Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Mỏ Trạng
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
-
Hocon247
-
40 câu hỏi
-
90 phút
-
33 lượt thi
-
Dễ
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là
Công thức tính tần số góc của con lắc lò xo là \(\omega =\sqrt{\frac{k}{m}}\)
Đoạn mạch R – L – C mắc nối tiếp. Biết rằng \({{U}_{L}}=\frac{1}{2}{{U}_{C}}\) . So với dòng điện i thì điện áp u ở hai đầu mạch sẽ:
So với dòng điện i thì điện áp u ở hai đầu mạch sẽ sớm pha.
Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng:
Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong
Trong phản ứng hạt nhân tóa năng lượng thì hạt nhân con sinh ra:
Trong phản ứng hạt nhân tóa năng lượng thì hạt nhân con sinh ra bền vững hơn hạt nhân mẹ .
Đường sức của từ trường đều là những đường:
Đường sức của từ trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi
Trong một mạch kín dòng điện cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch điện biến thiên theo thời gian.
Mạch dao động điện từ tự do LC gồm cuộn dây thuần cảm L và tụ điện có điện dung C = 4μF. Điện tích trên bản tụ biến thiên điều hòa theo biểu thức:\(q={{0,2.10}^{-3}}.Cos(500\pi t+\frac{\pi }{6})\)C. Giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu bản tụ điện vào thời điểm t = 3ms là:
Ta có:
u = \(\frac{q}{C}\)
Tại một điểm trên trái đất có sóng điện từ truyền qua.Tại đó véc tơ cảm ứng từ \(\vec{B}\) hướng thẳng đứng từ dưới lên, véc tơ cường độ điện trường \(\vec{E}\) nằm ngang hướng từ Đông sang Tây.Sóng điện từ truyền theo chiều
Véc tơ cường độ điện trường \(\vec{E}\) nằm ngang hướng từ Đông sang Tây.Sóng điện từ truyền theo chiều từ Nam đến.
Về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây sai?
Câu sai: Sóng ngang và sóng dọc đều truyền được trong chất rắn với tốc độ như nhau.
Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó điểm N đang chuyển động:
Khi đó điểm N đang chuyển động đi lên.
Định luật Cu-lông được áp dụng cho trường hợp tương tác nào sau đây? Hai điện tích điểm:
Định luật Cu-lông được áp dụng cho trường hợp : Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
Suất điện động cảm ứng là suất điện động:
Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat có anôt bằng bạc, cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân là 5A. Biết bạc có khối lượng mol nguyên tử là 108g/mol, có hóa trị 1. Lượng bạc bám vào cực âm của bình điện phân trong 2 giờ là:
Ta có:
\(m=\frac{1}{F}.\frac{A}{n}.It=\frac{1}{96500}.\frac{108}{1}.5.7200=40,29g\)
Một sợi dây bạch kim ở nhiệt độ 200C có điện trở suất là \({{\rho }_{0}}={{10,6.10}^{-8}}\Omega m\). Biết hệ số nhiệt điện trở của bạch kim là \(\alpha ={{3,9.10}^{-3}}{{K}^{-1}}\). Điện trở suất \(\rho \)của sợi dây bạch kim ở 5000C là:
Ta có:
\(\rho ={{\rho }_{0}}(1+\alpha (t-{{t}_{0}}))={{30,44.10}^{-8}}\Omega m\)
Hai tấm kim loại phẳng song song cách nhau 2cm nhiễm điện trái dấu. Muốn làm cho điện tích q=5.10-10C di chuyển từ tấm này sang tấm kia cần tốn một công A=2.10-9J. Xác định cường độ điện trường bên trong hai tấm kim loại, biết điện trường bên trong là điện trường đều có đường sức vuông góc với các tấm.
Ta có:
\(A=\left| q \right|Ed\)\(\Rightarrow \)\(E=\frac{A}{\left| q \right|d}\)=200 V/m
Vật sáng phẳng, nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính cách thấu kính 20cm, qua thấu kính cho một ảnh thật cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật đến ảnh là:
Vật thật cho ảnh thật k<0.
Ta có: \(-\frac{d'}{d}=-5\Rightarrow d'=5d=5.20=100cm\)
Suy ra: \(d+d'=20+100=120cm\)
Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình \(x=A\cos \left( 10t \right)\)(t tính bằng s). Tại t= 2 s, pha của dao động là
Pha của dao động tại thời điểm t=2 s: \(10t=10.2=20\left( rad \right)\)
Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc độ của êlectron trên quỹ đạo M bằng
Ta có:
\(\frac{v_{K}^{{}}}{v_{M}^{{}}}=\sqrt{\frac{{{r}_{M}}}{{{r}_{K}}}}=\sqrt{\frac{{{3}^{2}}{{r}_{o}}}{{{1}^{2}}{{r}_{o}}}}=3\)
Khối lượng của hạt nhân 94Be là 9,0027u, khối lượng của nơtron là mn = 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp = 1,0072u. Độ hụt khối của hạt nhân 94Be là
Ta có: Δm = Zmp + (A – Z)mn – m=0,0691u.
Cho hạt nhân α (\({}_{2}^{4}He\))có khối lượng 4,0015u. Biết mP = 1,0073u; mn = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt α bằng
Ta có: \({{W}_{lk}}=\Delta m.{{c}^{2}}\)= ( Z\({{m}_{p}}\) + ( A – Z )\({{m}_{n}}\) - \({{m}_{X}}\))c2
Đặt điện áp \(u=220\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\varphi \right)\)(V) vào hai đầu đoạn mạch AB chứa RLC nối tiếp theo đúng thứ tự đó, điện dung C thay đổi sao cho dòng điện qua mạch có biểu thức \(i={{I}_{0}}\cos 100\pi t\left( A \right)\). Gọi M là điểm nối giữa cuộn cảm L và tụ điện C. Biết biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM, MB lần lượt là \({{u}_{1}}={{U}_{01}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{3} \right)V\), \({{u}_{2}}={{U}_{02}}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)V\). Tổng \(\left( {{U}_{01}}+{{U}_{02}} \right)\) có giá trị lớn nhất là
Ta có hệ thức:
\(C\nearrow \swarrow \Rightarrow {{\left( {{U}_{RL}}+{{U}_{C}} \right)}_{\max }}\Rightarrow 2{{\varphi }_{0}}={{\varphi }_{RL}}-\frac{\pi }{2}\Rightarrow {{\left( {{U}_{RL}}+{{U}_{C}} \right)}_{\max }}=\frac{U}{-\sin {{\varphi }_{0}}}\)
Áp dụng:
\({{\varphi }_{RL}}=\frac{\pi }{3}\xrightarrow{{{\varphi }_{0}}=\frac{{{\varphi }_{RL}}}{2}-\frac{\pi }{4}}{{\varphi }_{0}}=-\frac{\pi }{12}\Rightarrow {{\left( {{U}_{0RL}}+{{U}_{0C}} \right)}_{\max }}=\frac{220\sqrt{2}}{-\sin \left( -\frac{\pi }{12} \right)}\approx 1202V\)
Pôlôni(21084Po) là chất phóng xạ, phát ra hạt α và biến thành hạt nhân Chì (Pb). Po có chu kì bán rã là 138 ngày. Ban đầu có 1kg chất phóng xạ trên. Sau bao lâu lượng chất trên bị phân rã 968,75g
Ta có: \(m={{m}_{0}}{{2}^{\frac{-t}{T}}}\) = > t = 690 ngày.
Cho mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp cho R=30ôm ,L = \(\frac{1}{\pi }\)(F). C thay đổi, hiệu điện thế 2 đầu mạch là u=120\(\sqrt{2}\)cos100\(\pi \)t (V) với C bằng bao nhiêu thì u,i cùng pha. Tìm P khi đó
Ta có:
\(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }F,P=480\text{W}\)
Đặt điện áp u = U0coswt (U0 không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C (với R, L, C không đổi). Khi thay đổi ω để công suất điện tiêu thụ của đoạn mạch đạt giá trị cực đại thì hệ thức đúng là:
Hệ thức đúng: ω2LC -1 = 0
Tác dụng của cuộn cảm với dòng điện xoay chiều là
Tác dụng của cuộn cảm với dòng điện xoay chiều là gây cảm kháng lớn nếu tần số dòng điện lớn.
Một mạch dao động LC lí tưởng có chu kì T. Tại một thời điểm điện tích trên tụ bằng 3.10–7 C, sau đó \(\frac{3T}{4}\) cường độ dòng điện trong mạch bằng 6π.10–4A. Chu kì dao động của mạch là
Ta có:
\(\Delta \varphi =\omega \Delta t=\frac{3\pi }{2}\Rightarrow \left\{ \begin{align} & \omega =\frac{{{i}_{2}}}{{{q}_{1}}} \\ & T=\frac{2\pi }{\omega } \\ \end{align} \right.\Rightarrow T={{10}^{-3}}s\)
Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây có độ tự cảm 2,5/ π (µH) và một có điện dung thay đổi từ\(\frac{10}{\pi }\)π(pF) đến\(\frac{60}{\pi }(\)pF). Tốc độ truyền sóng điện từ là 3.108 (m/s). Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào?
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}} {{\lambda }_{1}}=6\pi {{.10}^{8}}\sqrt{L{{C}_{1}}}=3\left( m \right) \\ {{\lambda }_{2}}=6\pi {{.10}^{8}}\sqrt{L{{C}_{2}}}=12\left( m \right) \\ \end{array} \right.\)
Hai dao động điều hòa với phương trình sau: x1 = A1 cos(4\(\pi \)t \(-\frac{\pi }{6}\)) cm, x2 = A2cos(4\(\pi \)t +\(\frac{\pi }{2}\)) cm. Biết ATH=\(\sqrt{3}\)cm. Để A1 cực đại thì A2 bằng bao nhiêu?
\(\frac{{{A}_{1}}}{\sin \alpha }=\frac{{{A}_{2}}}{\sin \beta }=\frac{A}{\sin \gamma }\)
=>\(\frac{{{A}_{1}}}{\sin {{90}^{0}}}=\frac{{{A}_{2}}}{\sin {{30}^{0}}}=\frac{\sqrt{3}}{\sin {{60}^{0}}}\)
Nguồn âm S phát ra một âm có công suất P không đổi, truyền đẳng hướng về mọi phương. Tại điểm A cách S một đoạn 1m, mức cường độ âm là 70 dB. Giả sử môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại điểm B cách nguồn một đoạn 10 m là
Ta có:
\({{L}_{A}}-{{L}_{B}}=10\lg \left( {{\left( \frac{OB}{OA} \right)}^{2}} \right)\)
Trong một thí nghiệm về Giao thoa anhs sáng bằng khe I âng với ánh sáng đơn sắc 0,7\(\mu \)m, khoảng cách giữa 2 khe S1,S2 là 1mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn quan sát là D = 1m. Khoảng cách hai vân sáng bậc 2 là
Ta có:
\(\Delta x=2.2i=\frac{4.\lambda D}{a}=2,8mm\)
Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng: \(E=-\frac{13,6}{{{n}^{2}}}\left( eV \right)\), trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Khi nguyên tử chuyển từ mức năng lượng O về N thì phát ra một phôtôn có bước sóng λ0. Khi nguyên tử hấp thụ một phôtôn có bước sóng λ nó chuyển từ mức năng lượng K lên mức năng lượng M. So với λ0 thì λ
Ta có:
\(\begin{array}{l}
\left\{ \begin{array}{l}
\frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} = {E_5} - {E_4} = \frac{{ - 13,6}}{{{5^2}}} - \frac{{ - 13,6}}{{{4^2}}} = 13,6.\frac{9}{{400}}\\
\frac{{hc}}{\lambda } = {E_3} - {E_1} = \frac{{ - 13,6}}{{{3^2}}} - \frac{{ - 13,6}}{{{1^2}}} = 13,6.\frac{8}{9}
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \frac{\lambda }{{{\lambda _0}}} = \frac{{81}}{{3200}}
\end{array}\)
Hạt nhân α có động năng 5,3 (MeV) bắn phá hạt nhân 4Be9 đứng yên và gây ra phản ứng: \({}_{4}^{9}Be+a\text{ }\to n+X\) . Hai hạt sinh ra có phương vectơ vận tốc vuông góc với nhau. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 5,6791 MeV, khối lượng của các hạt: mα= 3,968mn; mX =1,8965mn. Động năng của hạt X là
Ta có:
\(\begin{array}{l}
{m_n}{W_n} + {m_X}{W_X} = {m_\alpha }{W_\alpha }\\
\left\{ \begin{array}{l}
{m_n}{W_n} + {m_X}{W_X} = {m_\alpha }{W_\alpha }\\
\Delta E = {W_n} + {W_X} - {W_\alpha }
\end{array} \right.\\
\Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{m_n}{W_n} + 11,8965{m_n}{W_X} = 3,968{m_n}.5,3}\\
{5,6791 = {W_n} + {W_X} - 5,3}
\end{array}} \right.\\
\Rightarrow {W_X} \approx 0,92\left( {MeV} \right)
\end{array}\)
Hạt nhân 235U với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt 235U phân hạch toả ra năng lượng 200 MeV. Trong 365 ngày hoạt động nhà máy tiêu thụ một khối lượng235 U nguyên chất là 2461 kg. Cho biết số Avôgađrô NA = 6,023.1023. Tính công suất phát điện.
Ta có:
\({{P}_{i}}=\frac{A}{t}=\frac{1}{t}H\frac{m\left( kg \right)}{0,235\left( kg \right)}{{N}_{A}}\Delta E\)=1920 MW.
Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R không đổi, tụ điện có điện dụng C không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều u=120\(\sqrt{2}\cos (\omega .t)V\), trong đó \(\omega \) thay đổi được. Cố định L=L1 thay đổi \(\omega \), thấy khi \(\omega \)= 120\(\pi \) rad/s thì UL có giá trị cực đại khi đó UC=40\(\sqrt{3}\) V. Sau đó cố định L=L2=2 L1 thay đổi \(\omega \), giá trị của \(\omega \) để UL có giá trị cực đại là:
*/ Khi L=L1; \(\omega =120\pi \) thì :
2\(\frac{{{L}_{1}}}{C}={{R}^{2}}+2.Z_{C}^{2}\) và \(U_{L}^{2}={{U}^{2}}+U_{C}^{2}\) và vì U= 120V; UC=\(40\sqrt{3}V\) nên UL=80\(\sqrt{3}\)V.
Ta có ZL1=2.ZC. Gán ZL1=2 và ZC=1 suy ra R=\(\sqrt{2}\)
*/ Khi L=2L1 thì khi UL lớn nhất ta có : 2.4=2+ 2.\(Z_{C}^{'2}\)
Suy ra: \(Z_{C}^{'}=\sqrt{3}\).
So sánh ZC và ZC’ ta thấy ZC tăng \(\sqrt{3}\) lần nên tần số góc giảm \(\sqrt{3}\) lần.
Vật dao động điều hòa với đồ thị vận tốc theo thời gian như hình vẽ. Phương trình nào sau đây sẽ có mối liên hệ chính xác với đồ thi vận tốc ?
Mối liên hệ chính xác với đồ thi vận tốc: a= -5\({{\pi }^{2}}\)cos\(\left( \frac{\pi }{2}t-\frac{2\pi }{3} \right)cm\).
Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với biến trở R. Hiệu điện thế có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Đồ thị công suất toàn mạch phụ thuộc vào R như hình. Cuộn dây có tổng trở là:
Khi R=0 thì P=\(\frac{{{U}^{2}}.r}{{{r}^{2}}+Z_{L}^{2}}=120\);
Khi R=10 thì R+r =ZL và Pmax=\(\frac{{{U}^{2}}}{2.{{Z}_{L}}}=125\).
Lập tỷ số ta có \(\frac{{{Z}_{L}}}{r}=\frac{4}{3}\)
Từ đó suy ra r=30\(\Omega \) và ZL=40\(\Omega \) và Zd=50\(\Omega \)
Điện gồm R, L và C theo thứ tự nối tiếp, cuộn dây có điện trở r. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f = 50 Hz. Cho điện dung C thay đổi người ta thu được đồ thị liên hệ giữa điện áp hiệu dụng hai đầu mạch chứa cuộn dây và tụ điện UrLC với điện dung C của tụ điện như hình vẽ bên. Điện trở r có giá trị bằng
Ta có: \({{U}_{rLC}}=I.{{Z}_{rLC}}=\frac{U}{Z}.{{Z}_{rLC}}=\frac{U\sqrt{{{r}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}}{\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+{{({{Z}_{L}}-{{Z}_{C}})}^{2}}}}.\)
Khi C= 0 \(\Rightarrow {{Z}_{C}}=\infty \Rightarrow {{U}_{rLC}}=U=87\)V. (tính giới hạn ta được kết quả)
Khi \(C={100}/{\pi \text{ (}\mu F)\Rightarrow {{Z}_{C}}}\;=100\text{ (}\Omega \text{)}\) thì \({{U}_{rLC}}\) cực tiểu, khảo sát hàm số có được:
\({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}=100\text{ (}\Omega \text{)}\) và \({{U}_{rLC}}=\frac{U.r}{R+r}=\frac{87}{5}\)V \(\Rightarrow R=4r\)
Khi \(C=\infty \Rightarrow {{Z}_{C}}=0\Rightarrow {{U}_{rLC}}=\frac{U\sqrt{{{r}^{2}}+Z_{L}^{2}}}{\sqrt{{{(R+r)}^{2}}+Z_{L}^{2}}}\Leftrightarrow 3\sqrt{145}=\frac{\frac{87}{5}\sqrt{{{\text{r}}^{2}}+{{100}^{2}}}}{\sqrt{{{\text{(4r}+\text{r)}}^{2}}+{{100}^{2}}}}\Leftrightarrow r=50\text{ (}\Omega \text{)}\text{.}\)
Thí nghiệm giao thoa I-âng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,6 um, khoảng cách giữa hai khe a=1mm, khoảng cách hai khe đến màn D= 2 m. Màn ảnh giao thoa có khối lượng 200g gắn với một lò xo nằm ngang có độ cứng là k, sao cho màn có thể dao động không ma sát theo phương ngang trùng với trục của lò xo và vuông góc với mặt phăng hai khe (hình vẽ). Tại thời điểm t = 0 (màn ở vị trí cân bằng), truyền cho màn một vận tốc ban đầu hướng về phía hai khe để màn dao động điều hòa với biên độ 40cm. Thời gian từ lúc màn dao động đến khi điểm M trên màn cách vân trung tâm b = 8 mm cho vân tối lần thứ 4 là 0,4s. Độ cứng k của lào xo là
Ta có:
\(\begin{array}{l} b = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\frac{{\lambda \left( {D - x} \right)}}{a}\\ \Rightarrow x = 2 - \frac{{40}}{{3\left( {k + \frac{1}{2}} \right)}}\\ \Leftrightarrow - 0,4 \le 2 - \frac{{40}}{{3\left( {k + \frac{1}{2}} \right)}} \le 0,4\\ \Rightarrow k = 7{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x = \frac{2}{9}} \right);k = 6{\mkern 1mu} \left( {x = - \frac{2}{{39}}} \right) \end{array}\)
Vân tối lần 1 7,5i; lần 2 7,5i lần 3 6,5i; lần 4 6,5i
\(\begin{array}{l} 0,41 = 2\frac{T}{4} + \frac{T}{4} + \frac{1}{\omega }{\mathop{\rm arc}\nolimits} \cos \frac{2}{{0,4.39}}\\ \Rightarrow \frac{{3\pi }}{{2\omega }} + \frac{1}{\omega }{\mathop{\rm arc}\nolimits} \cos \frac{2}{{0,4.39}} = 0,41\\ \Rightarrow \omega = 15rad/s \Rightarrow k = 40N/m \end{array}\)
Trong các thí nghiệm về điện gặp khi mạch hở, thường dùng vôn kế để kiểm tra. Ví dụ trong mạch điện như hình, sau khi đóng khóa K, đèn không sáng, kim ampe kế không quay. Dùng Vôn kế kiểm tra thấy: hiệu điện thế giữa các điểm a, b và giữa các điểm b, c đều bằng 0 nhưng hiệu điện thế giữa các điểm a, d và giữa các điểm b, d đều khác 0. Kết luận nào sau đây là đúng?
Sau khi đóng mạch, đèn không sáng, ampe kế không chỉ. Như vậy, trong mạch điện có chỗ nào đó bị ngắt. Dùng vôn kế kiểm tra: vì hiệu điện thế giữa hai đầu a, b và giữa b, d đều không bằng không, có thể biết trên mạch điện không phải đứt tại đoạn b, a, d. Vì giữa hai đầu b, c là ampe kế mà điện trở trong của am pe kế rất nhỏ coi b, c như một đoạn dây dẫn mà không có dòng đi qua. Nếu dây nối với ampe kế không tốt thì khi dùng vôn kế đo hai đầu b, c vôn kế sẽ chỉ hiệu điện thế nguồn. Nếu giữa b, c không đứt thì đứt mạch c, d.
Theo đề bài thì chỉ có khả năng đèn bị đứt hoặc chỗ tiếp xúc của đèn không tốt.
Một người dùng bộ sạc điện USB Power Adapter A1385 lấy điện từ mạng điện sinh hoạt để sạc điện cho Smartphone Iphone 6 Plus. Thông số kỹ thuật của A1385 và pin của Iphone 6 Plus được mô tả bằng bảng sau:
Dung lượng pin cần cung cấp để pin đầy là P1 = 2,915/0,75 = 3,887Ah
Dung lượng mà xạc cần cung cấp là P2 = I.t = 1.t
Ta có P1 = P2 \(\to \)t = 3,887h = 3 giờ 53 phút