Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Nguyên Hồng

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 37 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 157208

Con lắc đơn được ứng dụng để xác đinh:

Xem đáp án

Con lắc đơn được ứng dụng để xác đinh gia tốc rơi tự do. 

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 157209

Điều nào sau đây ℓà đúng khi nói về phương dao động của sóng ngang?

Xem đáp án

Câu đúng là: Vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 157210

Chọn phát biểu đúng: mạch điện xoay chiều chứa cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với tụ điện?

Xem đáp án

Chọn phát biểu đúng: Dòng điện vuông pha với điện áp.      

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 157211

Chọn phát biểu Sai: Khi mạch RLC xảy ra cộng hưởng thì:

Xem đáp án

Chọn phát biểu Sai: Điện áp hai đầu mạch đạt cực đại.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 157212

Hai phần chính của máy phát điện xoay chiều là

Xem đáp án

Hai phần chính của máy phát điện xoay chiều là phần cảm và phần ứng.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 157214

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

Xem đáp án

Tia tử ngoại không có tác dụng chiếu sáng.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 157215

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đỏ (nđ); tím (nt); chàm (nc); lam (nl)

Xem đáp án

Thứ tự tăng dần về chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh: nđ < nl < nc< nt    

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 157216

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt

Xem đáp án

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt phôtôn.  

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 157217

Một nguồn sáng có công suất 40W, phát ra ánh sáng có bước sóng là 0,65μm tỏa đều theo mọi hướng. Xác định số phô tôn đập vào con ngươi trong mỗi giẫy. Biết con ngươi có bán kính 3mm và đặt cách nguồn sáng là 2m.

Xem đáp án

Ta có:

\({{N}_{S}}=\frac{{{n}_{p}}}{{{S}_{m.cau}}}.{{S}_{xet}}=\frac{{{n}_{p}}}{4\pi {{R}^{2}}}.{{S}_{xet}}=\frac{P}{\varepsilon .4.{{R}^{2}}}.{{S}_{xet}}\)=7,36.1013hạt

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 157219

Thể tích của hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) lớn hơn thể tích của hạt nhân heli \({}_{2}^{4}He\)

Xem đáp án

Ta có:

\(V=\frac{4}{3}\pi {{R}^{3}}\) và \(R={{1,2.10}^{-12}}{{A}^{\frac{1}{3}}}={{1,2.10}^{-12}}\sqrt(3){A}(m)\)

=>\(\frac{{{V}_{U}}}{{{V}_{He}}}=\frac{{{A}_{U}}}{{{A}_{He}}}=\) 59,5 lần

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 157220

Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

Xem đáp án

Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là V/m. 

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 157225

Dây treo con lắc sẽ đứt khi chịu sức căng bằng 2 lần trọng lượng của nó. Biên độ góc \({{\alpha }_{0}}\) để dây đứt khi qua vị trí cân bằng là:

Xem đáp án

Ta có:

\(\begin{align} & {{T}_{\max }}=2P \\ & =>mg(3-2\cos {{\alpha }_{0}})=2mg \\ & =>{{\alpha }_{0}}={{60}^{o}} \\ \end{align}\)

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 157228

Một mạch dao động LC có tụ điện \(C=25\ pF\) và cuộn cảm \(L={{4.10}^{-4}}H\). Lúc t=0, dòng điện trong mạch có giá trị cực đại và bằng 20mA. Biểu thức của điện tích trên bản cực của tụ điện là

Xem đáp án

Ta có:

\({{Q}_{o}}=\sqrt{LC}.{{I}_{o}}=\) 2.10-9C; \(\omega =\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}={{10}^{7}}\) rad/s

Khi t=0: \({{\varphi }_{i}}=0\): mà i lẹ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với q

=>\(q={{2.10}^{-9}}c\text{os}\left( {{10}^{7}}t-\frac{\pi }{2} \right)\left( C \right)\)

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 157230

Một khung dây quay đều trong từ trường \(\overrightarrow{B}\) vuông góc với trục quay của khung với tốc độ n=1800 vòng/ phút. Tại thời điểm t=0, véctơ pháp tuyến \(\overrightarrow{n}\) của mặt phẳng khung dây hợp với \(\overrightarrow{B}\) một góc 300. Từ thông cực đại gởi qua khung dây là 0,01Wb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là :

Xem đáp án

Ta có:

\({{E}_{o}}={{\phi }_{o}}.\omega \)= \({{\phi }_{0}}.\frac{n.2\pi }{60}\) =0,6\(\pi \) V

\({{\varphi }_{\phi }}=\widehat{\vec{n},\vec{B}}={{30}^{0}}=\frac{\pi }{6}\) rad; mà e chậm pha \(\frac{\pi }{2}\)  so với \(\phi \)

=>\(e=0,6\pi \cos (60\pi t-\frac{\pi }{3})Wb\) 

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 157234

Theo thuyết tương đối của Anh xtanh với c là vận tốc ánh sáng thì một hạt chuyển động có động năng bằng k lần năng lượng nghỉ thì vận tốc của hạt là:

Xem đáp án

Vận tốc của hạt là \(v=c.\frac{\sqrt{{{\left( k+1 \right)}^{2}}-1}}{k+1}\) 

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 157236

Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330m/s và 1452m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ:

Xem đáp án

Sóng truyền có cùng tần số:

f = \(\frac{{{v}_{1}}}{{{\lambda }_{1}}}\)=\(\frac{{{v}_{2}}}{{{\lambda }_{2}}}\)=>\(\frac{{{\lambda }_{2}}}{{{\lambda }_{1}}}\)= \(\frac{{{v}_{2}}}{{{v}_{1}}}\)

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 157237

Một sợi dây AB dài ℓ = 2 m, đầu A của sợi dây nối với nguồn rung với tần số f, đầu B tự do. Trên dây hình thành sóng dừng có 3 bụng kể cả đầu B. Nếu tăng chiều dài dây lên 40 cm và giữ đầu B cố định, đồng thời cho đầu A rung với tần số như cũ thì trên dây

Xem đáp án

Trường hợp B tự do với 3 bụng thì ℓ = λ + λ/4

=> λ = 4ℓ/5 = 1,6 m.

Giữ B cố định rồi tăng chiều dài thêm 40 cm thì chiều dài mới là ℓ’ = 2 + 0,4 = 2,4 m

ℓ’ = (2,4/0,8)(λ/2) = 3λ/2 => có sóng dừng với 3 bụng

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 157239

Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước có hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2 cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60 cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 2,4cm; d2 = 1,2cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1.

Xem đáp án

Bước sóng \(\lambda =\frac{v}{f}=\frac{60}{100}=0,6m\)

Xét điểm P dao động với biên độ cực đại thuộc đoạn MS1

Khi \(P\equiv {{S}_{1}}\) thì \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}={{S}_{1}}{{S}_{2}}=2cm\).

Khi \(P\equiv M\) thì \({{d}_{2}}-{{d}_{1}}=M{{\text{S}}_{2}}-M{{\text{S}}_{1}}=-1,2cm\)

Số điểm P dao động với biên độ cực đại trên MSlà số giá trị nguyên của k thỏa mãn

\(-1,2\le k\lambda \le 2\Leftrightarrow -2\le k\lambda \le 3,3\Rightarrow k:0,\pm 1,\pm 2,3\Rightarrow \) có 6 điểm.

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 157240

Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên., và có CR2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\), trong đó U không đổi, w biến thiên. Điều chỉnh giá trị của w để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. Khi đó \({{U}_{C\max }}=\frac{5U}{4}\). Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất  của đoạn mạch AM là:

Xem đáp án

Công thức: 

\({{\left( \frac{U}{{{U}_{C\max }}} \right)}^{2}}+\ \ {{\left( \frac{{{\omega }_{C}}}{{{\omega }_{L}}} \right)}^{2}}=\ \ 1\Rightarrow \frac{{{\omega }_{C}}}{{{\omega }_{L}}}=\frac{3}{5}\) 

Từ \({{\omega }_{C}}\ L=\sqrt{\frac{L}{C}-\frac{{{R}^{2}}}{2}}\)   và  \(\frac{1}{{{\omega }_{L}}\ C}=\ \sqrt{\frac{L}{C}-\frac{{{R}^{2}}}{2}}\quad \quad \)
Ta được      \(\frac{{{\omega }_{C}}}{{{\omega }_{L}}}=1-\frac{{{R}^{2}}C}{2L}\Rightarrow \frac{L}{C{{R}^{2}}}=\frac{5}{4}\left( 1 \right)\)

\(\cos {{\varphi }_{AM}}=\frac{R}{\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}}=\frac{1}{\sqrt{\frac{1}{2}-\frac{L}{C{{R}^{2}}}}}\left( 2 \right)\)

Thế (1) vô (2)    \(\Rightarrow \cos {{\varphi }_{AM}}=\frac{2}{\sqrt{7}}\)

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 157241

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 175 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25 (V), trên đoạn MN là 25 (V) và trên đoạn NB là 175 (V). Hệ số công suất của toàn mạch là

Xem đáp án

Ta có:

\(\left\{ \begin{align} & \Delta MNE:NE=\sqrt{{{25}^{2}}-{{x}^{2}}}\Rightarrow EB=60-\sqrt{{{25}^{2}}-{{x}^{2}}} \\ & \Delta AEB:A{{B}^{2}}=A{{E}^{2}}+E{{B}^{2}}\Rightarrow 30625={{\left( 25+x \right)}^{2}}+{{\left( 175-\sqrt{{{25}^{2}}-{{x}^{2}}} \right)}^{2}} \\ & \Rightarrow x=24\Rightarrow \cos \varphi =\frac{AE}{AB}=\frac{7}{25} \\ \end{align} \right.\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 157242

Khi truyền tải điện năng đi xa, để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, người ta dùng biện pháp nào sau đây: 

Xem đáp án

Người ta dùng biện pháp tăng điện áp ở nơi truyền đi.

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 157243

Lần lượt treo hai vật có khối lượng gấp 3 lần nhau vào lò xo có độ cứng k thì khi cân bằng lò xo có các chiều dài 22,5cm và 27,5cm. Chu kì dao động của con lắc lò xo gồm hai vật cùng treo vào lò xo là  

Xem đáp án

Ở VTCB trọng lực cân bằng lực đàn hồi \(\Rightarrow \)\(k({{l}_{CB}}-{{l}_{0}})=mg\)

- Khi treo vật m1: \(k({{l}_{CB1}}-{{l}_{0}})={{m}_{1}}g\Leftrightarrow k(0,225-{{l}_{0}})={{m}_{1}}g\ \ (1)\)

- Khi treo vật m2: \(k({{l}_{CB2}}-{{l}_{0}})={{m}_{2}}g\Leftrightarrow k(0,275-{{l}_{0}})={{m}_{2}}g\ \ (2)\).

Do \({{l}_{CB2}}>{{l}_{CB1}}\Rightarrow {{m}_{2}}=3{{m}_{1}}\)

- Từ (1) và (2) à l0 = 0,2m thế vào (1) \(\Rightarrow \frac{{{m}_{1}}}{k}=0,0025\).

    Chu kì của vật m = m+ m2:

\(T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}{k}}=2\pi \sqrt{\frac{4{{m}_{1}}}{k}}=2\pi \sqrt{4.0,0025}=0,628s\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 157244

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,3 kg và lò xo có độ cứng k = 300 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt phẳng ngang là μ = 0,5. Từ vị trí lò xo không biến dạng, người ta kéo vật đến vị trí sao cho lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động, lấy g = 10 m/s2. Khi đi được quãng đường 12 cm kể từ lúc bắt đầu thả, vận tốc của vật có độ lớn

Xem đáp án

Biên độ dao động lúc đầu là: A = 5 cm.

Độ giảm biên độ sau 1/2 chu kì là: ΔA = 2μmg/k = 0,01 m = 1 cm.

Sau T/2 vật đi được quãng đường S = 10 - 1 = 9 cm đến vị trí biên âm x = - 4 cm.

Đi thêm 3 cm nữa đến vị trí M cách vị trí lò xo không biến dạng O một đoạn 1 cm có li độ x = - 1 cm.

Theo định luật bảo toàn năng lượng ta có: v = 1,095 m/s.

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 157245

Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn có \(\xi \)= 24V, r = 2\(\Omega \), R1 = 2R4, R2 = 3\(\Omega \), R3 = 6\(\Omega \), RV = \(\infty \), UV = 4V. Giá trị của R1 và  R4

Xem đáp án

Vì RV = \(\infty \) nên

            \({{R}_{23}}=\frac{{{R}_{2}}{{R}_{3}}}{{{R}_{2}}+{{R}_{3}}}=2\Omega \)

    \(\Rightarrow \)   \({{I}_{23}}=\frac{{{U}_{23}}}{{{R}_{23}}}=2A\)

            I = I1 = I4 = I23 = 2A

            Rb = R1 + R+ R23 = 3R+ 2

   Mà \(I=\frac{{{\xi }_{b}}}{{{R}_{1234}}+{{r}_{b}}}=2A\)       \(\Rightarrow \)  R4 = 3\(\Omega \); R1 = 6\(\Omega \).

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 157247

Đặt điện áp xoay chiều AB gồm: đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R = 90 Ω và tụ điện C = 35,4 μF, đoạn mạch MB gồm hộp X chứa 2 trong 3 phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0). Khi đặt vào hai đầu AB một điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời gian như hình vẽ (chú ý 90\(\sqrt{3}\)≈156). Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là

Xem đáp án

Từ đồ thị ta thấy  U0AM = 180 V; U0MB = 60 V.

Tại t = 0 : \({{u}_{AM}}=90\sqrt{3}\)  và đang tăng

\(\Rightarrow 90\sqrt{3}=180\cos {{\varphi }_{1}}({{\varphi }_{1}}>0)\Rightarrow {{\varphi }_{1}}=-\frac{\pi }{6}\)

Tại t = 0 uMB = 30 V và đang giảm

\(\Rightarrow 30=60\cos {{\varphi }_{2}}({{\varphi }_{2}}>0)\Rightarrow {{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{3}\)

Suy ra uAM và uMB vuông pha với nhau => hộp X chứa R0 và L0

ZC = 90  W.

Ta có : \(\frac{{{R}_{0}}^{2}+{{Z}_{L}}^{2}}{{{R}_{{}}}^{2}+{{Z}_{{}}}^{2}}={{\left( \frac{{{U}_{0}}MB}{{{U}_{0}}AM} \right)}^{2}}=\frac{1}{9}\Rightarrow {{R}_{0}}^{2}+{{Z}_{L}}^{2}=1800\)

=> R0 = 30 Ω, L= 95,5 mH

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »