thời điểm t có biểu thức: \(a=A{{\omega }^{2}}c\text{os}(\omega t+\pi )\)
Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ
Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ:
Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là
Trong sóng dừng, khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau là một phần tư bước sóng.
Máy biến áp là thiết bị
Máy biến áp là thiết bị có khả năng biến đổi điện áp xoay chiều.
Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số
Sóng điện từ và sóng âm khi truyền từ không khí vào thủy tinh thì tần số cả hai sóng đều không đổi.
Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu loại quang phổ nào ?
Để nhận biết sự có mặt của các nguyên tố hóa học trong mẫu vật, ta phải nghiên cứu quang phổ vạch phát xạ.
Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây ?
Tia tử ngoại không có tác dụng thắp sáng.
Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo ?
Phản ứng: \({}_{92}^{238}U\to {}_{2}^{4}He+{}_{90}^{234}Th\) không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo.
Độ hụt khối của hạt nhân có biểu thức:
Độ hụt khối của hạt nhân có biểu thức: \(\Delta m=\left( (A-Z){{m}_{n}}+Z{{m}_{p}} \right)-{{m}_{X}}\)
Công thức xác định cường độ điện trường gây bởi điện tích Q<0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là
Công thức xác định cường độ điện trường gây bởi điện tích Q<0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là \(E=-{{9.10}^{9}}\frac{Q}{{{r}^{2}}}\)
Lực nào sau đây không phải lực từ?
Lực Trái Đất tác dụng lên vật nặng không phải lực từ, đó là trọng lực.
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ 2s, biên độ 10cm. Khi vật cách vị trí cân bằng 6cm thì tốc độ của nó bằng
Ta có:
T=2s =>ω=2π/T=π;
Theo hệ thực độc lập:
A2=x2+v2/ω2 => v=25,15cm/s
Sóng cơ truyền trên một sợi dây rất dài với khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp là 20 cm. Bước sóng λ bằng:
Ta có: Bước sóng λ bằng khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp => λ=20cm
Đặt điện áp \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết \(\omega =\frac{1}{\sqrt{LC}}\). Tổng trở của đoạn mạch này bằng
Tổng trở của đoạn mạch này bằng R.
Giới han quang điện của bạc là \(0,26\mu m\), của đồng là \(0,3\mu m\) của kẻm là \(0,35\mu m\) . Giới hạn quang điện của hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là:
Giới hạn quang điện của hợp kim gồm bạc, đồng và kẽm sẽ là \(0,35\mu m\)
Các hạt nhân đơteri triti heli có năng lượng liên kết lần lượt là 2,22 MeV; 8,49 MeV và 28,16 MeV. Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là
Các hạt nhân trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về độ bền vững của hạt nhân là:
\({}_{2}^{4}He\), \({}_{1}^{3}H\), \({}_{1}^{2}H\)
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe Y – âng là 1 mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe tới màn quan sát là 1 m. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng đỏ có bước sóng \(0,75\mu m\), khoảng cách giữa vân sáng thứ tư và vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm là:
Khoảng cách giữa vân sáng thứ tư và vân sáng thứ 10 ở cùng một bên đối với vân sáng trung tâm bằng 6 khoảng vân:
=> x = 6i = 6λD/a = 6.0,75 = 4,5mm
Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều B=5.10-2 T. Mặt phẳng khung dây hợp với \(\overrightarrow{B}\) một góc α = 300. Khung dây giới hạn bởi diện tích 12 cm2. Độ lớn từ thông qua diện tích S là:
Áp dụng công thức: Φ = NBScosα=\({{3.10}^{-5}}Wb\)
Một ánh sáng đơn sắc khi truyền từ thuỷ tinh vào nước thì bước sóng thay đổi 50 nm. Biết chiết suất của thủy tinh, nước đối với ánh sáng này lần lượt là 1,5 và \(\frac{4}{3}.\) Bước sóng của ánh sáng này trong nước là
Bước sóng của ánh sáng này trong nước là 450 nm.
Trên sợi dây đàn hồi AB có hai đầu cố định đang có sóng dừng. Gọi tốc độ truyền sóng luôn không đổi. Khi tần số bằng f thì trên dây có 3 bụng sóng. Tăng tần số thêm 20 Hz thì trên dây có 5 bụng sóng. Tìm f
Khi tần số bằng f thì trên dây có 3 bụng sóng. Tăng tần số thêm 20 Hz thì trên dây có 5 bụng sóng. Vậy tần số f = 30 Hz
Một mạch dao động điện từ, điện tích của tụ điện biến thiên theo biểu thức q = 6cos4000t μC. Cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch này là
Áp dụng công thức: I = Qω và công thức: Q= Q0/ √2 .
Ta thu được kết quả: I = 12\(\sqrt{2}\)mA.
Biết rằng trên các quỹ đạo dừng của nguyên tử hiđrô, electron chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân và electron. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng K chuyển lên chuyển động trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ góc đã
Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng K chuyển lên chuyển động trên quỹ đạo dừng M thì có tốc độ góc đã giảm 27 lần.
Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là UMN = 100 V. Điện tích của proton q = 1,6.10-19 C. Công điện trường làm dịch chuyển proton từ M đến N bằng
Áp dụng công thức: A= qEd=q.U=1,6.10-19 . 100=1,6.10-17 J.
Một nguồn sáng điểm A thuộc trục chính của một thấu kính mỏng, cách quang tâm O của thấu kính 18 cm, qua thấu kính cho ảnh A’. Chọn trục tọa độ O1x và O1’x’ vuông góc với trục chính của thấu kính, có cùng chiều dương, gốc O1 và O1’ thuộc trục chính.Biết O1x đi qua A và O1’x’ đi qua A’. Khi A dao động trên trục O1x với phương trình x = 4cos(5πt + π) cm thì A’ dao động trên trục O1’x’ với phương trình \({x}'=2\cos \left( 5\pi t+\pi \right)\,cm\). Tiêu cự của thấu kính là:
A’ và A dao động cùng pha nên A’ và A ở cùng bên thấu kính;
A là vật thật thì A’ là ảnh ảo;
vật thật cho ảnh ảo k > 0;
hệ số phóng đại ảnh qua kính k =\(\frac{2}{4}=0,5\); \(k=\frac{-f}{d-f}\)
=>f=-18cm
Trong phản ứng tổng hợp hêli: \({}_{3}^{7}Li+{}_{1}^{1}H\to {}_{2}^{4}He+{}_{2}^{4}He\). Biết mLi = 7,0144u; mH = 1,0073u; mHe4 = 4,0015u, 1u = 931,5 MeV/c2. Nhiệt dung riêng của nước là c = 4,19kJ/(kg.K-1). Nếu tổng hợp hêli từ 1g liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi một khối lượng nước ở 00C là:
Nếu tổng hợp hêli từ 1g liti thì năng lượng toả ra có thể đun sôi một khối lượng nước ở 00C là: 5,7.105 kg
Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là
Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là 4,56 mm
Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Đầu trên của lò xo được giữ cố định, đầu phía dưới cùa lò xo gắn một đĩa cân nhỏ có khối lượng m1 = 400 g. Biên độ dao động của con lắc lò xo là 4 cm. Đúng lúc đĩa cân đi qua vị trí thấp nhất của quỹ đạo, người ta đặt nhẹ nhàng một vật nhỏ có khối lượng m2 = 100 g lên đĩa cân m1. Kết quả là ngay sau khi đặt m2, hệ chấm dứt dao động. Bỏ qua mọi ma sát. Bỏ qua khối lượng của lò xo. Biết g = π2 = 10 m/s2. Chu kì dao động của con lắc khi chưa đặt thêm vật nhỏ m2 bằng
Vì ngay sau khi đặt m2, hệ chấm dứt dao động nên vị trí thấp nhất của đĩa cân chính là vị trí cân bằng của hệ (m1+m2);
Ta có:
\(\frac{\left( {{m}_{1}}+{{m}_{2}} \right)}{k}-\frac{{{m}_{1}}g}{k}=0,04=>k=25N/m\)
\(\to T=2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}}{k}}=0,79476s\)
Một vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Quãng đường lớn nhất vật đi được trong \(\frac{5}{3}s\)(s) là 35 cm. Tại thời điểm vật kết thúc quãng đường 35 cm đó thì tốc độ của vật là
Vì 35=4.4+2.5+5
=>\(T+\frac{T}{2}+\frac{T}{6}=\frac{5}{3}\to T=1s\to \omega =2\pi rad/s\)
=>\(v=\omega \sqrt{{{A}^{2}}-{{x}^{2}}}=2\pi \sqrt{{{5}^{2}}-{{2,5}^{2}}}\)
Mắc điện trở R = 2 Ω vào bộ nguồn gồm hai pin có suất điện động và điện trở trong giống nhau thành mạch kín. Nếu hai pin ghép nối tiếp thì cường độ dòng điện qua R là I1 = 0,75 A. Nếu hai pin ghép song song thì cường độ dòng điện qua R là I2 = 0,6 A. Suất điện động và điện trở trong của mỗi pin bằng
Suất điện động và điện trở trong của mỗi pin bằng 1,5 V; 1 Ω.
Một sóng hình sin lan truyền trên mặt nước từ nguồn O với bước sóng λ. Ba điểm A, B, C trên hai phương truyền sóng sao cho OA vuông góc với OC và B là một điểm thuộc tia OA sao cho OB > OA. Biết OA = 7λ. Tại thời điểm người ta quan sát thấy giữa A và B có 5 đỉnh sóng (kể cả A và B) và lúc này góc ACB đạt giá trị lớn nhất. Số điểm dao động ngược pha với nguồn trên đoạn AC bằng
Ta thấy giữa AB có 5 đỉnh sóng ( kể cả A và B) nên \(AB=4\lambda \) và OB=\(11\lambda \);
Gọi H là chân đường cao hạ từ O xuống AC, ta có góc ACB=OCB-ACO=\(\beta -\alpha =\gamma \)
\(\tan \beta =\frac{11\lambda }{OC}=\frac{11\lambda }{h}\); \(\tan \alpha =\frac{7\lambda }{OC}=\frac{7\lambda }{h}\)
=>\(\tan \left( \beta -\alpha \right)=\tan \gamma =\frac{\frac{4\lambda }{h}}{1+\frac{77{{\lambda }^{2}}}{{{h}^{2}}}}=\frac{4\lambda }{h+\frac{77{{\lambda }^{2}}}{h}}\)
=>\(\gamma \)lớn nhất khi \(h=\sqrt{77}\lambda \);
gọi M là một điểm trên AC ta có để M dao động ngược pha với nguồn thì dM=\(\left( k+0,5 \right)\lambda \)
Ta tính được \(\alpha ={{38,58}^{o}}\); OH=\(h\sin \alpha =5,47\lambda \);
Xét trên CH ta tìm được 4 vị trí; xét trên HA ta tìm được 2 vị trí điểm M dao động ngược pha với nguồn.
Catốt của một tế bào quang điện được phủ một lớp xêsi (Cs) có công thoát của electron là A = 1,9 (eV). Catốt được chiếu sáng bởi một chùm sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,56 (μm). Dùng màn chắn tách một tia hẹp các electron quang điện và hướng nó vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 6,1.10-5 (T) và \(\bar{B}\) vuông góc với vận tốc ban đầu của electron. Xác định bán kính cực đại cuả quỹ đạo electron trong từ trường.
Bán kính cực đại cuả quỹ đạo electron trong từ trường là 3,11 (cm).
Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 5cos(πt + 0,25π) cm. Kể từ lúc t = 0, vật đi qua vị trí lực kéo về triệt tiêu lần thứ ba vào thời điểm
T=2s; thời điểm t=0 vật qua vị trí x=\(2,5\sqrt{2}\) ngược chiều dương, vẽ vòng tròn lượng giác ta xác định được t = \(T+\frac{T}{8}\)
Đặt điện áp u = Uocos(100πt + j) V vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp với C thay đổi được. Cho L = \(\frac{1}{2\pi }\) (H). Ban đầu, điều chỉnh C = C1= \(\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }\) (F). Sau đó, điều chỉnh C giảm một nửa thì pha dao động của dòng điện tức thời trong mạch tăng từ \(\frac{\pi }{4}\) đến \(\frac{5\pi }{12}\). Giá trị của R bằng
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\varphi - \frac{\pi }{4} = {\tan ^{ - 1}}\left( {\frac{{50 - 100}}{R}} \right)\\
\varphi - \frac{{5\pi }}{{12}} = {\tan ^{ - 1}}\left( {\frac{{50 - 200}}{R}} \right)
\end{array} \right.\\
\to \frac{\pi }{6} = {\tan ^{ - 1}}\left( {\frac{{ - 50}}{X}} \right) - {\tan ^{ - 1}}\left( {\frac{{ - 150}}{X}} \right)\\
\to X = 50\sqrt 3 = R
\end{array}\)
Một nông trại dùng các bóng đèn dây tóc loại 200 W – 220 V để thắp sáng và sưởi ấm vườn cây vào ban đêm. Biết điện năng được truyền đến nông trại từ một trạm phát, giá trị điện áp hiệu dụng tại trạm phát này là 1000 V, đường dây một pha tải điện đến nông trại có điện trở thuần 20 Ω và máy hạ áp tại nông trại là máy hạ áp lí tưởng. Coi rằng hao phí điện năng chỉ xảy ra trên đường dây tải. Số bóng đèn tối đa mà nông trại có thể sử dụng cùng một lúc để các đèn vẫn sáng bình thường bằng
Gọi công tại nơi phát là P, công suất hao phí là ΔP và số bóng đền là n
+ Ta có:
P-ΔP=200n
óP-P2R/U2=200n
ó 20P2+106P+2.108n=0
Để phương trình trên có nghiệm P thì
Δx ≥0 <=> (106)2-4.20.2.108n ≥0
=> n ≤ 62,5
=> Vậy giá trị lớn nhất của n là 62
Cho phản ứng hạt nhân \({}_{Z}^{A}X+p\to {}_{52}^{138}+3n+7{{\beta }^{+}}\). A và Z có giá trị
Ta có: A = 140; Z = 58.
Đặt điện áp xoay chiều u có tần số góc 173,2 rad/s vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện trong đoạn mạch, φ là độ lệch pha giữa u và i. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của φ theo L. Giá trị của R là
Ta có:
\(R=\frac{\omega L}{\tan {{30}^{o}}}=\frac{173,2.0,1}{\tan {{30}^{o}}}=29,999911999\Omega \)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi 150 V vào đoạn mạch AMB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MB chứa tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết sau khi thay đổi độ tự cảm L thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch MB tăng \(2\sqrt{2}\) lần và dòng điện trong mạch trước và sau khi thay đổi lệch pha nhau một góc 0,5π. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi ta chưa thay đổi L có giá trị bằng
+ Biểu diễn điện áp \(\overrightarrow{U}=\overrightarrow{{{U}_{AM}}}+\overrightarrow{{{U}_{MB}}}\)
Vì \({{u}_{AM}}\) luôn vuông pha với uAM nên quỹ tích của M là đường tròn nhận U là đường kính
+Ta có :
\(\begin{array}{l} \sqrt {{{(2\sqrt 2 {U_{MBI}})}^2} + {U_{MBI}}^2} = 3{U_{MBI}} = 150\\ \Rightarrow {U_{MBI}} = 50V\\ \Rightarrow {U_{AMI}} = 2\sqrt 2 {U_{MBI}} = 100\sqrt 2 V \end{array}\)
Một mạch điện gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp, trong đó độ tự cảm L có thể thay đổi được. Đặt vào mạch điện một điện áp xoay chiều thì điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử lần lượt là UR = 40 V, UC = 60 V, UL = 90 V. Giữ nguyên điện áp hai đầu mạch, thay đổi độ tự cảm L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 60 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R gần nhất với giá trị nào sau đây?
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\sqrt {{{(2\sqrt 2 {U_{MBI}})}^2} + {U_{MBI}}^2} = 3{U_{MBI}} = 150\\
\Rightarrow {U_{MBI}} = 50V\\
\Rightarrow {U_{AMI}} = 2\sqrt 2 {U_{MBI}} = 100\sqrt 2 V
\end{array}\)
Một sợi dây đàn hồi AB có chiều dài 15 cm và hai đầu cố định. Khi chưa có sóng thì M và N là hai điểm trên dây với AM = 4 cm và BN = 8 cm. Khi xuất hiện sóng dừng, quan sát thấy trên dây có 5 bụng sóng và biên độ của bụng là 1 cm. Tỉ số giữa khoảng cách lớn nhất và khoảng cách nhỏ nhất giữa hai điểm M, N xấp xỉ bằng
Trên dây có 5 bụng sóng:
\(\begin{array}{l}
5\frac{\lambda }{2} = 15 \Rightarrow \frac{\lambda }{2} = 3cm;\\
{a_M} = |1\sin \frac{{2\pi .4}}{6}|;{a_N} = |1\sin \frac{{2\pi .7}}{6}| = \frac{{\sqrt 3 }}{2}
\end{array}\)
Ta thấy N và M dao động ngược pha, cùng biên độ nên
\(\frac{{2\sqrt {1,{5^2} + 0,{5^2}.3} }}{{7 - 4}} = 1,1547000538\)
Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, có phương trình li độ lần lượt là x1 = A1cos(10t +π/6) cm ; x2 = 4cos(10t + φ) cm (x1 và x2 tính bằng cm, t tính bằng s), A1 có giá trị thay đổi được. Phương trình dao động tổng hợp của vật có dạng x1 = A1cos(10t +π/3) cm. Độ lớn gia tốc lớn nhất của vật có thể nhận giá trị là
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{x_2} = x - {x_1}\\
\Rightarrow {A_2}^2 = {A^2} + {A_1}^2 - 2A{A_1}\cos \left( {\frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{6}} \right)
\end{array}\) ;
xét hàm số \({A_1}^2 - \sqrt 3 A{A_1} - ({A^2} - 16) = 0\), để phương trình này có nghiệm A1 thì
\(\begin{array}{l}
\Delta = - A + 64 \ge 0\\
\Rightarrow A \le 8cm\\
\Rightarrow {{\rm{A}}_{\max }} = 8cm
\end{array}\)
→ Gia tốc cực đại có độ lớn:
\({{\rm{a}}_{\max }} = {\omega ^2}{A_{\max }} = {10^2}.8 = 8m/{s^2}\)