Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Nam Hà

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 45 lượt thi

  • Dễ

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 156208

Dụng cụ nào sau đây không dùng trong thí nghiệm xác định suất  điện động và điện trở trong của nguồn?

Xem đáp án

Không dùng thước đo chiều dài trong thí nghiệm xác định suất  điện động và điện trở trong của nguồn.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 156209

Những điều nào không cần thực hiện khi sử dụng đồng hồ đa năng hiện số?

Xem đáp án

Không cần phải ngay lập tức thay pin ngay khi đồng hồ báo hết pin.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 156210

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, có thể không dùng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, có thể không dùng giá đỡ thí nghiệm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 156211

Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là

Xem đáp án

Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0609. Số chữ số có nghĩa là 3

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 156212

Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì

Xem đáp án

Có thể mắc nối tiếp vôn kế với pin để tạo thành mạch kín mà không mắc nối tiếp miliampe kế với pin để tạo thành mạch kín vì điện trở của vôn kế lớn nên dòng điện trong mạch kín nhỏ, không gây ảnh hưởng đến mạch. Còn miliampe kế có điện trở rất nhỏ, vì vậy gây ra dòng điện rất lớn làm hỏng mạch.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 156213

Để đo công suất tiêu thụ trung bình trên đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, ta cần dùng dụng cụ đo là

Xem đáp án

Để đo công suất tiêu thụ trung bình trên đoạn mạch chỉ có điện trở thuần, ta chỉ cần dùng Ampe kế.   

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 156214

Khối lượng của một êlectron có giá trị là 

Xem đáp án

Electron có điện tích là \(-1,{{6.10}^{-19}}C\) và khối lượng \(9,{{1.10}^{-31}}kg.\)

Proton có điện tích là \(+1,{{6.10}^{-19}}C\) và khối lượng \(1,{{67.10}^{-27}}kg.\)

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 156215

Một điện trở được mắc vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi \) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có độ lớn là \({{U}_{N}}\). Hiệu suất của nguồn điện lúc này là 

Xem đáp án

Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng công thức: \(H=\frac{{{U}_{N}}}{\xi }\)

Trong đó: \({{U}_{N}}\) là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn; ξ là suất điện động của nguồn.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 156216

Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng là \(k\) và vật nhỏ có khối lượng \(m\). Con lắc này dao động điều hòa với chu kì là 

Xem đáp án

Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc lò xo dao động điều hòa: 

\(\left\{ \begin{align} & \omega =\sqrt{\frac{k}{m}} \\ & T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}} \\ & f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}} \\ \end{align} \right.\)

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 156217

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, thứ tự sắp xếp các dụng cụ trên giá đỡ là

Xem đáp án

Trong thí nghiệm xác định tiêu cự của thấu kính phân kì, thứ tự sắp xếp các dụng cụ trên giá đỡ là vật, thấu kính phân kì, thấu kính hội tụ, màn hứng ảnh.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 156218

Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left( \omega >0 \right)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cảm kháng của cuộn cảm là 

Xem đáp án

Công thức tính cảm kháng của cuộn cảm: \({{Z}_{L}}=\omega L=2\pi f.L.\)

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 156219

Bạn Minh tự chế một máy chiếu đơn giản. Minh dùng một tấm phim có hình, mỏng áp vào đầu chiếc đèn pin, ánh sáng đèn pin chiếu qua phim. Coi vị trí tấm phim là vị trí vật và bức tường trắng là màn ảnh, trong khoảng giữa bức tường và đầu đèn pin đặt một thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm. Điều chỉnh khoảng cách tương đối giữa tường, đèn pin và thấu kính để thu được ảnh phóng đại và rõ nét. Kết luận đúng là:

Xem đáp án

Kết luận đúng là: Để có ảnh ngược chiều lớn hơn vật thì khoảng cách giữa bức tường và thấu kính phải lớn hơn 10 cm và nhỏ hơn 20 cm.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 156220

Đặt điện áp xoay chiều là \(u=U\sqrt{2}\cos \omega t\left( U>0 \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch có \(R,L,C\) mắc nối tiếp thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện khi đó là 

Xem đáp án

Cường độ dòng điện chạy trong mạch: 

\(I=\frac{U}{Z}=\frac{U}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)

Trong mạch có cộng hưởng điện \(\Rightarrow {{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\Rightarrow I=\frac{U}{R}\)

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 156221

Chọn cách làm đúng. Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta cần

Xem đáp án

Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta cần giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính. 

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 156222

Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biến độ và lệch pha nhau 

Xem đáp án

Máy phát điện xoay chiều ba pha là máy tạo ra ba suất điện động xoay chiều hình sin cùng tần số, cùng biên độ và lệch pha nhau \(\frac{2\pi }{3}.\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 156225

Chọn câu đúng nhất. Máy phát điện xoay chiều có

Xem đáp án

Máy phát điện xoay chiều có phần ứng là bộ phận đứng yên, phần cảm là bộ phận chuyển động.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 156226

Tại nơi có gia tốc trọng trường là \(g,\) một con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa với tần số góc là 

Xem đáp án

Tần số góc, chu kì, tần số của con lắc đơn dao động điều hòa: 

\(\left\{ \begin{align} & \omega =\sqrt{\frac{g}{l}} \\ & T=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}} \\ & f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}} \\ \end{align} \right.\)

Tần số góc của con lắc đơn dao động điều hòa: \(\omega =\sqrt{\frac{g}{l}}\).

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 156227

Tia phóng xạ nào sau đây chính là dòng các electron? 

Xem đáp án

Sử dụng lí thuyết về các tia phóng xạ: 

+ Tia α là dòng các hạt nhân \(_{2}^{4}He\)

+ Tia \({{\beta }^{-}}\) là dòng các electron \(\left( _{-1}^{0}e \right).\)

+ Tia \({{\beta }^{+}}\) là dòng các positron \(\left( _{1}^{0}e \right).\)

+ Tia γ có bản chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới \({{10}^{-11}}\)m)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 156228

Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo, \({{r}_{0}}\) là bán kính của Bo. Khi electron chuyển động trên quỹ đạo dừng M thì có bán kính quỹ đạo là 

Xem đáp án

Ta có: \({{r}_{n}}={{n}^{2}}.{{r}_{0}}\)

Quỹ đạo dừng M ứng với \(n=3\Rightarrow {{r}_{M}}={{3}^{2}}.{{r}_{0}}=9{{r}_{0}}\)

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 156229

Trong 1s, dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz đổi chiều bao nhiêu lần?

Xem đáp án

Trong 1s, dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz đổi chiều 120 lần

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 156230

Trong sơ đồ khối của một máy phát vô tuyến điện, bộ phận không có trong máy phát là:

Xem đáp án

Trong sơ đồ khối của một máy phát vô tuyến điện, bộ phận không có trong máy phát là: mạch tách sóng.   

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 156231

Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm điện trở \(R\) mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần thì cảm kháng và tổng trở của đoạn mạch lần lượt là \({{Z}_{L}}\) và \(Z\). Hệ số công suất của đoạn mạch là 

Xem đáp án

Công thức xác định hệ số công suất: 

\(\cos \varphi =\frac{R}{Z}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+{{\left( {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right)}^{2}}}}\)

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 156232

Một ánh sáng đơn sắc truyền trong chân không và có bước sóng 0,6 \(\mu m\). Lấy h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Năng lượng của mỗi phôtôn ứng với ánh sáng đơn sắc này là 

Xem đáp án

Năng lượng mỗi photon là: 

\(E=\frac{hc}{\lambda }=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{0,{{6.10}^{-6}}}=3,{{3125.10}^{-19}}\left( J \right)\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 156233

Cho phản ứng nhiệt hạch có phương trình: \(_{1}^{2}H+_{1}^{2}H\xrightarrow{{}}_{0}^{1}n+X.\) Hạt nhân X là 

Xem đáp án

Áp dụng định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích, ta có:

\(\left\{ \begin{align} & 2{{A}_{H}}={{A}_{n}}+{{A}_{X}}\Rightarrow {{A}_{X}}=3 \\ & 2{{p}_{H}}={{p}_{n}}+{{p}_{X}}\Rightarrow {{p}_{X}}=2 \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow _{2}^{3}X\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 156235

Từ thông xuyên qua một mạch điện kín biến thiên đều theo thời gian. Trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông biến thiên một lượng là 0,5 Wb. Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn là 

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{align} & \Delta t=0,2s \\ & \Delta \Phi =0,5Wb \\ \end{align} \right.\)

Suất điện động cảm ứng trong mạch có độ lớn:

\({{e}_{c}}=\left| \frac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right|=\left| \frac{0,5}{0,2} \right|=2,5V\)

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 156236

Điện năng truyền tải từ trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây tải điện một pha. Cường độ dòng điện hiệu dụng trên dây là 8 A, công suất hao phí do toả nhiệt trên dây là 1280 W. Điện trở tổng cộng của đường dây tải điện là 

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{align} & I=8A \\ & {{P}_{hp}}=1280W \\ \end{align} \right.\)

Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên dây: \({{P}_{hp}}={{I}^{2}}R\)

⇒ Điện trở tổng cộng của đường dây tải điện:

\(R=\frac{{{P}_{hp}}}{{{I}^{2}}}=\frac{1280}{{{8}^{2}}}=20\Omega .\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 156237

Thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha với tần số 10 Hz. Biết \(AB=20\) cm và tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 30 cm/s. Xét đường tròn đường kính AB ở mặt nước, số điểm cực tiểu giao thoa trên đường tròn này là 

Xem đáp án

Bước sóng là: \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{30}{10}=3\left( cm \right)\)

Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn AB là:

\(N=2.\left( \frac{AB}{\lambda }+\frac{1}{2} \right)=2.\left( \frac{20}{3}+\frac{1}{2} \right)=2.\left( 7,17 \right)=14\)

Nhận xét: mỗi đường cực tiểu cắt đường tròn đường kính AB tại 2 điểm

Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đường tròn là: 14.2 = 28

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 156239

Sóng điện từ của kênh giao thông có tần số 91 MHz, lan truyền trong không khí với tốc độ \({{3.10}^{8}}\)m/s. Bước sóng của sóng này là 

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{align} & f=91MHz={{91.10}^{6}}Hz \\ & c={{3.10}^{8}}m/s \\ \end{align} \right.\)

Bước sóng của sóng này là: \(\lambda =\frac{c}{f}=\frac{{{3.10}^{8}}}{{{91.10}^{6}}}=3,3m\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 156240

Trên một sợi dây có hai đầu cố định và đang có sóng dừng với biên độ dao động của bụng sóng là 4 cm. Khoảng cách giữa hai đầu dây là 60 cm, sóng truyền trên dây có bước sóng là 30 cm. Gọi MN là hai điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ lần lượt là \(2\sqrt{2}\) cm và \(2\sqrt{3}\) cm. Khoảng cách lớn nhất giữa MN có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Điểm M gần nút A nhất dao động với biên độ là: 

\({{A}_{M}}={{A}_{b}}\left| \sin \frac{2\pi {{d}_{M}}}{\lambda } \right|\Rightarrow 2\sqrt{2}=4\left| \sin \frac{2\pi {{d}_{M}}}{30} \right|\Rightarrow {{d}_{M}}=3,75\left( cm \right)\)

Điểm N gần nút B nhất dao động với biên độ là:

\({{A}_{N}}={{A}_{b}}\left| \sin \frac{2\pi {{d}_{N}}}{\lambda } \right|\Rightarrow 2\sqrt{3}=4\left| \sin \frac{2\pi {{d}_{N}}}{\lambda } \right|\Rightarrow {{d}_{N}}=5\left( cm \right)\)

Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M, N trên phương truyền sóng là: 

\({{d}_{x}}=AB-{{d}_{M}}-{{d}_{N}}=51,25\left( cm \right)\)

Chiều dài dây là: 

\(l=k\frac{\lambda }{2}\Rightarrow 60=k.\frac{30}{2}\Rightarrow k=4.\)

→ trên dây có 4 bụng sóng, M, N nằm trên hai bó sóng ngoài cùng → M, N dao động ngược pha

→ trên phương truyền sóng, hai điểm M, N cách xa nhau nhất khi 1 điểm ở biên dương, 1 điểm ở biên âm

Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M, N trên phương dao động là: 

\({{d}_{u}}={{A}_{M}}+{{A}_{N}}=2\sqrt{2}+2\sqrt{3}\approx 6,29\left( cm \right)\)

Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M, N là: 

\(d=\sqrt{d_{x}^{2}+d_{u}^{2}}=\sqrt{51,{{25}^{2}}+6,{{29}^{2}}}\approx 51,63\left( cm \right)\)

Khoảng cách này gần nhất với giá trị 52 cm

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 156241

Trong thí nghiệm Y-âng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng gồm hai bức xạ đơn sắc \({{\lambda }_{1}}\) và \({{\lambda }_{2}}\) có bước sóng lần lượt là 0,5 \(\mu m\) và 0,7 \(\mu m\). Trên màn quan sát, hai vân tối trùng nhau gọi là một vạch tối. Trong khoảng giữa vân sáng trung tâm và vạch tối gần vân trung tâm nhất có \({{N}_{1}}\) vân sáng của \({{\lambda }_{1}}\) và \({{N}_{2}}\)vân sáng của \({{\lambda }_{2}}\)) (không tính vân sáng trung tâm). Giá trị \({{N}_{1}}+{{N}_{2}}\) bằng 

Xem đáp án

Ta có tọa độ vân tối trùng gần với vân trung tâm nhất:

\({{x}_{i}}=\left( {{k}_{1}}-0,5 \right){{i}_{1}}=\left( {{k}_{2}}-0,5 \right){{i}_{2}}\Rightarrow \left( {{k}_{1}}-0,5 \right){{\lambda }_{1}}=\left( {{k}_{2}}-0,5 \right){{\lambda }_{2}}\)

\(\Rightarrow \frac{{{k}_{1}}-0,5}{{{k}_{2}}-0,5}=\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}=\frac{7}{5}\Rightarrow \frac{2{{k}_{1}}-1}{2{{k}_{2}}-1}=\frac{7}{5}\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & 2{{k}_{1}}-1=7\Rightarrow {{k}_{1}}=4 \\ & 2{{k}_{2}}-1=5\Rightarrow {{k}_{2}}=3 \\ \end{align} \right.\)

→ tại vân tối trùng là vân tối thứ 4 của bức xạ \({{\lambda }_{1}}\) và vân tối thứ 3 của bức xạ \({{\lambda }_{2}}\)

→ trong khoảng giữa vân trung tâm và vân tối trùng có \({{N}_{1}}=3\) vân sáng của bức xạ \({{\lambda }_{1}}\) và \({{N}_{2}}=2\) vân sáng  của bức xạ \({{\lambda }_{2}}.\)

\(\Rightarrow {{N}_{1}}+{{N}_{2}}=5\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 156242

Mạch \(LC\) lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện áp cực đại giữa hai bản tụ điện là 4 V. Biết L = 0,2 mH; C = 5 nF. Khi cường độ dòng điện trong mạch là 12 mA thì điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn là 

Xem đáp án

Ta có định luật bảo toàn năng lượng điện từ trong mạch dao động:

\({{\text{W}}_{d\max }}={{\text{W}}_{t\max }}\Rightarrow \frac{1}{2}CU_{0}^{2}=\frac{1}{2}LI_{0}^{2}\)

\(\Rightarrow I_{0}^{2}=\frac{CU_{0}^{2}}{L}=\frac{{{5.10}^{-9}}{{.4}^{2}}}{0,{{2.10}^{-3}}}={{4.10}^{-4}}\left( {{A}^{2}} \right)\)

Áp dụng công thức độc lập với thời gian, ta có:

\(\Rightarrow \frac{{{i}^{2}}}{I_{0}^{2}}+\frac{{{u}^{2}}}{U_{0}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{\left( {{12.10}^{-3}} \right)}^{2}}}{{{4.10}^{-4}}}+\frac{{{u}^{2}}}{{{4}^{2}}}=1\Rightarrow \left| u \right|=3,2\left( V \right)\)

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 156243

Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 120 V vào hai đầu đoạn mạch AB như hình bên. Biết các điện áp hiệu dụng \({{U}_{AM}}\)= 90 V và \({{U}_{MB}}\)= 150 V. Hệ số công suất của đoạn mạch AM là 

Xem đáp án

Ta có: \({{U}_{MB}}={{U}_{C}}=150\left( V \right)\)

\({{U}_{AM}}=\sqrt{U_{L}^{2}+U_{r}^{2}}\Rightarrow U_{L}^{2}+U_{r}^{2}=U_{AM}^{2}={{90}^{2}}\left( 1 \right)\)

\(U=\sqrt{U_{r}^{2}+{{\left( {{U}_{L}}-{{U}_{C}} \right)}^{2}}}\Rightarrow {{\left( {{U}_{L}}-150 \right)}^{2}}+U_{r}^{2}={{120}^{2}}\left( 2 \right)\)

Giải hệ phương trình (1) và (2), ta có: 

\(\left\{ \begin{align} & {{U}_{L}}=54\left( V \right) \\ & {{U}_{r}}=72\left( V \right) \\ \end{align} \right.\)

Hệ số công suất của đoạn mạch AM là: 

\(\cos {{\varphi }_{AM}}=\frac{r}{\sqrt{{{r}^{2}}+Z_{L}^{2}}}=\frac{{{U}_{r}}}{{{U}_{AM}}}=\frac{72}{90}=0,8\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 156244

Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng là 0,6 \(\mu m\). Số phôtôn do nguồn sáng phát ra trong 1 giây là 1,51.108 hạt. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Công suất phát xạ của nguồn sáng này là 

Xem đáp án

Năng lượng của 1 photon là: 

\({{E}_{0}}=\frac{hc}{\lambda }=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{0,{{6.10}^{-6}}}=3,{{3125.10}^{-19}}\left( J \right)\)

Công suất phát xạ của nguồn là: 

\(P=\frac{E}{t}=\frac{n}{t}.{{E}_{0}}=1,{{51.10}^{18}}.3,{{315.10}^{-19}}\approx 0,5\left( \text{W} \right)\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 156245

Sợi quang là sợi thuỷ tinh dẻo, trong suốt, hoạt động như một ống dẫn sóng để truyền ánh sáng. Khi truyền trong sợi quang, ánh sáng bị giam giữ hoàn toàn. Hình vẽ dưới đây là mô hình sợi quang có chiết suất n, đặt trong không khí có chiết suất n0 ≈ 1. Góc tới θ của ánh sáng đi vào sợi phải thoả mãn điều kiện nào sao đây?

Xem đáp án

Để ánh sáng không ló ra ngoài : phản xạ toàn phần tại mặt tiếp giáp với không khí.

Suy ra : \(\sin \alpha >\frac{1}{n}\)

=> \(\sin \theta =n\sin \beta =n\cos \alpha \)

=> \(\sin \theta =n\sqrt{1-{{\sin }^{2}}\alpha }<\sqrt{{{n}^{2}}-1}\)

=> \(0<\theta <\arcsin \sqrt{{{n}^{2}}-1}\).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 156247

Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu đoạn mạch AB  như hình bên. Trong đó, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\); tụ điện có điện dung C; X là đoạn mạch chứa các phần tử có \({{R}_{1}},{{L}_{1}},{{C}_{1}}\) mắc nối tiếp. Biết \(2{{\omega }^{2}}LC=1,\) các điện áp hiệu dụng: \({{U}_{AN}}\)= 120 V; \({{U}_{MB}}\) = 90 V, góc lệch pha giữa \({{u}_{AN}}\) và \({{u}_{MB}}\) là \(\frac{5\pi }{12}.\) Hệ số công suất của X là 

Xem đáp án

Ta có: \(2LC{{\omega }^{2}}=1\Leftrightarrow \frac{2\omega L}{\frac{1}{\omega C}}=1\Rightarrow 2{{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\)

\(\Rightarrow 2{{u}_{L}}=-{{u}_{C}}\Rightarrow 2{{u}_{L}}+{{u}_{C}}=0\)

\(\Rightarrow 2{{u}_{AN}}+{{u}_{MB}}=2{{u}_{L}}+2{{u}_{X}}+{{u}_{X}}+{{u}_{C}}\)

\(\Rightarrow 2{{u}_{AN}}+{{u}_{MB}}=3{{u}_{X}}\)

\(\Rightarrow {{u}_{X}}=\frac{2{{u}_{AN}}+{{u}_{MB}}}{3}\)

Giả sử \({{\varphi }_{uMB}}=0\Rightarrow {{\varphi }_{uAN}}=\frac{5\pi }{12}\)

\(\Rightarrow \left\{ \begin{align} & {{u}_{MB}}=90\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right) \\ & {{u}_{AN}}=120\sqrt{2}.\cos \left( \omega t+\frac{5\pi }{12} \right) \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow {{u}_{X}}=\frac{240\sqrt{2}\angle \frac{5\pi }{12}+90\sqrt{2}\angle 0}{3}=130,7\angle 0,99\)

\(\Rightarrow {{\varphi }_{uX}}=0,99rad\)

Lại có: \({{u}_{C}}={{u}_{MB}}-{{u}_{X}}=122,6\angle -1,1\)

⇒ Độ lệch pha giữa \({{u}_{X}}\) và \(i\) là:  

\({{\varphi }_{X}}={{\varphi }_{uX}}-{{\varphi }_{i}}=0,99-0,47079=0,51921rad\)

⇒ Hệ số công suất của X là:  

\(\cos \varphi =\cos 0,51921=0,868\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »