Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Đặng Trần Côn

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 34 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 157568

Khi dùng đồng hồ đa năng hiện số có một núm xoay để đo điện áp xoay chiều, ta đặt núm xoay ở vị trí:

Xem đáp án

+ AC là viết tắt của từ "alternating current: dòng điện xoay chiều" => ACV đo U xoay chiều, ACA đo I xoay chiều.

+ DC là viết tắt của từ "direct current: dòng điện một chiều=> DCV đo U một chiều, DCA đo I một chiều.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 157569

Có hai dao động điều hòa (1) và (2) được biểu diễn bằng hai đồ thị như hình vẽ. Đường nét đứt là của dao động (1) và đường nét liền của dao động (2). Hãy xác định độ lớn độ lệch pha giữa dao động (1) với dao động (2).

Xem đáp án

+ Lúc t = 0 dao động (1) đang đi qua vị trí cân bằng nên: 0 = Acosφ1

\( \Rightarrow {\varphi _1} =  \pm \frac{\pi }{2}{\varphi _1} =  - \frac{\pi }{2}\) 

+ Lúc t = 0 dao động (2) đang đi qua  

 \(\begin{array}{l}
{x_2} = 2,5\sqrt 5  =  > 2,5\sqrt 3  = 5\cos {\varphi _2}\\
 \Rightarrow {\varphi _2} =  \pm \frac{\pi }{6}{\varphi _1} =  - \frac{\pi }{6}
\end{array}\)

+ Độ lệch pha của hai dao động:  

\(\Delta \varphi  = {\varphi _2} - {\varphi _1} = \frac{\pi }{3}\)

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 157570

Cường độ dòng điện i = 2√2cos100πt (A) có giá trị hiệu dụng bằng

Xem đáp án

Cường độ dòng điện hiệu dụng:

\(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{2\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 2\left( A \right)\)

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 157572

Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

Xem đáp án

Chất khí hoặc hơi ở áp suất thấp khi bị nung nóng không cho quang phổ liên tục.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 157573

Trong thí nghiệm Y-âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân trên màn quan sát là 1 mm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc ba bằng:

Xem đáp án

Vị trí vân sáng bậc 3 là: x3 = ±3i = ±3 (mm)

Có 2 vị trí vân bậc 3 (bên âm và bên dương) nên khoảng cách giữa chúng là:

\(\Delta x = \left| {{x_3}} \right| + \left| {{x_3}} \right| = 6\left( {mm} \right)\)

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 157574

Sóng âm không truyền được trong

Xem đáp án

Sóng âm cũng là sóng cơ học nên không truyền được trong chân không.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 157575

Trong chân không bức xạ đơn sắc vàng có bước sóng là 0,589 µm. Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này có giá trị là:

Xem đáp án

Năng lượng của photon:

\(\varepsilon  = hf = \frac{{hc}}{\lambda } = \frac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{0,589.10}^{ - 6}}}} = {3,374.10^{ - 19}}\left( J \right) = 2,11\left( {eV} \right)\)

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 157576

Có thể giải thích hiện tượng quang điện bằng thuyết nào dưới đây?

Xem đáp án

Để giải thích hiện tượng quang điện người ta dựa vào thuyết lượng tử.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 157577

Cầu vồng là kết quả của hiện tượng :

Xem đáp án

Cầu vồng là kết quả của hiện tượng tán sắc ánh sáng qua các giọt nước.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 157578

Kim loại có công thoát electron là 2,62 eV. Khi chiếu vào kim loại này hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 µm và λ2 = 0,2 µm thì hiện tượng quang điện

Xem đáp án

+ Giới hạn quang điện:

\({\lambda _0} = \frac{{hc}}{A} = \frac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{2,62.1,6.10}^{ - 19}}}} = {4,74.10^{ - 7}}\left( {\rm{m}} \right) = 0,474\left( {\mu m} \right)\) 

+ Điều kiện để xảy ra hiện tượng quang điện: λ <= λ0 => cả hai bức xạ đều xảy ra 

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 157579

Phản ứng nào không phải là phản ứng hạt nhân nhân tạo

Xem đáp án

Phản ứng A thuộc loại phóng xạ (tự động xảy ra) => không phải phản ứng nhân tạo.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 157580

Chọn câu đúng. Phản ứng phân hạch

Xem đáp án

+ Câu A và C, sai vì đó là phản ứng nhiệt hạch

+ Cả hai loại phản ứng phân hạch và nhiệt hạch đều tỏa năng lượng

+ Phản ứng phân hạch là sự vỡ của một hạt nhân nặng thành hai hạt nhân nhẹ hơn

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 157581

Khi so sánh động cơ không đồng bộ và máy phát điện xoay chiều, kết luận nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Động cơ không đồng bộ và máy phát điện xoay chiều đều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 157582

Một vật khối lượng 1 kg dao động điều hòa với chu kì T = π/5(s) năng lượng của vật là 0,02 J. Biên độ dao động của vật là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}
W = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} \Rightarrow \omega A = \sqrt {\frac{{2W}}{m}}  = \sqrt {\frac{{2.0,02}}{1}}  = 0,2\left( {m/s} \right)\\
\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = 10\left( {rad/s} \right) \Rightarrow A = 0,02\left( m \right) = 2\left( {cm} \right)
\end{array} \right.\) 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 157585

Tại nơi có gia tốc rơi tự do bằng g0, chu kỳ dao động bé của một con lắc đơn bằng 1 s. Còn tại nơi có gia tốc rơi tự do bằng g thì chu kỳ dao động bé của con lắc đó bằng:

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
{T_0} = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{{{g_0}}}} \\
T = 2\pi \sqrt {\frac{\ell }{g}} 
\end{array} \right. \Rightarrow \frac{T}{{{T_0}}} = \sqrt {\frac{{{g_0}}}{g}}  \Rightarrow T = {T_0}\sqrt {\frac{{{g_0}}}{g}}  = \sqrt {\frac{{{g_0}}}{g}} \)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 157586

Đặt 1 điện áp AC vào đoạn mạch gồm tụ điện 10-4/π (F) và cuộn dây thuần cảm L = 2/π(H) mắc nối tiếp. Điện áp tức thời hai đầu cuộn cảm uL = 100cos\(\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)\) (V). Điện áp tức thời hai đầu tu điện là:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{Z_C} = 100\Omega \\
{Z_L} = 200\Omega 
\end{array} \right. \Rightarrow {U_{0C}} = \frac{{{U_{0L}}}}{2} = 50\left( V \right)\\
{u_C} = 50\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{6} - \pi } \right)\\
 \Rightarrow {u_C} = 50\cos \left( {100\pi t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)V
\end{array}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 157588

Hệ thức nào đúng ? Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Khi dao động, điện áp cực đại giữa hai bản tụ là U0 cường độ dòng điện cực đại là I0. Ta có hệ thức

Xem đáp án

Ta có:

\({I_0} = \omega {Q_0} = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}.C{U_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 157589

Một sợi dây đàn hồi AB hai đầu cố định được kích thích dao động với tần số 20 Hz thì trên dây có sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng. Để trên dây có sóng dừng với 2 bụng sóng thì tần số dao động của sợi dây là:

Xem đáp án

Vì hai đầu dây cố định nên:  

\(\begin{array}{l}
\ell  = k\frac{\lambda }{2} = k\frac{v}{{2f}} \Rightarrow f = k\frac{v}{{2\ell }}\\
 \Rightarrow \frac{{{f_2}}}{{{f_1}}} = \frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} \Leftrightarrow \frac{{{f_2}}}{{20}} = \frac{2}{4} \Rightarrow {f_2} = 10\left( {Hz} \right)
\end{array}\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 157590

Đồ thị dòng điện trong mạch dao động điện từ LC lý tưởng như hình vẽ bên. Biểu thức điện tích trên tụ điện là:

Xem đáp án

+ Tại t = 0 => i = 2 mA và đang tăng => \({\varphi _i} =  - \frac{\pi }{3}\)rad

+ Thời gian từ khi i=2 và đang tăng đến khi i = 0 là:  

\(\begin{array}{l}
\Delta t = \frac{T}{6} + \frac{T}{4} = \frac{5}{6}{.10^6}\\
 \Rightarrow T = {2.10^{ - 6}}\left( s \right) \Rightarrow \omega  = {10^6}\pi \left( {rad/s} \right)
\end{array}\) 

+ Biểu thức dòng điện: 

\(\begin{array}{l}
i = {4.10^{ - 3}}\cos \left( {\pi {{.10}^6} - \frac{\pi }{3}} \right)A\\
 \Rightarrow {Q_0} = \frac{{{I_0}}}{\omega } = \frac{{{{4.10}^{ - 3}}}}{{\pi {{10}^6}}} = \frac{4}{\pi }{.10^{ - 9}}\left( C \right) = \frac{4}{\pi }\left( {nC} \right) = 0,4\pi \left( {nC} \right)
\end{array}\) 

+ Vì điện tích q trễ pha với i nên biểu thức điện tích trên tụ là:

\(q = 0,4\pi \cos \left( {\pi {{.10}^6}t - \frac{\pi }{3} - \frac{\pi }{2}} \right) = 0,4\pi \cos \left( {\pi {{.10}^6}t - \frac{{5\pi }}{6}} \right)\) (nC)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 157592

Một con lắc LX treo thẳng đứng, ở vị trí cân bằng lò xo giãn 5 cm. Chọn gốc O tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Lấy g = 10 m/s2. Biết vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos\(\left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right)\) (cm). Thời gian ngắn nhất kể từ lúc t = 0 đến lúc lực đẩy của lò xo cực đại là:

Xem đáp án

+ Chu kì dao động của vật: \(T = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {\ell _0}}}{g}}  = \frac{{\pi \sqrt 2 }}{{10}}\) . Lúc t = 0 =>x0=0 ;vo>0

+ Lúc lực đẩy cực đại lò xo đang nén nhiều nhất => vật ở vị trí cao nhất

+ Vậy, thời gian cần tính chính là thời gian đi từ x0=0 ;vo>0 đến x = -A

+ Do đó ta có:

\(\Delta t = \frac{T}{4} + \frac{T}{2} = \frac{{3T}}{4} = \frac{3}{4}\frac{{\pi \sqrt 2 }}{{10}} = \frac{{3\pi \sqrt 2 }}{{40}} = \frac{{3\pi }}{{20\sqrt 2 }}\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 157593

Đặt điện áp AC u=U0cos(ωt) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần và tụ điện, khi đó mạch có ZL = 4ZC. Tại một thời điểm nào đó, điện áp tức thời trên cuộn dây có giá trị cực đại và bằng 200 V thì điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện lúc đó là:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
\frac{{{u_L}}}{{{u_C}}} =  - \frac{{{Z_L}}}{{{Z_C}}} =  - 4 \Rightarrow {u_C} = \frac{{{u_L}}}{{ - 4}} =  - 50\left( V \right)\\
{u_R} \bot {u_L} \Rightarrow \frac{{u_R^2}}{{U_{0R}^2}} + \frac{{u_L^2}}{{U_{0L}^2}} = 1{u_R} = 0
\end{array}\)

Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch khi đó:

\(u = {u_R} + {u_L} + {u_C} = 0 + 200 - 50 = 150\left( V \right)\)

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 157594

CLLX treo gồm lò xo có độ cứng 200 N/m, quá cầu M có khối lượng 1 kg đang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 12,5 cm. Khi quả cầu xuống đến vị trí thấp nhất thì có một vật nhỏ khối lượng 500 g bay theo phương trục lò xo, từ dưới lên với vận tốc v tới dính vào chặt vào M. Lấy g = 10 m/s2. Sau va chạm, hai vật dao dộng diều hòa. Biên độ dao động của hệ hai vật sau va chạm là 20cm. Tốc độ v có giá trị bằng:

Xem đáp án

+ Tốc độ của hệ vật sau va chạm là:    

\(V = \frac{{mv}}{{m + M}} = \frac{v}{3}\)  (1)

+ Sau va chạm vật m dính vào M nên VTCB của hệ bị dịch xuống đoạn:

\({x_0} = \frac{{mg}}{k} = 0,025\left( m \right) = 2,5\left( {cm} \right)\) 

+ Do đó, lúc va chạm hệ vật có li độ là:

\(x = {A_1} - {x_0} = 12,5 - 2,5 = 10\left( {cm} \right)\) 

+ Biên độ của hệ sau va chạm là:  

\(\begin{array}{l}
A_2^2 = {x^2} + \frac{{{V^2}}}{{\omega _2^2}} \Leftrightarrow A_2^2 = {x^2} + \frac{{{V^2}}}{{\frac{k}{{m + M}}}}\\
 \Leftrightarrow {20^2} = {10^2} + \frac{{{V^2}}}{{\frac{{200}}{{1,5}}}}\\
 \Rightarrow V = 200\left( {cm/s} \right)v = 3V = 600\left( {cm/s} \right) = 6\left( {m/s} \right)
\end{array}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 157595

Một máy phát điện AC một pha có điện trở trong không đáng kể nối với mạch ngoài là mạch RLC nối tiếp, biết 2L > R2C. Khi roto quay với các tốc độ n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút thì cường độ dòng điện trong mạch có cùng giá trị hiệu dụng. Khi roto quay với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng cực đại. Giá trị của n là:

Xem đáp án

Ta có:  

 \(\begin{array}{l}
I = \frac{{NBS\omega }}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {\omega L - \frac{1}{{\omega C}}} \right)}^2}} }} = \frac{{NBS\omega }}{{\sqrt {{R^2} + {L^2}{\omega ^2} - 2\frac{L}{C} + \frac{1}{C}\frac{1}{{{\omega ^2}}}} }}\\
 \Rightarrow I = \frac{{NBS}}{{\sqrt {\left( {\frac{1}{C}} \right)\frac{1}{{{\omega ^4}}} + \left( {{R^2} - 2\frac{L}{C}} \right)\frac{1}{{{\omega ^2}}} + {L^2}} }}
\end{array}\)

+ Tính chất hàm bậc 2:  

\(\begin{array}{l}
y = a{x^2} + bx + c\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{x_{\max }} = \frac{{ - b}}{{2a}}\\
{x_1} + {x_2} = \frac{{ - b}}{a}
\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{1}{{\omega _0^2}} = \frac{{ - b}}{{2a}}\\
\frac{1}{{\omega _1^2}} + \frac{1}{{\omega _2^2}} =  - \frac{b}{a}
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \frac{1}{{\omega _1^2}} + \frac{1}{{\omega _2^2}} = \frac{2}{{\omega _0^2}} \Leftrightarrow \frac{1}{{n_1^2}} + \frac{1}{{n_2^2}} = \frac{2}{{n_0^2}}
\end{array}\) 

+ Thay số: n1 = 30 vòng/phút và n2 = 40 vòng/phút => n0 = 24√2vòng/phút 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 157596

Hai nguồn phát sóng S1 và S2 trên mặt chất lỏng dao động theo phương vuông góc với bề mặt chất lỏng với cùng tần số f = 50 Hz và cùng pha ban đầu, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Trên đoạn thẳng S1S2, có hai điểm cách nhau 9 cm dao động với biên độ cực đại. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng có giá trị 1,5 (m/s) < v < 2,25 (m/s). Tốc độ truyền sóng là:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
L = k\frac{\lambda }{2} = 9 \Leftrightarrow k\frac{v}{{2f}} = 9\\
 \Leftrightarrow v = \frac{{18f}}{k} = \frac{{900}}{k}\left( {cm/s} \right) = \frac{9}{k}\left( {m/s} \right)\\
1,5\left( {m/s} \right) < v < 2,25\left( {m/s} \right) \Rightarrow 1,5 < \frac{9}{k} < 2,25\\
 \Rightarrow 4 < k < 6 \Rightarrow k = 5 \Rightarrow v = 1,8\left( {m/s} \right)
\end{array}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 157597

Điện năng được truyền từ một nhà máy điện A có công suất không đổi đến nơi tiêu thụ B bằng đường dây một pha. Nếu điện áp truyền là U và ở B lắp một máy hạ áp với tỉ số giữa vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp là k = 30 thì đáp ứng được 20/21 nhu cầu điện năng ở B. Bây giờ, nếu muốn cung cấp đủ điện năng cho B thì dùng máy hạ áp có k bằng bao nhiêu? Coi hệ số công suất luôn bằng 1, bỏ qua mất mát năng lượng trong máy biến áp.

Xem đáp án

+ Gọi U0 là điện áp ở đầu thứ cấp thì điện áp ở cuộn sơ cấp lúc đầu và lúc sau lần lượt là 30U0 và nU0. Gọi P là công suất nơi phát A, P0 là công suất tiêu thụ ở B.

+ Khi điện áp truyền đi là U và dùng máy 30U0 thì: Ptt1=20/21P0

+ Khi điện áp truyền đi là 2U và dùng máy nU0 thì: Ptt2=P0

+ Lại có:

\(H = \frac{{{U_{tt}}}}{U} = \frac{{{P_{tt}}}}{P} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{H_1} = \frac{{30{U_0}}}{U} = \frac{{\frac{{20}}{{21}}{P_0}}}{P}\\
{H_2} = \frac{{n{U_0}}}{{2U}} = \frac{{{P_0}}}{P}
\end{array} \right. \Rightarrow n = 63\)

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 157598

Một nguồn âm S có công suất phát sóng P không đổi, truyền trong không khí với vận tốc 340 m/s. Coi môi trường truyền âm là đẳng hướng và không hấp thụ âm. Năng lượng âm chứa giữa hai mặt cầu đồng tâm, có tâm là S, có hiệu bán kính 1m là 0,00369 J. Biết cường độ âm chuẩn I0 = 10-12 W/m2. Mức cường độ âm tại một điểm cách S đoạn 10 m gần nhất với giá trị nào sau đây:

Xem đáp án

+ Vì công suất âm không đổi nên độ biến thiên năng lượng: ΔW = P.t

\( \Rightarrow P = \frac{{\Delta W}}{t} = \frac{{\Delta W}}{{s/v}}\) 

+ Cường độ âm tại điểm M cách tâm S đoạn R:  

\(\begin{array}{l}
I = \frac{P}{{4\pi {R^2}}}\\
 \Rightarrow P = 4\pi {R^2}I = \frac{{\Delta W.v}}{s} \Rightarrow I = \frac{{\Delta W.v}}{{s.4\pi {R^2}}}
\end{array}\) 

+ Mức cường độ âm tại M:

\(L = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}} = 10\lg \frac{{\Delta W.v}}{{s.4\pi {R^2}{I_0}}} = 89,99\left( {{\rm{dB}}} \right)\)

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 157599

Trong mạch LC lí tưởng, gọi i, I0 là cường độ dòng điện tức thời và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn dây; u, U0 là điện áp tức thời và điện áp cực đại giữa hai bản tụ. Đặt α =i/I0 ; β =u/U0. Tại cùng một thời điểm tổng α + β có giá trị lớn nhất bằng:

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
\alpha  + \beta  = \frac{i}{{{I_0}}} + \frac{u}{{{U_0}}}\\
 = \cos \omega t + \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{2}} \right) = 2\cos \left( {\frac{\pi }{4}} \right)\cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{4}} \right)\\
 \Rightarrow \alpha  + \beta  = \sqrt 2 \cos \left( {\omega t - \frac{\pi }{4}} \right)\\
 \Rightarrow {\left( {\alpha  + \beta } \right)_{\max }} = \sqrt 2 
\end{array}\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 157600

Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,76 µm còn có bao nhiêu vân sáng nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?

Xem đáp án

Tại vị trí vân sáng:

\(x = 4\frac{{0,76D}}{a} = k\frac{{\lambda D}}{a} \Rightarrow \lambda  = \frac{{76}}{{25k}}\) 

 Có điều kiện:

\(0,38 \le \frac{{76}}{{25k}} \le 0,76 \Leftrightarrow 4 \le k \le 8\)

Loại k = 4 => k = 5, 6,7, 8

=> còn có 4 vân sáng khác 

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 157601

Urani U238 có chu kì bán rã là \({4,5.10^9}\) năm. Khi phóng xạ α, urani biến thành thôri Th234. Khối lượng thôri tạo thành trong 23,8 g urani sau 9.109 năm là bao nhiêu?

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{array}{l}
{m_{con}} = \frac{{{A_{con}}}}{{{A_{me}}}}\left( {1 - {2^{ - \frac{t}{T}}}} \right){m_0}\\
 \Leftrightarrow {m_{Th}} = \frac{{234}}{{238}}\left( {1 - {2^{ - 2}}} \right)23,8 = 17,55\left( g \right)
\end{array}\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 157602

Nếu động năng ban đầu của electron khi bứt ra khỏi catot bằng 0 thì muốn bước sóng ngắn nhất của tia X phát ra giảm đi 20%, ta phải thay đổi hiệu điện thế của ống tia X như thế nào?

Xem đáp án

Lúc đầu: 

\(\begin{array}{l}
eU = \frac{{hc}}{{{\lambda _{\min }}}}\\
Sau:\\
e{U^/} = \frac{{hc}}{{0,8{\lambda _{\min }}}}\\
 \Rightarrow \frac{{{U^/}}}{U} = \frac{1}{{0,8}} = 1,25
\end{array}\)

 => hiệu điện thế tăng 25% 

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 157603

Trong nguyên tử hiđrô H các mức năng lượng của các trạng thái dừng được xác định theo công thức En = -13,6/n2 eV, n nguyên dương. Khi đám nguyên tử đang ở trạng thái cơ bản thì bị kích thích và làm cho nó phát ra tối đa 10 bức xạ. Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất của các bức xạ trên gần nhất với giá trị nào sau đây:

Xem đáp án

Nguyên tử phát ra tối đa 10 bức xạ nên:  

\(\begin{array}{l}
\frac{{n\left( {n - 1} \right)}}{2} = 10 \Rightarrow n = 5\\
\varepsilon  = \frac{{hc}}{\lambda } = {E_n} - {E_m} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
{\lambda _{\max }} \Leftrightarrow \left( {{E_n} - {E_m}} \right) = \min \\
{\lambda _{\min }} \Leftrightarrow \left( {{E_n} - {E_m}} \right) = \max 
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
\frac{{hc}}{{{\lambda _{\max }}}} = {E_5} - {E_4}\\
\frac{{hc}}{{{\lambda _{\min }}}} = {E_5} - {E_1}
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow \frac{{{\lambda _{\max }}}}{{{\lambda _{\min }}}} = \frac{{{E_5} - {E_1}}}{{{E_5} - {E_4}}} = \frac{{\frac{1}{{{5^2}}} - 1}}{{\frac{1}{{{5^2}}} - \frac{1}{{{4^2}}}}} = 42,67
\end{array}\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 157604

Trong thí nghiệm Y-âng, 2 khe S1, S2 được chiếu sáng đồng thời bằng 2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,5 μm, λ2 = 0,4 µm. Khoảng cách hai khe S1S2 = 0,4 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 0,8m. Gọi X là tọa độ của điểm khảo sát đến vân trung tâm, điểm nào có tọa độ sau đây có sự trùng nhau của 2 vân sáng λ1 và λ2.

Xem đáp án

+ Khi hai vân sáng trùng nhau thì:

\(x = {k_1}{i_1} = {k_2}{i_2} \Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = \frac{{{i_2}}}{{{i_1}}} = \frac{{{\lambda _2}}}{{{\lambda _1}}} = \frac{4}{5} \Rightarrow {k_{1\min }} = 4\) 

+ Vị trí vân sáng trùng:

\(x = {k_{1\min }}n.{i_1} = 4n\frac{{{\lambda _1}D}}{a} = 4n\) 

+ Vì n là số nguyên nên chọn A.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 157605

Cho biết khối lượng nghỉ của prôtôn, nơtron và electron lần lượt là mp =1,0073u, mn = l,0087u, me = 5,5.10-4 u. Lấy 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân C12 có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

+ Khối lượng nguyên tử C12: mngt = 12u

+ Khối lượng hạt nhân C12: m = mngt - 6me = 11,9967u

+ Độ hụt khối: Δm = 6mp + 6mn - m = 0,0993u

+ Năng lượng liên kết: Wlt = Δmc2 = 92,49 MeV 

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 157606

Hạt α có động năng 5 MeV bắn vào hạt nhân Be9 đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân α + Be9 → n + X . Hạt n chuyển động theo phương hợp với hướng chuyển động của hạt α một góc 60°, cho động năng của hạt n là 8 MeV. Tìm động năng của hạt X. Coi khối lượng xấp xỉ bằng số khối.

Xem đáp án

Ta có:  

\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
{\overrightarrow p _\alpha } = {\overrightarrow p _n} + {\overrightarrow p _X} \Rightarrow {\overrightarrow p _\alpha } - {\overrightarrow p _n} = {\overrightarrow p _X} \Rightarrow p_\alpha ^2 + p_n^2 - 2{p_\alpha }{p_n}\cos 60^\circ  = p_X^2\\
{m_\alpha }{W_\alpha } + {m_n}{W_n} - \sqrt {{m_\alpha }{W_\alpha }{m_n}{W_n}}  = {m_X}{W_X}
\end{array} \right.\\
 \Rightarrow {W_X} = \frac{{{m_\alpha }{W_\alpha } + {m_n}{W_n} - \sqrt {{m_\alpha }{W_\alpha }{m_n}{W_n}} }}{{{m_X}}} = 1,3
\end{array}\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 157607

Một đu quay có bán kính R=2√3m, lồng bằng kính trong suốt quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Hai người A và B (coi như các chất điểm) ngồi trên hai lồng khác nhau của đu quay. Ở thời điểm t(s) người A thấy mình ở vị trí cao nhất, ở thời điểm t + 2(s) người B lại thấy mình ở vị trí thấp nhất và ở thời điểm t + 6(s) người A lại thấy mình ở vị trí thấp nhất. Chùm tia sáng mặt trời chiếu theo hướng song song với mặt phẳng chứa đu quay và nghiêng một góc 60° so với phương ngang. Bóng của hai người chuyển động trên mặt đất nằm ngang. Khi bóng của người A đang chuyển động với tốc độ cực đại thì bóng của người B có tốc độ bằng:

Xem đáp án

Ở thời điểm t (s) người A thấy mình ở vị trí cao nhất, đến thời điểm t + 6(s) lại thấy mình ở vị trí thấp nhất nên ta có:

\(\frac{T}{2} = 6 \Rightarrow T = 12\left( s \right) \Rightarrow \omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{\pi }{6}\) (rad/s)

+ Tại thời điểm t người A ở cao nhất, sau Δt = 2(s) người A quay thêm góc

\(\alpha  = \omega \Delta t = \frac{\pi }{6}.2 = \frac{\pi }{3}\) 

+ Lúc này người B đang ở vị trí thấp nhất. Từ hình vẽ a suy ra người B nhanh pha hơn người A góc 2π/3 (rad)

+ Từ hình vẽ b, bóng người trên mặt đất dao động với biên độ là:

\(A = \frac{R}{{\sin 60^\circ }} = \frac{{2\sqrt 3 }}{{\sin 60^\circ }} = 4\) (cm)

+ Khi bóng của A đi qua O thì bóng của B có li độ |xB|.

+ Theo hình vẽ, ta có:  

\(\begin{array}{l}
\sin 60^\circ  = \frac{{R\cos 30^\circ }}{{\left| {{x_B}} \right|}}\\
 \Rightarrow \left| {{x_B}} \right| = \frac{{R\cos 30^\circ }}{{\sin 60^\circ }} = \frac{{2\sqrt 3 \cos 30^\circ }}{{\sin 60^\circ }} = 2\sqrt 3 
\end{array}\) 

+ Theo công thức độc lập ta có:

\(v_B^/ = \omega \sqrt {{A^2} - {{\left( {x_B^/} \right)}^2}}  = \frac{\pi }{6}\sqrt {{4^2} - {{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}}  = \frac{\pi }{3}\) (m/s)

+ Vì đang lại gần O nên suy ra tốc độ đang tăng 

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »