Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

  • Hocon247

  • 40 câu hỏi

  • 90 phút

  • 56 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 155088

Để phân loại sóng dọc, sóng ngang, người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Để phân loại sóng dọc, sóng ngang, người ta căn cứ vào phương dao động của các phân tử môi trường với phương truyền sóng. Nếu phương dao động của phần tử trùng với phương truyền sóng thì đó là sóng dọc, nếu phương dao động của phần tử vuông góc với phương truyền sóng thì đó là sóng ngang.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 155089

Ở nước ta, mạng điện dân dụng được sử dụng hiện nay có điện áp và tần số

Xem đáp án

Ở nước ta, mạng điện dân dụng được sử dụng hiện nay có điện áp xoay chiều với giá trị hiệu dụng là 220 V, tần số 50 Hz.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 155090

Nếu chiếu một chùm tia tử ngoại có bước sóng ngắn (phát ra từ ánh sáng hồ quang) vào tấm kẽm tích điện âm, thì

Xem đáp án

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì electron bị bật ra khỏi tấm kẽm nên tấm kẽm mất điện tích âm.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 155091

Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì

Xem đáp án

Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì tấm kẽm bị mất điện tích âm nghĩa là electron đã bị bật ra khỏi tấm kẽm.

Khi chiếu chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm thì điện tích âm của tấm kẽm không đổi.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 155092

Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng các hạt tham gia sau phản ứng so với trước phản ứng sẽ

Xem đáp án

Trong mỗi phản ứng hạt nhân, năng lượng có thể bị hấp thụ hoặc được tỏa ra. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng có thể tăng hoặc giảm tùy theo phản ứng.

Các hạt sinh ra có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt ban đầu: phản ứng tỏa năng lượng.

Các hạt sinh ra có khói lượng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt ban đầu: phán ứng thu năng lượng.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 155093

Tia hồng ngoại là những bức xạ có

Xem đáp án

Tia tử ngoại có khả năng ion hóa không khí, tia hồng ngoại không có khả năng ion hóa không khí \(\to \) A sai

Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ \(\to \) B đúng

Tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm. Tia hồng ngoại không có khả năng đâm xuyên \(\to \) C sai

Tia hồng ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ \(\to \) D sai

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 155094

Trong máy phát thanh vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng

Xem đáp án

Trong máy phát thanh vô tuyến, mạch biến điệu có tác dụng biến điệu sóng mang, tức là trộn sóng điện từ âm tần với sóng mang (sóng cao tần).

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 155095

Cặp tia nào sau đây không bị lệch trong điện trường và từ trường?

Xem đáp án

Tia \(\gamma \) và tia Rơn-ghen là sóng điện từ không mang điện nên không bị lệch trong điện trường và từ trường.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 155096

Một vật có khối lượng m dao động điều hòa theo phương trình: \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right)\). Mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của vật được tính bằng công thức:

Xem đáp án

Cơ năng của vật: \(\text{W}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\).

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 155097

Chiếu một chùm sáng trắng, rất hẹp vào lăng kính. So với chùm tia tới thì tia lệch ít nhất là:

Xem đáp án

Khi chiếu một chúm sáng trắng vào mặt bên của lăng kính thì ta thu được chùm tia ló là một dải màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.

Nguyên nhân của hiện tượng tán sắc ánh sáng này là do chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau:

\({{n}_{\tilde{n}o\hat{u}}}<{{n}_{cam}}<{{n}_{vang}}<{{n}_{lu\ddot{i}c}}<{{n}_{lam}}<{{n}_{cham}}<{{n}_{t\acute{i}m}}\)

\(\Rightarrow {{D}_{\tilde{n}o\hat{u}}}<{{D}_{cam}}<{{D}_{vang}}<{{D}_{lu\ddot{i}c}}<{{D}_{lam}}<{{D}_{cham}}<{{D}_{t\acute{i}m}}\)

Vậy tia đỏ lệch ít nhất.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 155098

Cho mạch điện R, L, C mắc nối tiếp, trong đó \(R=25\,\Omega \), \(L=\frac{1}{\pi }H\). Người ta đặt vào 2 đầu mạch điện hiệu điện thế xoay chiều tần số 50 Hz. Để hiệu điện thế hai đầu mạch trễ pha \(\frac{\pi }{4}\) so với cường độ dòng điện thì dung kháng của tụ điện là:

Xem đáp án

Cảm kháng của cuộn dây \({{Z}_{L}}=100\,\Omega \)

Để hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch một góc \(\frac{\pi }{4}\) thì \(\tan \left( -\frac{\pi }{4} \right)=\frac{{{Z}_{L}}-{{Z}_{C}}}{R}\)

\(\Rightarrow {{Z}_{C}}={{Z}_{L}}+R=100+25=125\Omega \).

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 155099

Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do. Biểu thức dòng điện trong mạch \(i=5\pi \cos \omega t\left( mA \right)\). Trong thời gian 1 s có 500000 lần dòng điện triệt tiêu. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng \(4\pi \left( mA \right)\) thì điện tích trên tụ điện là

Xem đáp án

Trong 1 chu kì dòng điện triệt tiêu 2 lần nên trong 1 s dòng điện triệt tiêu 2f lần.

\(f=\frac{500000}{2}=250000\left( Hz \right)\Rightarrow \omega =2\pi f=500000\pi \left( rad/s \right)\to \left| q \right|=\frac{1}{\omega }\sqrt{I_{0}^{2}-{{i}^{2}}}={{6.10}^{-9}}\left( C \right)\)

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 155100

Trong dao động điều hòa, đồ thị của lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ là

Xem đáp án

Trong dao động điều hòa, đồ thị lực kéo về phụ thuộc vào tọa độ: \(F=-kx\) có dạng là một đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 155101

Đồ thị biểu diễn của \({{u}_{R}}\) theo i trong mạch điện xoay chiều có dạng là

Xem đáp án

Ta có \({{u}_{R}}=i.R\) nên điện áp \({{u}_{R}}\) tỉ lệ bậc nhất với i, khi đó đồ thị biểu diễn là đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 155102

Một con lắc đơn gồm vật khối lượng m treo vào sợi dây mảnh không dãn, chiều dài \(\ell \). Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của dao động là

Xem đáp án

Tần số góc của con lắc đơn: \(\omega =\sqrt{\frac{g}{\ell }}\)

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 155104

Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\sqrt{3}A\). Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì cảm kháng của đoạn mạch AB là:

Xem đáp án

Ta có: \(U=E=\frac{NBS\omega }{\sqrt{2}}=\frac{NBS2\pi f}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{2}\pi NBSp}{60}n\)và \({{Z}_{L}}=2\pi f.L=\frac{\pi Lp}{30}n\) nên U và cả \({{Z}_{L}}\) đều tỉ lệ thuận với tốc độ quay n.

Khi quay với tốc độ n: \(U_{1}^{2}=I_{1}^{2}\left( {{R}^{2}}+Z_{{{L}_{1}}}^{2} \right)={{R}^{2}}+Z_{{{L}_{1}}}^{2}\)         \(\left( 1 \right)\)

Khi quay với tốc độ 3n: \(U_{2}^{2}=I_{2}^{2}\left( {{R}^{2}}+Z_{{{L}_{2}}}^{2} \right)\)

Với \({{U}_{2}}=3{{U}_{1}}\) và \({{Z}_{{{L}_{2}}}}=3{{Z}_{{{L}_{1}}}}\Rightarrow 9U_{1}^{2}=3\left( {{R}^{2}}+9{{Z}_{{{L}_{1}}}} \right)\)         \(\left( 2 \right)\)

Chia vế \(\left( 1 \right)\) cho \(\left( 2 \right)\Rightarrow \frac{1}{9}=\frac{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}{3\left( {{R}^{2}}+Z_{L}^{2} \right)}\Rightarrow {{Z}_{{{L}_{1}}}}=\frac{R}{\sqrt{3}}\)

Khi quay với tốc độ 2n: \({{Z}_{{{L}_{3}}}}=2{{Z}_{{{L}_{1}}}}\)và \({{Z}_{{{L}_{3}}}}=\frac{2R}{\sqrt{3}}\)

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 155105

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Biết ánh sáng dùng trong thí nghiệm có bước sóng là \(0,5\mu m\), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm. Trên màn quan sát, khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp là 4,5 mm. Khoảng cách từ mặt phang chứa hai khe đến màn quan sát là

Xem đáp án

Khoảng cách giữa 10 vân sáng liên tiếp là: \(9i=4,{{5.10}^{-3}}\Rightarrow i=0,{{5.10}^{-3}}\left( m \right)\)

Mà: \(i=\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow D=\frac{ai}{\lambda }=\frac{0,{{5.10}^{-3}}{{.10}^{-3}}}{0,{{5.10}^{-6}}}=1\left( m \right)\)

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 155106

Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng, ở thời điểm ban đầu điện tích trên tụ đạt cực đại 10 nC. Thời gian để tụ phóng hết điện tích là \(2\,\mu s\). Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch là

Xem đáp án

Thời gian phóng hết điện tích chính là thời gian từ lúc \(q={{Q}_{0}}\) đến \(q=0\) và bằng \(\frac{T}{4}\).

Do đó:

\(\frac{T}{4}={{2.10}^{-6}}\to T={{8.10}^{-6}}\left( s \right)\to \omega =\frac{2\pi }{T}=250000\pi \left( \frac{rad}{s} \right)\)

\(\Rightarrow I=\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}=\frac{\omega {{Q}_{0}}}{\sqrt{2}}=5,{{55.10}^{-3}}\left( A \right)\)

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 155107

Trong âm nhạc các nốt: Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô được sắp xếp theo thứ tự

Xem đáp án

Các nốt được sắp xếp theo chiều tăng dần của độ cao (tần số).

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 155109

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phang chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng

Xem đáp án

Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là:

\(x=4i\Rightarrow 3,{{6.10}^{-3}}=4i\Rightarrow i={{9.10}^{-4}}\left( mm \right)\)

Mà \(i=\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow {{9.10}^{-4}}=\frac{\lambda .1,5}{{{1.10}^{-3}}}\Rightarrow \lambda ={{6.10}^{-7}}\left( m \right)=0,6\left( \mu m \right)\)

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 155111

Lần lượt chiếu vào catốt các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,54\mu m\) và bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,35\mu m\) thì vận tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện lần lượt là \({{v}_{1}}\) và \({{v}_{2}}\) với \({{v}_{2}}=2{{v}_{1}}\). Công thoát của kim loại làm catốt là

Xem đáp án

Ta có: 

\(\left\{ \begin{align} & {{\varepsilon }_{1}}=A+\frac{1}{2}mv_{1}^{2} \\ & {{\varepsilon }_{2}}=A+\frac{1}{2}mv_{2}^{2} \\ \end{align} \right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & \frac{hc}{{{\lambda }_{1}}}=A+\frac{1}{2}mv_{1}^{2} \\ & \frac{hc}{{{\lambda }_{2}}}=A+\frac{1}{2}m{{\left( 2{{v}_{1}} \right)}^{2}} \\ \end{align} \right.\)

\(\Rightarrow A=\frac{1}{3}\left( 4\frac{hc}{{{\lambda }_{1}}}-\frac{hc}{{{\lambda }_{2}}} \right)=3,{{0146.10}^{-19}}J=1,88eV\)

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 155113

Một sợi dây AB mảnh, không dãn dài 21 cm treo lơ lửng. Đầu A cố định, đầu B tự do. Tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Trên dây có một sóng dừng với 10 bụng sóng (không kể đầu B). Xem đầu A là nút. Tần số dao động trên dây là:

Xem đáp án

Điều kiện để có sóng dừng trên dây với một đầu cố định và một đầu tự do: \(\ell =\left( 2k+1 \right)\frac{v}{4f}\) với k là số bó sóng trên dây.

Trên dây có 10 bụng (không kể B) \(\to \) có 10 bó sóng trên dây \(\to k=10\).

Tần số dao động trên dây: \(f=\frac{\left( 2k+1 \right)v}{4\ell }=100Hz\).

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 155114

Một vật có khối lượng m dao động với phương trình li độ: \(x=A\cos \left( \omega t+\frac{\pi }{2} \right)\). Động năng của vật này tại thời điểm \(t=\frac{\pi }{\omega }\) là:

Xem đáp án

Li độ của vật tại thời điểm \(t=\frac{\pi }{\omega }\) là: \(x=0\Rightarrow {{W}_{t}}=0\)

Động năng của vật khi đó chính bằng cơ năng: \({{W}_{}}=\text{W}=\frac{1}{2}k{{A}^{2}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 155115

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: \(\xi =12\,V\); \({{R}_{1}}=5\,\Omega \); \({{R}_{2}}=12\,\Omega \); bóng đèn Đ: 6 V - 3 W. Bỏ qua điện trở các dây nối. Để đèn sáng bình thường thì điện trở trong r của nguồn có giá trị

Xem đáp án

Điện trở và cường độ dòng điện định mức của đèn: \({{R}_{}}=\frac{U_{}^{2}}{{{P}_{}}}=\frac{{{6}^{2}}}{3}=12\Omega \); \({{I}_{}}=\frac{{{P}_{}}}{{{U}_{}}}=\frac{3}{6}=0,5A\).

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch chứa \({{R}_{2}}\) và đèn: \({{I}_{2}}\): \({{I}_{2}}=\frac{{{U}_{}}}{{{P}_{2}}}=\frac{6}{12}=0,5A\Rightarrow {{I}_{m}}=1A\).

Cường độ dòng điện qua mạch: \({{I}_{m}}=\frac{\xi }{{{R}_{N}}+r}\Rightarrow 1=\frac{12}{5+\frac{12.12}{12+12}+r}\Rightarrow r=1\Omega \).

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 155116

Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây với tốc độ 40 cm/s. Phương trình sóng của nguồn O là \({{u}_{O}}=2\cos 2\pi t\left( cm \right)\). Coi biên độ sóng không đổi. Phương trình sóng tại một điểm N nằm cách O một đoạn 10 cm là:

Xem đáp án

Bước sóng: \(\lambda =v.T=v.\frac{2\pi }{\omega }=40.\frac{2\pi }{2\pi }=40\,cm\).

Phương trình sóng tại điểm N:

\({{u}_{N}}=2\cos \left( 2\pi t-\frac{2\pi x}{\lambda } \right)=2\cos \left( 2\pi t-\frac{2\pi .10}{40} \right)=2\cos \left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)cm\).

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 155117

Dùng một sợi dây đồng có đường kính tiết diện \(d=1,2mm\) để quấn thành một ống dây dài. Dây có phủ một lớn sơn cách điện mỏng. Các vòng dây được cuốn sát nhau. Khi cho dòng điện qua ống dây người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là \(B=0,004T\). Cho biết dây dài 60 m, điện trở suất của đồng bằng \(1,{{76.10}^{-8}}\Omega m\). Hiệu điện thế U đặt vào hai đầu ống dây là

Xem đáp án

Dòng điện chạy qua ống dây để cho từ trường B tương ứng: \(B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{NI}{L}\)

Giả sử N và L là số vòng dây quấn được vào chiều dài của ống dây.

\(\Rightarrow L=Nd\Rightarrow B=4\pi {{.10}^{-7}}\frac{I}{d}\Rightarrow I=3,8A\).

Điện trở của cuộn dây: \(R=\rho \frac{\ell }{S}=0,93\Omega \Rightarrow U=IR=3,5V\).

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 155119

Một con lắc lò xo một đầu gắn cố định, một đầu gắn vật m dao động điều hòa theo phương ngang. Con lắc có biên độ bằng 10 cm và cơ năng dao động là 0,5 J. Lấy mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ \(5\sqrt{3}\) cm bằng 0,1 s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần để lực đàn hồi của lò xo kéo đầu cố định của nó một lực 5N là:

Xem đáp án

Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí có li độ \(x=5\sqrt{3}\) cm là \(\Delta t=\frac{T}{6}=0,1\Rightarrow T=0,6\,s\).

Độ cứng của lò xo: \(k=\frac{2E}{{{A}^{2}}}=\frac{2.0,5}{0,{{1}^{2}}}=100N/m\).

Để lực đàn hồi của lò xo kéo đầu cố định thì lò xo đang dãn, khi lực đàn hồi là 5 N ta có:

\({{F}_{dh}}=kx\Rightarrow x=5\left( cm \right)=\frac{A}{2}\)

Vậy khoảng thời gian ngắn nhất để lò xo kéo điểm cố định một lực 5 N:

\({{t}_{\frac{A}{2}\left( + \right)\to \frac{A}{2}\left( - \right)}}=\frac{T}{6}+\frac{T}{6}=\frac{T}{3}=0,2\left( s \right)\)

Câu 33: Trắc nghiệm ID: 155120

Vật kính và thị kính của một loại kính thiên văn có tiêu cự lần lượt là +168 cm và +4,8cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính khi ngắm chừng ở vô cực là

Xem đáp án

Khi ngắm chừng ở vô cực thì tiêu điểm ảnh của, vật kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính.

Độ dài quang học là: \(\sigma ={{f}_{1}}+{{f}_{2}}=168+4,8=172,8\,cm\).

Câu 34: Trắc nghiệm ID: 155121

Hai điểm \({{S}_{1}}\) với \({{S}_{2}}\) trên mặt chất lỏng cùng dao động với phương trình: \({{u}_{1}}={{u}_{2}}=3\cos \left( 4\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\). Biết tốc độ truyền sóng là 18 cm/s. Phương trình dao động của một điểm nằm trên bề mặt chất lỏng cách hai nguồn những đoạn lần lượt bằng \({{d}_{1}}=15\,cm\) và \({{d}_{2}}=30\,cm\) là:

Xem đáp án

Bước sóng \(\lambda =\frac{v}{f}=9cm/s\).

Hai nguồn dao động cùng pha nên phương trình sóng tại điểm M là:

\({{u}_{M}}=2a\cos \left( \pi \frac{{{d}_{2}}-{{d}_{1}}}{\lambda } \right)\cos \left( \omega t+\varphi -\pi \frac{{{d}_{2}}+{{d}_{1}}}{\lambda } \right)=6\cos \frac{5\pi }{3}\cos \left( 4\pi t-\frac{\pi }{2}-5\pi  \right)=3\cos \left( 4\pi t-\frac{11\pi }{2} \right)cm\)

Câu 35: Trắc nghiệm ID: 155122

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 \(\mu m\) đến 0,76 \(\mu m\). Khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn, tại vị trí cách vân trung tâm 4 mm có vân sáng của bức xạ có bước sóng:

Xem đáp án

Điều kiện để có vân sáng tại vị trí cách vân trung tâm \(x=4\,mm\) là:

\(x=k.i=k.\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow \lambda =\frac{a.x}{kD}=\frac{1,2.4}{k.2}=\frac{2,4}{k}\)

Ta có: \(0,38\le \lambda \le 0,76\Rightarrow 0,38\le \frac{2,4}{k}\le 0,76\Leftrightarrow 3,16\le k\le 6,32\Rightarrow k=4,5,6\).

Với \(k=4\Rightarrow \lambda =\frac{2,4}{4}=0,6\,\mu m\).

Với \(k=5\Rightarrow \lambda =\frac{2,4}{5}=0,48\,\mu m\).

Với \(k=6\Rightarrow \lambda =\frac{2,4}{6}=0,4\,\mu m\).

Câu 36: Trắc nghiệm ID: 155123

Biết khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân \(_{8}^{16}O\) lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 15,9904 u và \(1\,u=931,5MeV/{{c}^{2}}\). Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{8}^{16}O\) xấp xỉ bằng

Xem đáp án

Độ hụt khối của \(_{8}^{16}O\) là:

\(\Delta m=Z.{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{O}}\)

\(=8.1,0073u+\left( 16-8 \right).1,0087u-15,9904u=0,1376u\).

Năng lượng liên kết của \(_{8}^{16}O\) là: \({{W}_{lk}}=\Delta m.{{c}^{2}}=0,1376u.{{c}^{2}}=0,1376.931,5\approx 128,17\,MeV\)

Câu 37: Trắc nghiệm ID: 155124

Hằng số P-lăng \(h=6,{{625.10}^{-34}}\text{ }J.s\) và tốc độ ánh sáng trong chân không \(c={{3.10}^{8}}m/s\), lấy \(1\,eV=1,{{6.10}^{-19}}J\). Khi electron chuyển từ quỹ đạo có năng lượng –0,85 eV sang quỹ đạo dừng có năng lượng –13,6 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ điện từ có bước sóng

Xem đáp án

Ta có: \(\varepsilon =hf=\frac{hc}{\lambda }={{E}_{cao}}-{{E}_{thap}}\to \lambda =\frac{hc}{{{E}_{cao}}-{{E}_{thap}}}=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.10}^{8}}}{\left( -0,85-\left( -13,6 \right) \right).1,{{6.10}^{-19}}}\)

\(=0,0974\,\mu m\)

Câu 38: Trắc nghiệm ID: 155125

Một con lắc đơn, vật treo có khối lượng \(m=1\,g\), được tích điện \(q=2\mu C\), treo trong điện trường đều giữa hai bản của tụ điện phẳng đặt thẳng đứng, khoảng cách giữa hai bản tụ là 20 cm. Biết tụ có điện dung \(C=5\,nF\), tích điện \(Q=5\,\mu C\). Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\). Tại vị trí cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc

Xem đáp án

Cường độ điện trường giữa hai bản tụ điện là: \(E=\frac{U}{d}=\frac{Q}{C.d}=\frac{{{5.10}^{-6}}}{{{5.10}^{-9}}.0,2}=5000\left( V/m \right)\)

Lực điện tác dụng lên vật là: \({{F}_{d}}=E.q={{5000.2.10}^{-6}}=0,01\left( N \right)\)

Góc hợp bởi dây treo và phương thẳng đứng là: \(\tan \alpha =\frac{{{F}_{d}}}{P}=\frac{{{F}_{d}}}{mg}=\frac{0,01}{{{1.10}^{-3}}.10}=1\Rightarrow \alpha =45{}^\circ \)

Câu 39: Trắc nghiệm ID: 155126

Cho phản ứng hạt nhân sau: \(_{1}^{2}H+_{1}^{2}H\to _{2}^{4}He+_{0}^{1}n+3,25\,MeV\). Biết độ hụt khối của \(_{1}^{2}H\) là \(\Delta {{m}_{D}}=0,0024\text{ }u\) và \(1\,u=931,5MeV/{{c}^{2}}\). Năng lượng liên kết hạt nhân \(_{2}^{4}He\) là

Xem đáp án

Ta có năng lượng tỏa ra từ phản ứng là 3,25 MeV

\(\Rightarrow W=\left( \Delta m-\Delta {{m}_{0}} \right){{c}^{2}}={{W}_{l{{k}_{He}}}}-2\Delta {{m}_{D}}{{c}^{2}}=3,25\)

\(\Leftrightarrow {{W}_{l{{k}_{He}}}}=3,25+2.0,0024.931,5=7,72\,MeV\)

Câu 40: Trắc nghiệm ID: 155127

Trong quang phổ hiđrô, ba vạch ứng với các dịch chuyển L – K, M – L, và N – M có bước sóng lần lượt là 0,1216 \(\mu m\); 0,6563 \(\mu m\) và 1,875 \(\mu m\). Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt electron ra khỏi nguyên tử hiđrô từ trạng thái cơ bản là 13,6 eV. Bước sóng ứng với sự dịch chuyển từ vô cùng về quỹ đạo M là

Xem đáp án

Ta có:

\({{E}_{3}}-{{E}_{1}}=\frac{hc}{{{\lambda }_{31}}}+\frac{hc}{{{\lambda }_{21}}}\)

\(\to {{E}_{3}}+13,6.1,{{6.10}^{-19}}=6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}\left( \frac{1}{0,{{6563.10}^{-6}}}+\frac{1}{0,{{1216.10}^{-6}}} \right)\)

\(\to {{E}_{3}}=-2,{{387.10}^{-19}}J\)

\(\to {{\lambda }_{\min }}=\frac{hc}{{{E}_{\infty }}-{{E}_{3}}}=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{0-\left( -2,{{387.10}^{-19}} \right)}=0,{{83.10}^{-6}}m=0,83\,\mu m\)

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

📝 Đề thi liên quan

Xem thêm »
Xem thêm »

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »